Que Diêm Thứ Tám

Văn Biển

20-6-2018

LTS: Nhà văn Văn Biển vừa cho ra đời cuốn sách “Que Diêm Thứ Tám”, do Nhà Xuất bản Người Việt phát hành. Que Diêm Thứ Tám cũng là tên một kịch bản sân khấu, sau được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập, của tác giả Văn Biển.

Điểm sách: “Tật xấu người Việt”

Tạ Duy Anh

28-12-2023

Ảnh chụp bìa sách “Tật xấu người Việt” của tác giả Di Li

Xin trích một đoạn trong cuốn sách dày 384 trang có tên “Tật xấu người Việt”:

Thấy gì qua tập “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng”

Trịnh Bình An

4-6-2018

Trần Phong Vũ vừa cho ra đời tác phẩm mới, “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng“. Với tôi, người thua Trần Phong Vũ ba thập niên, đây là một tác phẩm đặc sắc, tuy về căn bản, chỉ là một tổng hợp những bài nhận định tình hình chính trị Việt Nam từ 2016 đến 2017 của tác giả.

Người giải phẫu chế độ Trung Quốc

Tạ Duy Anh

15-3-2020

Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên.

Điểm sách: Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh tự nhiên (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

22-7-2023

Tiếp theo phần 1

Mục 13: Mối quan hệ kinh tế khăng khít giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tác giả cho rằng: “Mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu”. Ông kể ra chi tiết 6 việc đã rất thành công. Ông cảm thấy rất may mắn khi có thể kết thúc nhiệm kỳ làm việc mà không có sự hối tiếc nào. Xin chúc mừng ông.

Về cán bộ cấp cao của Việt Nam, ông tỏ ý kính phục Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi viết: “Thủ tướng Phúc luôn lắng nghe chăm chú, không có một chút khó chịu nào đối với các đề nghị của tôi”. Lời nhận xét này là chân thành, nhưng hơi vội.

Khi thấy ai lắng nghe chăm chú thì có thể xảy ra một trong hai trường hợp. Một là họ chỉ vì lịch sự mà không hiểu gì cả, hai là họ chăm chú nghe vì thu nhận được những ý quan trọng, thấm thía. Để biết trường hợp nào thì phải có khả năng quan sát nét mặt người nghe và phán đoán. Theo dõi ông Phúc trong nhiều năm tôi cho rằng ông Phúc thuộc trường hợp thứ nhất. Thế cũng là tốt, đáng khen chứ chưa đáng khâm phục.

Mục 16: Bản sắc riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam

TG viết: “Đảng Cộng sản của hai nước (VN và TQ) nhìn qua thì giống nhau về công cụ nhưng bản chất lại có sự khác nhau rất lớn. VN không phải là quốc gia “cường quyền” giống như Trung quốc. Tôi không nghĩ rằng VN muốn trở thành một đất nước giám sát, đàn áp người dân của mình bằng cường quyền. Mặc dù đi theo thể chế một chính đảng duy nhất, nhưng VN luôn cố gắng nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân …”

Đoạn vừa trích chứng tỏ TG không nằm trong chăn để biết chăn nhiều rận. Bản chất của CSVN và CSTQ có chỗ khác nhau do ảnh hưởng của truyền thống dân tộc nhưng sự khác nhau không lớn. Những việc CSTQ làm hôm trước thì hôm sau đem dạy cho CSVN, đặc biệt là những thủ đoạn của công an, những điều hành trong quân đội, những biện pháp theo dõi và khống chế nhân dân.

Điểm khác nhau cơ bản có lẽ là trong cách đối xử với trí thức tinh hoa. CSTQ rất coi trọng việc sử dụng trí thức tinh hoa của họ, nhưng lại bày mưu thâm độc cho CSVN trừ khử tinh hoa của Việt Nam bằng cách vu cáo là phần tử thù địch, chống đối.

TG viết “không nghĩ rằng VN muốn trở thành một đất nước giám sát, đàn áp người dân của mình bằng cường quyền”. Ý ấy là tốt, nhưng thực tế không phải như vậy. Cộng sản ở đâu cũng dùng cường quyền đàn áp, thủ tiêu những người dân có ý kiến, có tư tưởng khác với họ.

Về nguyện vọng của nhân dân, cần xem đó là nhân dân nào. Thực tế nhân dân có nhiều tầng lớp với các nguyện vọng khác nhau. A- Tầng lớp gắn chặt với Đảng (còn đảng còn mình), B- Tầng lớp công nông và những người lao động bình thường, C- Tầng lớp trung lưu, lao động trí óc.

Tầng lớp B là rộng lớn, là khối công nông liên minh, nguyện vọng của họ chủ yếu là được yên ổn để làm ăn, con cái được học hành. Họ không có nhiều nguyện vọng về tự do dân chủ, họ sẵn sàng làm theo yêu cầu của chính quyền và chịu đựng những bất công vừa phải do cán bộ nhà nước gây ra. CS làm cách mạng dựa vào khối liên minh này.

Tầng lớp C là một trong ba lực lượng chủ chốt phát triển xã hội. Họ có nguyện vọng cao về đời sống tinh thần, về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. CSVN nắm bắt nguyện vọng của nhân dân, nếu có chuyện đó, thì chủ yếu là đối với tầng lớp A và B mà tìm cách hạn chế đối với tầng lớp C.

Nhìn bên ngoài thì thấy CSVN quan tâm đến phát triển kinh tế. Việc đó có tác dụng nâng cao đời sống của nhân dân, nhưng chính là để đảng thu được nhiều lợi hơn, vì tài chính của đảng chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, nghĩa là từ tiền thuế của dân.

TG viết: “VN hiện đang thực hiện tinh gọn bộ máy ở cấp xã, huyện… nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời cũng là chủ tịch ủy ban nhân dân…”. Ở trang 185, 186 (mở đầu chương 6) viết, “quyết định xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị hoạt dộng hiệu lực, hiệu quả…, xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch , vững mạnh…”.

Viết cho vui thế thôi chứ không thể nào làm được. Chỉ có những người u mê, ngu tín, ngu trung mới tin vào những điều đó. Lập ra bộ máy nhà nước ba tầng chồng chéo nhau, rồi bịa ra lý luận Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ thông qua Mặt trận Tổ quốc. Ba tầng dẫm đạp nhau, tạo ra nhiều lãng phí. Nhất thể hóa được một người thì làm xoay chuyển được gì.

Đảng CSVN đã từng là một đảng làm cách mạng, nay chuyển thành một đảng cầm quyền. Phải thay đổi từ chính cương, điều lệ, tổ chức, triết lý chứ không phải cho rằng chống được tham nhũng thì sẽ xây dựng được đảng trong sạch, vững mạnh.

Mục 18: Thực trạng của những cải cách đã bắt đầu

Cải cách” là do TG gọi còn lãnh đạo Việt Nam chỉ thích dùng từ “đổi mới”, họ rất dè dặt khi nói đến cải cách. TG viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đạo ĐCSVN đều nhận thức rõ ràng về nguy cơ trong tương lai của ĐCS. Ban lánh đạo đảng đang tích cức đấu tranh phòng chống tham nhũng…”. Tưởng như thế là đúng, là hay, nhưng chưa phải.

Ông Trọng làm trưởng ban phòng chống tham nhũng nhưng ban đó chẳng phòng, cũng chẳng chống để tham nhũng không thể xảy ra, mà chỉ điều tra, xét xử một số vụ (gọi là “đốt lò”). Nhiều người có hiểu biết ở Việt Nam cho rằng dưới sự lãnh đạo của ĐCS không thể nào phòng chống được tham nhũng. Lãnh đạo quan tâm đến cải cách nền “hành dân là chính” bằng biện pháp tinh giản bộ máy, nhưng tinh được chỗ này lại phình ra chỗ khác.

Tất cả đang vướng vào mớ bùng nhùng, càng quẫy đạp càng bị vướng nhiều chỗ. Vì sao vậy? Vì rằng tham nhũng và tệ nạn hành chính đều là bệnh do u xơ trong gan ruột của Đảng, cần giải phẫu để cắt bỏ nhưng vì bản chất cộng sản mà không dám, chỉ tìm thuốc xoa ngoài da. Vậy chưa thể nói cải cách đã bắt đầu mà đó mới chỉ là người ta tưởng là thế.

Mục 19: Hỗ trợ của Nhật Bản đối với đào tạo nhân lực và cải cách của Việt Nam

Sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với đào tạo nhân lực của Việt Nam xét về phương diện kỹ thuật là rất có hiệu quả, nhưng trong tổng thể còn thiếu một thứ quan trọng. TG viết: “Kế hoạch cải cách hệ thống chính trị mà VN đang tích cực triển khai là một thử nghiệm mang tính lịch sử nhằm thay đổi nhận thức của người dân và thay đổi mạnh mẽ cách thức tổ chức của bộ máy quản lý…., cải cách này đóng vai trò vô cùng quan trjng không chỉ với tương lai của VN ma còn đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vưc”. Thứ quan trọng tôi muốn nói tới liên quan đến “cải cách hệ thống chính trị” mà TG viết là “đang tích cực triển khai”.

TG còn viết: “Tôi hy vọng rằng, VN sẽ trở thành một xã hội mà ở đó nhân tài ưu tú, có ý chí mạnh mẽ được thỏa sức thể hiện năng lực của mình”. Xã hội mà TG hy vọng đó chỉ có thể có được dưới thể chế chính trị đã loại bỏ được độc tài của thế lực kém trí tuệ.

Cải cách hệ thống chính trị như viết ở trên là mong ước thiết tha của nhiều người dân và cũng trùng với mong đợi của TG, nhưng đó chưa phải là ý chí của lãnh đạo Việt Nam. Cải cách hệ thống chính trị phải theo hướng từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, từ bỏ ảo tưởng xây dựng chế độ XHCN, thoát khỏi sự khống chế của Trung Cộng, xây dựng nhà nước dân chủ với tam quyền phân lập, từ bỏ chế độ đảng trị, xóa bỏ hình thức “đảng cử dân bầu”, kết bạn thân thiết với các nước dân chủ.

Trước đây Nhật Bản và Việt Nam xem Mỹ là kẻ thù. Quân Mỹ đến đóng trên đất Nhật năm 1945 trong sự thù hận của dân Nhật. Nhưng rồi người Nhật đã từ bỏ được chế độ quân phiệt, đã được người Mỹ hỗ trợ xây dựng đất nước, đó là những bài mà Việt Nam phải tìm để học từ người Nhật.

TG nêu ra khá nhiều bài ‘chia sẻ kinh nghiệm” của các chuyên gia Nhật, không trình bày nội dung cụ thể, không biết trong các kinh nghiệm đó có ai mạnh dạn giới thiệu những bài học về quan hệ với người Mỹ và thể chế chính trị ở Nhật hay không.

Mục 20: Cảm tình với Nhật Bản của Việt Nam

Trong mắt người VN, người Nhật Bản luôn gắn liền với hình ảnh chăm chỉ, chân thành, khiêm tôn, không bao giờ nói dối”. Đó là câu ở đầu mục 20. TG viết tiếp, “Bên cạnh đó, nhiều cá nhân, tổ chức của Nhật bản đã nỗ lực, bền bỉ trong suốt nhiều năm vì phúc lợi và sức khỏe của người VN. Cống hiến không mệt mỏi đó của họ đã đem lại cái nhìn đầy tích cực…”.

Điều trên là hoàn toàn đúng. Riêng tôi và tôi nghĩ rằng có nhiều người Việt cũng như tôi còn cảm phục người Nhật ở hai điểm sau:

Một là, trước năm 1945 họ đã chọn sai đường, sau năm 1945 đã kiên quyết cải cách, đã xây dựng một thể chế chính trị đảm bảo sự phát triển tự do của con người, họ đã nhanh chóng và khôn ngoan nhận ra bản chất tử tế của người Mỹ và chọn Mỹ làm đồng minh.

Hai là, người Nhật đã có một lòng tự tin lớn khi chơi thân và giúp đỡ Việt Nam, mà không sợ bị ảnh hưởng bởi phương châm “gần mực thì đen” khi chọn bạn mà chơi. Họ nổi tiếng không bao giờ nói dối, trong khi đó nói dối là một đặc tính của cộng sản và đã tiêm nhiễm ngày càng sâu rộng cho khá đông người Việt.

Lời cuối

Tác giả Umeda Kunio cho rằng, trong sách có lẽ cũng có những câu chuyện không hề dễ nghe đối với người Việt Nam, nhưng ông đã viết ra với lòng trung thực và mong ước tốt lành. Nhà Xuất bản cũng không chia sẻ hoàn toàn các quan điểm của tác giả, nhưng đã in sách với lòng kính trọng dành cho ông.

Cũng với tinh thần như vậy, tôi viết ra vài nhận xét mong được trao đổi với bạn đọc và với cả tác giả, để hoàn thiện nhận thức. Khi đọc bài này, nểu tác giả hoặc độc giả nào phát hiện điều tôi hiểu sai thì xin được chỉ giáo (xin gửi vào ndcong37@gmail.com). Tôi sẽ vô cùng biết ơn.

Điểm sách: Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh tự nhiên (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

22-7-2023

Ảnh bìa sách.

Sách: “Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh tự nhiên”, của tác giả Umeda Kunio, viết xong vào tháng 5 năm 2021, Nguyễn Thị Lan Hương dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, do nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2023.

Điểm sách “Lên tiếng ở Việt Nam” (Speaking Out in Vietnam’)

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

24-6-2019

Bìa sách “Lên tiếng ở Việt Nam” của GSTS Ben Kerkvliet mới xuất bản

Điểm sách: Không gì là không thể: Hoa Kỳ hòa giải với Việt Nam

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, dịch

14-8-2021

Ảnh bìa sách và tác giả Ted Osius

Tác giả sách: Ted Osius, do Nhà xuất bản Rutgers University Press, Chicago, phát hành, bìa cứng và sách đọc, 332 trang với ghi chú và thư mục, giá $29,95 Mỹ kim. Phát hành ngày 15/10/2021

Lưng Rồng, “Tàu” và chiến tranh biên giới 17-2

FB Huy Đức

29-12-2018

Tôi không thích Lưng Rồng nhưng vô cùng thất vọng khi nghe nói cuốn sách này bị cấm. Không thích vì nhận thấy Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn bị bóng đè, tuy Lưng Rồng không còn là sản phẩm của một cô gái mới về nhà chồng (như trong Bóng Đè) nữa. Ngòi bút điêu luyện của Diệu bóc tách không thương tiếc những khao khát thân xác của một phụ nữ có chồng “lên Biên giới” và cũng ngay lập tức hả hê trước những dằn vặt đoan chính của nàng.

Giới thiệu sách: Mekong, dòng sông nghẽn mạch

GS Võ Tòng  Xuân

3-6-2021

MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH – Mekong The Occluding River, A travelogue, bản song ngữ: Tiếng Việt – Tiếng Anh

Tiểu thuyết Chốn Vắng của Dương Thu Hương

Phạm Đình Trọng

22-12-2023

Bi kịch của người đàn bà với hai người chồng, là hiện thân bi kịch của cộng đồng dùng dằng giữa hai ngả đường

Đọc sách “Tháng Ngày Qua” của Nguyễn Tường Nhung

Trần Thị Nguyệt Mai

26-1-2022

Ảnh bìa sách “Tháng ngày qua” của Nguyễn Tường Nhung

Điểm sách: Tư bản và Ý thức hệ của Thomas Piketty

Đỗ Kim Thêm

6-7-2020

Ảnh bìa sách: Tư bản và Ý thức hệ của Thomas Piketty

Tác phẩm

Thomas Piketty, nhà kinh tế học Pháp, vừa cho ra mắt tác phẩm “Capital and Ideology (Tư bản và Ý thức hệ). Qua tác phẩm mới nhất này, Piketty báo động về tình trạng bất bình đẳng tài sản trong toàn cầu hiện nay và đề ra việc cải cách về thuế tài sản, thu nhập và hợp tác quốc tế là một đối sách. Trên cơ sở tái tạo công bình xã hội, Piketty hy vọng, chủ nghĩa xã hội sẽ mang lại ý nghĩa đóng góp tích cực hơn cho việc xây dựng tương lai.

Tác giả

Điểm sách: Khủng hoàng về bản sắc tại phương Tây: Hiện trạng và giải pháp

Đỗ Kim Thêm

5-3-2019

Khủng hoảng về bản sắc

Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, bộ máy công quyền tê liệt, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng điêu linh và nổi giận. Quan trọng nhất là trào lưu dân túy giúp cho ông Trump vào Toà Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất rời khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân và giải pháp, khi nền dân chủ tự do đang lâm nguy?

Điểm sách “Máu Rắn” của Đỗ Hoàng Diệu

Trần Gia Huấn

16-4-2024

Barnes & Noble chuyển tiểu thuyết “Máu Rắn” của nữ văn sĩ Đỗ Hoàng Diệu tới tận nhà, chu đáo và đúng hẹn. Tôi có nó đã hơn một tháng, đọc nó mà chẳng hiểu được là bao. Chẳng lẽ, sức đọc và sức hiểu của mình xuống cấp nhanh đến thế.

Vẫn biết, tuổi tác bào mòn trí tuệ. Thú thực, đây là cuốn tiểu thuyết không dễ nuốt. Tác giả đã chọn cách viết, cách dựng truyện phi truyền thống. Cách kể thường đổi từ ngôi thứ nhất qua thứ ngôi ba và ngược lại, làm tôi xây xẩm. Không gian và thời gian của tiểu thuyết xoay vòng chóng mặt. Đôi lúc, tôi định bỏ cuộc.

Nhưng tôi đã nhận ra, “Máu Rắn” không phải là món mì ăn liền, không phải sớ “táo quân” tâng bốc Ngọc Hoàng đêm Giao thừa, càng không phải là khúc khải hoàn hân hoan, rầm rập vỗ tay. Đọc “Máu Rắn” không phải để giải trí, mà là giải độc, giải ảo, giải lú lẫn, giải u mê. Đọc và hiểu được “Máu rắn” là một thử thách, là liều vaccine an toàn ngăn ngừa chứng Alzheimer, Dementia và Delirium.

Tôi đã đọc “Máu Rắn” hai lần, nhưng vẫn chưa hiểu gì. Tôi sẽ đọc nó lần ba, lần tư; thâm chí lần n+1. Tôi nhận ra, vừa đọc vừa vẽ, như người ta lập hệ gia phả, hay bản đồ di truyền, hoặc na ná như cách các nhà dịch tễ học Việt Nam truy vết Covid-19 bằng cách đánh dấu F0, F1, F2… may giúp dễ hiểu hơn.

Lễ Phục Sinh vừa xong. Lòng thương xót, ngậm ngùi cũng nguôi ngoai. Những tảng đá to nặng đóng cửa “hầm mộ” táng xác Chúa đã được mở ra. Chúa sống lại, và Người lên trời. Người lên trời bỏ mặc chúng ta đang rắn hóa, hay chúng ta hóa rắn. Không ai khuân vác những tảng đá to nặng mở cửa “hầm mộ” cho chúng ta lên trời. Bầy rắn quằn quại trong hang tối. Chúng ta quằn quại trong “hầm mộ khổng lồ”.

Sau lễ, tôi có vài ngày nghỉ. Lập xuân, nắng ấm chan hòa, tuyết đang tan, nước róc rách, đàn chim sẻ ríu rít vườn sau. Xơi xong tô phở tái, nạm, vè giòn, nuốt xong ly café, tâm hồn trong trẻo, tôi nói với vợ dọn nhà cửa cho sạch và ngăn nắp để tôi ngả bàn đèn, vẽ bản đồ “Máu Rắn”.

Thoạt đầu, tôi vẽ nhân vật “Giáo Sư”, ngài bí ẩn và độc đáo đến mức không có người thứ hai trên cõi đời này. Ngài không những bí ẩn, độc đáo, mà còn nổi tiếng tầm cỡ năm châu bốn biển. Ngài sống một mình giữa trung tâm thành phố. Ngài không có vợ con chính thức, nhưng quan hệ tình dục lén lút, mờ ám với nhiều phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Cổng vô nhà Ngài có cây xanh xanh, thanh cao, giản dị.

Tôi đang vẽ nhân vật “Giáo Sư” của tiểu thuyết “Máu Rắn” một cách ngon lành, thì bỗng như bị ma đưa, mê mê tỉnh tỉnh, rối mù lên, không nhận ra đường đi lối về. Cả bầy rắn rắn người người lằng nhằng, quấn lấy nhau, xoắn vặn không thể phân biệt nổi đầu đuôi.

Tôi quyết định dùng màu sắc để thể hiện mối quan hệ tình dục giữa ngài “Giáo Sư” với mỗi phụ nữ. Thí dụ, ngài ngủ với Lan Lăng (tên cúng cơm là Hưởng) bằng một đường màu đỏ. Ngài cưỡng dâm Quy (nữ sinh 18 tuổi, sản phẩm của một cuộc cưỡng dâm khác) bằng một đường màu xanh… giúp tôi lần mò được dấu vết mỗi nhân vật. Khổ nỗi trong tay tôi chỉ một cây chì đen. Tôi đang loay hoay kiếm hộp chì màu, thì cuốn tiểu thuyết “On Earth We’re Briefly Gorgeous” của Ocean Vương đập vào mắt, làm tôi chia lòng, chia trí, nhớ ra chuyện này.

Năm 2021, Bộ Giáo dục Úc trích một đoạn trong cuốn tiểu thuyết trên làm đề thi tốt nghiệp phổ thông môn Anh ngữ. Đoạn trích khoảng 300 từ, kể lại câu chuyện Cún con nhổ tóc ngứa cho ngoại. Ngoại trả công Cún bằng những câu chuyện cổ: Khỉ, người, thần, đàn chó hoang, cùng bùa ngải từ những ngọn đồi ở Đà Lạt đi bắt ma trừ quỷ, và được trả công bằng những vò rượu gạo.

Với lối viết tiểu thuyết mà như làm thơ, vô cùng bay bướm và cũng hết sức trừu tượng, Ocean Vương đã làm đám học trò lớp 12 hoa mắt, vò đầu, cắn bút. Rớt thi tốt nghiệp, không đủ điểm vào Đại học, 70 ngàn thí sinh Úc và cả phụ huynh nữa rủa sả Ocean Vương. Mẹ kiếp! Viết với chả lách. Ông viết cái chó gì vậy? Chúng tôi chẳng hiểu tý gì. Ngứa đầu thì đi gội, chứ ai đi nhổ tóc.

Xin lỗi, tôi lan man quá. Tôi đã tìm thấy hộp chì màu. Tôi quay lại công việc đọc và vẽ: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Màu sắc lòe loẹt, đường nối lằng nhằng chi chít. Khổ nỗi nhiều thứ không thể vẽ hay tô màu được. Giọng Trung, lai Bắc, lai Nam. Món ăn sáng là những cuộc phá trinh. Yếm hồng và cửa mình rách nát. Ria mép vương máu. Vừa ăn tiết canh. Tâm thần phóng hỏa. Thần tượng gãy gục. Cảnh sát dùi cui. Hồn ma xác quỷ. Căm thù oan khuất. Ghen tuông acid. Rắn lột đầy đường. Rắn lục đuôi đỏ. Làm thơ ca tụng. Viết nhạc lưu truyền. Trăng là bóng đêm. Cây đa là bầy rắn. Chú cuội là ma cô dắt mối.

Tôi như người nhiễm virus Vũ Hán, mệt mỏi và nhừ tử. Tôi đang đọc tiểu thuyết “Máu Rắn” hay đọc sách “Khải Huyền” mô tả ngày tận thế. Ghẻ lở đớn đau. Nước biển thành máu. Sông suối khô cạn. Thủy sinh chết sạch. Lửa thiêu cháy sém. Thế gian tối tăm. Sấm sét vang trời. Động đất dữ dội. Các thầy tế lễ giả, thần thánh giả, tiên tri giả nhảy chồm chồm như ếch nhái tràn lan khắp thế gian.

Tôi đang mê man như lên cơn sốt thì nghe tiếng vợ quát: “Đến giờ đón con”! Thú thật, khi viết những dòng này, tôi mới hiểu được khoảng 0.5 % của tiểu thuyết “Máu rắn”. Lối viết phi truyền thống, phi tuyến tính, trộn lẫn giữa quá khứ và hiện tại, giữa mơ và thực, ngôn ngữ bay bổng, hoa mỹ đầy cảm xúc, trừu tượng, ẩn dụ, cường điệu, ám chỉ, khôi hài, châm biếm, mỉa mai đến đắng cay. Tôi coi việc đọc hiểu “Máu rắn” là một thử thách nghiêm chỉnh, một liệu pháp ngăn ngừa và điều trị chứng lú lẫn, u mê, ảo giác, hoang tưởng.

Nếu bộ giáo dục lấy hình ảnh đầu rắn luộc trên mâm cỗ cúng 49 ngày Lan Lăng, trong tiểu thuyết “Máu Rắn” của Đỗ Hoàng Diệu làm đề thi tốt nghiệp môn Văn lớp 12 và nếu tôi là thí sinh, có lẽ tôi cũng vò đầu, cắn bút, và cũng rớt. Tại sao lại đầu rắn luộc, mà không phải là kho, bung, chiên, sào, hay nướng? Tại sao chỉ cúng đầu rắn, mà không cúng cả con? Tại sao thầy cúng là cử nhân văn chương?

Đôi dòng suy nghĩ ban đầu về tiểu thuyết “Máu Rắn” của Đỗ Hoàng Diệu.

***

Tiểu thuyết Máu Rắn dày 346 trang, giá $26 Mỹ kim, do nhà sách Barnes & Noble ấn hành ngày 11-3-2023. Sách cũng có mặt tại nhà sách Tự Lực và các tiệm sách Việt Nam ở Mỹ.

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 7)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2018

Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2đoạn 3đoạn 4đoạn 5đoạn 6

Chương 12: VÒNG LUẨN QUẨN

KHÔNG THỂ ÐI XE LỬA ÐẾN BO NỮA

Toàn bộ quốc gia tây Phi Sierra Leone đã trở thành thuộc địa Anh trong năm 1896. Thành phố thủ đô, Freetown, ban đầu như một quê hương cho các nô lệ được hồi hương. Nhưng khi Freetown trở thành một thuộc địa Anh, nội địa Sierra Leone vẫn gồm nhiều vương quốc nhỏ Phi châu. Người Anh đã gọi các nhà cai trị là “thủ lĩnh tối cao”.