Phận di sản (Phần III và IV)

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

11-5-2018

Mời xem lại: Phần IPhần II

Phần 3

Một căn bệnh sợ nhất với người làm quy hoạch là lấy thước kẻ, làm một đường thẳng mà không cần quan tâm đến hiện trạng, không khảo sát, không (thèm) quan tâm đến những con người sống ở đó. Khi giấy tờ được coi quan trọng hơn nhân phẩm một con thì thân phận họ khác nào những người bì tù oan với những kết luận từ kẻ coi hồ sơ hơn bằng chứng.

VN có một thế hệ những nạn nhân bị tù oan, từ hình oan bởi sự bàng quan của những kẻ tạo hồ sơ. VN cũng có 1 thế hệ dân oan là nạn nhân của các bản hồ sơ quy hoạch. VN cũng có một khối di sản bị phá oan bởi những kẻ cơ hội và vô lương tâm như thế.

Hiểu rõ điều này, James Scott, đồng nghiệp của tôi tại Yale, đã chỉ ra một vấn đề cố hữu: Các nhà chức trách bỏ qua thực tế đang diễn ra trước mắt khi tiến hành dự án, do đã quen nhìn nhận qua văn bản và bản đồ (khi bản đồ chưa bị mất).

Có thể thấy điều này trong các tài liệu quy hoạch của Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Trong các tài liệu này, các hộ gia đình trong diện giải tỏa không được nhận dạng là con người mà thay vào đó là “hồ sơ”, như thể giấy tờ còn quan trọng hơn nhân phẩm của họ.

Điều này được minh chứng rõ trong các bản đồ quy hoạch, thường xuyên được các hình ảnh mô tả như những vùng đất trống không có dân cư. Mọi thứ được thể hiện qua góc nhìn từ trên xuống, và không hề tính đến thực tế cuộc sống con người ở nơi mà các nhà quy hoạch tuyên bố đang được cải thiện.

Cuộc sống tạm bợ của người dân khu đô thị mới Thủ Thiêm Trong khi vẫn còn nhiều tranh cãi về việc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm thì cuộc sống hiện tại của những hộ dân ở đây đang phải chịu một cuộc sống đầy khó khăn, tạm bợ.

Điều tôi đang mô tả, dĩ nhiên, không có gì bất ngờ với những người bạn của tôi ở Việt Nam. Họ gọi hình thức quản lý này là “cưỡi ngựa xem hoa”. Hình thức này cũng phổ biến tại Trung Quốc.

_____

Phần 4

Để bỏ một công trình như dinh Thượng Thơ, thương xá Tax người ta có thể dùng chính luật Di sản để phá bằng cách định nghĩa nó không phải là di sản. Và biện độ định nghĩa di sản trên giấy tờ thì rất cứng nhắc, trong khi đời sống mối liên hệ giữa con người với đất đai, công trình kiến trúc và thói quen sống tạo nên một định nghĩa về di sản khác. Giống như là rạp chiếu phim Cinematheque chẳng hạn. Những người hiểu và biết về nó, muốn con cháu mình trải nghiệm không gian văn hoá đó, tự họ sẽ nhận đó là 1 di sản trong trái tim họ. Đó là một thứ luật tự nhiên, nằm trên các văn bản luật.

Dinh Thượng Thơ, một công trình văn hóa thời Pháp, có nguy cơ bị đập bỏ. Ảnh: Internet

Cách đây hơn 1 tháng, nước Pháp cũng có 1 cuộc rung chuyển khi hàng trăm cảnh sát vào cưỡng chế vùng ‘dân oan’ tự trị ZAD (Zone à défendre). Khu đất nông nghiệp này có số phận giống như Đồng Tâm khi nó nằm trong vùng quy hoạch máy bay từ 50 năm trước.

Dân lập ấp, chống đối đến cùng. Bao đời tổng thống nhấc lên đặt xuống và cuối cùng phải huỷ dự án xây sân bay. Cả vùng đất với các căn nhà chòi canh gấc xây xộc xệch từ gỗ tái chế và nếp sống nông nghiệp vẫn dược duy trì nửa thế kỷ cho đến tháng 4/2018, chính quyền ra tay, hơi cay, dùi cui có cả. Các kiến trúc sư danh tiếng như Patrick Bouchain hay Gilles Clement cùng giới tri thức đã ký vào bản kiến nghị giữ lại vùng di sản này.

Vâng, đó là di sản, bởi trong mắt họ, đây là một khu thực nghiệm của tương lai. Một vùng đất thử nghiệm cho những cách sinh sống mới, để làm việc, để trồng trọt trên đất, để xây dựng, để sống cùng với nhau, trong bối cảnh thiếu thốn nguồn lực hiện tại… Đời sống là sự quay trở lại của tính bản địa, đối nghịch với sự hiện đại vô trùng của các khách sạn rẻ tiền hay các ngôi nhà thẳng hàng cho đến đường chân trời, nơi mà người ta sống lặp lại với chính bản thân, là nạn nhân cho cảm giác bị bỏ rơi đang nuôi dưỡng xu thế cực đoan của họ.

Thế nên, khi đọc những lời bình văn hoá ngô nghê về Cinematheque mà mình vẫn thấy buồn cười và xót xa. Xót xa hơn là, người ta dùng chính luật để phá đi các thành luỹ của ký ức đô thị và coi rẻ những giá trị mà người dân tôn thờ.

Trong khi đó, trên khắp cả nước, mọc lên những di sản mới: biệt phủ của những người cộng sản vô thần, từng đả kích phong kiến, đánh phá thực dân để tạo ra các công trình tư nhân phô trương nằm trên các mảnh đất thuộc sở hữu toàn dân. Một sự phá nhiệt tình đi cùng với sự xây nhiệt tình. Các di sản bị gạch tên và những di sản mới của lòng tham dồn nén sau các lời tuyên giảng về đạo đức.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây