Không bạo quyền nào có thể trấn áp được con người cả

FB Trương Quang Thi

26-10-2017

Phan Kim Khánh. Ảnh: internet

Suốt một thời gian dài kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn, người ta không thấy sự xuất hiện của những người trẻ trong các phong trào đấu tranh chính trị trên hầu hết các châu lục. Thế rồi Dù Vàng nổi lên như một biểu tượng của sự thành công nhờ nó được chuẩn bị chu đáo. Hơn thế, nó lại được lãnh đạo bởi những người rất trẻ.

Ở cái tuổi chưa đầy 20, những Joshua Wong, Nathan Law trở thành những thủ lĩnh với đầy đủ tri thức và khát vọng để lãnh đạo phong trào đòi quyền tự chủ cho Hồng Kông. Chính họ đã tạo cảm hứng cho rất nhiều người trẻ ở các quốc gia độc tài đứng ra thể hiện chính kiến của mình.

Phiếm và biếm: Chân dung kẻ bán nước

Thạch Đạt Lang

21-10-2017

Hắn ngồi trên lề đường Lê Thánh Tôn, trước cửa tiệm bánh tây đối diện với cửa Bắc chợ Bến Thành. Dòng người qua lại trên đường vẫn hối hả, tấp nập nhưng ít người để ý đến hắn.

Thỉnh thoảng mới có một hai người quay lại nhìn hắn với vẻ tò mò, họ dừng lại một vài giây rồi tiếp tục bước đi, họ nghĩ có lẽ hắn khùng hoặc nếu không thì cũng niểng niểng. Cũng có người nhìn hắn ái ngại, móc trong túi ra ít tiền đưa cho hắn.

Tôi để ý đến hắn vào một buổi sáng thứ hai. Lúc đó đang đi bộ dọc theo đường Lê Thánh Tôn, bước tránh một người bán hàng rong, không để ý, tôi vấp phải một vỏ chuối trơn trượt của ai đó vứt trên lề đường, thế là té nhào vào hắn.

Chuyện gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam, kể từ khi Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đến Đà Nẵng?

LTS: Có vẻ như người Tàu đã thành công trong chiến dịch bành trướng mà họ đã và đang thực hiện ở Việt Nam hơn 15 năm qua.

Kể từ khi TBT Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân tới Đà Nẵng, tắm biển Hội An hồi cuối tháng 2/2002, rồi hơn ba năm sau đó, ngày 15/11/2016, máy bay chở TBT Hồ Cẩm Đào từ TQ bay thẳng sang Hội An, Đà Nẵng, để ông ta tắm biển Hội An trước khi ra Hà Nội, mà nhiều người cho rằng, dưới con mắt của của TQ, Hoàng Sa là vùng đất của Tàu nên khu vực biển Ðà Nẵng cũng là biển của Tàu. Với người TQ, cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào đến Đà Nẵng là đi thăm vùng đất của TQ!

Khách sạn dát vàng của Tập đoàn Hòa Bình: Nơi ẩn náu của tình báo Hoa Nam Cục

RedVN

9-10-2017

Ông Nguyễn Hữu Đường đang tiếp tay cho Trung Quốc chiếm Đà Nẵng?

Ông chủ tập đoàn Hòa Bình – đại gia Nguyễn Hữu Đường có biệt danh “Đường bia hay Đường malt”, được nhiều người biết đến với tham vọng “giải cứu” hàng Việt trước “dòng lũ” hàng Trung Quốc giá rẻ. Thế nhưng lạ một điều là vị đại gia này lại có mối có quan hệ thân thiết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Điều khiến dư luận bất ngờ hơn là, mới đây khi Hòa Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – nơi đây có thể kiểm soát mọi biến động vùng 3 Hải quân, thì đích thân nguyên đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam sang tham dự. Chính vì mối quan hệ thân mật này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra câu hỏi, phải chăng đây là căn cứ địa để tình báo Hoa Nam hoạt động thu thập thông tin, nhằm thôn tính Đà Nẵng?

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ngồi hết nhiệm kỳ?

LTS: Bài viết có nhắc tới chuyện tướng Trương Giang Long, phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, có quyết định về hưu và cho rằng “có yếu tố Trung Quốc”. Thật ra Long hay Trọng gì thì cũng thế thôi, khó có chuyện chủ theo Tàu mà tớ chống Tàu.

Những người bênh vực ông Long, cho rằng ông ta có quyết định nghỉ hưu vì chống Trung Quốc, có lẽ cũng không ngờ rằng mình cũng nằm trong nhóm mà ông ta cho là “sự tấn công chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch”!

_______

Người Việt

7-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng (thứ hai, phải) ký tuyên bố chung với Trung Quốc nói hai dân tộc có “Tiền đồ tương quan, vận mệnh tương đồng”. Hình: Báo điện tử VietNamNet

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ quan điểm về việc liệu Hội Nghị Trung Ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội có bàn đến khả năng Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nghỉ giữa nhiệm kỳ hay không trong lúc việc “sắp xếp bộ máy nhân sự” được cho là một trong những “nội dung chính, cấp bách” của sự kiện này.

Tại Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12 hồi năm 2016, ông Trọng được bầu vào nhiệm kỳ thứ nhì dù “đã quá tuổi quy định.” Ông được xem là “giải pháp tình thế” cho vị trí tổng bí thư trong lúc đảng CSVN “chưa có ai đủ uy tín.” Thời điểm đó, ông Trọng được dự kiến sẽ “rút lui vào giữa nhiệm kỳ (cuối 2017 nửa đầu 2018) để nhường cho người khác lên thay.”

Việt Nam và các vùng nước bị khuấy đục ở biển Đông

China Policy Analysis

Tác giả: Carlyle Thayer

Dịch giả: Song Phan

4-10-2017

Đảo Đá Đông (East London Reef) do VN làm chủ. Nguồn: internet

Hồi tháng 1/2017, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã gây ra một cơn bão truyền thông tại Trung Quốc (TQ) trong phiên điều trần chuẩn nhận chức vụ của ông khi trả lời câu hỏi liệu ông có ủng hộ một thái độ quyết đoán hơn đối với TQ hay không. Tillerson trả lời, “Chúng ta sẽ phải gửi tới TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, dừng lại việc xây dựng đảo và, thứ hai, sẽ không được cho phép truy cập vào những đảo này”. Tillerson cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ trong vùng “bày tỏ sự ủng hộ.”

Tỉnh Thức Về Dân Quyền Để Tránh Hoạ Diệt Vong

Đỗ Kim Thêm

2-10-2017

Hiện trạng

Nếu ĐCSVN thức thời tận dụng các tiềm lực của miền Nam đúng mức và chuyển hướng đúng lúc sau khi thống nhất, thì Việt Nam đã có một vận hội mới để xây dựng thành một quốc gia dân chủ, phú cường và văn minh.

Nhưng đến nay, thời gian qua đã quá đủ để chứng tỏ là ĐCSVN chỉ còn biết dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ chế độ và không còn đủ sức để giải quyết các vấn đề sinh tử cho đất nước. Cụ thể là nợ công tràn ngập và thất thoát ngân sách làm cho kinh tế nội địa bế tắc, đất nước cạn kiệt môi sinh, suy đồi đạo đức, lạc hướng giáo dục, vi phạm nhân quyền, bất ổn xã hội, tất cả làm tình hình ngày càng trầm trọng hơn. Gần đây nhất là tổ chức khủng bố của công an tại hải ngoại vừa làm ô danh ngoại giao với phương Tây, vừa công khai lừa dối dân chúng.

Xin hỏi ông Trần Đức Cường

FB Ngô Trường An

29-9-2017

Được biết ông là PGS-TS hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam. Trong 1 bài phỏng vấn với RFA, ông khẳng định: “Chính quyền VNCH được dựng lên từ đô la và vũ khí, đó cũng là quân đội đánh thuê cho ngoại bang“. (Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!).

Ảnh chụp các bài báo Cứu Quốc của đảng: “Chủ tịch Mao Trạch Đông muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!” và bài “Biết ơn Trung Quốc – Đi theo con đường của Trung Quốc”. Nguồn: Ngô Trường An

Bắt đầu giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung

LTS: Phạm Trường Long là tướng Trung Quốc sang thăm Việt Nam hôm 18/6, dự định sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng VN Ngô Xuân Lịch “chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6“, nhưng tối 18/6, ông ta đột ngột bỏ về nước, cũng như hủy bỏ luôn cuộc giao lưu “hữu nghị” giữa quân đội hai nước như kế hoạch.

Sau đó, Bộ Quốc phòng TQ thông báo rằng vị tướng TQ này phải hủy sự kiện giao lưu biên giới kể trên vì lý do “sắp xếp lịch làm việc” và bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam nói hôm 29/6, rằng lý do ông Phạm Trường Long, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam “vì công việc đột xuất trong nước“.

Phạm Phú Thứ là người Việt Nam đầu tiên khám phá Thất Châu Dương không phải là Hoàng Sa

Nguyễn Văn Nghệ

22-9-2017

Trên trang web Tạp chí Thời đại có bài viết “Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Đông được đề cập trong tác phẩm Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên” (1) của tác giả Hồ Bạch Thảo. Tác giả Hồ Bạch Thảo cho độc giả biết, trong tác phẩm “Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên”, Hàn Chấn Hoa đã trưng dẫn nhiều sử liệu cổ như Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử… để rồi quy kết những đảo ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) là của Trung Quốc.

Trung Quốc Bắt Cóc Ngư Dân Việt Nam ở Biển Đông: Một Phân Tích từ Tư Liệu Gốc

Theo một nguồn tin thì Cảnh sát biển Việt Nam có ghi chép những vụ việc như vậy trên biển nhưng không công bố. Khi được liên lạc để yêu cầu bình luận về vấn đề này thì Bộ ngoại giao và Cảnh sát biển Việt Nam đều không phản hồi.

____

AMTI/ Đại Sự Ký BĐ

Tác giả: Elena Bernini

Biên dịch: Nguyễn Trịnh Đôn

14-9-2017

Một đoạn trích từ luận văn thạc sĩ của tác giả tại Đại học Oxford:

Tôi bị giữ 3 ngày, còn gia đình tôi phải đem tiền, 140 triệu đồng [khoảng 6.200 USD], tới Đà Nẵng để nhờ người ở đó giúp. Tụi tôi không biết người ta lấy tiền đó để làm gì… Họ giữ 3 tàu và giam tụi tôi trong cùng một nhà kho. Họ cho tụi tôi ăn như cho heo ăn vậy, một cục cơm trắng to… Đi vệ sinh hả? Họ đưa cho tôi một cái xô. Rồi tôi tự làm… Tụi tôi phải cúi mặt xuống. Họ không cho tụi tôi nhìn vô mặt họ nếu không họ đánh nhừ tử… Tàu của họ chạy nhanh tới 30–40 km/giờ, nhanh hơn nhiều so với tốc độ 7 km/giờ của tàu tôi… Tụi tôi bị bắt ở giữa biển. Rồi tụi tôi bị đem qua một tàu khác để đưa tới đảo. Tụi tôi bị bịt mắt nên không biết đảo nhìn ra sao… 15 người bị bắt rồi giam trong cái nhà giống nhà kho. Rồi họ thả cho 12 ngư dân cùng tàu của mình về nhà, giữ lại 3 người với tàu. Tại vì đông quá, họ không có đủ đồ ăn… Họ đòi tụi tôi phải gửi tiền bằng chuyển khoản mà tụi tôi cũng không biết ai sẽ nhận tiền.

– Lời ngư dân Việt Nam bị bắt cóc (phỏng vấn năm 2016)

Hoàng Sa – nổi trôi vận nước

Luật Khoa

Quỳnh Vi

19-9-2017

Một phần của quần đảo Hoàng Sa – Paracels – từ trên không. Ảnh: STR/AFP/Getty Images

Ngày 19/1/1974, một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và Trung Quốc nổ ra, và hầu như không được giới truyền thông quốc tế xem là một điều quá to tát. Cuộc chiến Việt Nam khi đó vẫn đang tiếp diễn, và đó mới là mối quan tâm của thế giới ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc hải chiến này lại ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.

Vai trò của Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974

FB Trần Trung Đạo

16-9-2017

Mao Trạch Đông và Richard Nixon, cái bắt tay lịch sử năm 1972. Nguồn: internet

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Sự gần gũi giữa Mỹ và Trung Cộng đã đẩy CS Việt Nam nghiêng xa hơn về phía Liên Xô. Bắc Việt cho rằng Trung Cộng đã phản bội đảng CSVN khi đặt mối quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ lên trên quyền lợi của Bắc Việt. Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt, tố cáo Mỹ “âm mưu chia rẽ khối xã hội chủ nghĩa.” Khoảng cách giữa Bắc Việt và Trung Cộng xa cách dần mặc dù Trung Cộng tuyên bố vẫn tiếp tục “ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ đến mục đích cuối cùng.”

Mối quan hệ Việt – Trung: Cân bằng địa lý và lịch sử

Business Mirror

Tác giả: Tường Vũ

Dịch giả: Trúc Lam

15-9-2017

Mối quan hệ Việt – Trung đã bắt đầu giảm sút kể từ tháng 6, sau khi Thượng tướng Trung Quốc Phạm Trường Long rút ngắn chuyến thăm Hà Nội và hủy bỏ một cuộc giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới giữa quân đội hai nước, nhằm xây dựng niềm tin lẫn nhau.

Nguyên nhân của sự bất đồng này là hợp đồng khoan dầu ở Biển Đông mà Hà Nội đã ký với công ty Repsol của Tây Ban Nha. Điều này đã xảy ra trước đây nhưng lần này Bắc Kinh đe dọa thực hiện các biện pháp quân sự nếu Hà Nội không dừng và chấm dứt [khoan dầu]. Chỉ trong một tuần, Việt Nam đã hủy bỏ hợp đồng và đồng ý trả hàng triệu đô la tiền đền bù cho Repsol.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VII)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IV; phần Vphần VI

VII. Đời Thanh

1. Trong Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên [我國南海諸島史料滙编] (1) Hàn Chấn Hoa trưng tư liệu từ quyển 4 Quảng Đông Thông Chí [廣東通志], tại mục Hình Thắng phủ Quỳnh Châu ; để cho rằng Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Ðường được nhập vào lãnh thổ châu Vạn:

Châu Vạn có 3 đoạn nước bao bọc bởi biển, 6 chỗ liên tiếp với núi;tại châu trị trong chốn yên ba ẩn hiện Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Ðường”.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VI)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IVphần V

VI. Đời Minh

1. Địa Lý chí trong Minh Sử [明史, History of Ming] do bọn Trương Đình Ngọc biên soạn, là tư liệu quan phương có giá trị nhắm tìm hiểu chủ quyền Trung Quốc về biển đảo. Lãnh thổ đảo Hải Nam hiện nay, tức phủ Quỳnh Châu thời Minh là đảo cực nam, chép trong quyển 45, được dịch và dẫn nguyên văn như sau:

Phủ Quỳnh Châu đời Nguyên là Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty, tháng 10 năm thứ 2 năm Nguyên Thống [1334] đổi thành Càn Ninh An Phủ Ty, thuộc Hải Bắc Hải Nam Đạo Tuyên Phủ Ty. Tháng 10 năm Hồng Vũ thứ nhất [1368] đổi thành phủ Quỳnh Châu; năm thứ 2 [1369] giáng thành châu, năm thứ 3 [1370] thăng trở lại thành phủ; có 3 châu, 10 huyện:

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần V)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần IIIphần IV

V. Đời Nguyên

1. Nguyên Sử [元史, History of Yuan] do Tống Liêm làm Tổng tài, trong quyển 63, phần Địa Lý Chí chép về đảo Hải Nam cũng tương tự như đời Tống, đảo có 3 quân ; riêng châu Quỳnh đời Tống, thì nay gọi là Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty. Vị trí đảo Hải Nam từ bắc, sang tây, xuống nam, sang đông lần lượt gồm: Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty, quân Nam Ninh, quân Cát Dương, quân Vạn An; tất cả đều trực thuộc Hải Bắc Hải Nam Đạo Tuyên Uỷ Ty. Xin dịch chi tiết như sau:

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần IV)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần IIphần III

IV. Đời Tống

1. Tống Sử [宋史, History of Song] do Thừa tướng Thoát Thoát đời Nguyên Chủ biên; tại quyển 96, phần Địa Lý Chí ghi đảo Hải Nam thuộc Quảng Nam Tây Lộ. Đảo gồm một châu tức Quỳnh Châu, và 3 quân: Nam Ninh, Vạn An, Cát Dương.

“- Quỳnh Châu chia làm 5 huyện:

Quỳnh Sơn, hạng trung; năm Hy Ninh thứ 4 [1071] cho Xá Thành nhập vào; có 2 sách: Cảm Ân, Anh Điền Trường.

Trừng Mại, hạng dưới. Năm Khai Bảo thứ 5 [972] phế Nhai Châu, đem Xá Thành, Văn Xương lệ vào.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần III)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần Iphần II

III. Các đời Tuỳ, Đường.

1. Tuỳ Thư [隋書, Book of Sui ] do Nguỵ Trưng đời Đường soạn, trong phần Chí chép nhà Tuỳ đặt 190 quận; đảo Hải Nam được gọi là quận Châu Nhai, là đảo cực nam nước này, với chi tiết như sau, trong quyển 31:

– Quyển 31, Chí thứ 26: Địa lý hạ.

Quận Châu Nhai đời Lương gọi là Nhai Châu, có 10 huyện thống thuộc, 19. 500 hộ. Gồm: Nghĩa Luân kèm theo quận lỵ, Cảm Ân, Nhan Lô, Tỷ Thiện, Xương Hoá có núi Đằng Sơn; Cát An, Diên Đức, Ninh Viễn, Trừng Mại, Vũ Đức có núi Phù Sơn.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần II)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I

II. Lục Triều:

1. Lục Triều gồm các triều đại Tam Quốc, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần; mỗi triều đều có sử riêng. Sử đời Tấn có Tấn Thư [晉書, Book of Jin] do Phòng Huyền Linh đời Đường Chủ biên, trong quyển 15, Địa Lý Hạ, chép về Giao Châu, tức châu cực nam giáp biển; cho biết đời Ngô [Tam Quốc] lại đặt đảo Hải Nam thành quận Châu Nhai, đến đời Tấn thì ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố:

Năm Xích Ô thứ 5 [242] lại đặt quận Châu Nhai” … “Sau khi bình Ngô, nhà Tấn ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố

[赤烏五年,復置珠崖部…平吳後,省珠崖入合浦]

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần I)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Mặc dù năm 2016 toà Quốc tế La Haye phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về hàng hải và tài nguyên Biển Đông đều không hợp với luật pháp quốc tế; một yếu nhân Trung Quốc, Thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân [劉振民] vẫn ngạo mạn tuyên bố rằng phán quyết đó chỉ là tờ giấy lộn. Bởi vậy cần thêm một lần nữa, đi vào sử, chí, các triều đại Trung Quốc, để tìm hiểu kỹ xem nước này thực sự có chủ quyền về các đảo trên Biển Đông hay không?

Trung Quốc là một nước văn hiến, theo truyền thống nước này mỗi triều đại đều có một bộ sử lớn, gộp lại mệnh danh là Nhị Thập Ngũ Sử [Twenty- five History Books]; ngoài ra lại có hàng trăm bộ Địa Lý Chí. Nếu Trung Quốc thực sự chủ quyền đảo nào trên Biển Đông, ắt phải ghi rõ trong sử, chí của triều đình; ngược lại nếu sử, chí Trung Quốc không chép , thì rõ ràng nước này không thể hành sử chủ quyền về biển đảo.

Việt Nam đã từng ba lần “công nhận” Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc?

Quan Hệ Quốc Tế

Huỳnh Tấn Bửu

4-9-2017

Tử sĩ Hoàng Sa. Ảnh: internet

Sách báo Trung Quốc và một số tài liệu nước ngoài nêu lại thường cho rằng Việt Nam đã từng ba lần “công nhận” Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ nhất, có lẽ vào năm 1956, qua lời Thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam  Dân Chủ Cộng Hòa Ung Văn Khiêm và quyền Vụ Trưởng Vụ Châu Á Lê Lộc, rằng các quần đảo này về mặt lịch sử là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ hai, có lẽ vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thông qua công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng, chiều rộng lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý. Tuyên bố của Trung Quốc nói sự mở rộng lãnh hải này áp dụng cho tất cả lãnh thổ nước cộng hòa kể cả “Các quần đảo Đài Loan, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa bằng tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965, phản kháng lại việc chính phủ Mỹ ấn định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ tại Đông Dương. Hà Nội có lẽ đã tuyên bố rằng khu vực này xâm phạm vào “vùng biển Tây Sa” của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Các sự kiện này gắn vào với hiệu ứng estoppel (mặc nhiên thừa nhận) trong luật quốc tế.

Trần Bình Minh và những sản phẩm truyền hình mang đậm “màu sắc Trung Quốc”

FB Minh Tuấn Hoàng

16-9-2017

Kênh VTV1 – chuyên về thời sự chính luận của Đài truyền hình Việt Nam – đã sử dụng bản đồ Việt Nam có hình lưỡi bò của Trung Quốc trong Bản tin thời tiết ngày 13/09/2017.

Ảnh chụp màn hình VTV

Đường lưỡi bò – hay còn gọi là đường chín đoạn – là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Trung quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông đã bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague (Hà Lan) tuyên bố bác bỏ.

VTV đăng hình những đoạn lạ trên Biển Đông trong bản tin thời tiết

Một Thế Giới

14-9-2017

Nguồn ảnh: VTV

Cộng đồng mạng đang thắc mắc về clip bản tin thời tiết trong chương trình Cuộc sống Thường ngày hôm 13/9 trên VTV1 khi có những đoạn lạ trên Biển Đông trong bản tin này.

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh dâng Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông

FB Trần Trung Đạo

14-9-2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Cộng ra tuyên bố bốn điểm về chủ quyền của các đảo trên biển, điểm thứ nhất và thứ tư có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa.

Tuyên bố của Trung Cộng ghi rõ: “Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Vì sao Võ Kim Cự lại được trọng dụng?

Blog VOA

13-9-2017

Ông Võ Kim Cự. Ảnh: báo Tuổi Trẻ.

Từ việc Kim Cự được thêm chức vụ…

Võ Kim Cự là một trong những nhân vật chính đứng đằng sau thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung năm 2016.

Dưới áp lực của dư luận, ngày 21/4/2017 nhân vật đầy tai tiếng này đã bị Ban Bí thư kỷ luật bằng hình thức xoá bỏ tư cách ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nhiệm kỳ 2010 – 2015 (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định), trước khi buộc phải xin thôi nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết cho thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa 14 vào ngày 15/5/2017) rồi bị Thủ tướng Chính phủ xoá tư cách nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 – 2015 vào ngày 16/8/2017.

Tôi đã khóc… giữa trời thu Hà Nội

FB Nguyễn Thượng Long

10-9-2017

Tác giả Nguyễn Thượng Long trong một lần biểu tình tại Hà Nội. Ảnh: internet

Tôi còn nhớ vào hồi 19h 42 phút ngày 07/12/2007 trong lúc tôi đang thả bộ trên đường Lê Văn Lương thì điện thoại của tôi nhận được một tin nhắn của một số máy lạ có nội dung: “Sẽ có cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc vào 9h ngày 9/12/2007”. Ai đã nhắn tin này cho tôi? Người thì bảo đó là nhân vật X, người khác lại bảo đó là nhân vật Y! Lại có người lí giải chẳng phải là X là Y gì hết, chính công an đã ngấm ngầm làm việc này.

Bài báo đã bị gỡ: Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

LTS: Bài báo này của tác giả Châu Như Quỳnh, được báo Dân Trí đăng lúc 14h49, ngày 6-9-2017, nhưng chỉ vài giờ sau thì nó bị gỡ bỏ. Tiếng Dân xin được đăng lại để phục vụ quý độc giả.

_____

Dân Trí

Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

Châu Như Quỳnh

6-9-2017

Học giả Trung Quốc: Lăng Đức Quyền. Ảnh: TTXVN

Ông Lăng Đức Quyền đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã – cho biết: “Tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.

Vấn đề nói trên được ông Lăng Đức Quyền đề cập tới trong cuộc tọa đàm “Sáng kiến Vành đai và con đường: Cơ hội hợp tác Việt – Trung” diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Trung Quốc coi thường phản ứng của Việt Nam về tập trận

Người Việt

3-9-2017

Tàu chiến TQ đến Davao Philippines. Ảnh chụp ngày 30/4/2017. Nguồn: internet

Bắc Kinh nói Hải Quân Trung Quốc tập trận gần sát Việt Nam là theo kế hoạch huấn luyện thường xuyên hằng năm nên Việt Nam cần “bình tĩnh,” trong khi Hà Nội “bày tỏ quan ngại sâu sắc.”

Hôm Thứ Sáu, 1 Tháng Chín, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho phát ngôn viên lên tiếng phản ứng về cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật của Trung Quốc tiến hành phía Tây quần đảo Hoàng Sa hiện đang bị họ chiếm đóng. Khu vực Trung Quốc tập trận lại chỉ cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 75 hải lý.