19-11-2018
Thực ra thì giáo dục của chúng ta đang rơi vào hai trạng thái mà chính nó là tác nhân đã đẩy tất cả những vấn đề của xã hội tới trạng thái hỗn loạn như lúc này:
19-11-2018
Thực ra thì giáo dục của chúng ta đang rơi vào hai trạng thái mà chính nó là tác nhân đã đẩy tất cả những vấn đề của xã hội tới trạng thái hỗn loạn như lúc này:
Bá Tân
19-11-2018
Đến hẹn lại lên, thêm một lần thầy, trò, phụ huynh có dịp được đón chào ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).
Dịp này, nhất là các thành phố lớn, mật độ người tràn ra đường càng dày đặc hơn. Học sinh ùn ùn đổ ra đường, hoặc là tự tổ chức vui chơi, hoặc là kéo đến nhà chúc mừng thầy, cô. Trong dòng người chen chúc nhau trên các ngã đường, có không ít phụ huynh tần tảo đến tận nhà thầy, cô để cảm ơn và chúc mừng.
18-11-2018
Tôi không bàn đến một số vi phạm nghiêm trọng trong ngành giáo dục vừa qua, như: gian lận trong thi cử, in ấn và cải cách giáo dục, đầu tư cung cấp thiết bị trường học, đưa giáo viên nữ đi tiếp khách uỷ ban, đề xuất sinh viên nữ bán dâm 4 lần mới bị đuổi học; tên sách, đóng bìa sách cũng thành một luận án tiến sỹ;…
8-11-2018
GS Nguyễn Đăng Hưng
Kính thưa các vị khách quý,
Basalame khanoomha va agkayan
Thưa các bạn,
Vẫn biết lúc ban đầu các giáo sỹ cơ đốc chỉ muốn tạo dựng một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo, nhưng tính cách nghiêm túc và khoa học của công trình của họ đã cho ra đời một sản phẩm văn hóa tuyệt vời giúp cho người Việt có cơ hội nhanh chóng hòa nhập với thế giới văn minh, giúp các trẻ em Việt Nam có thể nhanh chóng biết đọc và biết viết, thoát ra những rối rắm của cách viết tượng hình vay mượn từ Trung Hoa.
5-11-2018
Đây là hành vi bạo hành học sinh và trẻ em, tức hành vi này đã một lúc xâm phạm vào hai loại khách thể, một là quan hệ giáo dục và hai là quyền lợi trẻ em.
Phạm Anh Tuấn
2-11-2018
Trên “phây” của một quan chức giáo dục hồi hưu từng có thâm niên biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục & Đào tạo (sách Văn và Ngữ văn), ông cũng chính là người cổ vũ rất mạnh cho đường lối giáo dục “tiếp cận năng lực”, có bài viết đầu đề “Cho con du học” và dùng đề từ nhại một câu thơ nổi tiếng: “Đất nước đẹp vô cùng, nhưng cháu phải ra đi …”. Ông thay “Bác” ở câu thơ gốc (của nhà thơ Chế Lan Viên) bằng “cháu”!
Bá Tân
31-10-2018
Nếu xưng hô theo kiểu xã giao, chúng em phải gọi anh là ông – ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng em muốn xưng hô bằng tiếng nói thực lòng, không hề xã giao, vì thế chúng em gọi ông bộ trưởng là anh: anh Phùng Xuân Nhạ.
Thưa anh Nhạ, anh là người đàn ông tuyệt vời nhất của giới đàn bà, nhất là những ai đang trong độ tuổi thanh nữ, trong đó có nữ sinh viên đại học sư phạm như chúng em. Nữ sinh viên cao đảng và đại học sư phạm tôn vinh anh và ngàn lần cảm ơn anh.
Anh là người hiểu chúng em nhất, và thông cảm nhất cho chúng em, nữ sinh ở các trường đại học nói chung, không riêng gì đại học sư phạm.
Tuổi chúng em luôn tràn đầy khát vọng, khát vọng sống, khát vọng học tập, dĩ nhiên có cả khát vọng tình yêu đôi lứa. Nói đến tình yêu, nói đến quan hệ nam-nữ, nhất là xã hội đương thời, với sự lãnh đạo tài tình của đảng ta, thật khó tránh được yêu bằng quan hệ xác thịt.
Các cụ ngày xưa khuyên dạy theo kiểu nhắc nhở từ xa: lửa gần rơm lâu ngày sẽ cháy. Ngày nay, thưa anh Nhạ vô vàn thân mến, nữ sinh viên chúng em luôn tâm sự với nhau: xăng gần lửa không cháy mới là chuyện lạ.
Nữ sinh viên chúng em ngàn lần đội ơn anh Nhạ, anh rất hiểu và thông cảm cho chúng em, cho nên anh đưa ra quy định cực kỳ nhân văn, phải đến lần thứ tư quan hệ bất chính, nếu bị bắt quả tang, sẽ bị kỷ luật.
Nữ sinh viên các trường đại học coi anh Nhạ là thần tượng. Trong phòng trọ, nữ sinh chúng em treo ảnh anh Nhạ là để tỏ lòng cảm ơn anh. Phòng trọ nhếch nhác lắm, ảnh của anh treo bên cạnh những vật dụng thường ngày như là xô chậu, quần áo, giấy vệ sinh, nước rửa bát…
Anh Nhạ đương nhiên có vợ, có con gái hay không thì chưa biết. Nữ sinh viên chúng em tin rằng, nếu có vợ, con, trước khi đưa ra quy định dành cho nữ sinh viên đại học sư phạm, anh Nhạ có tham khảo vợ và con. Và có lẽ vợ con anh Nhạ đồng tình với lối sống ấy, lúc đó anh Nhạ mới cho công bố quy định có tính “phát minh” mang thương hiệu Phùng Xuân Nhạ.
Thưa anh Nhạ, sau khi anh đưa ra quy định dành cho nữ sinh viên đại học sư phạm, chúng em bị mất giá thê thảm. Bạn trai nhìn chúng em bằng ánh mắt coi khinh, thậm chí một số nữ sinh viên bị bạn trai thẳng thừng hỏi rằng: cậu đã quan hệ đến lần thứ mấy? Nhục quá anh Nhạ ơi!
Thưa anh Nhạ, cái quy định dành cho nữ sinh viên đại học sư phạm, sau khi lan truyền trên mạng xã hội, dư luận cho rằng, tác giả của nó, chính là anh Nhạ, đã phá trinh đời con gái chúng em!
Lò Văn Củi
Ông Hai Xích Lô hỏi:
– Ông Thầy nè, tui có đứa cháu siêng học lắm, nhưng khổ, sức học chỉ trung bình, lo nó rớt lớp 12 quá, giờ cần phải làm gì hả ông Thầy?
Trân Văn
26-9-2018
Tuần trước, VnExpress đăng phóng sự “Thiếu phòng, học sinh Hà Nội nghỉ luân phiên” (1). Theo đó, toàn bộ học sinh trường Tiểu học Chu Văn An, tọa lạc tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai chỉ được học tám buổi mỗi tuần thay vì 10 buổi mỗi tuần như các trường tiểu học bán trú khác. Có những đứa trẻ – kể cả học sinh lớp một – mỗi tuần phải ở nhà các ngày thứ hai, thứ ba, chỉ đến trường vào các ngày thứ tư và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ bảy. Ngược lại, có những đứa trẻ được đến trường vào các ngày thứ hai và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ năm rồi ở nhà!
Phạm Toàn
24-9-2018
Một trong những nguyên lý dạy học theo “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại gây tranh cãi nhiều nhất là nguyên lý “đi từ trừu tượng đến cụ thể”. Là một người theo dõi nhiều năm quá trình phát triển phải nói là thành công của những trường “Thực nghiệm” ở Hà Nội và TPHCM (1978-1998), và mới đây là thành công của một trường tư thục vào loại lớn nhất Hà Nội trong 2 năm 2015-2017 theo chương trình “Cánh Buồm” của nhà giáo Phạm Toàn, bản thân tôi cũng băn khoăn về nguyên lý này. Nhà giáo Phạm Toàn đã cố gắng giải đáp băn khoăn của tôi trong bài viết trả lời tôi sau đây, mà tôi xin chia sẻ với các bạn đọc Văn Việt, Bauxite Vietnam, Diễn Đàn, Tiếng Dân, để tham khảo. – Hoàng Hưng[i]
Nguyễn Quang Dy
17-9-2018
“Giáo dục không phải là đổ đầy bình, mà là thắp một ngọn lửa” (Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire). (William Butler Yeats)
Hiện tượng bất thường
Gần đây, cách đánh vần trong sách giáo khoa CNGD trở thành chủ đề tranh cãi “như mổ bò” trong dư luận, che khuất các mảng tối của khủng hoảng giáo dục (như “phần nổi của tảng băng chìm”). Có hai hiện tượng bất thường đáng chú ý. Thứ nhất, trong khi công chúng bị phân hóa làm hai phe tranh cãi gay gắt, thì Bộ Giáo dục hầu như im lặng quá lâu một cách khó hiểu, như không liên can trách nhiệm. Thứ hai, trong khi tranh cãi phản ánh tâm trạng bức xúc của công chúng, như đống rơm khô dễ bắt lửa, nó bộc lộ tình trạng dân trí thấp.
Trương Minh Ẩn
18-9-2018
Kể từ ngày 5/9, ngày khai giảng năm học mới của học sinh đến nay đã gần được hai tuần. Cùng lúc đó xảy ra vụ đình dám, gây tranh cãi về vụ sách giáo khoa Công nghệ Giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại gần như không có hồi kết. Tranh cãi ầm ĩ kéo dài không chỉ trong giới phụ huynh, thầy cô giáo mà kéo theo nhiều trí thức và một số được gọi hoặc tự nhận là trí thức.
Đào Tiến Thi
16-9-2018
Từ nhiều năm nay, nhất là từ thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trở đi, cứ động đến ngành Giáo dục (GD) là từ người dân thường đến trí thức, quan chức, đại biểu Quốc hội, đều buông lời phê phán, công kích, chửi rủa. Hình ảnh các ông bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận,… ra trước Quốc hội thường là rất thảm hại.
Tương Lai
16-9-2018
Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 52
Chẳng lẽ giữ thái độ im lặng khi bạn mình đang bị “đòn hội chợ”. Cho dù biết chắc rằng Hồ Ngọc Đại thừa sức và đủ bản lĩnh để ứng xử một cách có văn hóa với cái đòn hội chợ có nguồn cơn sâu xa này, nhưng chỉ dửng dưng “tọa sơn nhìn bạn mình xử lý đòn hội chợ” đang nhiễm phải hội chứng đám đông, thì khốn nạn quá. Mà nói gì, viết gì về Hồ Ngọc Đại thì quả thật khó quá.
Trương Minh Ẩn
15-9-2018
Tôi vừa vào đến sân trường học để đón đứa cháu, thì thấy quang cảnh khác lạ chứ không giống như bình thường mọi ngày, phụ huynh khá nhốn nháo, lao xao, một số người xầm xì to nhỏ, nhiều gương mặt biểu hiện lo lắng, sốt ruột…
13-8-2018
Một quốc gia không thể không có bộ Học (hay còn gọi là Giáo dục) để quản lý sự nghiệp dạy dỗ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhưng xứ Việt ta, có bộ Học mà như hiện nay thì cũng như không, thậm chí tệ hơn cả không. Chi bằng cứ giải tán phắt, rồi làm lại từ đầu. Cái sự làm lại ấy, người ta nói chữ là “tái cơ cấu”. Tái gì thì tái, chín gì thì chín, cứ giải tán cái đã. Càng để lâu càng ung nhọt, bệnh nó phá vào đến lục phủ ngũ tạng, lúc ấy có giời chữa.
Nguyễn Quang Duy
11-9-2018
Sau 40 năm dạy thử, đến nay bộ tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục vẫn tiếp tục được dạy “thí điểm” cho 800.000 học sinh tiểu học, tự nó đã là một vấn đề xã hội đáng quan tâm.
GS Nguyễn Đăng Hưng
11-8-2018
Tiếp theo phần I: Vài phản biện cụ thể
Phần II: Vài đề nghị xây dựng cụ thể
NÊN THẨM ĐỊNH, SỬA CHỮA VÀ LOẠI BỎ NHỮNG SƠ SÓT SAI LẦM.
Cộng đồng mạng đã chỉ rõ những sơ sót, sai lầm của sách “tiếng Việt lớp 1 tiểu học, CNGD” khó tránh né mà tôi chưa thấy một bản đính chính, chuẩn bị cho đợt xuất bản sắp ra. Sao đã hơn 40 năm mà chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay chính nhóm chủ trương đứng ra tổ chức thẩm định một cách khoa học, khách quan vô tư?
Thời gian 40 năm đủ để có một mẫu thử với mục đích hoặc xác định giá trị của phương pháp, hoặc so sánh với phương pháp truyền thống. Sau 40 năm, số lượng mẫu thử 1000 học sinh là điều khả thi! Dĩ nhiên là khi so sánh phải xác định điều kiện tương đương: hoàn cảnh gia đình, trình độ các cô giáo, điều kiện vật chất các trường… Đọc trên mạng những ý kiến ủng hộ, cổ vũ cho CNGD một cách rời rạc, ví dụ như con tôi đã học có kết quả tốt, học sinh cũ lẻ tẻ đã rất thành đạt…, tôi thấy chưa đủ thuyết phục về tính ưu việt của CNGD.
Tôi nghĩ GS Đại sẽ khó chấp nhận cách bênh vực mình dùng trường hợp GS Ngô Bảo Châu. Thành tựu toán học của ông ấy có liên quan trực tiếp gì đến cách đánh vần của thầy Đại? Thành tựu đó xuất phát từ năng khiếu bẩm sinh, nhất là trường phái toán học Pháp, đặc biệt là giáo sư hướng dẫn luận án tiến sỹ (Gérard Laumon tại ĐH Paris XI) của GS Ngô Bảo Châu.
Tôi đề nghị trước khi mở rộng thử nghiệm, Bộ nên thành lập một ban thẩm định độc lập rà soát lại toàn bộ nội dung sách, nếu cần biên tập lại, loại bỏ các sơ sót.
KHÔNG ÁP ĐẶT CÁCH PHÁT ÂM MỘT VÙNG CHO CẢ NƯỚC
Bộ cũng nên lập một ban tu thư gạn lọc cách đọc chuẩn đến từ nhiều địa phương đất Việt, chọn các phát âm đúng. Dứt khoát không dựa vào cách phát âm tiếng Việt một vùng làm chuẩn rồi áp đặt cho cả nước.
BỘ NÊN TỪ BỎ ĐỘC QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA
Thực tế hơn, Bộ nên cho phép các nhà xuất bản thẩm định và sửa chữa rồi xuất bản thoải mái. Các sách chọn phương pháp CNGD hay phương pháp truyền thống sẽ được sử dụng song song. Các vùng miền, tỉnh thành, các trường lớp, các thầy cô có quyền chọn lựa sách mà dùng cho việc giảng dạy.
Bộ không áp đặt lựa chọn, bộ không độc quyền xuất bản sách…
Sau 10 năm thị trường sẽ đào thải những phương pháp không hiệu quả gây rối rắm, những sách có nhiều sơ sót mà không kịp thời điều chỉnh.
Gần đây, thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đã xác định sẽ “Không mở rộng (thử nghiệm CNGD) để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông có chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định.
Như vậy nguyên tắc tự nguyện chọn lựa được bộ chấp nhận và khuyến khích, nhưng việc chấm dứt độc quyền xuất bản lại được Bộ duy trì.
Ở đây ta thấy đánh giá và bình luận của của GS Hồ Ngọc Đại gần đây về chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền” là cơ sở.
Mong thay Bộ GD&ĐT thoát ra khỏi cơ chế lợi ích nhóm, đặt viên gạch mới minh bạch và thông thoáng cho dân nhờ. Sách cho tiểu học lớp 1 sẽ là viên gạch đầu tiên khẳng định quyết tâm cải cách chân thực, khai màu nền móng cho tương lai.
GS Nguyễn Đăng Hưng
10-9-2018
Phần I: Vài phản biện cụ thể
Tôi rất đắn đo khi đưa lên mạng những dòng này. Bao lần định viết rồi lại xóa! Định tổ chức tọa đàm tại Đà Nẵng, lại tạm đình chỉ…
Trân Văn
10-9-2018
Tuần này, 28.710 ngôi trường từ mẫu giáo đến phổ thông trung học ở Việt Nam đã tổ chức khai giảng, chính thức bước vào niên khóa mới. Gọi là chính thức vì nhiều đứa trẻ trong số gần 17 triệu đứa trẻ tại Việt Nam đã phải giã biệt mùa hè, quay lại trường từ giữa tháng trước.
10-9-2018
Thời điểm 1978, năm mà Công nghệ giáo dục (CNGD) có mảnh đất thực nghiệm ở Giảng Võ, đất nước mình như thế nào? Thê thảm. Cả nước ăn bo bo, nỗi nhục mà dân miền Nam không quên là miền Tây Nam bộ mà cũng phải ăn bo bo. Cả nước bị dựng ngược với “thay trời đổi đất sắp xếp lại giang sơn”, với “trăm phần trăm phải hợp tác hóa tập đoàn hóa”, với “phát huy quyền làm chủ tập thể” ra rả trên loa phường loa xã và hệ thống truyền thông độc quyền.
Lê Phú Khải
10-9-2018
Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.
Điền Phương Thảo
7-9-2018
Với nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội, sách giáo khoa có một vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Thế nhưng, trong hiện trạng giáo dục hiện nay, những cuốn sách giáo khoa “đầy lỗi từ bậc tiểu học đến trung học” thực sự đã và đang là nỗi bất an trong lòng các bậc phụ huynh và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước.
7-9-2018
Mọi bàn cãi về cải cách giáo dục nước nhà đều ít nhiều vô nghĩa nếu giáo dục không được đặt trên nền tảng căn bản: sự tự do. Tư duy giáo dục phải được đặt trên yếu tố cốt lõi là xây dựng nguồn nhân lực vì tương lai quốc gia và chính sách giáo dục phải được thực hiện trên nguyên tắc đó. Giáo dục không thể bị biến thành công cụ phục vụ sự tồn tại của đảng cầm quyền. Điều đó chỉ có thể thực hiện khi mà nhà nước không thò tay vào sự vận hành của bộ máy giáo dục. Thử lấy mô hình Mỹ tham khảo.
Trương Minh Ẩn
0-9-2018
Tôi thường đi rước đứa cháu đang học tiểu học về thay cha mẹ nó hay bận công chuyện. Mọi bữa vừa thấy tôi tới là cháu chạy ào lại, cười tươi vui mừng, dạ thưa ngay liền. Hôm qua 4/9 thì hoàn toàn khác, cháu ỉu xìu lê bước với gương mặt bí xị. Tôi hỏi cháu sao vậy, thì cháu trả lời buồn hiu rằng cháu bị nhốt trong lớp.
Nguyễn Quang Duy
4-9-2018
Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi phục lại. Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ. “Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này.”
3-9-2018
Ngẫm cho cùng, tôi không chấp những người thiếu hiểu biết chuyên môn nhảy vào tranh luận vụ sách Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại. Một cách cảm tính, những người này chỉ cần nhìn vào bảng hướng dẫn đánh vần mà đồng hóa việc đọc âm vị học với gọi tên chữ cái, trong khi sách vẫn để nguyên dạng chữ cái mà không có ý nào yêu cầu đồng nhất chữ cái với âm đọc. Xem ra họ chửi Bùi Hiền, nhưng họ không cao hơn Bùi Hiền.