Nhà thơ gieo những vần thơ năm từ mang âm hưởng ví dặm dân gian phường vải Nghệ Tĩnh Thái Bá Tân có một ý tưởng bất ngờ, độc đáo và rất hay.
Mảnh đất dành xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm thôi đừng xây nhà hát nữa rồi lại phải tốn tiền mua chiếu đắp. Lại phải thuê người hàng ngày dọn cứt chó đến ỉa. Lại tạo ra những góc hoang vắng cho đám con nghiện tụ tập phê thuốc, tạo thêm tệ nạn xã hội.
Lá thư của giáo sư Chu Hảo gửi đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một lần nữa cho thấy rõ hơn cách hành xử độc đoán của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Quan trọng hơn, sự việc nhà cầm quyền không dám đối thoại thẳng thắn với giáo sư Chu Hảo mà lại đi công bố kết luận kỷ luật, cho thấy những kẻ cầm quyền tự biết họ không có một chút gì gọi là chính nghĩa, và bản thân họ cũng không hề biết liêm sỉ là gì.
Cạnh quán cà phê chị Tư Sồn có cuộc cãi vả. Tiếng cãi của mấy bà đan xen thiệt dữ dội. Ông Hai Xích lô lắc đầu:
– Dữ thiệt, mới sáng sớm mà đã kinh thiên động địa.
Anh Sáu Nhặt tiếp theo:
– La làng rần trời đất luôn, chí chóe the thé y như… y như gì ta, gì ta… mới nhớ đây mà?
Anh Bảy Cà khịa nói:
– The thé y như mấy cái loa chứ gì.
Anh Sáu vỗ đùi cái bốp:
– Ừ, ừ, y như mấy cái loa phường, loa kẽm á.
Chú Tám Thinh cười hi hi lên tiếng:
– Ờ hen, giống ghê chứ, cũng lâu lắm rồi không nghe tiếng loa này, chỉ những ngày có… biểu tình thì mới có the thé ra rả, hoặc những ngày kỷ niệm tào lao này nọ, chở loa the thé lòng vòng phố phường.
Anh Năm Ba gác nói:
– Ở Hà Nội còn đầy á chú Tám. Nhưng nghe nói đâu vừa rồi, người ta vừa làm cuộc khảo sát lấy ý kiến người dân, bằng hình thức thực hiện trên Cổng Giao thông tin điện tử Hà Nội từ ngày 10 đến ngày 25/10 nhằm đánh giá sau một năm thực hiện đề án ‘Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội’ (Đề án 5133).
– Bỏ quách đi là đúng rồi, cứ phát dộng vô lỗ tai người ta miết, ai mà chịu cho thấu.
Anh Sáu Nhặt đồng tình:
– Dạ, đúng đó ông Hai. Ra rả toàn chuyện tào lao mía lao, chuyện ruồi bu kiến đậu không, chứ có gì hay ho gì đâu.
Anh Ba Xây dựng gật đầu:
– Ra rả lừa mị suốt. Đất nước, xã hội be bét hết chỗ nói, lạc hậu không thể so sánh vậy chứ cứ ra rả tự hào. Ngu dốt, hãnh tiến mà không biết xấu hổ, cứ mãi mãi là anh hùng, là bất khuất, là đảm đang… Cứ mãi bịa chuyện thì giỏi, nhưng làm thì chẳng ra giống ôn gì!
Cô Tám Ve chai thở hắc:
– Bật cả đống bài hát cách mạng nghe chói ta nữa, toàn là những bài bạo lực, bắn giết, máu đổ, đầu rơi… gieo rắc mầm móng côn đồ các đảng, lưu manh không hà.
Bà con cô bác tán đồng lắm lắm với mấy ý này.
Bà con cô bác thì vậy, nhưng anh Bảy thì không. Anh nói:
– Con thì không ủng hộ dẹp đi. Mấy lần con đi xuống Biên Hòa, Đồng Nai, thấy cũng còn nhiều cái loa như vậy. Nghe cũng độc đáo, hay và đúng lắm lắm. Như nè, vừa tới một cái loa nghe: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” chạy một đoạn nữa thì nghe tiếp: “… trong vụ tham nhũng, tham nhũng tới con số tính bằng trăm tỉ, cho nên hiện tại đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra ra quyết định khởi vụ án…”
Tương tự như vậy, tiếp theo là, “Việt Nam Hồ Chí Minh… bọn chúng rất nhiều chiêu trò, gian lận, mánh khóe, ném đá dấu tay, núp bóng nhân danh… nên đã bị bắt…”, “Tiến về Sài Gòn… cướp bóc, giựt dọc. Cướp bóc, giựt dọc bây giờ tràn lan, dân chúng chỉ lơ là trong phút chóc là bị mất của dễ như trở bàn tay. Một số cán bộ còn cấu kết với nhau cướp đất của dân chúng…”
Và cần phải giữ, dừng có dẹp, để dân chúng ngày càng hiểu rõ bản chất dối trá, “sáng mắt sáng lòng, ơn đảng ơn Bác”. Tới một lúc điên tiết lên, dân tập hợp lại rồi đập cho nó bể tan, chứ không thì chúng dẹp cái này lại bày cái khác ra lừa mị nữa.
Bây giờ thì bà con cô bác thấy lời anh Bảy cũng có lý, và cười thiệt vui với những câu mà anh Bảy nghe kể lại.
Ngày xưa, hình như khi còn học cuối cấp, cách nay trên dăm chục năm, tôi có đọc một bài trên báo Văn nghệ (hay là báo Văn học, nhớ không chính xác). Trong bài, họ đưa lời bàn về “nói dối” của nhà soạn kịch Pháp Cooc nây (Corneille). Ông cho rằng: việc nói dối của xã hội có hai loại, một loại là nói dối đơn, tức người nói tự biết rõ mình đang nói sai sự thật, họ không tin vào cái mình nói với người khác; còn loại kia là nói dối kép, tức là ngay cả chủ thể của việc nói dối cũng tin vào điều mình đang nói dối người khác. Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng không phải phi lý.
Bây giờ là những ngày cuối tháng mười, mùa Halloween, mùa của những sự kinh dị của con người mà ma quỉ phải chịu mang tiếng oan. Chỉ còn hai tháng nữa hết năm, cho nên người ta phải bắt đầu tính chuyện tìm kiếm “Story of the Year” – câu chuyện trong năm – để làm quà cho “má bầy trẻ” (người đọc). Chuyện tìm kiếm này không khó, nhưng đường đi khó không khó vì không có chuyện kể, mà khó vì có quá nhiều chuyện. Chẳng biết bắt đầu từ đâu, và chấm dứt ở đoạn nào!
Hơn 90 triệu dân ta đang chăm chú hướng về 500 đại biểu Quốc hội – những người ưu tú nhất, được Đảng cử, Dân bầu – đang đem hết tâm huyết và trí tuệ ra thảo luận chuyện quốc gia đại sự về “THÂN THẾ LÃNH ĐẠO ĐẢNG NHÀ NƯỚC LÀ DIỆN THÔNG TIN MẬT” hay không? Đối với chế độ XHCN ưu việt của ta thì đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, chứ không như chế độ tư bản thối nát, chúng coi chuyện này cứ như chuyện rau, dưa bán ở chợ ngồi xổm! Xin lý giải vài cái “vì sao”.
Có lẽ, trong hàng ngũ cán bộ cao cấp của hệ thống chính trị cộng sản mà tôi đã gặp, Giáo sư Chu Hảo để cho tôi nhiều ấn tượng nhất.
Ấn tượng đầu tiên, là dưới mái tóc bạc trắng phau của ông, luôn thường trực một nụ cười thân thiện và dễ mến. Và sau đó, khi nói chuyện, là một tấm lòng luôn đau đáu với vận mệnh đất nước, với những tiến bộ xã hội, với những đau khổ của người dân Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản.
“Nhân dịp” Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật đảng và một số trí thức, nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam tuyên bố từ bỏ đảng công sản, tôi gửi lại bài viết về suy nghĩ của tôi từ 13 năm trước, đến các đảng viên công sản đặc biệt là các đảng viên từng du học tại Ba lan, Đông Âu từ những năm 60 của thế kỷ trước như tôi.
Theo kinh nghiệm của Cam Bốt và Thái Lan, đa đảng chỉ là một điều kiệ cần thiết nhưng chưa đủ để xây dựng một thể chế dân chủ, văn minh, tiến bộ và lành mạnh. Bên cạnh các cơ chế căn bản như tam quyền phân lập cùng với một hệ thống truyền thông tự do và độc lập thì cũng cần các thành phần trong cuộc gồm có chính đảng và chính khách hành xử trong tinh thần và văn hóa dân chủ. Thế thì văn hóa dân chủ là gì? Văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng có phù hợp với văn hóa dân chủ hay không?
Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này từ lâu, nhưng muốn làm một cách bình thường, không gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật PGS.TS. Chu Hảo, tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay. Tức nhân dịp này tuyên bố một quyết định đã chuẩn bị từ trước, đồng thời để tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Tự nguyện từ bỏ ĐCS là một chuyện, nhưng bị ĐCS đuổi ra lại là chuyện hoàn toàn khác.
Cho đến nay mới có một số đảng viên CS từ bỏ ĐCSVN, như đại tá nhà văn Phạm Đình Trọng, Nguyễn Đình Cống, … Còn lại, các đảng viên CS khác nằm im nghe ngóng mặc dù họ đều biết cái ĐCSVN của họ chỉ là một đảng của một lũ quan chức tham nhũng, độc đoán, và tư tưởng hủ bại.
Chu Hảo bị cấp trên moi ra vài khuyết điểm. Khuyết điểm không nhiều, thông báo vẻ như qua loa nhẹ nhàng thôi, nhưng chúng nằm trong vùng bị liệt hạng nặng nề. Mới nghe tin, mình đã định cho qua, chẳng muốn tạo cơ hội cho các nhà hoạt động dư luận. Nhưng lại vừa đọc tin bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận được 28,87% tín nhiệm cao và 40% tín nhiệm, cộng chung là được sát nút 70 phần trăm tín nhiệm! Ầu, vậy thì ta thử đem khuyết điểm của Chu Hảo ra phân tích coi.
Báo giới hôm qua vừa đưa tin rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, vì ông đã cho “xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.”
Chính sách đối ngoại của Washington dựa trên quan điểm “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump đã có nhiều tác động lớn nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Nữ dân biểu Nghị viện châu Âu Jude Kirton-Darling (thuộc đảng Lao Động, Anh Quốc), sau khi tham dự buổi điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam tại Brussels, đã trình bày những nhận định của bà trong bài viết: “Liên minh châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam“.
Người phụ nữ cao tuổi lặng lẽ bước tới và vỗ nhẹ vào vai tôi, vốn đang nhễ nhại mồ hôi dưới buổi chiều tháng Sáu tại thành phố Hồ Chí Minh. Mái tóc hoa râm, mắt hé nhìn, miệng hơi lộ các nướu răng, cô đưa một cái lon đã mở nắp và ra hiệu cho tôi uống.
Khác với người tiền nhiệm, lãnh đạo mới của Cục An ninh mạng (A05 – nhập từ A68 và C50) đã lắng nghe ý kiến của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) và của các bộ ngành hơn. Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng (ANM), vì thế, đã bỏ khá nhiều quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh từng bị phản đối trong 2 dự thảo trước (3-10 & 11-10-2018).
“Chúng ta chỉ cần đòi hỏi những cam kết đó và nói cho rõ rằng chúng ta sẽ không phê chuẩn hiệp định thương mại nếu các yêu cầu của chúng ta không được đáp ứng. Đòi hỏi rằng nhân quyền phải được tôn trọng phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong lịch trình của chúng ta.
Nguyễn Văn Hoá là một nhà hoạt động trẻ ở Hà Tĩnh. Khi nhà máy Formosa xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường tại quê nhà, anh đã dấn thân tham gia các hoạt động bảo vệ môi sinh, tích cực hỗ trợ cộng đồng dân cư tại đây đi tìm công lý.
Hoá được biết đến như là “một phóng viên đưa tin chiến trường” tại Hà Tĩnh – vào thời điểm mà vùng đất này như một thùng thuốc súng khổng lồ, vào thời điểm mà các phóng viên nhà nước theo lệnh buộc phải rời khỏi vùng đất này, và các phóng viên tự do không dám mạo hiểm bước chân vào.
Sáng nay tôi lên 71 Quán Thánh đổi Thẻ BHYT, nhưng cơ quan này đã chuyển về 142 Đội Cấn. Thế là vòng lại, qua đầu đường Hùng Vương. Chợt trông thấy một nhóm phụ nữ chừng hơn chục người, nhếch nhác ngồi ngay đầu đường với những tấm “Biểu kêu oan” và la liệt bằng Tổ quốc Ghi công, các loại đơn từ…
Hiện tượng chị Nguyễn Thị Thùy Dương lột giày ném thẳng vào mặt đám lãnh đạo cao nhất TP Hồ Chí Minh khi họ tổ chức tiếp xúc cử tri Quận 2, Thủ Thiêm, hôm 20/10/2018, đã làm cộng đồng mạng vô cùng hồ hởi phấn khởi! Xin được dùng 4 chữ “hồ hởi phấn khởi” của chế độ vì họ ưa dùng mấy chữ nầy để chỉ sự thỏa lòng nhưng họ dùng chỉ rặt là tuyên truyền.
Chặng đường 28 năm đi tìm lại công lý của chị Nguyễn Thị Thùy Dương trú tại Bình Trưng Đông Quận 2, là điện hình của nỗi khắc khổ “tột cùng” khi hàng ngàn mét vuông nhà mình bị chính quyền hô … “biến”.
Một câu hỏi mà người viết thường được hỏi và cũng thường được nghe tranh luận là “Việt Nam có nhiều trăm tù nhân lương tâm bị CS bỏ tù với những bản ác khắc nghiệt nhưng tại sao nỗ lực của người Việt, trong cũng như ngoài nước, chỉ tập trung vận động cho một vài người?”
Câu hỏi đúng về mặt tình cảm nhưng có lẽ nên phân tích sâu thêm về lý luận. Cuộc đấu tranh nào cũng thế, có những người tranh đấu, có phong trào tranh đấu nhưng trên hết phải có biểu tượng của cuộc đấu tranh.
Cho đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa thẩm vấn được Lê Hồng Quang, vì kể từ khi vụ tai tiếng này bùng nổ, cựu ứng viên chức vụ Đại sứ Slovakia tại Việt Nam đã biến mất, không còn ở Slovakia.
Bệnh nặng không được chữa trị. Thuốc người nhà gửi vào bị trại giam trả về. Đơn xin khám chữa bệnh bằng chi phí riêng của gia đình cũng bị lãnh đạo trại giam làm ngơ. Đó là tình cảnh của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nguyên chủ tịch của Hội Anh Em Dân Chủ hiện đang thụ án 12 năm tù tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai.
Bốn mươi hai năm về trước ở nước ta có một vụ án được che đậy kỹ càng, chỉ một số ít người trong đảng cộng sản được biết, có tên là ”Vụ án Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”.
Từ ngày 12/11 đến ngày 7/12 năm 2018 , Uỷ ban Chống tra tấn LHQ sẽ có phiên họp lần thứ 65 tại Geneva để thẩm tra Báo cáo ban đầu của nhà nước Việt Nam về việc thực hiện Công ước Chống tra tấn sau hơn 3 năm phê chuẩn.
Trong hạ tuần tháng 10 năm 2018, người Việt trong nước lẫn hải ngoại nghe nhiều nhất 2 tin sau đây.
Một là tin một người phụ nữ Việt Nam trẻ tên Nguyễn Thùy Dương, cư dân tại Thủ Thiêm ném chiếc giày cô mang vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN, đương kim dân biểu quốc hội và chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân TP Hồ Chí Minh, Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Lớn Nhất Việt Nam, gây chấn động cả nước.