Đừng trách báo chí hai hôm nay không nói một lời về Thủ Thiêm. Họ đã đưa được những tiếng nói oan khiên lên mặt báo và giờ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã có dữ liệu để “share” và lên tiếng.
“Tôi phải nói! Anh biết không, tôi phải nói bởi tôi già sắp chết rồi” – nhiều bạn bị ám ảnh bởi câu nói này của cụ bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi.
Hội nghị Trung ương 7 vừa bế mạc sáng nay. Cách đây 4 tuần lễ, người dân Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) gửi TÂM THƯ tới TBT Nguyễn Phú Trọng, các Ủy viên BCT, BBT và toàn thể các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (Khóa XII) tham dự Hội nghị này. Bức TÂM THƯ đề ngày 15/4/2018, đúng ngày người dân xã Đồng Tâm kỷ niệm 1 năm xảy ra sự kiện mà họ gọi là “cuộc đấu tranh giữ đất, chống giặc nội xâm”, còn công luận gọi ngắn gọn là “Biến cố Đồng Tâm” (15/4/2017).
Chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm (quận 2 – TP.HCM) thành “Khu Đô thị mới”, sau này đổi thành “Trung tâm Kinh tế – Tài chính – Thương mại” càng ngày càng nóng. Nhiệt độ càng lúc càng cao.
Vụ thu hồi đất và đền bù giải tỏa trái luật ở Thủ Thiêm một lần nữa chỉ ra thủ phạm gốc vẫn là Điều 62 Luật Đất đai – điều luật cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho các đại gia làm dự án. Về điều luật này, tôi đã viết bài có thể xem ở dưới.
Năm 1987, lần đầu mình vào Sài gòn, đi phiên dịch cho đạo diễn Oliver Stone. Ông bảo muốn thuê xuồng ba lá đi vào các con rạch phía bên kia bến Bạch Đằng. Mình xuống mé sông trả giá. 2$ một giờ, rồi một bé gái chừng 15 tuổi, xinh xắn, đội nón lá, chống xuồng chở mình và mấy ông Tây qua bên kia sông, đi vào cách con rạch len lỏi giữa đám dừa nước.
Một căn bệnh sợ nhất với người làm quy hoạch là lấy thước kẻ, làm một đường thẳng mà không cần quan tâm đến hiện trạng, không khảo sát, không (thèm) quan tâm đến những con người sống ở đó. Khi giấy tờ được coi quan trọng hơn nhân phẩm một con thì thân phận họ khác nào những người bì tù oan với những kết luận từ kẻ coi hồ sơ hơn bằng chứng.
Trong các vụ thu hồi đất đai cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội, luôn có nhiều nhóm lợi ích tham gia, mỗi nhóm sẽ đóng một vai trò khác nhau để tạo nên một quy trình “cướp đất hợp pháp”.
Không khó để nhận ra, nhóm lợi ích mạnh nhất trong tất cả các nhóm luôn là “nhóm quan chức” vì họ nắm luật pháp, có công cụ trấn áp, có nhà tù, và hệ thống tuyên truyền.
1. Năm 2013, tôi được lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng và Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng giao nhiệm vụ tham gia góp ý cho dự thảo Hiến pháp và dự thảo Luật đất đai, đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013.
Theo đó, tôi phải nghiên cứu 2 dự thảo này trong nhiều ngày, rồi viết 2 bản góp ý để gửi lãnh đạo Viện và cho Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng. Mỗi bản góp ý của tôi dài khoảng 5-6 trang, góp ý, bổ sung, phản biện nhiều điều trong 2 dự thảo trên. Trong đó có những điều liên quan đến SỞ HỮU ĐẤT ĐAI và THU HỒI ĐẤT ĐAI.
– Trong bản góp ý dự thảo Hiến pháp mà tôi còn lưu trong laptop, đối với 2 vấn đề trên, tôi viết như sau:
Chiều 9-5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM gồm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cùng các ĐBQH: Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM và bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó Chánh án TAND TP tiếp xúc cử tri quận 2, nơi có dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tại đây, các “ông bà nghị” đã chứng kiến những người dân đau đớn, tuyệt vọng đến nhường nào. Họ khóc, họ la lối như trút hết mọi nỗi uất hận dồn nén, có người đã ngất xỉu sau khi trình bày oan trái của mình.
Hôm qua, bù khú với nhau, tụi tôi bàn miết về chị. Chị đến Thủ Thiêm làm gì, tiếp xúc cử tri làm chi để cuối cùng, tụi tôi mất nguyên buổi tối chỉ để tranh cãi sôi nổi như đang dự họp Quốc hội, thảo luận ở Hội đồng nhân dân rồi cuối cùng “mèo vẫn hoàn mèo”, hổng có gì mới, chẳng có gì để vui, để nuôi hy vọng…
Từ khi bác bỏ Quyết định của Thủ tướng để thay thế bằng QĐ của mình, Nguyễn Văn Đua trở thành người cực kỳ quyền lực. Được Lê Thanh Hải “chống lưng”, Đua biến mình thành “hung thần” đối với nhân dân TP HCM nói chung và Thủ Thiêm nói riêng. Hắn trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết. Có những chủ trương tại TP HCM hoàn toàn đi ngược lại luật pháp, ngược lại quyết định của chính phủ, trong đó có trách nhiệm của Nguyễn Văn Đua.
Con số 15.000 hộ dân ở Thủ Thiêm bị giải toả ra khỏi nơi gắn bó của mình với giá đền bù rẻ mạt, thật sự là phi lý và vô đạo. Báo Việt Times đưa tin, “tính đến ngày 22/5/2017 việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư đối với KĐT mới này đạt tỷ lệ đạt gần 100%. Cụ thể, lũy kế đã bồi thường, hỗ trợ được 14.349/14.353 hồ sơ đạt 99,97%, với diện tích 715,9731/ 719,9208 ha đất đạt 99,45%, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 17.158,560 tỷ đồng”.
“Còn làm đại biểu, tôi sẽ giải quyết bằng được vấn đề Thủ Thiêm”, đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Cá nhân tôi nghe câu nói này, tột đỉnh chán chường.
Hôm nay trời Sài Gòn lại mưa to. Nhưng có lẽ mưa gió vẫn không làm dịu bớt không khí nóng hừng hực ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2. Liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm.
Có lẽ mong mỏi cuộc gặp gỡ nhất vẫn là người dân. Từ quận 1 sang quận 2 chỉ cách nhau một con sông Sài Gòn, qua một cái hầm Thủ Thiêm dài chưa đầy 1,5 cây số nhưng phải mất gần 20 năm, người dân bị giải toả dù không nằm trong ranh quy hoạch tại dự án Khu đô thị Thủ Thiêm và đại biểu dân cử cùng chính quyền mới gặp nhau. Khi mà dường như họ đã kiệt sức và quá nản lòng theo đuổi cái đáng lẽ đương nhiên thuộc về mình.
Như đã nói ở các stt trước, Quyết định 6565/QĐ-UBND ngày 27-12-2005 của UBND TP.HCM “phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000” ngang nhiên phế bỏ Quyết định 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, dù viện dẫn vào văn bản nào cũng đều trái luật.
Cái quyết định trái luật đó đã hợp pháp hóa việc thu hồi đất của dân nằm ngoài quy hoạch mà Thủ tướng đã phê duyệt, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài mười mấy năm nay, dân hỏi bản đồ quy hoạch gốc đâu thì bảo không tìm thấy. Đồ án quy hoạch gốc gồm 13 tấm bản đồ vẫn còn ở nhà riêng cựu Chủ tịch TP Võ Viết Thanh nhưng không tồn tại ở những nơi lẽ ra nó phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, điều đó chỉ có thể giải thích là nó đã bị hủy để phi tang nhằm đối phó với tình trạng khiếu kiện của dân. Hậu quả như mọi người đã thấy, là vô cùng nghiêm trọng.
Trước Thủ Thiêm là Cồn Dầu (Đà Nẵng), Tiên Lãng (Hải Phòng), Dương Nội (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Vụ Bản (Nam Định)…
Những giọt nước mắt, đâu chỉ ở Thủ Thiêm. Cồn Dầu, Dương Nội, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… không chỉ là nước mắt. Máu đã đổ. Dàn quân đánh dân như đánh trận, bắt bớ tù đày, quật ủi cả mồ mả dân.
Thái Hà (10.05.2018) – Sáng nay, thứ Năm, 10.05, quý soeurs Dòng Thánh Phao lô Hà Nội vừa nhận được văn bản trả lời của UBND quận Hoàn Kiếm do ông Phạm Tuấn Long, phó Chủ tịch UBND quận ký ngày 09.05.2018.
Chiều ngày 09/05/2018, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh khóa XIV (tổ số 7) đã có buổi tiếp xúc cử tri Q.2, địa bàn đang nóng hừng hực liên quan đến Khu Đô Thị Thủ Thiêm.
Không khí của buổi tiếp xúc cử tri cực ‘nóng’ khi có sự tham dự của rất đông người dân liên quan đến việc bị thu hồi đất thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2, Tp.HCM). Địa điểm dùng làm nơi tiếp xúc cử tri Quận 2, khán phòng Trường Bồi dưỡng Chính trị quận 2 chật ních người.
Xác định tính pháp lý và chính xác các bản đồ quy hoạch Khu Đô Thị Thủ Thiêm (KĐTTT) ảnh hưởng thế nào đến việc giải quyết các khiếu kiện còn tồn đọng liên quan Dự án này?
Đây có phải là một buổi biểu diễn âm nhạc mà ca sỹ đang nhập tâm vào ca khúc của mình hay không? Có một vị khán giả là người Mỹ và cả những người đàn bà khác đang cùng khóc lóc cho sự tuyệt diệu khi nghe người phụ nữ cầm mích cất vang giọng hát sâu lắng và nghẹn đắng của mình?
(NTD) – Trong lúc dư luận đang bức xúc với vụ ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM “lạm quyền” phê duyệt bán rẻ 32 ha đất của Công ty Tân Thuận cho Quốc Cường Gia Lai và Thành ủy TP.HCM vẫn trong quá trình làm rõ trách nhiệm của ông này thì bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM kiêm Chủ tịch HĐND TP.HCM thản nhiên nói với cử tri rằng “Hủy hợp đồng bán đất ở Phước Kiển không thiệt hại kinh tế nào”!?
Phát triển sẽ mang bộ mặt tham tàn nếu đảng còn kinh doanh các dự án kiểu công ty Tân Thuận.
Điều cay đắng với nhân dân là đất của toàn dân được chính quyền giao cho doanh nghiệp của đảng. Rồi công ty của đảng cũng chẳng có làm ăn gì ngoài việc đem bán cho một doanh nghiệp với giá rẻ mạt.
Thái Hà (09.05.2018) – Nhằm các cơ quan có trách nhiệm phải ra quyết định yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công và mang máy móc ra khỏi khu đất 5A-5B Quang Trung, Hoàn Kiếm thuộc sở hữu của Nhà Dòng, sáng nay, quý soeurs đã cầm băng rôn đến trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo.
Nhiều người đã chú ý đến đoàn người mặc tu phục cầm băng rôn với dòng chữ “Đề nghị dừng thi công trên mảnh đất Nhà Dòng – số 5 Quang Trung” và cả băng rôn ghi nội dung bằng tiếng Anh.
Là vùng đất sóng đôi, như anh em sinh đôi với Sài Gòn – Quận 1 ở hai bờ sông Sài Gòn nhưng Sài Gòn – Thủ Thiêm lại nghèo rớt mấy trăm năm từ khi những người dân miền ngoài đến đây khai phá.
Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm – với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala – công ty này được lãnh đạo TP.HCM ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng.
Năm 2010, UBND TP.HCM giao cho Tổng công ty Phát triển Hạ tầng & Đầu tư Tài chính Việt Nam – Công ty Cổ phần (viết tắt là VIDIFI) thực hiện 4 tuyến đường chính tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức BT.
Trong tác phẩm “Bên thắng cuộc”, nhà văn, nhà báo Huy Đức đã dành hẳn một chương về vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ”.
Theo đó, Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, vào cuối tháng 4-1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Trần Văn Trà đã bị cáo buộc âm mưu đảo chính. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị triệu hồi khẩn cấp khi vừa vào Vinh họp. Còn Thượng tướng Trần Văn Trà thì bị giữ lại ở Nhà khách số 8 Chu Văn An, Hà nội. Một văn bản tuyệt mật về vấn đề này được phổ biến tới thường vụ các tỉnh, thành, bằng cách cho đọc nguyên văn nhưng bị cấm sao chép.
1. Không có bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, tức kẻ chủ mưu đã đẻ ra một quy hoạch ảo để “cướp” trắng đất của dân. Một tội ác có hệ thống đã được bưng đậy, che chắn đến bây giờ mới vỡ toác kinh khủng.
Tôi thách giáo sư Đặng Hùng Võ tranh luận với tôi về bản đồ liên quan quy hoạch 1/5000 Khu Đô thị mới Thủ thiêm theo Quyết định 367 năm 1996 của Thủ Tướng Chính Phủ. Ai tranh luận thua được quyền “tặng” 100 triệu đồng dân oan Thủ Thiêm đang “kiên cường khiếu kiện” tại Hà Nội!