Điểm sách: Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh tự nhiên (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

22-7-2023

Ảnh bìa sách.

Sách: “Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh tự nhiên”, của tác giả Umeda Kunio, viết xong vào tháng 5 năm 2021, Nguyễn Thị Lan Hương dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, do nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2023.

Tác giả Umeda Kunio (TG) người Nhật, sinh năm 1954, là một nhà ngoại giao có hoạt động rộng ở nhiều nước, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt nam từ năm 2016 đến 2020. Sách viết về những tình cảm, việc làm của Chính phủ và nhân dân  Nhật Bản, cũng như của  tác giả đối với Việt Nam. Đó là những tình cảm và việc làm tốt đep, có hiệu quả phát triển kinh tế trong thời gian vài chục năm vừa qua.

Mục lục sách gồm: Lời nhà xuất bản, Lời giới thiệu, Lời tác giả, Lời nói đầu và nội dung gồm 7 chương. Mỗi chương chia thành các mục, từ 1 đến 21, đánh số liên tục qua các chương.

Khi đọc sách, tôi có vài nhận xét, có tán thành và có phản biện vì chưa nhất trí với một vài ý kiến. Tôi xin trình bày theo từng mục, từ đầu đến cuối. Những mục không có nhận xét gì thì được bỏ qua. Những điều tán thành là hay, đúng, thể hiện tấm lòng ưu ái của TG, của chính phủ và nhân dân Nhật Bản đối với VN và rất nhiều, tôi không kể ra hết vì sẽ làm cho bài viết khá dài. Tôi chỉ dẫn ra vài việc có ý nghĩa và tập trung chủ yếu vào một số điều chưa nhất trí với TG.

Viết bài này tôi có ý định thử lý giải ý sau của Nhà Xuất Bản: “Xuất phát từ sự kính trọng dành cho TG…, Nhà xuất bản đã ấn hành bản dịch… Điều này không có nghĩa là NXB chia sẻ hoàn toàn các quan điểm, nhận xét – thậm chí là phán xét – hay cảm nhận mang tính chủ quan của TG khi tiếp cận một vấn đề nào đó”.

Không chia sẻ hoàn toàn nghĩa là có ý kiến được tán thành, có ý kiến không đồng ý. Tôi không biết ý kiến của NXB như thế nào, chỉ trình bày ý kiến cá nhân, may ra có vài ý trùng nhau.

Trong lời tác giả, Kunio viết: “Tôi tin tưởng rằng VN trở thành một quốc gia hùng cường hơn, thịnh vượng hơn… Trong cuốn sách nhỏ này có lẽ có những câu chuyện không dễ nghe đối với người Việt Nam, nhưng tôi viết với tất cả tấm lòng cầu chúc cho sự phát triển của Việt Nam”.

Tôi cũng mạnh dạn viết ra vài điều có thể “không dễ nghe” đối với TG cũng như đối với một vài người Việt Nam, nhưng tôi viết với tấm lòng kính trọng, biết ơn TG, ông Umeda Kunio và cầu chúc cho sự phát triển của Việt Nam.

TG tin tưởng là dựa vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong vài năm cuối thế kỷ 20, đầu TK 21. Đó là niềm tin không đến nỗi thiếu căn cứ, nhưng quá lãng mạn vì sự phát triển đó không vững chắc, thiếu động lực mạnh, hơn nữa kinh tế tuy có phát triển nhưng môi trường bị tàn phá, giáo dục, đạo đức xuống cấp thì không thể cho là quốc gia hùng cường, thịnh vượng.

Lời Giới thiệu của GS Trần Văn Thọ, người hiệu đính bản dịch. Theo GS Thọ, Nhật Bản có thể rút ra ba bài học từ lịch sử Việt Nam trong quan hệ với Trung quốc. Một là nâng cao cảnh giác, hai là củng cố sức mạnh và hợp tác với các nước khác, ba là khi đối diện với những hành động xâm lược thì phải phản kháng mạnh mẽ. Không biết rồi Nhật có học được hay không, chứ lãnh đạo Việt Nam hiện nay hầu như không tiếp thu được những bài học từ tổ tiên.

Trong lời mở đầu, TG viết: “Sự tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao giữa hai nước tăng cao”… chúng ta đã trở thành đồng minh tự nhiên của nhau. Đúng là tin cậy có tăng, nhưng cao đến bao nhiêu, chưa biết. Đúng là đã trở thành đồng minh tự nhiên trong một vài lĩnh vực. Nhưng liệu Nhật – Việt đã trở thành bạn thân được không thì chưa thể nói.

Để trở thành bạn thân, người ta phải cùng quan điểm chính trị, sẽ thân hơn khi cùng niềm tin tôn giáo. Về chính trị thì Việt và Nhật đi theo hai đường khác nhau, bên này đối chọi với bên kia. Trước đây các nước dân chủ rất lo sợ sự xâm nhập của cộng sản nên tìm mọi cách ngăn ngừa và xa lánh. Ngày nay người ta chủ trương chung sống hòa bình, tôn trọng sự lựa chọn chế độ chính trị của người khác. Nhưng tôn trọng còn xa mới đến tán thành, còn xa mới đến việc cho rằng đó là sự lựa chọn khôn ngoan, hợp lý.

Về tôn giáo thì lãnh đạo Việt Nam theo trường phái vô thần và đa số dân theo đạo Phật, nhưng Phật giáo ở Việt Nam đã bị quốc doanh hóa nặng nề. Việt – Nhật thân nhau hơn so với vài nước khác, nhưng chưa thành bạn thân được.

Việt – Nhật chỉ trở thành thân thiết trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Cộng. Nhưng quan hệ đó có điểm khác cơ bản. Nhật, tuy hiện nay bị Trung Cộng gây hấn ở biển Đông, tranh chấp đảo Điếu Ngư, nhưng đã có thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Quốc, còn Việt Nam thì, tuy lịch sử có những chiến công chống giặc Tàu, nhưng mấy chục năm qua lại bị lệ thuộc vào họ quá đáng.

Về việc các bạn trẻ Việt Nam sang lao động ở Nhật, theo TG thì đó là việc tốt, giúp giải quyết nạn già hóa dân số của Nhật, nhưng theo quan điểm của tôi thì đó chỉ là giải pháp tình thế, không cơ bản. Khác với người Hàn và người Nhật sang Việt Nam để làm thầy, người Việt sang Nhật chỉ để làm thợ, làm người giúp việc là chủ yếu. Xuất khẩu lao động là một biến thể của buôn bán nô lệ trong xã hội văn minh.

Lãnh đạo Việt Nam tự hào vì họ giữ được ổn định chính trị. TG nêu lại như là một lời ca ngợi, một điều kiện để nhận đầu tư của nhiều nước. Chỗ này có một nhận thức cần thảo luận. Để phát triển thì ổn định xã hội quan trọng hơn và ổn định chính trị là một trong những điều kiện cần cho ổn định xã hội. Mà xã hội Việt Nam đang kém ổn định, hơn nữa sự ổn định chính trị hiện nay của Việt Nam không phải tự thân, mà cần chống đỡ. Đảng CSVN chống đỡ bằng hai lực lượng, bạo lực của công an và tuyên truyền dối trá của tuyên giáo. Nếu hai lực lượng ấy bị suy yếu thì ổn định sẽ mất.

Dựa vào tình hình chống dịch từ cuối năm 2020, đầu năm 2021, TG đưa ra nhận xét: “Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất thế giới trong phòng chống đại dịch Covid-19”. Đó là nhận xét quá vội vàng, quá lạc quan và sẽ thấy là sai khi tiếp tục theo dõi tình hình từ cuối năm 2021 trở về sau. Nhưng có thể thông cảm với nhận xét này vì thời gian TG kết thúc viết sách vào đầu năm 2021.

Mục 1: Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Nhật hoàng và Hoàng hậu

Chuyến thăm từ ngày 28 tháng 2 đến 5 thán 3 năm 2017. Ngoài những nghi lễ thông thường, hai vị đã gặp gỡ các vợ, con của lính Nhật được bỏ lại miền bắc VN từ năm 1954. Năm 1945, quân Nhật rút về nước, nhưng có một số ớ lại, lấy vợ người Việt, tham gia cùng Việt Minh đánh Pháp. Những người này, năm 1954 về Nhật, để lại vợ con. Lúc gặp Nhật hoàng, bà Nguyễn Thị Xuân đã 93 tuổi, ông Ngô Gia khánh 72 tuổi. Những người vợ và con của lính Nhật này sau đó được tổ chức đi thăm Nhật, nhiều người được đến viêng mộ, thắp hương cho chồng, cho cha.

Ngày 4 tháng 3 Nhật hoàng đến thăm khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Huế, Nhân việc này TG ôn lại công cuộc “Đông du” của Chí sĩ Phan Bội Châu và tình bạn thắm thiết của ông với bác sĩ Asaba Akitaro. Tình bạn đó là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử giao lưu Việt – Nhật.

Mục 3: Trung Quốc từ góc nhìn của Việt Nam

TG viết: “Không những chính phủ mà người dân VN cũng có ý thức cảnh giác, đề phòng Trung Quốc”. Viết như thế, tuy đã tách chính phủ và người dân, nhưng lại đặt chính phủ lên trước, người dân theo sau. Trong nhiều chuyện thì đúng như vậy, nhưng trong quan hệ VN-TQ có hơi khác.

Việc tàu TQ đặt dàn khoan HD 981 là tương đối rõ. Tháng 5 năm 2014, TQ đem dàn khoan HD 981 đặt ở biển VN. Chính phủ chỉ cho người của Bộ Ngoại giao ra tuyên bố phản đối, lời văn theo mẫu, nhưng thể hiện yếu ớt, trong khi đó lại mạnh tay đàn áp các cuộc biểu tình của người dân tự tổ chức để phản đối Trung Cộng xâm lấn.

Ở trang 55, TG viết: “Trình độ hiểu biết về TQ của VN vô cùng cao”. Viết như vậy dễ gây nhầm. Việt Nam nào, dân hay lãnh đạo cấp cao. Hiểu biết của dân có nhiều mức độ, mà mức độ cao là của những trí thức tinh hoa, những người này đang bị đảng cầm quyên thù ghét, tìm cách triệt hạ, còn lãnh đạo cao cấp, trong lòng không biết như thế nào, chứ thể hiện ra bên ngoài thì rất đáng lo ngại.

Cuối mục, TG viết được một câu có nghĩa: “… Nhưng nếu chính phủ VN thiếu cương quyết trước những hành vi đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ VN của Trung Quốc thì họ sẽ mất đi sự tin tưởng và ủng hộ của người dân…”. Không phải là “sẽ mất” mà thực tế đã mất.

Mục 4: Sự trỗi dậy và hành vi của Trung Quốc

TG trình bày giấc mộng làm bá chủ và sự trỗi dậy của TQ với những “chiến thuật” như: Tằm ăn dâu, luật pháp, dư luận, tâm lý. Đó là những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc. Trong các thủ đoạn thì có lẽ việc hối lộ các nhân vật cấp cao trong chính quyền các nước là việc mà Trung Cộng đã phát huy truyền thống và đạt trình độ nghệ thuật bậc cao. Tuy vậy, trong sách chỉ viết loa qua: “bằng cách trao lợi ích kinh tế cho một nhóm người”. Với Việt Nam, Trung Cộng còn có sự thâm hiểm xúi giục chính quyền tìm cách triệt hạ những trí thức tinh hoa. (để chúng dễ bề thao túng) bằng cách vu cho họ la phần tử chống đối, nguy hiểm.

Mục 6: Mối quan hệ giữa Nhật và Việt

Các nhà lãnh đạo VN khẳng định rằng, “Nhật Bản là đối tác đáng tin cậy và quan trọng nhất của VN”. Điều đó đúng vì người Nhật đã thể hiện những đức tính tốt đẹp, trung thực, tôn trọng, hòa hiếu. Thế còn lãnh đạo của Nhật có dám xem lãnh đạo VN là đáng tin cậy không, khi mà, về đối nội thì độc tài, tàn bạo, dối trá tràn lan, nói nhiều điều hay mà làm ngược lại, họp hành và viết nhiều nghị quyết nhưng phần lớn chỉ là những thứ tào lao, rất dị ứng với chế độ tam quyền phân lập, không tôn trọng nhân quyền và công lý, chống tham nhũng có vẻ tích cực, nhưng chệch hướng, không phòng chống được, chỉ mới trừng phạt một số vụ. Đối ngoại theo hình tượng “cây tre”, gió chiều nào ngã theo chiều đó. Có nhiều điều mà Cộng sản Việt Nam tôn sùng thì đã bị thế giới vứt vào đống rác từ lâu.

TG viết: “Tôi càng vững tin rằng vai trò quan trọng của VN sẽ được nâng lên một mức cao hơn nữa”. Nâng lên cao như thế nào đã được viết trong một đoạn trên (lời nói đầu).

Mục 12: Hiện trạng của nền kinh tế Việt Nam

TG dưạ vào sự phát triển cơ sở vật chất trong những năm đầu của thế kỷ 21 mà đưa ra nhận định lạc quan, rằng: “Xã hội VN ngập tràn hy vọng, không khí cả nước hào hứng và tươi sáng…VN sẽ làm nên điều kỳ tích. ở khu vực châu Á. Tuy đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự cần cù, bền bỉ và khát vọng… dự đoán này hoàn toàn có khả năng xẩy ra”.

Những người quá tin vào chính quyền và sự lãnh đạo của đảng Cộng sản nghe mà sướng cái lỗ tai. Như là được trích từ lời tuyên truyền hoặc nghị quyết của đảng. Viết như vậy có khả năng bị lợi dụng để tuyên truyền (vì đây là nhận xét của một người Nhật).

Cuộc sống xã hội gồm vật chất và tinh thần. Ban đầu, khi đang nghèo đói thì vật chất là quan trọng. Khi vật chất đã tạm đủ thì vai trò của tinh thần tăng lên. Phát triển phải nhằm đem đến hạnh phúc cho con người, mà hạnh phúc có được chủ yếu bằng cuộc sống tinh thần (khi vật chất tạm đủ).

Nhìn thẳng vào đời sống tinh thần của xã hội VN hiện nay, thấy rõ đạo đức và giáo dục xuống cấp, các ý kiến phản biện bị đàn áp, tự do ngôn luận bị cấm đoán, nhân quyền không được tôn trọng, công lý bị tòa án chà đạp v.v… thì làm sao có được sự tươi sáng, hào hứng.

Cuối mục, TG nhắc đến ổn định chính trị, thành công trong chống dịch và lực lượng lao động chất lượng cao là những điều kiện tốt thu hút đầu tư. Ổn định chính trị và thành công trong chống dịch đã nói qua ở đoạn trên, còn lao động chất lượng cao là một ước mơ hơn là thực tế.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN


  1. Gần 20 NĂM SAU viết bài thơ cảm tác nhân xem phim Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai), tình cờ thấy video trên YouTube về cảnh phim cuối khi Minh Trị Thiên Hoàng tiếp Chiến binh Mỹ Nathan Algren bên cạnh Sư phụ mình, xin sửa chỉ một chữ cho đúng hơn thay vì THÂN THƯƠNG thành KÍNH THƯƠNG

    http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mo/thelastsamuraibig2.jpg

    Bảo kiếm Thiêng gắn chặt Hồn Hiệp sĩ
    Hiện đại nối liền Truyền thống Sử thi (1)

    (Câu thơ khắc trên kiếm báu Hiệp sĩ Samurai – Nathan Algren trên đường ra trận)

    https://www.youtube.com/watch?v=SfelTc-N6FI
    明治天皇の決意(ラストシーン)【ラストサムライ】
    Thái độ quả quyết của Minh trị Thiên hoàng (màn kết thúc) [Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai)]

    Minh Trị Thiên Hoàng khi nhận Gươm:
    «Khanh kể Trẫm nghe «Thầy» (2) KÍNH thương
    Quốc sư chết như thế nào giữa chiến trường ? »

    (Nathan Algren trả lời:)
    «Thưa Ngài ! Không biết nói sao — Người chết như thế nào !
    Nhưng hạ thần mong kể với Ngài vì sao
    Người đã sống như thế nào ! »

    https://www.youtube.com/embed/sZTWCwqmgLc

    Last Samurai – Katsumoto

    https://www.youtube.com/embed/U6m7WLmAUeY

    The Last Samurai – The True Story 1 378 201 lần xem

    ****************************

    Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai)

    ****************************

    Cảm tác nhân xem phim Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai) (0) phim màu là một tác phẩm vó câu rộn ràng, hoành tráng ấn tượng rực rỡ. Phim bản Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng tổng hợp lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng

    La Fayette

    https://en.wikipedia.org/wiki/Gilbert_du_Motier,_Marquis_de_Lafayette

    La Fayette và Jules Brunet là hai Chàng Ngự lâm Pháo
    thủ Phú Lăng Sa đã sáng lập bên cạnh Quốc phụ Hoa
    Thịnh Đốn của Hoa Kỳ và Quốc phụ Minh Trị của Nhật
    Bản Hiện đại.

    https://en.wikipedia.org/wiki/Jules_Brunet

    Jules Brunet là nguồn cảm hứng thành Nhân vật Nathan
    Algren trong phim Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng

    (IN MYTHOLOGY:) Old gods dipped a coral blade into the Ocean
    And they pulled it out
    Four perfect drops fell back into the Sea
    They became the Islands of Japan
    (I SAY:) Japan was made by a handful of brave men
    Warriors are willing to give their lives for what seems to have become an honour
    (Prologue of The Last Samurai)

    Để tưởng nhớ Nhất Linh & Mishima MỘT LIỀU THUỐC ĐỘC & MỘT NHÁT KIẾM VÀO BỤNG …. sống & chết với khí phách của một NHÀ VĂN ….

    http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mo/thelastsamuraibig2.jpg

    Bảo kiếm Thiêng gắn chặt Hồn Hiệp sĩ
    Hiện đại nối liền Truyền thống Sử thi (1)

    (Câu thơ khắc trên kiếm báu Hiệp sĩ Samurai – Nathan Algren trên đường ra trận)

    Minh Trị Thiên Hoàng khi nhận Gươm:
    «Khanh kể Trẫm nghe «Thầy» (2) KÍNH thương
    Quốc sư chết như thế nào giữa chiến trường ? »
    (Nathan Algren trả lời:)
    «Thưa Ngài ! Không biết nói sao — Người chết như thế nào !
    Nhưng hạ thần mong kể với Ngài vì sao
    Người đã sống như thế nào ! »


    https://www.youtube.com/embed/sZTWCwqmgLc

    Last Samurai – Katsumoto

    Tinh hoa giai cấp Hiệp sĩ đạo
    Không chỉ giản đơn trong chiến đấu
    Không phải là Thắng hay Bại đâu
    Nhân sinh quan sống đầy trách nhiệm
    Với những gì tôn thờ dấn thân
    Khi Lý tưởng không còn nhỏ bé
    Vinh thân phì gia vì Tướng quân
    Hiến dâng Tất cả cho Dân tộc
    Sẽ hiện thành Sức mạnh Vô biên
    Đời hiệp sĩ đẹp đóa Anh đào
    Sống & Chết đều nét đẹp thanh cao
    Đất Phù Tang : Tinh hoa Võ đạo
    Quyện hòa châu Á vòm trời sao

    https://www.youtube.com/embed/h8EVGzL7PSI

    Quên Trách nhiệm trước Số phận & Hành động
    Tinh thần Hiệp sĩ khơi dậy cộng đồng
    Thông điệp giá trị Tinh thần Niên kỷ
    Công nghệ Thông tin lấn át diệu kỳ
    Trân trọng nâng niu từ ngàn năm cũ
    Thấm đẫm Hồn thiêng Sông núi thiên thu

    Tuổi Trẻ đang quên gì cần giữ :
    Tiên tổ ta trân trọng trao từ
    Giá trị Tinh thần tinh luyện Ngàn năm
    Chứng nhân Hiệp sĩ thấm đẫm Sử
    Tinh thần Võ sĩ đạo đỏ hồng thư

    Kỷ luật & Trách nhiệm cao với Đất Nước
    Giá trị Tinh thần tôi luyện ngàn năm
    Giai cấp Chiến binh Thị vệ đầu tiên
    Mài đúc Tướng Quân (3) Mạc Phủ Đằng Nguyên
    Tuyệt đối Trung thành + Can đảm + Danh dự
    Kiếm cung Trà đạo Hội họa Thi từ
    Thần Đạo thấm nhuần Hành động & Tư tưởng
    Một mất một còn đối diện tử thù
    Bình tĩnh bình thản trước mọi tình huống
    Tinh thần An nhiên Thiền tông vốn chuộng
    Giản nhận Sống/Chết nhẹ như đời sống
    Anh Đào bùng nở mưa xuân lìa cành

    https://www.youtube.com/watch?v=RrexMdq_Pz8
    The Last Samurai – the last battle

    Mỏng manh tuyệt vời nương theo làn gió
    Ngắn ngủi hai lần tuyệt đẹp hóa thân:
    Khi nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân
    Khi bay theo gió thoảng lìa trần
    Hiệp sĩ tự ví đời mình đẹp như
    Đời sống Anh đào trực điện Không hư
    Sống/Chết đều có nét đẹp khác nhau
    Hiệp sĩ : Người can trường xem Sinh/Tử
    Vinh dự đẹp như Anh Đào giã từ
    Không lưỡng lự ngay trước mặt kẻ thù
    Dù phanh bụng chứ không mất danh dự
    Nét đẹp Tinh thần Nhật Bản ngày xưa
    Mong nước Nhật thoát ra nhục nhã
    Phương Tây uy hiếp tận xứ nhà
    Tây Hương (4) bảo vệ quyền hiệp sĩ
    Đại Bảo (4) buộc cắt tóc nhập gia
    Gác gươm vào Thiên Hoàng quân đội
    Mâu thuẫn cuộc tương tàn xót xa
    Nồi da xáo thịt hồi chung cuộc
    Tây Hương tự sát theo cung cách
    Hiệp sĩ Võ sĩ đạo gióng lên tiếng chuông
    Dư âm vọng mãi Hồn Nhật Bản
    Hiểu sức mạnh Tinh thần Hiệp sĩ
    Giai cấp Thị vệ Cận vệ giờ cuối cùng
    Trung hiếu trọn đời vì Tổ Quốc
    Đánh bại hạm đội Trung – Lữ Thuận
    Hải chiến : Nga tan eo Đối Mã (5)
    «Chiến tranh Kinh tế» thắng gần xa

    https://www.youtube.com/embed/bWcjYm-tjBE

    SABATON – Shiroyama

    Không phải Ai khác đã giúp họ
    Chính người Nhật làm nên điều đó
    Từ Đất Nước suy tàn mọi mặt
    Dưới triều đại Sứ quân (3) Đức Xuyên
    Tinh thần Hiệp sĩ giàn bệ phóng
    Dân Nhật vươn lên kinh thế giới
    Xuyên trong suốt Thế kỷ 20
    Từng chiến thắng cũng từng chiến bại
    Lúc tưởng chừng chiếm trọn Á Châu
    Lúc tưởng như không bao giờ ngóc đầu
    Giờ đây nước Nhật siêu cường quốc

    https://www.youtube.com/embed/fd7FsADjq0E

    The Last Samurai – Erhu Cover – Hans Zimmer

    Thế giới kính nể phục tài sâu
    Tinh hoa giai cấp Hiệp sĩ đạo
    Không chỉ giản đơn trong chiến đấu
    Không phải là Thắng hay Bại đâu
    Một Triết lý sống đầy Trách nhiệm
    Với những gì tôn thờ dấn thân
    Khi Lý tưởng không còn nhỏ bé
    Vinh thân phì gia vì tướng quân
    Hiến dâng Tất cả cho Dân tộc
    Sẽ hiện thành sức mạnh vô biên

    Phim hoành tráng gợi nên nhiều xúc động
    Bao suy tư trăn trở Niên kỷ này
    Samurai là Ai ?
    Phục vụ Nhật Hoàng người lính ngự lâm
    Nội chiến triền miên tang tóc sứ quân
    Để trở thành Samurai thực thụ
    Nam nhi luyện kiếm ngay thuở nhỏ
    Bảo kiếm ngắn dài tóc búi sau
    Trung thành tuyệt đối nguyên tắc thượng đẳng
    Phụng sự không điều kiện cho Minh chủ
    Kể cả bắt đi vào vĩnh hằng

    https://www.youtube.com/embed/-5xKq2vPUew

    The Last Samurai: Seppuku

    Một cánh hoa Anh Đào dù nở rộ
    Hấp lực lắm gì thưởng ngoạn nức nô
    Trăm triệu Anh Đào nở bên Phú Sĩ
    Ôi diệu kỳ vẻ đẹp xứ Phù Tang !
    Cựu chiến binh Hoa Kỳ can đảm
    Xin rời vĩnh viễn Tổ quốc Chú Sam
    Trở lại xứ Phù Tang thôn giã
    Nơi đang chờ Góa phụ Nhật sang trang

    * * *

    Cựu sĩ quan người hùng trận đánh
    Tàn sát bao bộ lạc da đỏ nhanh
    Buồn chán vùi mình trong bia rượu
    Chiến tranh kết thúc thay vì vinh quang
    Tìm quên lãng quá khứ bạo hành
    Tâm trí lúc nào cũng hiện hình ảnh:
    Người da đỏ đàn bà trẻ em giết hại dã man

    https://www.youtube.com/watch?v=0L3-75WeU0M
    Le dernier samouraï | Musique de méditation

    Minh Trị Thiên Hoàng khi nhận gươm
    «Khanh kể Trẫm nghe Thầy thân thương
    Quốc sư chết như thế nào giữa chiến trường ? »
    (Nathan Algren trả lời:)
    «Thưa Ngài ! Không biết nói sao. Người chết như thế nào !
    Nhưng hạ thần mong kể với Ngài vì sao
    Người đã sống như thế nào ! »
    Tinh hoa giai cấp Hiệp sĩ đạo
    Không chỉ giản đơn trong chiến đấu
    Không phải là Thắng hay Bại đâu
    Một Triết lý sống đầy Trách nhiệm
    Với những gì tôn thờ dấn thân
    Khi Lý tưởng không còn nhỏ bé
    Vinh thân phì gia vì tướng quân
    Hiến dâng Tất cả cho Dân tộc
    Sẽ hiện thành sức mạnh vô biên

    Paris – đầu Xuân 2004
    Nguyễn Hữu Viện

    https://www.youtube.com/watch?v=zT4L6Udxwdg

    The Last Samurai – Kendo training

    0. Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai) phim màu là một tác phẩm vó câu rộn
    ràng, hoành tráng ấn tượng rực rỡ. Phim bản Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng tổng hợp lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng. The Last Samurai – Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng quay quanh một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi trong lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ 19. Sau khi Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi năm 1868 nhờ công lao của Nhật Bản Tam Kiệt xuất thân từ giai cấp Hiệp Sĩ Đạo Samurai : Mộc Phòng Hạnh Nhất, Tây Hương Hàng Thịnh và Đại Truy Bảo Lợi Thông. Cả ba Tam Kiệt đều có chung mong nước Nhật thoát nhục nhã trước Phương Tây uy hiếp ngay tận xứ nhà.

    Vào thế kỷ 17 – 19, Nhật Hoàng mất quyền lực vì hoàn toàn bị các Tướng lãnh Sứ quân (Shogun) chi phối. Năm 1868, giai cấp chiến binh Samurai dẹp tan Lãnh sứ quân Shogun và đưa Nhật Hoàng trở lại vị trí tối thượng. Năm 1877, giai cấp Hiệp Sĩ Đạo Samurai bất mãn trước chính sách canh tân & hiện đại hóa đất nước đang phá hủy văn hóa truyền thống. Đứng đầu là vị tướng tài năng Saigo Takamori và Giai cấp Hiệp Sĩ Đạo Samurai đã phản loạn mong đổi thay kế hoạch Thiên Hoàng. Nhật Hoàng phải huy động toàn bộ quân đội hiện đại để dẹp tan binh đoàn hơn 30 ngàn chiến binh Hiệp Sĩ Đạo Samurai can trường. Samurai có nghĩa gì ? Samurai xuất hiện ở Đất nước Hoa Anh Đào vào cuối thế kỷ 7, đầu thế kỷ 8. Năm 702, Samurai được chính thống hóa bởi Nhật Hoàng. Võ sĩ đạo: Thị vệ viễn kiến.

    https://www.youtube.com/embed/c5c8EOtRQLE

    Trước khi vào phim The Last Samurai, ta thấy một chữ Hán – Nhật trên màn ảnh: chữ Thị. Chữ «Thị» trong tiếng Nhật đọc là Samurai. Chữ «Thị» là chữ được ghép bởi chữ «Nhân» đứng trước mặt chữ «Tự».
    «Nhân» + «Tự» = Samurai, Hiệp Sĩ Đạo, Võ sĩ đạo.
    «Nhân» có nghĩa là Người.
    «Tự» có nghĩa là đền, chùa hay dinh quan.

    Nhân đứng trước cửa dinh quan, cửa chùa có ý ám chỉ là người đầy tớ, người hầu. Danh từ quân sự, có thể gọi Samurai là Người Thị vệ, Cận vệ. Hiểu như thế mới dễ dàng phân biệt được hai chữ Hiệp Sĩ Đạo ( Samurai) & Võ Sĩ Đạo (Bushido). Hiệp Sĩ Đạo & Võ Sĩ Đạo là hai chữ tuy hai mà một và tuy một nhưng lại là hai.

    https://www.youtube.com/embed/LMT1r9IpIf0

    Last Samurai – Self Discipline

    Samurai do Triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên trong Thế kỷ 12 thiết lập tạo ra giai cấp chiến binh trung thành bảo vệ ngôi vị Tướng Quân (Shogun) dòng họ Đằng Nguyên. Tính đến nay, giai cấp Samurai cuối cùng đã tan rã hơn 130 năm, nhưng Tinh thần Võ sĩ đạo Samurai vẫn mãi mãi tiềm tàng trong Tinh thần Nhật Bản. Hiệp Sĩ Đạo không sợ hãi trước kẻ thù. Hiệp Sĩ Đạo lăn xả vào kẻ thù để chiến đấu chỉ với một lý tưởng bảo vệ đến cùng quyền lợi tính mạng Người mình Tôn thờ.
    Khi biết rằng có thể thua, Hiệp sĩ Chân chính không chọn đầu hàng trong Danh dự (!) như theo quan niệm nhân sinh quan thỏa hiệp Chàng Ngự lâm pháo thủ phương Tây, mà chỉ chọn cái Chết trong Danh dự: Tự vẫn bằng cách thọc Kiếm ngắn vào bụng.

    http://www.youtube.com/v/askfwy6DY7M&hl=fr_FR&fs=1&

    Sự phục hồi nhanh chóng của nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là một trong những kỳ tích của thế giới đương đại và cũng là một câu hỏi luôn đặt ra trước những nhà nghiên cứu về nguyên nhân nào, bí quyết nào đã làm nên «sức mạnh Nhật Bản», «huyền thoại Nhật Bản»?

    https://www.youtube.com/embed/bIs3ibPgosE
    Battle of Nagashino 1575

  2. Tác giả là một nhà ngoại giao, có thời gian dài làm việc ở Việt Nam. Những điều ông viết có lựa theo những những gì tuyên giáo cộng sản thường bô bô trên đài báo, với mục đích vuốt ve, nưng chiều nhà cầm quyền Hà Nội.
    Ông không biết, hay cố tình bưng tai bịt mắt trước cái bản chất lưu manh, phản phúc của các đầu lĩnh thảo khấu Ba Đình ?
    Mẹ nó, sợ gì đâu.

  3. Chắc cuốn sách chả (muốn/thích) nhắc tới chính phủ Trần Trọng Kim đâu nhỉ . Vì nhắc tới sẽ biến quan hệ Việt-Nhật thành 1 freak show, bearded ladies included.

    Còn nhớ nhận định khách quan của Lê Minh Dũng hông ? Rứa đo, rứa đo

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây