Đại dịch và nhân quyền – nên tường trình với thiên hạ!

Blog VOA

Trân Văn

28-9-2021

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khóa 76 tại New York, Hoa Kỳ, ngày 22-9-2021, theo giờ Hoa Kỳ. Photo chụp từ UN Web TV.

Đấu tranh vì cái gì?

Nguyễn Đình Cống

24-9-2021

Lâu nay, do vụ đại dịch nên vụ án Đồng Tâm và Hồ Duy Hải bị lắng xuống. Bị lắng xuống nhưng xin hãy ghi nhớ và tiếp tục đấu tranh, đừng để tắt ngúm. Nhưng đấu tranh vì cái gì, vì mạng sống của mấy người con cụ Kình, của Hồ Duy Hải hay là vì để BẢO VỆ CÔNG LÝ, để không cho những kẻ lợi dụng quyền lực, dẫm đạp lên đạo đức và luật pháp, coi thường ý kiến của những người bảo vệ công lý , để “ỉa vào miệng” của số đông nhân dân đòi công bằng.

Ông Trương Gia Bình vẫn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định

Huy Đức

21-9-2021

Vào thời điểm này, những nghĩa cử như của ông Trương Gia Bình là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên – càng ngày chúng ta càng thấy – muốn làm từ thiện thành công, rất cần, không chỉ tấm lòng mà còn phải rất chuyên nghiệp.

Đảng Cộng sản TQ muốn hủy diệt Triệu Vy, vì sao?

Tuấn Khanh

19-9-2021

Lần đầu tiên, những lời nhận định và giải thích về việc nhà cầm quyền Bắc Kinh xóa sổ danh tính và giá trị của ngôi sao điện ảnh Triệu Vy xuất hiện. Tuy là nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng từ đó, người ta hiểu được vì sao một chế độ lại thẳng tay hủy diệt hình ảnh tiêu biểu về văn hóa đương đại của mình như vậy.

Báo Sạch

Trịnh Hữu Long

13-9-2021

Một văn bản được cho là Kết luận Điều tra vụ Báo Sạch cho rằng nhóm này đã nhận vài tỷ đồng từ các doanh nghiệp để làm truyền thông. Một số báo nhà nước cũng loan tin tương tự. Tôi không rõ những thông tin này chính xác tới đâu. Tuy vậy, cứ cho là thông tin này đúng sự thật thì có mấy điều đáng lưu ý:

Hà Nội biến thành nhà tù lộ thiên để chiến đấu chống lại vi rút corona

Viet-Studies

Nguyễn Chí Thành, dịch từ Monde

4-9-2021

Những hàng rào sắt, tre, kẽm gai, và vỏ thùng bia được vội vã dựng lên trên đường phố Hà Nội để ngăn người dân đi lại và ngăn vi rút corona lây lan khiến thủ đô Việt Nam giống như một nhà tù lộ thiên.

Tôi tin chồng mình luôn là một người chính trực, không bao giờ nhượng bộ trước bất công!

Trịnh Nhung

2-9-2021

Bùi Văn Thuận lúc bị công an dẫn giải. Ảnh: TTXVN

Xin kính chào các cô chú, chị em thân hữu gần xa. Cháu/em là Nhung, vợ của anh Bùi Văn Thuận. Người đã bị nhà cầm quyền bắt giữ vào ngày 30 tháng 8 năm 2021.

Bàn về quan hệ Việt – Mỹ qua chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris

Trương Nhân Tuấn

31-8-2021

Chuyến công du VN của bà phó tổng thống Mỹ Kamala Harris báo chí VN trong nước cũng như hải ngoại, từ mấy ngày qua đã nói rất nhiều. Các ý kiến của chuyên gia quốc tế, chuyên gia quốc nội đã được đăng tải nhiều ngày trên các trang mạng truyền thông chính thống. Lại còn có thêm các trang mạng phi chính thống như facebook hay các trang blog cá nhân. Chuyến công du của bà Harris trở thành một hiện tượng “trăm hoa đua nở”.

Chiến đấu chống lại Chủ nghĩa Cộng sản nhân danh phẩm giá con người

Lam Bình Duy Niên

30-8-2021

Dọn đống sách bừa bộn trên kệ, tôi chợt thấy và vội cầm cuốn “La Grande Parade. Essai sur la survie de l’utopie socialiste” của nhà triết học, viện sĩ Viện Hàn lâm nổi tiếng người Pháp, Jean-François Revel.

Có nên làm cho rõ

Nguyễn Đình Cống

28-8-2021

Ngày 24 tháng 5 năm 2016, trong chuyến thăm Việt Nam, tổng thống Obama có cuộc gặp gỡ với đại diện một số tố chức Xã hội dân sự. Tuy rằng một số người được mời đã bị tóm giữ như Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang, nhưng cũng đã có người thoát được sự ngăn chặn để đến dự, ví như ca sĩ Mai Khôi.

Trả lời cho câu “Không làm được gì thì đừng chỉ trích”

Nguyễn Vi Yên

28-8-2021

Xin thưa, “chỉ trích” tức là “làm”.

Harris nói, bà đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người bất đồng chính kiến

The Diplomat

Tác giả: Alexandra Jaffe

Vũ Ngọc Chi, lược dịch

26-8-21

Harris cho biết, bà đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt về việc trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

Mỹ đi rồi Mỹ lại về

Lê Minh Nguyên

27-8-2021

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris kết thúc chuyến công du châu Á bằng việc lên tiếng phản đối CSVN đàn áp các nhà hoạt động và nhà báo. Đồng thời, bà tái khẳng định sự can dự của Mỹ với các đồng minh trong khu vực để chống lại TQ.

Kamala Harris có dịp đứng về phía dân chủ trong tuần này. Bà nên sử dụng nó

Washington Post

Tác giả: Will Nguyễn

Trúc Lam, chuyển ngữ

23-8-2021

Phó Tổng thống Harris nói chuyện với quân nhân khi bà đến thăm tàu USS Tulsa ở Singapore hôm thứ Hai. Nguồn: Evelyn Hockstein / Reuters

Phản biện và chính thể

Ngô Huy Cương

21-8-2021

Chắc chắn rằng không ai có thể tin cậy được vào những kết quả nghiên cứu hay những nhận định hay những kết luận khoa học của một khóa luận, một luận văn, một luận án hay một đề tài nghiên cứu nào đó nếu nó được bảo vệ mà không có người phản biện.

Sa thải cô Trần Thị Thơ: Công an mới là chính phạm!

Blog VOA

Trân Văn

18-8-2021

Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) vừa yêu cầu Đại học Duy Tân báo cáo chi tiết về việc sa thải cô Trần Thị Thơ, giảng viên Khoa Ngoại ngữ trước ngày 23/8/2021, sau khi nhận được một số thông tin phản ánh và kiến nghị về vụ sa thải này (1).

BKAV đã bị hack như thế nào?

Dương Ngọc Thái

16-8-2021

BKAV lại bị hack, hacker nói sẽ live stream, nhưng, móng tay nhọn gặp da mặt dày, BKAV đã “xịt nước” tắt hết máy chủ! Sợ té đái là có thiệt nha bà con ơi.

Sa thải cô giáo vì phát ngôn, một tiền lệ nguy hiểm, đi ngược sự tiến bộ xã hội

Nguyễn Thanh Huy

12-8-2021

Sự việc cô giáo phát ngôn trong giờ dạy trực tuyến, nói về công tác chống dịch, dẫn đến kết quả là công an đã mời cô lên làm việc và sau đó là trường Đại học Duy Tân đã sa thải cô với lý do “có phát ngôn phiến diện, sai lệch về công tác chống dịch”.

Quyết định đuổi việc cô giáo của ĐH Duy Tân không thuyết phục

Phạm Văn Hội

11-8-2021

Việc cô giáo dạy tiếng Anh tranh luận với sinh viên có nội dung liên quan đến cứu trợ Covid của chính phủ và việc có một số người dân phải tự di chuyển hàng ngàn cây số về nhà, kết cục là quyết định đuổi việc của ĐH Duy Tân áp dụng với cô giáo ngay sau đó.

Nghe nội dung tranh luận trên youtube, cũng là một giáo viên, tôi mong muốn được đưa ra một số giả định và chia sẻ quan điểm như sau:

Tâm lý nô lệ

Thái Hạo

9-8-2021

Chuyện nữ giảng viên đại học Duy Tân (Đà Nẵng) bị điều tra vì… nói thật và nói thật lòng, ngoài sự “im lặng là vàng” của giới giảng viên đại học trước bất công trên đầu đồng nghiệp và sự phi lý từ phía cơ quan nhà nước ra thì còn một điều nữa khiến tôi thấy thật khó hiểu: Có nhiều người trách cậu sinh viên đã post đoạn đối thoại ấy lên mạng, vì theo họ như thế là gài bẫy, là âm mưu, là xấu xa v.v.

Quyền con người và tương lai của giáo dục

Thái Hạo

8-8-2021

Theo VietNamnet, đoạn hội thoại trong hình là lời của nữ giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân (Đà Nẵng). Tờ báo cho biết đây là những “phát ngôn sai lệch, gây bức xúc” và công an Đà Nẵng đang điều tra.

Xin được tỏ lòng thương tiếc với một con người tài giỏi, có tâm với đất nước

Đoàn Bảo Châu

7-8-2021

Xin được kể một “tai nạn báo chí” liên quan tới ông.

Năm 2000, trước khi Bill Clinton sang Việt Nam, cô phân xã trưởng của hãng thông tấn AP của Mỹ gọi điện cho tôi hỏi có một công việc khó khăn, Châu có giúp được không?

Đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại cho Trần Huỳnh Duy Thức

Trần Huỳnh Duy Thức

5-8-2021

Kính gởi: Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng kính gởi: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Tôi tên: Trần Huỳnh Duy Tân, sinh năm: 1970, thường trú tại địa chỉ: 479/16 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM.

Tôi là em trai của Trần Huỳnh Duy Thức, người bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” bởi bản án số 254/2010/HSPT ngày 11/5/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Tp. Hồ Chí Minh. Anh Thức bị bắt ngày 24/5/2009 và thụ án từ đó đến nay đã hơn 12 năm.

Anh Thức và gia đình chúng tôi luôn tự hào về những việc anh Thức đã làm để đóng góp xây dựng cho sự phát triển của đất nước cho dù do những việc đó mà anh Thức đã bị kết án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” một cách sai trái. Do đó anh Thức đã không nhận tội. Anh Thức đã, đang và sẽ kiên trì sử dụng pháp luật để đòi công lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Vào ngày 7 tháng 7 năm 2018, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã làm và gởi đến Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN HÌNH PHẠT CÒN LẠI. Đơn này đã được Trại giam số 6 – Tỉnh Nghệ An gởi phát chuyển nhanh đến Tòa án nhân dân tối cao ngày 17/7/2018. Bản sao đơn này của anh Thức được gởi kèm theo đây.

Sau đó, do không nhận được phản hồi của Tòa án nhân dân tối cao nên anh Trần Huỳnh Duy Thức đã gởi lại đơn trên một lần nữa vào tháng 8/2020.

Kể từ ngày anh Thức gởi đơn đến nay đã hơn 3 năm rồi mà anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi, trả lời nào của Tòa án nhân dân tối cao.

Tôi, gia đình tôi, bạn bè cùng luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ nội dung Đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại của anh Thức, đối chiếu với Bộ luật Hình sự 2015 cùng các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao… và nhận thấy rằng anh Trần Huỳnh Duy Thức hoàn toàn có quyền được áp dụng quy định có lợi của Bộ luật hình sự 2015 để được miễn hình phạt còn lại.

Trong điều kiện bị giam cầm, mất quyền tự do, anh Thức đã không thể trực tiếp yêu cầu công lý cho mình nên tôi, người làm đơn này, với tư cách là em trai, em ruột của anh Trần Huỳnh Duy Thức thay mặt cho anh mình, một lần nữa gởi Đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại cho anh Trần Huỳnh Duy Thức và đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét giải quyết với các căn cứ sau đây.

Bộ luật hình sự 2015 đã tạo ra cho anh Trần Huỳnh Duy Thức một quyền lợi rất quan trọng để được trả tự do ngay. Đó là quyền được miễn chấp hành hình phạt còn lại. Tôi viết đơn này đề nghị Tòa án nhân dân tối cao thực thi trách nhiệm của mình để bảo vệ quyền lợi đó cho anh Thức.

Giá trị nhân văn xuyên suốt của Bộ luật hình sự 2015 (cả sửa đổi hoặc chưa sửa đổi) là: Áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội. Nguyên tắc này không chỉ thể hiện tại Điều 7 Bộ luật này mà còn được tái khẳng định và cụ thể hóa tại các Nghị quyết số: 109/2015/QH13; 144/2016/QH13 và 41/2017/QH14 của Quốc hội. Theo đó, nếu Bộ luật hình sự 2015 có quy định một hình phạt nhẹ hơn hoặc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt thì sẽ áp dụng quy định đó cho người phạm tội dù người đó đang chấp hành hình phạt.

Trong Bộ luật hình sự số 100/2016/QH13 (tức Bộ luật hình sự 2015 chưa sửa đổi, sau đây gọi tắt là BLHS 2015 CHƯA SỬA) tại Điều 14 không quy định người chuẩn bị phạm tôi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thuộc diện chịu trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa rằng khi BLHS 2015 CHƯA SỬA có hiệu lực thì những người đã bị kết án, đang thụ án về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” bởi những hành vi chuẩn bị phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 (sau đây gọi là BLHS 1999) sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Đây chính là một quy định có lợi cho người phạm tội. Tuy BLHS 2015 CHƯA SỬA bị lùi hiệu lực thi hành (đáng lẽ vào 1/7/2016) nhưng những quy định có lợi của Bộ luật này vẫn còn có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/2016. Điều này được khẳng định tại điểm a khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 144/2016/QH13 của Quốc hội (Nghị quyết lùi hiệu lực của BLHS 2015 CHƯA SỬA). Tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này, Quốc hội đã giao cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành điểm a khoản 4 Điều 1 nói trên.

Để thực hiện việc hướng dẫn này, ngày 30/6/2016 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP bổ sung thêm 2 trường hợp áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội (bên cạnh 6 trường hợp đã được nêu tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội). Một trong hai trường hợp được bổ sung nói trên là: Người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội trừ các tội quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 (tức BLHS 2015 CHƯA SỬA).

Xin lưu ý rằng khoản 2 Điều 14 BLHS 2015 CHƯA SỬA không liệt kê tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sự bổ sung này chính là sự khẳng định của Tòa án nhân dân tối cao rằng hành vi chuẩn bị phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” không thuộc diện chịu trách nhiệm hình sự mà tôi đã viết viết ở trên. Sự bổ sung này đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong việc bảo vệ quyền chính đáng cho nhân dân dựa trên những gì mà Quốc hội đã quyết định.

Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã bị kết án bởi những hành vi chuẩn bị phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo BLHS 1999. Vì vậy, anh Trần Huỳnh Duy Thức có quyền được áp dụng quy định có lợi của BLHS 2015 theo những căn cứ rõ ràng của pháp luật đã nêu trên.

Do đó, tôi đề nghị Chánh án Tòa án nhân tối cao, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho anh trai tôi là Trần Huỳnh Duy Thức, bao gồm 04 năm tù giam và 05 năm quản chế. Qua đó trả tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Kính thưa Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

Kính thưa Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trong tù anh Thức đã đợi sự hồi đáp, trả lời của Tòa án nhân dân tối cao cho Đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại của ảnh rất lâu mà không nhận được bất kỳ sự trả lời nào với bất kỳ lý do nào. Trong hoàn cảnh bị giam cầm, không có tự do, không được phép tiếp xúc luật sư hỗ trợ, không có chọn lựa nào khác để đòi hỏi công lý cho mình, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã buộc phải chọn cách thức tuyệt thực đến chết để phản đối nếu Tòa án nhân dân tối cao không trả lời đơn của ảnh. Dù biết rằng đây là sự chọn vô cùng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần và nguy hiểm cực kỳ đến tính mạng của mình nhưng anh Thức đã không còn chọn lựa nào khác trước sự im lặng mà không hề có bất kỳ lý do nào của Tòa án nhân dân tối cao.

Anh Thức đã tuyệt thực thực phản đối từ ngày 20/2/2021. Đến ngày 8/7/2021 vừa qua cơ thể anh Thức hoàn toàn suy kiệt và nhiều lần cận kề với cái chết.

Trong cuộc điện thoại gọi về cho gia đình vào cuối tháng 7 vừa qua, anh Thức đã nói với các con của mình: “Ba khẳng định đã tuyên bố tuyệt thực trí mạng và ba không lấy tính mạng của mình ra đùa. Tới lúc này ba không còn chấp nhận ở tù vô lý nữa, hoặc giải thoát hoặc siêu thoát. Ba đã sẵn sàng chết để bừng lên những nguồn sáng mạnh mẽ dẫn tới cách mạng ánh sáng. Tòa án nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm về cái chết này vì sự coi thường pháp luật của họ.”

Do vậy, tôi khẩn thiết đề nghị Tòa án nhân dân tối cao sớm giải quyết và trả lời đơn yêu cầu miễn hình phạt còn lại ngày ghi ngày 7/7/2018 của anh Trần Huỳnh Duy Thức và đơn này của tôi có cùng nội dung.

Hiện nay, kể từ ngày 8/7/2021 đến nay, anh Thức đang tạm hoãn tuyệt thực đến chết để chờ trả lời của Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Trại giam số 6 và Cục 10 – Bộ Công an. Nếu một thời gian nữa mà Tòa án nhân dân tối cao vẫn im lặng không trả lời thì anh Thức sẽ bước vào đợt tuyệt thực quyết liệt đến chết. Anh đã khẳng định điều này với con mình trong lần gọi điện thoại về nhà cuối tháng 7 vừa qua: “Một thời gian nữa nếu Tòa án nhân dân tối cao không trả lời đúng pháp luật thì ba sẽ bước vào đợt quyết liệt, ba đã sẵn sàng đổi sinh mạng của mình để lấy sự khai sáng cho dân tộc, lấy quyền cho người dân”.

Một lần nữa, tôi rất mong sự xem xét và giải quyết đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại của Trần Huỳnh Duy Thức và đơn này của tôi của Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân nhân tối cao. Trong trường hợp không quyết định miễn hình phạt còn lại cho Trần Huỳnh Duy Thức thì trong văn bản trả lời cho anh Thức và cho tôi thì đề nghị Ông Chánh án và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải quyết thỏa đáng những đề nghị nêu trên của chúng tôi.

Thông tin phản hồi xin vui lòng gởi về:

– Người nhận: Trần Huỳnh Duy Tân

– Điện thoại: 0938676299; email: tanthd@gmail.com

– Địa chỉ: 48/8/15, Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trân trọng kính chào.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 8 năm 2021

Kính đơn,

Trần Huỳnh Duy Tân

Đính kèm:

– Bản sao Đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại của Trần Huỳnh Duy Thức ngày 7/7/2018;

– Bản sao Nghị quyết 109/2015/QH13 của Quốc hội;

– Bản sao Nghị quyết 144/2016/QH13 của Quốc hội;

– Bản sao Nghị quyết 41/2017/QH14 của Quốc hội;

– Bản sao Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thư gửi anh Trần Huỳnh Duy Thức

(Nhờ gia đình anh Thức chuyển tới anh)

München, ngày 3.08.2021

Anh Thức quý mến,

Ngày 31.07.2021 tôi có đọc được tin về tình trạng sức khỏe, cũng như quyết định của anh do gia đình anh loan báo.

Tình trạng nguy cấp của Trần Huỳnh Duy Thức

Trần Huỳnh Duy Thức

31-7-2021

ANH THỨC GỌI ĐIỆN VỀ NGÀY 30-07-2021

Chúng tôi phỏng vấn cử tri về gian lận bầu cử. Đây là những gì họ nói

Luật Khoa

27-7-2021

Phiếu không hợp lệ cũng thành hợp lệ.

Hai tháng qua, Luật Khoa đã thu thập được một số tài liệu, lời kể từ các cử tri nhân chứng cùng những người liên quan đến công tác bầu cử tại các đơn vị bầu cử khác nhau ở một số tỉnh, thành, phản ánh vấn đề bầu thay bầu hộ (BTBH) và các vấn đề khác trong quá trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam.

Trong chín nhân vật Luật Khoa phỏng vấn, sáu người đã chứng kiến hoặc/ và tham gia bầu thay bầu hộ trong kỳ bầu cử 2021. Trong ba người còn lại, một bị chính cán bộ ở tổ bầu cử khuyến khích BTBH, một thì có người nhà tham gia BTBH và người thứ ba từng BTBH trong đợt bầu cử trước vào năm 2016.

Những người chứng kiến tình trạng BTBH đều có một quan sát chung: một người cầm một xấp thẻ cử tri đưa cho cán bộ ở tổ bầu cử để đổi lại một xấp lá phiếu mà không bị ai quở trách, trừng phạt, hay thậm chí không bị ai thắc mắc, hỏi han.

Hành vi bầu thay bầu hộ vi phạm Điều 69, Luật Bầu cử 2015. [1] Và những quy định này gần như không thay đổi kể từ Luật Bầu cử 1997. [2]

Chúng tôi giấu tên các nhân chứng để bảo đảm an toàn cho họ.

Như chiếc bánh 9 tầng

Sáng 23/5/2021, B. đã dậy sớm xếp hàng đi bầu ở một đơn vị bầu cử ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

“Tôi thấy bác đi trước tôi đưa cả ba thẻ cử tri ra, nhưng [cán bộ bầu cử] không thắc mắc là ‘Bác đi bầu thay bầu hộ à’, mà họ lần lượt phát ba lá phiếu cho mỗi thẻ cử tri, thứ tự lần lượt, xanh đỏ vàng, xanh đỏ vàng… như một cái bánh chín tầng.”

Bàn gạch tên có bốn chỗ, vách ngăn tuy nhiên không có người điều phối dẫn đến cảnh cử tri chen lấn, đứng túm tụm. B. và nhiều cử tri khác gần như không có chỗ ngồi, đứng chỗ nào gạch chỗ đấy, gạch trên lưng nhau, trên tường, dưới đất, trên đùi, v.v. Nhiều người nếu không cố tình thì cũng vô tình để lộ thông tin trên lá phiếu của mình.

“Người thì hỏi ‘Ơ, giờ gạch thế nào?’. Người thì bảo chờ người nhà gạch trước rồi gạch theo. Người ta chỉ muốn nhanh nhanh gạch rồi nhét vào hòm phiếu”, B. kể lại.

S., một cử tri nhân chứng ở một đơn vị bầu khác tại Hà Nội, cho biết khi gia đình nhận thẻ cử tri, các thẻ được dập ghim lại theo hộ gia đình. Đến ngày đi bầu, mẹ của S. cầm nguyên xấp thẻ cử tri này và được ban tổ chức phát lại một xấp phiếu. S. lấy đủ số phiếu của mình từ mẹ và tự gạch, trong khi mẹ S. bầu luôn cho chị gái của S., người ở nhà từ chối đi bầu.

S. nói mẹ cô biết rõ không nên bầu thay bầu hộ, nhưng không nhận thức được hành động này là vi phạm Luật Bầu cử.

Trường hợp của K. ở Quảng Ninh cũng tương tự khi mẹ cô bầu thay cho bố và em trai của cô.

“Bố tôi lấy lý do bị xoang và tránh COVID nên nhờ mẹ tôi đi bầu thay. Em trai tôi thì chưa đi bầu bao giờ nên không hiểu tại sao phải đi bầu. Bố mẹ tôi cũng không bắt nó đi bầu.”

Nhận định từ các cử tri nhân chứng cho thấy nhiều người dân không thấy tầm quan trọng hay ý nghĩa trong việc tham gia bầu cử nên sẵn sàng nhờ người bầu hộ. Những người đi bầu hộ thì lại bầu với tâm lý “làm cho xong”.

Phần lớn những người thực hiện BTBH không nhận thức được hành vi của họ là trái luật. Sự hợp tác từ cán bộ tổ chức bầu cử càng củng cố cho quan điểm này.

Ở một số trường hợp, các cử tri nhân chứng cho biết chính các cán bộ tham gia công tác bầu cử lại là người thực hiện hành vi BTBH.

Một điểm bỏ phiếu tại Hà Nội, ngày 23/05/2021. Ảnh: AP/ Hau Dinh.
Một điểm bỏ phiếu tại Hà Nội, ngày 23/05/2021. Ảnh: AP/ Hau Dinh

Ông tổ trưởng “tốt bụng”

B. ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho Luật Khoa biết đây là lần thứ hai anh tham gia bầu cử. Lần đầu tiên là vào năm 2016, khi đó B. mới bắt đầu quan tâm đến bầu cử, nghe tin đồn về bỏ phiếu hộ nên đặc biệt quan tâm đến tình trạng này.

“Hồi đấy tôi bầu ở khu vực khác, nó còn kinh hơn. Vì khu đấy, rất nhiều người ở thuê ở trọ, họ cứ bảo tổ trưởng tổ dân phố bầu luôn cho. Họ toàn người đi làm, mưu sinh. Họ không quan tâm ông nào đại diện cho mình. Bác tổ trưởng tổ dân phố có tập thẻ cử tri rất dày.”

H. ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Hà Nội) thì cho biết những năm trước đó, gia đình đưa thẳng xấp thẻ cử tri cho tổ trưởng tổ dân phố bầu hộ. Năm nay, H. tính chuyển địa điểm bỏ phiếu nhưng bị trễ hạn đăng ký.

“Bác tổ trưởng nói nếu hôm bầu cử tôi không ở Nghĩa Đô thì gửi phiếu lại cho bác ấy, gửi cho gia đình để bầu. Tôi nói ‘Không, thẻ cử tri của cháu là cháu phải giữ, chứ không thể đưa cho người khác, cho gia đình bầu thay được’.”

“Bác ấy cứ bảo là ‘Được, làm thế được’ và còn dặn rằng nếu tôi không đi bầu thì đưa thẻ cử tri cho bác ấy […] Bác ấy nói ‘Đó là thẻ của bác. Thẻ phát ra phải khớp thẻ thu về”, H. thuật lại.

H. từ chối đưa thẻ cử tri của mình. Đến ngày bầu cử, anh bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, H. cũng chính là một trong những cử tri nhân chứng tham gia bầu thay bầu hộ. Anh lấy lý do là vì dịch COVID-19 nên không muốn người thân trong gia đình đi bầu, nhưng nếu không đi bầu thì chắc chắn sẽ bị người của phía tổ dân phố làm phiền, thúc giục bỏ phiếu hoặc yêu cầu trả lại thẻ cử tri cho họ.

“Người nhà ốm? Cứ bầu thay, không sao đâu”

N. ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thì rơi vào một tình huống khác. Trước ngày bầu cử, khi đến khu vực bỏ phiếu để nhận thẻ cử tri, N. chia sẻ mẹ bị bệnh tim, cộng với thời tiết nắng nóng cùng nguy cơ nhiễm COVID-19 nên có thể mẹ N. sẽ không đi bỏ phiếu.

“Ừ, nếu mẹ bị bệnh tim và thời tiết nắng nóng thì có thể đi bỏ phiếu hộ mẹ cũng được”, người cán bộ phản hồi, theo lời kể của N.

“Việc này là trái quy định pháp luật,” N. nói.

“Ui giời, chuyện thường ấy mà, có ai để ý đâu”, người cán bộ kia đáp lại.

Đến ngày bầu cử, N. vẫn chở mẹ đến đơn vị bầu cử để tự đi bầu.

N. là một trong ba cử tri nhân chứng không tham gia BTBH cũng như chứng kiến BTBH tại khu vực bầu cử. Lý do là khi đi bầu thì khu vực bầu cử không có ai ngoài anh và mẹ. N. nói nhiều người không quan tâm đến bầu cử cũng như các ứng cử viên.

“Lúc lấy xe, tôi có hỏi anh bảo vệ thì anh ấy nói là ‘Bầu bán cái gì, biết ai mà quan tâm’.”

Người dân đi bầu ở quận Gò Vấp, TP. HCM ngày 23/5/2021. Ảnh: hcmcpv.org.vn.
Người dân đi bầu ở quận Gò Vấp, TP.HCM ngày 23/5/2021. Ảnh: hcmcpv.org.vn

Thiếu thông tin, người trẻ “bầu đại”

L. là một cử tri nhân chứng ở Bình Dương mà chúng tôi phỏng vấn. Đây là lần đầu tiên L. có cơ hội đi bầu nên anh nghiên cứu rất kỹ.

Em thấy những cuộc tiếp xúc cử tri không được tuyên truyền rộng rãi mà chỉ mời những người lớn tuổi trong khu vực đó. Em phải chủ động gọi cho chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, em dò số trên niên giám, bác ấy mới chỉ qua cấp phường, em mới biết cuộc tiếp xúc diễn ra ngày nào, ở đâu”, L. kể lại.

“Suốt buổi đó cũng không có gì bất ngờ. Các chương trình hành động khá là chung chung, khó mường tượng được họ đóng góp gì. Buổi đó em thấy có một người là chương trình hành động có cái sự chi tiết, còn những người khác nói những câu rất vô thưởng vô phạt, người trẻ cũng nói được.”

Địa điểm bầu cử được tổ chức ngay trong khu ký túc xá nơi L. sinh sống. L. nhận định điểm bầu cử được tổ chức chỉn chu, tuy nhiên, số người tham gia khá ít.

“Các bạn đa số không hiểu lắm về các ứng viên. Họ chỉ bầu đại thôi chứ không bầu thay. Em không thấy ai quan tâm ngoại trừ hai bạn nữ. Em có chia sẻ thông tin để hai bạn đó ra quyết định, chứ nhiều bạn chọn cách không đi bầu luôn vì họ không nắm thông tin.”

Tuy không tham gia hay chứng kiến BTBH ở điểm bầu cử của mình, nhưng L. không xa lạ gì vì đã chứng kiến người thân mình ở tỉnh nhà BTBH.

“Ở nhà thì ba em bầu thay cho mẹ em. Em cũng biết một số người quen ở tỉnh có đi bầu, nhưng họ cũng nói là ‘Bầu cho vui chứ có biết là ai đâu mà lựa chọn’”, L. nói.

Để hiểu hơn về quá trình tổ chức bầu cử trong những năm qua, Luật Khoa liên hệ được với hai nhân chứng đặc biệt: một người từng trực tiếp tham gia quá trình tổ chức bầu cử và một người có người thân là người trong tổ bầu cử.

Định hướng bầu cử

C. là một cử tri nhân chứng đặc biệt. Tuy không tham gia vào cuộc bầu cử 2021 năm nay nhưng cô vừa là cử tri, vừa là người tham gia vào quá trình tổ chức bầu cử và kiểm phiếu trong kỳ bầu cử năm 2016.

“Mình là đoàn viên thanh niên và cháu của bà tổ trưởng tổ dân phố. Nghiễm nhiên mình được gọi đi các buổi tiếp xúc cử tri, các buổi cần sự tham gia của thanh niên. Mình cũng ở trong tổ kiểm phiếu”, C. cho biết.

C. kể lại cô được tham gia một buổi giao lưu gọi là “Cử tri trẻ với bầu cử”, trong đó một đại diện bên Mặt trận Tổ quốc đến chia sẻ với một nhóm thanh niên về các quy trình, quy định về bầu cử.

“Điểm buồn cười nhất là chú ấy khẳng định đây không phải định hướng bầu cử, nhưng sau đó liệt kê ra năm người, rồi bảo ba người này sáng giá rồi hai còn lại thì một là trẻ quá, một là nữ […] Mình cảm nhận được mục tiêu của chú ấy.”

Tình trạng định hướng bầu cử cũng có thể đã xuất hiện qua một hình thức khác. Trong kỳ bầu cử năm 2021, trên Facebook xuất hiện thông tin các học sinh trường THPT Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ một bài viết có nội dung bất lợi về Lương Thế Huy, một ứng cử viên của quận Hà Đông.

Hình chụp màn hình từ các tin nhắn có một dòng ghi rõ: “Cán bộ lớp triển khai đến lớp chia sẻ nội dung này lên trang cá nhân của từng học sinh sau đó chụp ảnh báo cáo nhà trường.”

Hình chụp các tin nhắn trên Facebook mà Luật Khoa thu thập được.
Hình chụp các tin nhắn trên Facebook mà Luật Khoa thu thập được. Bấm vào hình để phóng to

Nhiều ảnh chụp màn hình được cho là từ nhiều tài khoản của học sinh kèm theo các dòng tin nhắn báo cáo: “Lớp 10d5 hoàn thành ạ” hoặc “10D4 nộp ạ”.

Điều này đặt nghi vấn về việc các học sinh bị gây áp lực phải phát tán một thông điệp chính trị theo yêu cầu của nhà trường.

Định hướng bầu cử không chỉ xảy ra với các cử tri trẻ tuổi. M. ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết ở khu vực bầu cử của anh, mỗi gia đình được phát một tờ A3 gồm danh sách các ứng cử viên.

Mẹ của M. sau đó tham gia cuộc họp ở tổ dân phố và được định hướng gạch tên một số ứng cử viên.

“Mẹ mình gạch vào tờ A3 đó luôn cho đỡ quên khi đi bầu.”

Gia đình M. không BTBH, nhưng có chứng kiến người khác cầm nhiều lá phiếu bỏ vào thùng phiếu.

Mẹ của nhân chứng M. đánh dấu sẵn vào danh sách ứng cử viên. Ảnh: Nhân chứng cung cấp cho Luật Khoa.
Mẹ của nhân chứng M. đánh dấu sẵn vào danh sách ứng cử viên. Ảnh: Nhân chứng cung cấp cho Luật Khoa

Phiếu không hợp lệ thành hợp lệ

Vào ngày bầu cử năm 2016, C. nói cô có chứng kiến nhiều người cầm hơn bốn lá phiếu trong tay (dù chỉ có bốn cấp bầu ở đơn vị bầu cử đó). C. không nán lại lâu vì cô không được giao nhiệm vụ hỗ trợ quá trình bỏ phiếu.

“Đến tầm tối, có một cô ở tổ bảo là ‘Tối nay C. qua hỗ trợ các cô nhé.’ Lúc đó mình mới nhận ra là ‘À thì ra mình trong nhóm đi kiểm phiếu’”.

Quy trình phân loại phiếu, theo C. nhận định, là rất hiệu quả và nhanh chóng. Tổ kiểm phiếu khoảng hơn chục người, chia ra làm hai nhóm. Các lá phiếu ban đầu được phân loại theo màu sắc và sau đó đặt vào các rổ riêng biệt.

Những rổ này được phân loại theo cách lá phiếu được gạch. Ví dụ, phiếu với hai cái tên cuối bị gạch thì vào một rổ, phiếu với ba cái tên cuối bị gạch thì vào một rổ khác, phiếu bị gạch hoàn toàn, hoặc để trắng thì vào rổ phiếu không hợp lệ.

C. là người phụ trách rổ phiếu không hợp lệ này.

Sau đó, một người phụ nữ đóng vai trò như giám sát viên đến để thanh tra tổ bầu cử. Đúng lúc đó, một người phụ nữ khác trong tổ kiểm phiếu của C. bốc một nắm phiếu từ rổ của cô, tự gạch thêm rồi bỏ vào các rổ phiếu hợp lệ. Việc này diễn ra ngay trước mặt giám sát viên kia.

C. liền thắc mắc: “Cái này là phiếu không hợp lệ.” Người phụ nữ trong tổ kiểm phiếu không trả lời, tiếp tục gạch tên

Trong khi ấy, nữ giám sát viên đứng ngay đó và nói với C.: “Không phải chuyện của em”.

“Mình nhớ lúc đó không ai phản đối. Mọi người khá là bận, không ai để ý gì.”

C. cũng cảm nhận thấy có một nhu cầu phải đạt thành tích cao với mục đích để thể hiện sự đồng lòng, thống nhất.

“Tổ nào mà một giờ chiều đã bỏ phiếu xong hết thì sẽ rầm rộ là tổ mình hoàn thành chỉ tiêu. Sự hồ hởi này nó ngộ. Việc đạt chỉ tiêu rất là quan trọng. Bất chấp các lá phiếu có thực sự được bỏ từ cái người đó không hay một người đi bầu hộ hết. Họ có thể không quan tâm chất lượng tờ phiếu lắm, miễn danh sách cử tri từng này thì tôi cần từng này người đi hết. Làm xong sớm thì được về sớm.”

T. là một trường hợp khác không BTBH trong kỳ bầu cử năm 2021, tuy nhiên, anh và gia đình lại BTBH vào năm 2016.

Nhận thức của T. về bầu cử ở Việt Nam cũng tương đối đặc biệt, nhất là sau khi chính bố anh từng tham gia tổ bầu cử ở Thái Nguyên vào kỳ bầu cử năm 2007.

“Bố tôi từng là bí thư ở cơ quan nhà nước, khi đó đã về hưu. Vì từng là bí thư nên thuộc thành phần đáng tin cậy. Bố tôi nói nhận được chỉ đạo miệng từ trên xuống là ‘Không được dưới 95%’ và các tổ bầu cử phải chủ động bằng cách cho thêm phiếu vào”, T. nói.

“Nguyên văn bố tôi nói là ‘Họ phải nhồi thêm phiếu vào cho ông Mạnh”, T. thuật lại. “Mất mấy năm sau đợt bầu cử đó ông ấy mới dám kể lại cho tôi.”

Về những thông tin T. chia sẻ, Luật Khoa chưa có cơ hội kiểm chứng do nhân chứng trực tiếp là bố T. đã qua đời vào năm 2015.

Cảnh kiểm phiếu ở xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23/5/2021. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Cảnh kiểm phiếu ở xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23/5/2021. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Bầu thay bầu hộ có ở Hà Nội (muộn nhất là) từ năm 1997

Nếu quan sát thông tin trên các kênh truyền thông – báo chí Việt Nam hàng chục năm qua thì các vụ gian lận bầu cử là rất hy hữu. Có lẽ vụ việc một chủ tịch HĐND xã ở Hà Nội bị phát hiện đánh tráo 75 phiếu trong kỳ bầu cử năm 2021 là một trong số ít vụ việc gian lận được phát giác và xử lý công khai. [3]

Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng gian lận bầu cử ở Việt Nam, cụ thể là bầu thay, bầu hộ đã diễn ra từ lâu, được một chuyên gia nước ngoài ghi chép lại từ hơn 20 năm trước.

Nhà nghiên cứu người Singapore David Wee Hock Koh đã có cơ hội quan sát cuộc bầu cử ở Hà Nội vào ngày 20/7/1997 và ghi chép tỉ mẩn trong quyển sách “Wards of Hanoi”. [4] Thời điểm đó, Luật Bầu cử 1997 đã quy định về việc “cử tri phải tự mình đi bầu” và không được nhờ người khác bầu thay, bầu hộ (proxy voting).

Tuy nhiên, ông Koh đã tận mắt chứng kiến nhiều người cầm hai đến ba thẻ cử tri tại một địa điểm bầu cử. Sau khi người này bầu xong (cho chính mình và hai ba người khác), quan chức bầu cử cũng thản nhiên đóng dấu cho tất cả thẻ cử tri mà người này cầm.

Trong một trường hợp cá biệt, ông chứng kiến một người phụ nữ cầm trong tay 8 lá phiếu khi đáng lẽ ra bà ta chỉ nên cầm một phiếu vì lúc đó chỉ có một cấp bầu là đại biểu Quốc hội.

“Bà ta đã được một trong những cán bộ tại bàn đăng ký đưa cho 8 lá phiếu mà không bị đặt một câu hỏi nào, mặc dù vị cán bộ này đã kiểm tra tất các thẻ cử tri [bà ta đưa] và đánh dấu vào danh sách cử tri đi bầu.”

Sau khi truy hỏi thêm, ông nhận thấy đây là “một thực tế phổ biến ở tất các phường ở Hà Nội”. Một người bạn Việt Nam từng theo dõi các cuộc bầu cử vào thập niên 1980 còn thừa nhận với ông Koh rằng ông ta chưa từng tự tay bỏ lá phiếu nào và không hề bị cán bộ phường quở trách hay trừng phạt.

Vào cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân năm 2004, nhiều người bạn Việt Nam của ông Koh cũng nói rằng họ sẽ không đi bầu vì “người nhà sẽ bầu thay họ”.

Còn trong đợt bầu cử năm 1997, ông Koh cũng tự nhẩm tính: Nếu 37% tỷ lệ đi bầu của phường này tương đương 6.500 cử tri (dựa trên thông tin của quan chức quận vào thời điểm ông quan sát) thì sẽ là 2.405 cử tri trong 60 phút, tức khoảng 40 cử tri mỗi phút, tức 10 cử tri mỗi phút ở một trong bốn quầy bỏ phiếu. Tốc độ này có nghĩa quá trình bỏ phiếu của một cử tri chỉ tốn đúng 6 giây! Trừ khi phường này cực kỳ năng suất trong việc đôn thúc cử tri đăng ký lấy phiếu, gạch tên và bỏ phiếu thì khó mà có thể loại bỏ khả năng bầu thay bầu hộ.

Tính sơ qua, ông Koh ước lượng cứ 5 cử tri thì 1 người sẽ BTBH. Nếu như vậy, BTBH chiếm khoảng 20% tỷ lệ cử tri tham gia. Do đó, tỷ lệ tham gia đi bầu thực sự của Việt Nam vào năm 1997 chỉ là 79% – khá tương đồng với tỷ lệ thực ở các kỳ bầu cử của Liên Xô cũ, ông Koh nhận định.

Việc cho phép BTBH là một cách để nhanh chóng đạt tỷ lệ đi bầu cao. Nhiều cử tri chọn cách ở nhà khi “họ tin rằng việc tự đi bầu cũng không tạo ra sự khác biệt vì cho rằng đã có sự chọn lọc từ trước và lựa chọn giới hạn giữa các ứng cử viên”.

Đáng chú ý, ông Koh thậm chí đề cập rằng tình trạng bầu thay bầu hộ đã diễn ra từ trước năm 1989. Ông dẫn nguồn một bài báo trên báo Hà Nội Mới vào năm 1989 có tiêu đề “Cuộc bầu cử có đảm bảo dân chủ hay không, quyết định ở bước Hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò chính” về cuộc phỏng vấn với Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Hà Nội Bùi Mạnh Trung.

Tiếp tục với số liệu, vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992, tính đến 12 giờ trưa ngày bầu cử, một loạt tỉnh thành đã đạt tỷ lệ đi bầu cao: 75% ở Hà Nội, 75% ở Hải Phòng, 87% ở Thừa Thiên – Huế, 95% ở Khánh Hòa, v.v.

Với số lượng phiếu lớn như thế và từ cách thức tổ chức tại thời điểm đó, ông Koh nhận định chuyện này là “hoàn toàn không thể trừ khi cử tri di chuyển như cá hộp trong dây chuyền sản xuất”. Dựa trên số liệu từ truyền thông nhà nước, nếu tính toán kỹ thì sẽ thấy cử tri chỉ cần hai giây để bỏ phiếu xong trong giờ bỏ phiếu đầu tiên.

Dân số Việt Nam vào năm 1997 là khoảng 77 triệu người và vào năm 2021 là khoảng 98 triệu người. [5] Nhưng tỷ lệ đi bầu tính tới giữa ngày bầu cử sau 24 năm tiếp tục đạt mức cao mới. Theo báo Quân đội Nhân dân, tính đến trưa 23/05/2021, ngày diễn ra kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Điện Biên đã đạt 85% tỷ lệ bầu, còn Quảng Ninh đạt 84%. [6]

Nếu như quan sát của nhà nghiên cứu David Wee Hock Koh cho một góc nhìn lịch sử về quy trình bầu cử ở Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2004, đặc biệt về tình trạng BTBH ở Hà Nội thì lời kể của các cử tri nhân chứng của Luật Khoa tái khẳng định tình trạng BTBH vẫn tiếp diễn một cách có hệ thống và bài bản ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Ảnh chụp màn hình

Giải pháp là cần tuyên truyền nhiều hơn?

Bài báo “Một người đi bỏ phiếu thay cả nhà: Vô trách nhiệm với bản thân, đất nước đăng ngày 20/5/2021 trên VTC gián tiếp thừa nhận tình trạng bầu thay, bầu hộ trên cả nước. [7]

Trong bài báo, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nói: “Nếu xảy ra tình trạng này thì chính tổ bầu cử tạo điều kiện cho cử tri làm sai chứ không phải họ tự nhiên làm sai được”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thì cho rằng lý do chính vẫn là ý thức trách nhiệm của người dân, kèm theo bệnh thành tích và nể nang của đơn vị tổ chức.

Ông khẳng định tình trạng này chỉ xảy ra ở vùng sâu vùng xa, còn tại các thành phố lớn như Hà Nội thì việc tổ chức tốt hơn “do có sự giám sát của các cơ quan cấp trên thường xuyên hơn, ý thức của các đồng chí ở các tổ cũng cao hơn”.

Tuy nhiên, phần lớn vụ việc bầu thay bầu hộ mà Luật Khoa thu thập được đều xảy ra trong khu vực nội thành thủ đô Hà Nội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường cũng khẳng định nguyên do là người dân không hiểu đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng thì cho rằng hiện nay pháp luật chưa có chế tài để xử lý BTBH, nên biện pháp xử lý khả quan nhất là đẩy mạnh tuyên truyền đến từng cử tri để nâng cao ý thức.

Ông Túc cũng nói thêm rằng ngoài tuyên truyền, cần có sự đôn đốc, giám sát.

Nhưng liệu việc tuyên truyền cho người dân, giám sát tổ chức đã đủ để ngăn chặn tình trạng bầu thay, bầu hộ? Các vấn đề định hướng trước bầu cử, chỉnh sửa lá phiếu hậu bầu cử do chính người của Mặt trận và các đơn vị bầu cử làm thì xử lý như thế nào?

Nếu thực tế tình trạng bầu thay, bầu hộ, bầu mù và thao túng lá phiếu trước và sau bầu cử đã diễn ra từ nhiều năm nay, vậy bao nhiêu trong số những người đang là đại biểu Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân? Đây là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Luật Khoa đã liên hệ với Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam qua thư điện tử chiều ngày thứ Hai, 19/7/2021 để phỏng vấn nhưng cho đến chiều thứ Ba, 27/7, vẫn chưa nhận được hồi âm, ngoại trừ một thư báo lỗi kỹ thuật từ hộp thư MAILER-DAEMON@smtp.quochoi.vn của Quốc hội đề ngày 24/7, tức năm ngày sau khi chúng tôi gửi email.

_____

Ghi chú:

1. Luật Bầu cử 2015. (n.d.). Thư Viện Pháp Luật. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Bau-cu-dai-bieu-Quoc-hoi-va-dai-bieu-Hoi-dong-nhan-dan-2015-282376.aspx

2. Luật Bầu cử 1997. (n.d.). Thư Viện Pháp Luật. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Bau-cu-Dai-bieu-Quoc-hoi-1997-56-1997-L-CTN-40541.aspx

3. VnExpress. (2021, June 4). Chủ tịch Ủy ban bầu cử xã lấy 75 phiếu tự bầu cho mình. vnexpress.net. https://vnexpress.net/chu-tich-uy-ban-bau-cu-xa-lay-75-phieu-tu-bau-cho-minh-4288728.html

4. Koh, D. W. H., & Studies, I. S. A. (2006). Wards of Hanoi. Institute of Southeast Asian Studies.

5. A. (2018, July 16). Dân số Việt Nam mới nhất (2021) – cập nhật hằng ngày. DanSo.Org. https://danso.org/viet-nam

6. C. (2021a, May 23). Có địa phương đã đạt tỷ lệ 85 cử tri đi bầu cử. Báo Quân đội Nhân dân. https://www.qdnd.vn/bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xv-va-dai-bieu-hdnd-cac-cap/tin-tuc/co-dia-phuong-da-dat-ty-le-85-cu-tri-di-bau-cu-660422

7. XUÂN TRƯỜNG – NGUYỄN HUỆ- NGUYỄN VƯƠNG. (2021g, May 20). Một người đi bỏ phiếu thay cả nhà: Vô trách nhiệm với bản thân, đất nước. Báo điện tử VTC News. https://vtc.vn/mot-nguoi-di-bo-phieu-thay-ca-nha-vo-trach-nhiem-voi-ban-than-dat-nuoc-ar613233.html

Huyền thoại Cuba (Phần 3)

Nguyễn Thọ

25-7-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Vấn đề trầm trọng nhất ở Cuba không phải là lương thấp + giá cả cao như đã kể, mà khan hiếm hàng hóa. Ở Việt Nam nhiều người nghèo không có gì ăn, nhưng hàng hóa lúc nào cũng tràn ngập. Có tiền thì mua gì cũng có. Ở Cuba các cửa hàng đều trống trơn. Trong các cửa hàng dùng thẻ MLC cho dân có ngoại tệ cũng chỉ có 3-4 mặt hàng.

Lưu Hiểu Ba – Khác biệt giữa nhân và phi nhân

Khai Phóng

Phạm Thị Hoài, lược dịch

Trước Sự kiện Thiên An Môn, Lưu Hiểu Ba là một học giả trẻ, vừa nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nổi tiếng là tự tin, đầy tinh thần phê phán, thẳng thắn và không hiếm khi cực đoan, được mệnh danh là một “hắc mã” trên văn đàn Trung Quốc và được nhiều cơ quan nghiên cứu ở nước ngoài chào đón.

Cuộc phỏng vấn với tạp chí Khai Phóng ngày 27.11.1988, khi ông vừa thỉnh giảng tại Na Uy trở về và ghé qua Hong Kong vài ngày để sau đó sang Mỹ theo lời mời của Đại học Hawaii, đã trở thành nguồn tham khảo và trích dẫn quan trọng cho cả giới nghiên cứu về Lưu Hiểu Ba lẫn phía lên án và kết án ông. Sau đây là tóm lược từ một số câu trả lời của ông.

_____

Về hệ thống giáo dục ở Trung Quốc

Tôi không nhìn vào mảnh bằng mà nhìn vào con người cụ thể, vì học vị không nói lên điều gì; 95% người tốt nghiệp đại học, 97% thạc sĩ và 98-99% tiến sĩ là đồ bỏ. Nhưng điều tôi quan tâm không phải là chuyện học vị, mà là hệ thống giáo dục ở Trung Quốc, cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Kỹ năng và quy trình biến con người thành nô lệ của hệ thống đó đã đạt tới đỉnh cao và thuần thục nhất thế giới. Bản thân tôi từ tiểu học lên đến đại học như bị ép chặt vào một thanh nẹp, lớn lên như một thân cây, tuy có dài ra thật nhưng cành lá bị tuốt sạch.

Về giới nghiên cứu Trung Quốc ở nước ngoài

Quỹ nghiên cứu thuộc Đại học Oslo đã mời 5 vị khách Trung Quốc thỉnh giảng, lần lượt là tôi, nhà thơ Bắc Đảo, đạo diễn Trần Khải Ca, nhà văn Vạn Chi và nghệ sĩ Mễ Khâu. Tôi thấy 98% giới Hán học ở Bắc Âu cũng là đồ bỏ, chất lượng nghiên cứu cực kỳ kém, nhiều người nịnh bợ Bắc Kinh và tâng bốc những thần tượng được Trung Quốc đề cao. Quan hệ của họ với Bắc Kinh rất thực dụng, họ không phải là những học giả thực sự.

Tôi chỉ coi trọng Pierre Ryckmans (Simon Leys) ở Úc và John K. Fairbank ở Mỹ, đó là những người thực sự quan tâm tới các vấn đề Trung Quốc mà vẫn giữ được khoảng cách và sự tỉnh táo với chính quyền. Nhiều nhà Hán học ở Đức, Thụy Điển và Bắc Âu không hiểu cả văn hóa của chính họ lẫn văn hóa Trung Quốc. Cả trình độ tiếng Trung lẫn năng lực của các giáo sư Khoa Đông Á ở Đại học Oslo đều lệch lạc. Tôi đã bảo họ rằng các vị ở đây nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại cũng ở mức như chúng tôi ở Trung Quốc nghiên cứu văn học Việt Nam hay văn học Triều Tiên mà thôi, và họ không vui vì tôi là người Trung Quốc đầu tiên được họ mời mà lại phát ngôn thiếu lịch sự như vậy.

Về nền văn minh Trung Hoa nhân tranh cãi xung quanh bộ phim truyền hình Hà Thương

Theo tôi, đối kháng chỉ có thể hình thành giữa hai thứ tương đồng về sức mạnh nhưng bất đồng về phương hướng, trong khi nền văn minh Trung Hoa đã lỗi thời, không có gì để đối đầu với phương Tây, cho nên quan niệm về đối kháng với phương Tây chỉ cho thấy lòng tự phụ thâm căn cố đế của dân tộc Trung Quốc. Điều cần thiết bây giờ là thừa nhận sự lạc hậu và thất bại của mình, học lại từ đầu và chân thành học hỏi người khác.

Nhưng ý thức tiềm ẩn trong cả bộ phim Hà Thương là đề xuất việc Tây phương hóa Trung Quốc, song trong tương lai lại muốn Trung Quốc Hán hóa thế giới. Quan niệm của người Trung Quốc là khi phương Tây mạnh thì Trung Quốc làm nô lệ, và đến lượt mình, khi mạnh lên thì Trung Quốc sẽ muốn đè đầu phương Tây làm nô lệ, theo phương châm học sức mạnh của bọn man di để chế ngự bọn man di.

Trung Quốc chửi kẻ khác là đế quốc, nhưng chính mình mới thực là đế quốc nhất. Người Trung Quốc có thể thừa nhận rằng về vật chất thì mình lạc hậu, máy móc không bằng người, quần áo không bằng người, nhưng về tinh thần thì chẳng thua kém ai hết, còn đạo đức thì đứng đầu thế giới luôn. Tôi cũng không thích lời bình và giọng điệu trong phim này, vì đó là ngôn ngữ cứu thế, sở trường của Mao Trạch Đông, thứ ngôn ngữ đã ảnh hưởng mạnh đến lý luận và tiểu thuyết Trung Quốc đương đại.

Về trí thức Trung Quốc

Tính hai mặt ở trí thức Trung Quốc rất mạnh, vì học thuật cũng có giá trị thực dụng, trở thành học giả là có thể gặt hái nhiều lợi ích thiết thực. Kẻ sĩ có được chỗ đứng trong xã hội bằng hai cách. Cách thứ nhất là nhập thế, trở thành thành viên của bộ máy quan liêu và hưởng thụ những lợi ích thực tế. Cách thứ hai là danh hậu đắc lợi, kiếm danh trước để thu lời sau. Chư Cát Lượng bày trò “tam cố mao lư” với kẻ cầm quyền để lưu danh tiếng, ẩn là để hiện, thoái là để tiến, xuất thế là để nhập thế.

Tôi tuyệt đối không tin rằng sự lạc hậu của Trung Quốc là do một số vị hôn quân nào đó gây nên, mà trước hết do tất cả mọi người, vì hệ thống do con người tạo ra. Mọi tấn bi kịch Trung Quốc đều do chính người Trung Quốc tự biên, tự diễn, tự dàn dựng và tự hân hoan thưởng thức. Vì vậy đừng đổ lỗi cho ai khác. Trí thức không nên đóng vai nạn nhân, một mình Mao Trạch Đông thì không thể làm nên cả cuộc Cách mạng Văn hóa. Người Trung Quốc rất thiếu sáng tạo. Phương Tây có những triết gia duy nghiệm, triết gia tư biện, triết gia tôn giáo, triết gia phi lý và học giả luận lý kiệt xuất. Trung Quốc chẳng có gì ngoài một đống hổ lốn lừa chẳng ra lừa, ngựa chẳng ra ngựa.

Về Khổng tử và phương Tây

Khổng tử tầm thường, Mạnh tử trí tuệ hơn, chỉ có Trang tử là thiên tài. Từ quan điểm triết học, Khổng tử chẳng là gì cả, Khổng giáo là một học thuyết nhập thế, lấy phục vụ chính trị làm mục đích. Nhà Hán đã biến nó thành công cụ thống trị và lẽ ra sinh mệnh của nó phải kết thúc ở nhà Hán, nhưng thật kỳ quái, bao nhiêu năm rồi mà nó vẫn tồn tại. Nhưng đối diện với thế giới hiện đại thì nó thực sự đã chết. Một số người ở phương Tây thích Khổng tử. Không có gì lạ cả, vì đó là một xã hội đa nguyên.

Nhưng trong một xã hội nhất nguyên thì cả những thứ tốt đẹp nhất cũng thành vô dụng. Nếu Trung Quốc là một chính thể đa nguyên, ai muốn tin vào Marx, vào đạo Cơ-đốc hay vào Khổng tử xin cứ việc, tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng ở Trung Quốc hiện nay, tin vào Marx là đồng nghĩa với tin vào một hình thái tư tưởng độc tài, vì chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc là công cụ của giai cấp thống trị; nó là một cái gậy, không có chút ý nghĩa lý luận nào.

Có những người đem thành tựu kinh tế của bốn con rồng châu Á để chứng minh giá trị của Nho giáo. Thật vớ vẩn và thậm chí vong ân bội nghĩa! Đài Loan, Hàn quốc và Singapore đều được Hoa Kỳ hỗ trợ, Nhật Bản cũng vậy. Không có sự ràng buộc về nhân quyền theo quan điểm của Mỹ thì có lẽ những nước đó chẳng có gì hết. Sự xấu xí của phương Đông là ở đó, phương Đông đang đứng trước vấn đề giải phóng con người. Trung Quốc là một cỗ máy chính trị, Nhật Bản là một cỗ máy kinh tế, trong đó mỗi cá nhân chỉ là một con ốc vít. Các vấn đề nhân quyền ở Đài Loan và Nhật Bản vẫn chưa được giải quyết. Hương Cảng đã giải quyết các vấn đề nhân quyền ở cấp độ của phương Tây hiện đại, nhưng chưa giải quyết các vấn đề của tự do ở cấp độ hiện đại.

Không có gì phải bàn cãi, hiện đại hóa là chân lý tối cao, nó bao hàm: sở hữu tư nhân, chính trị dân chủ, tự do ngôn luận và thượng tôn pháp luật. Tây phương hóa triệt để là nhân bản hóa và hiện đại hóa. Lựa chọn Tây phương hóa là để sống một cuộc sống của con người. Khác biệt giữa Tây phương hóa và duy trì hệ thống của Trung Quốc là sự khác biệt giữa nhân và phi nhân. Nói cách khác, nếu muốn sống một cuộc sống nhân bản thì phải triệt để Tây phương hóa, không có nhân nhượng và điều hòa gì hết.

Về văn học Trung Quốc Đại lục

Văn học Đại lục hiện nay không có gì hay cả. Không viết được, chứ không phải không được phép viết. Ảnh hưởng của văn học phương Tây chỉ hữu ích khi khơi dậy được sức sống nội tâm của các tác giả Trung Quốc. Như Lỗ Tấn, chịu nhiều ảnh hưởng ngoại quốc, song AQ chính truyện của ông tuyệt đối là của Trung Quốc. Hiện nay có một số tác giả sao chép cả quan niệm lẫn cấu trúc của văn học phương Tây, như Trạm xe điện của Cao Hành Kiện đã bệ nguyên kết cấu của Trong khi chờ Godot và được coi là “cách tân”. Kiểu thô tục cao cấp đó còn đáng sợ hơn bắt chước câu chữ. Văn học tìm về cội nguồn cũng sao chép những quái sự li kỳ của Trăm năm cô đơn, Trần Khải Ca và những người khác cũng lâm vào tình trạng này.

Về phần mình, tôi cũng phải nhặt nhạnh sự thông tuệ của người khác, nhưng học một cách thiết thực, vì tôi lớn lên trong một sa mạc văn hóa. Tôi phải cảm ơn Marx, vì Tuyển tập Karl Marx là cuốn sách duy nhất tôi được đọc thời Cách mạng Văn hóa. Marx đã cấp cho tôi rất nhiều chỉ dẫn về lịch sử triết học phương Tây và là cầu nối duy nhất với “thế giới” thời đó. Tôi đã đọc Toàn tập Karl Marx hơn 40 quyển và có thể trích dẫn thuộc lòng khá nhiều đoạn. Các tác phẩm thời kỳ đầu của Marx rất được.

Về chủ nghĩa Marx

Với tôi, chấn động duy nhất từ Marx là thái độ phê phán không thỏa hiệp. Phương pháp luận lịch sử của Marx cũng chứa đựng một đạo lý nhất định, nhưng nhiều thứ khác thì vớ vẩn, chẳng hạn sự phân tích cấu trúc xã hội phương Tây: kẻ bóc lột và người bị bóc lột, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, quá đơn giản để thấy được quan hệ tương hỗ, kiềm chế lẫn nhau giữa các giai tầng. Nói chính xác thì khái niệm giai cấp hiện không thể áp dụng ở phương Tây được nữa. Cách phân loại của Marx chỉ đúng với xã hội chuyên chế.

Chủ nghĩa cộng sản của Marx thực ra chỉ là một nhánh trong truyền thống của phương Tây, từ nhà nước lý tưởng của Plato qua thiên đường trong Kinh thánh, Utopia của More, Thái dương thành (Civitas Solis) của Campanella đến chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp. Nhưng lý tưởng mác-xít khốn khiếp là ở chỗ nó thuyết giảng rằng ngay ngày mai nó sẽ thành hiện thực: chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị sẵn điều kiện vật chất tối hảo cho cuộc cách mạng dẫn đến chủ nghĩa cộng sản. Các lý tưởng của Marx xem ra thật rẻ mạt.

Về điều kiện cải tạo Trung Quốc

Trung Quốc hiện chưa thoát khỏi nền văn minh nông nghiệp và vẫn còn phải tu bổ khóa học về chủ nghĩa tư bản. Ngay cả khi một vài nhà cầm quyền có hạ quyết tâm thì Trung Quốc vẫn không có khả năng cải tạo về căn bản, vì đơn giản là thiếu nền móng. Điều kiện duy nhất để Trung Quốc thực sự đạt tới một chuyển đổi lịch sử là phải trải qua ba trăm năm chấp nhận làm thuộc địa. Hương Cảng được như ngày nay là nhờ cả trăm năm thuộc địa. Trung Quốc rộng lớn hơn nhiều, đương nhiên phải cần đến ba trăm năm. Nhưng liệu ba thế kỷ có đủ không? Tôi vẫn hoài nghi lắm. Song đáng tiếc là lịch sử không còn cho Trung Quốc một cơ hội như Hương Cảng nữa. Thời thuộc địa thực dân đã thuộc về quá khứ. Chẳng còn ai sẵn sàng nhận lấy cái gánh nặng là Trung Quốc.

Về Tổ quốc

Marx viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Công nhân không có Tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có.” Tôi không quan tâm đến những lời gió bay ái quốc hay phản quốc. Ai thích gọi tôi là đồ phản quốc thì tôi là đồ phản quốc, đồ bất hiếu quật mộ tổ tiên, và tôi lấy đó làm tự hào.

Khi quyền lực bị thả nổi!

Tạ Duy Anh

23-7-2021

Bảo vệ dân phố tát tài xế mặc áo xe ông công nghệ Grabbike tại chung cư Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM ngày 22-7-2021. Ảnh trên mạng

Quyền lực luôn gắn với những công cụ pháp lý, tác động lên toàn bộ đời sống, vì thế nó phải được quản lý cực kỳ chặt chẽ và phải được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, một cách chính đáng. Bởi vì quyền lực luôn là con dao hai lưỡi: Vừa để bình ổn xã hội, duy trì sự an toàn cho con người, trừng phạt và ngăn ngừa cái ác nhưng nếu bị lợi dụng, bị chiếm đoạt bất hợp pháp, nó chính là nguồn gốc của cái ác, đầu mối của mọi thảm họa.

Huyền thoại Cuba (Phần 2)

Nguyễn Thọ

22-7-2021

Tiếp theo Phần 1

Một số người đọc bài trước của tôi tỏ ý khâm phục một mô hình “XHCN Cuba”.