7-7-2021
Gần đây bộ phim Pine Gap bị cấm chiếu ở VN vì có hình bản đồ lưỡi bò. Làm tôi tự hỏi là tại sao từ nhiều năm nay chính phủ VN đã không cấm đoán hay phản đối Google Maps, đòi họ đính chính bản đồ ở thác Bản Giốc?
7-7-2021
Gần đây bộ phim Pine Gap bị cấm chiếu ở VN vì có hình bản đồ lưỡi bò. Làm tôi tự hỏi là tại sao từ nhiều năm nay chính phủ VN đã không cấm đoán hay phản đối Google Maps, đòi họ đính chính bản đồ ở thác Bản Giốc?
Phạm Đình Trọng
30-6-2021
LỜI DẪN: Hai năm trước, tháng 6/2018, luật Đặc khu kinh tế và luật An ninh mạng sắp được làm thủ tục thông qua ở Quốc hội với tỉ lệ đồng thuận đương nhiên là rất cao gây lo âu và phẫn nộ cho người dân.
Nguyễn Anh Hào
12-6-2021
Thơ 5 chữ của thầy Tân…
Mùa hè này đọc lại các “khẩu thơ” 5 chữ và cuốn sách “Thế hệ F”, chúng ta cùng nhau nhớ về một trào lưu phản kháng bất diệt từ nhiều thế hệ từng kết nối thành dòng chảy mạnh mẽ, đi cùng năm tháng… Thơ Thái Bá Tân và Hợp tuyển “Thế hệ F” của Nguyễn Lương Hải Khôi, từ góc nhìn nào đó, có thể coi là “hai đặc sản” tinh thần của cuộc chiến, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, chống lại chế độ độc tài và toàn trị ở Việt Nam.
10-6-2021
Hãy đề phòng với người anh em “môi hở răng lạnh” nhưng lúc nào răng cũng rình để cắn nát môi. Mạng người Việt giá bao nhiêu?
9-6-2021
Cuối cùng thì cũng phải lộ rõ kết luận của tư vấn Pháp – Apave-Certifer-Tricc (dù đã rất ngoại giao cho cả Trung Quốc lẫn Việt Nam) về “metro” Cát Linh – Hà Đông. Đó là không đạt tiêu chuẩn, mất an toàn. Báo Tuổi trẻ ngày 09/6/2021 cho biết:
Trần Khát Chân
7-6-2021
Chẳng ai yêu cầu một ông tướng tình báo phải đưa “cả ổ bánh mì” lên “bàn” truyền thông. Nhưng kiểu “đánh bóng cá nhân” cũng như cách “chạy tội” cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu cho thấy, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hơi xem thường công luận.
7-6-20211.
Ngày 2/6/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thú nhận Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia xây dựng căn cứ hải quân Ream tại tỉnh Sihanoukville phía tây nam Campuchia nằm trên bờ biển ở vịnh Thái Lan. Ông Tea Banh viện dẫn lý do rằng Campuchia không đủ khả năng chi trả việc nâng cấp Ream nên nhờ Trung Quốc hỗ trợ và Trung Quốc giúp đỡ vô điều kiện.
Trương Nhân Tuấn
14-5-2021
Báo chí đăng tin hôm qua, 13 tháng 5, Trung Quốc lại điều gần 300 tàu “dân quân biển” vào khu vực đá Ba Đầu. Vụ này xảy ra sau khi tổng thống Duterte của Philippines “tuyên bố” rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016 là “tờ giấy lộn bỏ vô thùng rác”. Thái độ xoay 180° của Duterte làm các quan chức Phi chưng hửng.
Jackhammer Nguyễn
17-4-2021
Nguyên thủ nước ngoài đầu tiên mà tổng thống Mỹ Joseph Biden đón tiếp tại tòa Bạch Ốc là thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ngày 16/4/2021. Quốc gia đầu tiên mà thủ tướng Suga công du sau khi lên cầm quyền là Việt Nam, ngày 18/10/2020.
Trương Nhân Tuấn
17-4-2021
Có nguồn tin cho rằng, khi Việt Nam được dân chủ hóa và có các mối liên minh chiến lược với Mỹ và các nước phương Tây thì các công hàm, các cam kết giữa hai đảng CSVN và Trung Quốc sẽ không còn hiệu lực.
Đinh Hoàng Thắng
16-4-2021
Tôi muốn gọi Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Daniel Kritenbrink một cách thân mật như người Mỹ “ới nhau” khi đã quen nhau lâu ngày. Hy vọng “Đan” không phản đối. Nhiều câu chuyện Đại sứ không kể ra, theo tôi, quan trọng không kém những điều ông phát biểu. Vấn đề là sở tại có bắt được “sóng” hay không…
Trương Nhân Tuấn
15-4-2021
Tập Cận Bình muốn làm một cái gì đó trong năm nay để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập đảng (ngày 23 tháng 7 năm 1921).
Trương Nhân Tuấn
14-4-2021
Việt Nam có công bố “Sách trắng quốc phòng năm 2019”, trong đó có chủ trương “Bốn Không”: 1- Không tham gia liên minh quân sự; 2- Không liên kết với nước này để chống nước kia; 3- Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; 4- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
13-4-2021
Hôm nay có 2 vấn đề sôi động cần viết: Nỗi nhức nhối của con số tỉ lệ chỉ có 1% nông sản xuất khẩu qua TQ là xuất CHÍNH NGẠCH và Sự điên đầu với thói gài bản đồ lưỡi bò mà ta dính hoài.
Một trang web như Baidu dù xâm phạm chủ quyền biển đảo vẫn có thể dễ dàng truy cập tại Việt Nam trong khi những trang liên quan đến nhân quyền, tin tức đối ngược thì bị chặn.
Trương Nhân Tuấn
3-4-2021
Bài tôi viết hôm qua về đá Ba Đầu có đoạn cho rằng, “trường hợp của Việt Nam thì ‘yếu’ hơn Phi rất nhiều”. TS Nguyễn Hồng Thao có viết “còm” nguyên văn như sau:
3-4-2021
Người Việt Nam không hề ủng hộ Nike và H&M trong vụ bông Tân Cương nhưng lại sẵn sàng tuyên bố tẩy chay H&M trong vụ bản đồ lưỡi bò mặc dù đây rõ ràng chỉ là ”fake news”. Bỏ qua việc dễ bị nhầm lẫn giữa tin thật với tin giả, điều này là dễ hiểu thôi nhưng bản chất của vụ việc vẫn nằm ở Trung Quốc. Cả bông Tân Cương lẫn đường lưỡi bò đều nằm ở phía Trung Quốc.
2-4-2021
Sau chiến tranh biên giới, Đặng Tiểu Bình thay đổi cấp lãnh đạo, phương hướng phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng đến các nước tư bản tự do; trong lúc đó giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự cô lập trong chuyên chính vô sản, lạc hậu trong thời bao cấp, tem phiếu, thu mua để rồi đưa đất nước đến thảm trạng nghèo đói tận cùng suốt thập niên năm 1980.
Trương Nhân Tuấn
1-4-2021
Báo chí nước ngoài từ ngày 7 tháng 3 năm 2021 đăng tin, lực lượng hải cảnh của Phi ra bố cáo cho biết, có khoảng 200 tàu đánh cá của Trung Quốc đã neo đậu ở bãi đá Whitsun, tên Việt Nam là đá Ba đầu, bãi đá này cách bờ biển của Phi, đảo Palawan, là 175 hải lý.
Jackhammer Nguyễn
31-3-2021
Báo Bưu Điện Hoa Nam (SCMP), từ Hồng Kông, hôm 30/3/2021, có bài: “Bắc Kinh tranh thủ các nước Đông Nam Á, trong nỗ lực chống lại phản ứng dữ dội ở Biển Đông”. Bài báo trích dẫn các nguồn tin ngoại giao, cho biết, Trung Quốc và bốn nước ASEAN sẽ gặp nhau tại Phúc Kiến, một tỉnh duyên hải phía Đông Nam của Trung Quốc, trong tuần lễ cuối tháng Ba, đầu tháng Tư này. Bốn nước đó là Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia.
Trương Nhân Tuấn
24-3-2021
Đây là một thực thể địa lý “lúc chìm lúc nổi”, thuộc nhóm đảo Sinh tồn, thuộc quần đảo Trường Sa.
Trân Văn
20-3-2021
Ngày mai (20 tháng 3), Castaway – cuộc tập trân do Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức – sẽ kết thúc. Castaway được các chuyên gia an ninh – quốc phòng chú ý một cách đặc biệt vì mục tiêu của nó: Nâng cao khả năng tấn công – chiếm giữ các hòn đảo ở khu vực Tây Thái Bình Dương, vốn đã và đang rất nóng cả vì yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền, lẫn nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền tại một số vùng biển trong khu vực này.
Castaway bắt đầu vào 8 tháng 3 và kéo dài khoảng hai tuần ở khu vực thuộc Okinawa (Nhật). Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy nửa năm, Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức thực tập đánh chiếm đảo. Cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại này có tên là Noble Fury được thực hiện hồi tháng 10 năm ngoái với mục tiêu tương tự nhưng so với Noble Fury thì Castaway toàn diện hơn: Có sự phối hợp giữa các đơn vị tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến, Lục quân và Không quân Mỹ.
Nếu Noble Fury chỉ có sự phối hợp giữa Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ để thực tập đánh chiếm những hòn đảo có phi trường thì Castaway có sự phối hợp rộng hơn và sát với thực tế chiến trường ở khu vực Tây Thái Bình Dương hơn. Nỗ lực chính của Castaway vẫn là các đơn vị thám sát (Reconnaissance Marine – FORECON) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến nhưng nay, song hành với FORECON còn có thêm các đơn vị biệt kích (Green Beret – SOG) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Lục quân Mỹ và các Không đoàn chiến thuật (Special Tactics Squadron – AFSOC) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Không quân Mỹ.
Hải quân sẽ sử dụng hệ thống hỏa tiễn cơ động tầm xa để phong tỏa mặt biển và cùng với Không quân pháo kích, không kích, dọn dẹp hệ thống phòng thủ của đối phương. Dưới sự hỗ trợ của hỏa yểm và không yểm, các đơn vị của FORECON và SOG sẽ sử dụng các phương tiện quân sự mới nhất, đổ bộ cả từ hướng biển lẫn trên không, thực hiện các cuộc đột kích, mở đường cho sư đoàn viễn chinh của Thủy quân lục chiến tràn lên chiếm và kiểm soát đảo.
Năm 2018, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ đã soạn – giới thiệu một cẩm nang về chiến thuật cho lực lượng viễn chinh của binh chủng này trong giai đoạn sắp tới với đối thủ mới. Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ sử dụng các đơn vị nhỏ, dễ phân tán rộng, hành tiến nhanh, đột kích chính xác, sớm vô hiệu hóa đối phương mà không cần tấn công tổng lực để hủy diệt. Noble Fury và Castaway được xem là những bài tập ứng dụng cẩm nang về chiến thuật mới.
Tuy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ không nhắc gì đến Trung Quốc nhưng nhiều chuyên gia về an ninh – quốc phòng tin rằng, Noble Fury và Castaway là những cuộc tập trận nhắm tới Trung Quốc như đối thủ tiềm ẩn. Ông Toshiyuki Shikata – chuyên gia an ninh từng là cựu Trung tướng của Lực lượng Phòng vệ Nhật – nhấn mạnh: Trong xung đột liên quan tới các đảo, Thủy quân lục chiến Mỹ là đối thủ đáng gờm. Rõ ràng Castaway nhắm vào sự hung hãn của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Mỹ đã phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Mỹ đã cam kết sẽ hỗ trợ Nhật bảo vệ đảo Senkaku. Tư lệnh Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ vừa lưu ý với Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ về khả năng Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong sáu năm tới. Cả Ngoại trưởng lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa đến thăm Nhật và Nam Hàn để tái khẳng định sự ủng hộ hai quốc gia này trước những hiểm họa từ Trung Quốc và Bắc Hàn…
Theo ông Shikata: Ngoài việc dùng lời, Mỹ còn dùng những cuộc tập trận như Castaway để chứng minh họ có khả năng triển khai lực lượng kèm các phương tiện, vũ khí đáng tin cậy một cách kịp thời và thích đáng. Song song với các nỗ lực và giải pháp về ngoại giao, những cuộc tập trận như Castaway góp phần đáng kể vào việc răn đe Trung Quốc. Tuy không đề cập đến Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu, những cuộc tập trận như Castaway nhằm gửi thêm thông điệp cho Trung Quốc.
Chú thích
14-3-2021
Họ xếp thành hình tròn trên đảo nhỏ, bảo vệ ngọn cờ Tổ Quốc. Từng người gục xuống đau đớn cho ngọn cờ bay giữa biển khơi. Cái chết của họ không người thân, không gia đình. Chỉ có những đồng đội cùng nhau tử trận.
14-3-2021
Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.
14-3-2021
Quảng Bình là quê hương của nhiều chiến sĩ, sĩ quan trong số 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma.
14-3-2021
Cách đây đúng 33 năm, vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đinh Hoàng Thắng
13-3-2021
Sau kỷ niệm Chiến tranh Biên giới (17/2) và dịp tưởng niệm trận Gạc Ma (14/3), nay chính phủ nhiệm kỳ mới ở Việt Nam sẽ đi về hướng nào trong an ninh vùng?