Nhà lãnh đạo nước Đông Nam Á này cho thấy, đang tiếntới việc sẽ ngồi lại lâu dài ở đỉnh cao [quyền lực]
Hà Nội – Nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố một cuộc cải tổ toàn diện chính phủ, sẽ giảm bớt 400.000 vị trí trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, chiến dịch này có vẻ nặng về củng cố quyền lực của ông trong nhà nước độc đảng không kém hơn về chỉnh đốn tài chính.
Quyết tâm siết chặt Internet, nhà nước Việt Nam ra lệnh chặn Facebook và cấm không cho nói chuyện Trường Sa trên mạng, dù là đang chơi game – đó là những tiết lộ trong công điện ký tên Ðại Sứ Michael Michalak và gửi ngày 25 tháng 11, 2009, bị tiết lộ trong kho công điện ngoại giao của Wikileaks.
Việc chặn Facebook không phải là chuyện bí mật. Ngay từ Mùa Hè năm 2009, đã có tin đồn Việt Nam ra lệnh chặn Facebook, và một văn bản – tới nay vẫn chưa được kiểm chứng – mang số 693/CV/KTNVI (P7), đề ngày 27 tháng 8, 2009, được lưu truyền trên mạng trong đó có danh sách các trang web cần chặn và có Facebook trong đó.
Các sai phạm nghiêm trọng này đã được Thanh tra Chính phủ kết luận và Tòa án nhân dân các cấp đã có phán quyết: Vi phạm nghiêm trọng về quản lý quy hoạch , cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật về thu hồi đất và đền bù theo luật đất đai năm 1993. Cố tình chà đạp chủ trương của đảng và luật pháp nhà nước. Làm mất niềm tin của nhân dân. Làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và hơn nữa còn làm thiệt hại về mọi mặt cho Nhà nước!
APEC 2017 với các nước đã phát triển, nhất là các siêu cường
APEC 2017 với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Tổng quan
Thông tin
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC lần thứ 25 diễn ra từ ngày 6 đến 11-11- 2017 tại Đà Nẵng. Phần chính là HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CÁC DOANH NHÂN (APEC CEO SUMMIT) ngày 10-11-2017.
Vài chục năm trước, người ta hay truyền nhau câu nói của ông Nguyễn Văn Linh khi ông yêu cầu “những việc cần làm ngay”, ông bảo “nói và làm”, hai thứ phải đi đôi với nhau. Viết báo cho mục “Những việc cần làm ngay”, ông ký tên NVL, bà con ta đọc là en nờ vê e lờ, cũng là dạng viết tắt của nói và làm.
Ấy, thời ông Linh là vậy. Ông này tuy cũng cải lương, không làm thứ gì đến đầu đến đũa giống như bất kỳ anh cộng sản nào nhưng cũng “lừa” dân được một thời gian. Thời đó, ông Trọng còn là anh tép riu, chưa nên cơm cháo gì.
Khi ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên TV với bộ dạng thất thần, đây đó vẫn có người khen “nghiệp vụ” của công an, lại có người đem cớ chống tham nhũng để biện minh cho việc làm mà sau đó dẫn đến một khủng hoảng ngoại giao. Mọi sự bây giờ đã rõ ràng, việc vi phạm luật pháp quốc tế không chỉ khiến những thứ vô hình như uy tín quốc gia sụt giảm mà còn làm tổn hại đến các quyền lợi kinh tế rất thiết thực.
Lời tác giả: Bài viết dưới đây tôi viết theo đặt hàng từ một tờ báo. Bài đã đăng (ngày 4/11/2017), nhưng bị cắt bỏ phần lớn, chỉ còn lại một đoạn ngắn ở phần giữa bài viết. Tôi đăng lại bài viết “nguyên thuỷ” của mình tại đây.
Pháp luật nào cũng cần bảo đảm tính khả thi, vì lợi ích lâu dài của quốc gia, vì sự phát triển kinh tế xã hội và hoà nhập với thế giới. Trong đó bao gồm tăng cường và bảo vệ quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà Hiến pháp đã quy định và Việt Nam cũng đã tham gia trong các công ước quốc tế. Dự thảo Luật an ninh mạng hiện tại cho thấy phải chăng chúng ta đang đi theo một hướng khác, tự trói mình vào lạc hậu, lạc lõng và cũng không thực sự có lợi cho đất nước, người dân.
Lời tác giả: Người ta đang níu kéo lại lịch sử bằng những kỷ niệm về Cách mạng tháng Mười để duy trì chế độ độc đảng. Là người có mặt tại Liên Sô trong những ngày chế độ Sô Viết hấp hối, tôi viết ra đây những điều mắt thấy tai nghe, để bạn đọc có đủ thông tin về Cách mạng tháng Mười và chế độ Sô Viết.
Những gì mắt thấy tai nghe
May mắn cho người viết là được có mặt ở Liên Xô đầu năm 1991 trong một chuyến đi “công tác” được chứng kiến tận mắt, nghe tận tai, do các bạn Nga trong ban Tiếng Việt của Đài Phát thanh đối ngoại Liên Xô nói tiếng Việt rất thạo, nói về tình hình Liên Xô lúc đó. Tức tình hình Liên Xô lúc gây cấn nhất và chỉ vài tháng sau, Liên Xô tan rã. Sở dĩ tôi đặt chữ “công tác” trong dấu nháy (“”) vì thực chất là đi chơi, nói đi công tác để cho oai mà thôi (!) hai nước với danh nghĩa trao đổi phóng viên, hàng năm có những cuộc giao lưu. Lúc vui vẻ thì người ta đi hết rồi, nay mới đến lượt tôi, kẻ thường trú tận mãi đồng bằng Sông Cửu Long xa xôi.
Khi Đại hội toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở ra, nhiều người quan tâm xem ai sẽ nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền của Tập Cận Bình trong năm năm tới. Tuy nhiên, quỹ đạo tương lai của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào một nhóm khác của những nhà lãnh đạo, những người ít thu hút được chú ý hơn, đó là giới kỹ trị mà họ sẽ thực hiện các công tác chuyên biệt, liên quan đến cải cách và chuyển hoá nền kinh tế Trung Quốc.
Hơn 100 người đang bị giam giữ sau song sắt khi các nhà lãnh đạo thế giới tới dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC
(New York, ngày mồng 3 tháng Mười một năm 2017) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích tất cả những người đang bị giam, giữ chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền của mình. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa đăng một trang mạng mới, nêu bật 15 trường hợp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo.
Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu trong chính trị Trung Quốc. Vào ngày 24 tháng 10, khi đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc hạ màn, các đại biểu của đảng đã sửa đổi điều lệ của tổ chức này để thiêng hóa một nguyên tắc ý thức hệ có vai trò dẫn dắt mới: “Tư tưởng Tập Cận Bình” (Xi Jinping). Ít có nhà quan sát nào biết chính xác học thuyết này dẫn tới cái gì – đó là một tập hợp vô hình vô ảnh những ý tưởng về duy trì nhà nước độc đảng của Trung Quốc và chuyển hóa đất nước thành một cường quốc toàn cầu – nhưng đa số đều lập tức nắm được cái biểu trưng chính trị trong sự ra đời học thuyết này. Đảng Cộng sản đã đề cao những đóng góp về ý thức hệ của nhà lãnh đạo Trung Quốc lên ngang tầm với những đóng góp của Mao Trạch Đông (Mao Zedong) và Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), hai lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc duy nhất có ý tưởng được thánh hóa như vậy.
“Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ yên, vì khi thức dậy nó sẽ làm đảo lộn thế giới”.(Napoleon Bonaparte)
Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã kết thúc (18-24/10/2017) nhưng dư âm của nó chưa hết. Sự kiên này như một đám mây lớn đang phủ bóng đen ám ảnh người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, nhất là trong bối cảnh Donald Trump bắt đầu chuyến đi Châu Á (3/11), sẽ đến Đà Nẵng họp APEC (10/11) và đến Hà Nội thăm “chính thức” (11/11/2017). Chúng ta nên hiểu sự kiện quan trọng này thế nào?
Đã 5 năm trôi qua, cứ đến ngày lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại được tổ chức một cách thành kính trang trọng ngay trước phần mộ của ông và gia quyến. Năm nay cũng vậy, hàng trăm người dân Sài Gòn và từ nhiều nơi đã đổ về nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Bình Dương để cùng thắp nén hương lòng biết ơn và cầu nguyện cho cố Tổng Thống.
Trái ngược với lòng thành kính nhân văn đó thì hệ thống an ninh công sản lại sử dụng những mưu hèn kế bẩn, bất nhân bất nghĩa với người sống cũng như người đã nằm yên trong nấm mồ nhằm ngăn chặn lễ giỗ cụ Diệm.
Người tiêu dùng cả nước đang xôn xao về việc công ty Khaisilk nhập lụa Trung Quốc rồi dán nhãn “Made in Vietnam” lên để bán giá cao. Trước đó, vụ việc nhập thuốc ung thư giả của công ty VN Pharma cũng đã khiến dư luận phẫn nộ.
Nhiều bài báo ở trong nước nhân dịp này cũng đã lên tiếng tiếp về việc hàng giả tràn ngập thị trường Việt Nam, nhất là xuất xứ từ Trung Quốc, gây tổn hại nghiêm trọng không chỉ là niềm tin mà còn là sức khỏe giống nòi khi phải tiêu thụ thực phẩm bẩn, giả.
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương vừa báo cáo với Quốc hội Việt Nam rằng tất cả các cá nhân trong Hội đồng Thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn từ 2006 đến 2015, Hội đồng Quản trị của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) giai đoạn từ 2008 đến 2014 đều đã bị kỷ luật (hoặc… phê bình nghiêm khắc, hoặc… kiểm điểm rút kinh nghiệm). Cũng theo ông Anh thì bộ này đang “khẩn trương xem xét thi hành kỷ luật về mặt hành chính đối với các tập thể và cá nhân của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)”.
Cách đây gần 5 tháng, ngày 13/6/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố 2 vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Tp.Hà Nội) ngày 15/4/2017. Quyết định này đã và đang gây ra tranh cãi sôi nổi về mặt pháp lý, thực tiễn cũng như cả về mặt đạo lý và chính trị trong suốt hơn 4 tháng qua. Hệ quả của quyết định khởi tố này có lợi hay hại cho việc thực thi và răn đe pháp luật; lợi hay hại cho việc giữ gìn và duy trì sự ổn định xã hội; và đặc biệt là lợi hay hại cho việc xây dựng và củng cố lòng tin giữa chính quyền và người dân địa phương?
Về hoạt động của Hội Cờ Đỏ tôi chỉ mới được tiếp xúc qua thông tin, rằng mục đích công khai của Hội là nhằm: “BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC”. Nếu đúng như thế thì tôi cho là Hội đã đập gậy vào lưng ĐCS. Tôi đem ý đó trao đổi với bạn bè, có người phản bác, cho rằng không phải kiểu gậy ông đập vào lưng ông, mà là đánh một cái tát trời giáng vào bộ mặt nhem nhuốc của ĐCSVN, đặc biệt là ngay trước cuộc Hội nghị của APEC vào đầu tháng 11/2017 tại Đà Nẵng. Tại sao vậy?
Nạn giặc cờ đỏ ra đời hồi cuối tháng 10/2017, với quy mô lớn ở Việt Nam, đã làm cho chế độ thời mạt vận hiện ra rõ nét hơn.
Có tên chính thức là “Liên Minh Cờ Đỏ”, các Hội Cờ Đỏ đến từ Hà Nội và nhiều vùng trong nước, đã tổ chức buổi ra mắt ngày 29/10/2017, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, tại một quán cà-phê “cóc” gần hội sở của một tờ tuần báo Văn Nghệ tại Sài Gòn. Bữa đó, tình cờ có sự hiện diện của mấy gương mặt “lớn” một thời sáng giá của thành phố này.
Nhân bàn luận thời cuộc, chính trị (tình hình lúc đó đang sau “đổi mới” của Cộng Sản). Một ai đó đưa ý kiến, rằng hiện nay thì công an chỉ biết bảo vệ đảng, nhưng sau này kinh tế thị trường phát triển, thì công an sẽ “chuyển sang” bảo vệ các ông chủ doanh nghiệp, theo nguyên tắc: “Kẻ nào có tiền thì kẻ đó có… quyền!” Nhà văn S.N đã “gạt” đi, cho rằng ai đó vừa phát biểu là kẻ “nói bậy, nói bạ.”
Thực tế, sau mấy chục năm “đổi mới” – Theo đuổi kinh tế thị trường, định hướng cái đuôi “xã ngãi” của CSVN đã cho thấy nhận định của người bạn trẻ năm xưa nay đã là… hiện thực.
Ngày 30/10, trang Báo Tiếng Dân và ngày 1/11 trang Boxitvn đăng bài của Bùi Tín, nhan đề: Có một thiên đường cộng sản hiện thực. Theo tôi bài báo đã có một nhầm lẫn lớn, nếu không được phân tích và đính chính sẽ có thể bị ai đó lợi dụng để lừa gạt. Nội dung bài báo trình bày tình hình bang Kerala thuộc Ấn Độ. Bang này có 35 triệu dân, do người của đảng cộng sản (ĐCS) Kerala nắm chính quyền từ năm 1957 đến nay qua tự do bầu cử.
Bang Kerala có một số đặc điểm như sau, so với toàn nước Ấn Độ: Có chỉ số phát triển con người HDI cao nhất; Có số người biết chữ cao nhất; Có tuổi thọ trung bình cao nhất; Có văn hóa, báo chí dẫn đầu Ấn Độ; Là vùng du lịch trọng điểm, đông khách nhất, được bình chọn là 1 trong 10 thiên đường của thế giới; Có cuộc sống thanh bình, hầu như không có cướp giật, móc túi đến hối lộ tham nhũng, mua bán chức tước; Trường học, thư viện, nhà văn hóa… nhiều hơn nhà tù, trại giam.
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này. Các nhà phân tích nói rằng nếu Việt Nam du nhập Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ gây ra một ‘thảm họa’ cho đất nước.
Tôi không thể hiểu tại sao lại có thể vô tư phát biểu với công luận rằng luật pháp không quy định việc truy hồi nguồn gốc tài sản của cán bộ nên không thể xác minh được mà có thể lên tới được chức Cục trưởng cục chống tham nhũng (?).
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt. Ảnh: internet
Không có quốc gia nào có chế độ lương tệ hại đối với ngành giáo và ngành y như Việt Nam. Đối với ngành giáo, khi đang làm việc thì sống ngoắc ngoải, buộc phải tìm mọi cách, lương thiện thì dạy thêm, bất lương thì móc túi phụ huynh và những trò làm tiền như mua bán, hợp thức hóa bằng cấp. Đến khi nghỉ hưu thì từ ngắc ngoải đến… ngất!
Mãi đến trưa ngày 30/10/2017, tôi mới nhận được lời mời của đội bóng No-U đến dự sinh nhật lần thứ 6. Thông thường, tôi nhận được lời mời từ nhiều ngày trước. Đã tưởng năm nay, trong hoàn cảnh bị đàn áp gắt gao, No-U FC phải tạm thời bỏ sinh nhật. Kế hoạch tổ chức sinh nhật chỉ được gửi tới từng người trước vài giờ, nói lên việc tổ chức sinh nhật No-U FC năm nay, được tiến hành hết sức bí mật, nhằm tránh sự đánh phá của nhà cầm quyền.
Phỏng vấn Lê Hồng Phong, đang theo học các khóa về xã hội dân sự tại Phi Luật Tân. Phong là một trong những thành viên của nhóm Thức Followers, vận động cho chương trình có tên “Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam”, nhằm kêu gọi Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam.
Việc một nhóm người trong xã hội liên kết để thành lập ra Hội Cờ Đỏ là điều tất yếu xảy ra khi mâu thuẫn xã hội ngày càng lớn. Không ít người cho rằng phía sau đó là chính quyền giật dây, coi đó là một lực lượng như Hồng vệ binh bên Trung Quốc năm xưa. Nhiều ý kiến khác không khẳng định, nhưng khi thấy họ thoải mái tổ chức buổi tụ họp, ra mắt rầm rộ thì cho rằng họ nhận được sự đồng tình của chính quyền. Tôi có góc nhìn khác, góc nhìn về sự mâu thuẫn.
Dân ta có câu châm ngôn «khỏe vì gạo, bạo vì tiền». Khi hết tiền, mọi khó khăn sẽ đến, không còn sống bình thường được nữa .
Đất nước Việt Nam hiện ngân sách cuối năm đã cạn tiền. Nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng ròng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kéo còi báo động về nguy cơ «sụp đổ tài chính quốc gia» Do quản lý lỏng lẻo, các nhóm lợi ích chia chác ngân sách, tiền của của xã hội, các cấp quan chức đua nhau tham nhũng hàng nghìn, chục nghìn đồng, bị truy tố không ít, nhưng tiền thu hồi không đáng kể, tẩu tán hết rồi, thu lại chỉ chừng 3%!
Gần suốt Thế kỷ 20 nhân loại đã biết như thế nào là thảm họa Đỏ. Thảm họa nầy bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản ra đời và họ chọn màu đỏ làm biểu tượng về mọi mặt. Tiêu biểu là màu lá cờ. Cho dù giải thích như thế nào thì màu đỏ cũng là màu của máu với câu nói tiêu biểu “Bạo lực Cách mạng”!
Nhân kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10 Nga, ngày 26/10/2017, GS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng CSVN, cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là do đưa “kẻ cơ hội” như Gorbachev lên vị trí cao nhất, và “thiếu dân chủ trong Đảng [Cộng sản]”.
LTS: Bài viết “Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của PGS TS Nguyễn Linh Khiếu, đăng trên Tạp chí Cộng sản lúc 11h2′, ngày 28/10/2017, nhưng hiện đã không còn trên mạng.
Bài này, Tiếng Dân đã điểm trong bản tin ngày 30/10/2017, BBC cũng đã có bài tóm lược hôm nay, tựa đề: Chủ nghĩa tư bản ‘khuyết tật nhưng phát triển’. Có lẽ do phát hiện PGS TS Nguyễn Linh Khiếu đã tiết lộ quá nhiều “bí mật quốc gia” trong bài viết, về Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, nên Tạp chí Cộng sản gỡ bài?