Trung Quốc đang thu tóm Việt Nam qua chiến thuật “Tằm ăn dâu” và “Sự đã rồi”

Châu Minh Dũng

1-9-2018

Chiến thuật “tằm ăn dâu” và “sự đã rồi” là hai thủ đoạn ưa dùng của lãnh đạo Bắc Kinh để thỏa mãn cơn khát mở rộng lãnh thổ. Biển Đông là khu vực nhiều lần chứng kiến Trung Quốc sử dụng hai thủ đoạn này. Tuy nhiên, thực tế là chính các vùng, miền trên khắp đất nước Việt Nam lại là các nơi Trung Quốc đã và đang ráo riết áp dụng “tằm ăn dâu” và “sự đã rồi”, tạo nên nguy cơ rất lớn với chủ quyền Việt Nam.

Tuyên bố về quy định cho phép sử dụng Nhân dân tệ

31-8-2018

Ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ VN và Chính phủ Trung Quốc, do các Bộ trưởng Thương mại Trần Tuấn Anh và Cao Hồ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND) hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.

Hai bản tuyên ngôn độc lập

Nguyễn Đình Cống

31-8-2018

Hồ Chí Minh (trái) và Bảo Đại, tác giả hai bản tuyên ngôn độc lập. Ảnh trên mạng

Năm 1945 Việt Nam có 2 bản Tuyên ngôn độc lập.

Bản thứ nhất được Vua Bảo Đại công bố vào ngày 11 tháng 3 tại Huế. Nội dung như sau: “Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.

Hành xử pháp trị

FB Luân Lê

31-8-2018

Khởi kiện một vụ án nào đó ra toà, đối với hành vi quản lý và ban hàn chính sách của nhà nước, là một hành vi văn minh và nó dẫn tới những kết quả mà ở đó, nếu chính sách là tốt đẹp và đầy đủ cơ sở, nó sẽ được chấp thuận, ngược lại, nếu nó còn thiếu khuyết hoặc sai lầm nó sẽ bị thải bỏ.

Kế sách thứ ba mươi bảy

FB Lão Tạ

31-8-2018

Nghe tin Quốc Hội lùi thời gian xem xét thông qua Luật đặc khu, tôi coi đó là một hành động tích cực. Trong khi chưa đủ bản lĩnh và sự tử tế để coi việc THUA DÂN là phúc đức cho xã tắc, thì tạm rút lui cũng là một hành động đáng khích lệ. (Mong rằng đây là cái cớ để rút hẳn). Bởi như vậy sẽ có thêm thời gian để những vị đại biểu thực tâm lo cho vận mệnh đất nước, cùng các bậc sĩ phu, dân cày tiếp tục cùng tĩnh tâm suy nghĩ bàn bạc tiếp, lắng nghe ý nguyện của hàng chục triệu người. Thành thật thì tôi không tin triều đình Đại Việt ta lại đã mạt vận đến mức hết sạch hiền tài.

Nhân dân tệ (CNY) hóa nền kinh tế Việt Nam?

FB Nguyễn Quang A

31-8-2018

Ông Lê Đăng Doanh cũng lên tiếng cảnh báo về việc cho lưu thông đồng Nhân dân tệ ở các tỉnh biên giới VN-TQ. Ảnh: internet

– Điều 8 của Hiệp định thương mại biên giới giữa chính phủ VN và chính phủ TQ, do các bộ trưởng thương mại Trần Tuấn Anh và Cao Hồ Thành ký ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, quy định thanh toán bằng VND hay CNY hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.

– Thông tư số 19/2018/TT-NHNN cụ thể hoá Điều 8 kể trên và cho phép thương nhân VN và TQ thanh toán bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi (kể cả tiền mặt) cho các giao dịch thương mại biên giới (chắc sẽ gồm cả dịch vụ) trên 1.450km biên giới giữa hai nước.

Lý do gì mà khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” ở huyện đảo Lý Sơn ngưng xây dựng?

Đàm Ngọc Tuyên

31-8-2018

Lời tác giả: Khi về thăm quê nhà, tôi được một người bạn ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho hay, ở huyện đảo này có rất nhiều “chuyện lạ”. Cho nên tôi đã vượt biển đến Lý Sơn, để tìm hiểu thực tế, giúp người dân  cả nước hiểu thêm những câu chuyện kỳ lạ này.

Một số người Việt Nam vừa vượt biển đến Queensland, Úc

ABC

Tác giả: Anne Barker

Dịch giả: Lê Quốc Tuấn

Các nhà lãnh đạo cộng đồng Việt Nam tại Úc đang lo ngại một nhóm người tìm kiếm con đường tị nạn vừa bị phát hiện ở Queensland là một phần cơn lũ tiềm ẩn của những người trốn chạy khỏi nạn vi phạm nhân quyền và tịch thu đất đai tại Việt Nam.

Hôm Chủ Nhật, hầu hết 17 người Việt Nam đã được đưa đến đảo Chrismas để cơ quan di trú giải quyết, cuối cùng dự kiến sẽ bị trục xuất về Việt Nam, sau khi chiếc thuyền đánh cá của họ trôi dạt vào miền Bắc Queensland.

Mỗi tâm hồn Việt sẽ mãi cháy ngọn lửa Danko trong tim và đi về phía trước

Nguyễn Hoàng Quang

29-8-2018

Nghỉ hưu rồi mới có thời gian nhìn lại chính mình, nhìn lại con đường mình đã đi qua, đứng tựa gốc thông già tiếp tục sống nhìn cuộc đời, xã hội, đất nước.

Bản tin Biển Đông ngày 29/8/2018

BTV Tiếng Dân

Diễn biến ngoài thực địa

Đồn Biên phòng Cảng Sa Kỳ kiểm tra, xác minh thiệt hại của tàu cá QNg 90659 TS sau khi bị tàu nước ngoài tông va. Ảnh K. Toàn

Báo Tiền Phong đưa tin, tàu cá Quảng Ngãi bị đâm và cướp ngư cụ ở Hoàng Sa. Tàu cá mang số hiệu QNg 90659 TS do ngư dân Võ Thành Tân, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, làm thuyền trưởng, cùng 7 lao động trên tàu, đã gặp nạn hơn ba tuần trước.

Đụng đến Trung Quốc là chống Đảng, bôi nhọ quân đội!

Blog VOA

Trân Văn

28-8-2018

Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988. Ảnh: Báo TN

Cách nay bốn năm, vào ngày 27 tháng 7 năm 2015, cô Trần Thị Thủy viết một lá thư cảm tạ những người tổ chức cầu siêu cho cha của cô – mất trước đó 27 năm. Xin lược trích một số câu, đoạn trong thư (1)…

Khi trộm cắp cũng bận tâm về chủ quyền thì đừng đùa

Blog VOA

Trân Văn

27-8-2018

Diên Hy Công Lược trên iQiyi. (Screenshot of iQiyi.com)

Tin rất ngắn mà James Pearson viết cho Reuters và được hãng này chọn đăng hôm 24 tháng 8 hẳn đã làm hàng triệu người bật cười.

Thiếu Tướng Lê Mã Lương và một số người gửi thư cho lãnh đạo đảng và nhà nước

Nguyễn Văn Phước

27-8-2018

Thiếu Tướng Lê Mã Lương – Anh Hùng LLVT – Chủ Biên Tác phẩm “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử”, Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm – Nguyên Phó Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng Tác Chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam, anh Lê Hữu Thảo đại diện CCB Gạc Ma… đã vào TP. HCM đã trực tiếp cùng với nhóm tác giả soạn, đứng tên, ký tên văn bản chính thức và gửi đi sáng nay:

Cảnh báo tình hình bán đất + nước

FB Hung Lee

26-8-2018

1. Cảng Quy Nhơn: Lại tiếp tục bán luôn cảng Quy Nhơn cho Tàu

Cảng Quy Nhơn đã được bán cái rụp cho Tàu chỉ trong có 1-2 ngày, mà không có ai hay biết, mọi thông tin đều bị giấu hết, nên đừng có mơ tưởng là sẽ sáng tỏ. Vụ này là cấp bộ chánh trị bán, thì làm sao cấp dưới, thanh tra biết được, sao dám đụng vô. Vì vậy, mà có thể bán hết được cả cái cảng biển thiệt bự cho Tàu chỉ trong 1-2 ngày, nhanh còn hơn người dân mua cái nhà, miếng đất. Vì tôi có tin là làm thủ tục nhà đất phải mất cả tuần mới xong nếu có quen biết để lo lót, còn bán cái cảng chỉ trong 1-2 ngày thì nghĩa là cấp cao cố tình bán nước chứ còn gì nữa.

Hỏi đáp về biểu tình

Hồ Quang Huy

26-8-2018

1. Việt Nam chưa có luật biểu tình, như vậy người dân biểu tình có sai không?

Không sai! Nếu nói họ sai trái (vi phạm pháp luật) là phải nói họ đã vi phạm điều khoản nào của luật, trong khi đó không có luật nào cấm biểu tình. Như vậy không có luật biểu tình là họ có quyền biểu tình tự do nhưng không được vi phạm các văn bản pháp luật hiện có.

John McCain và Biển Đông

Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa

26-8-2018

Sáng sớm nay, Thượng nghị sĩ John McCain – người cựu chiến binh Mỹ có nhiều duyên nợ với Việt Nam – đã qua đời ở tuổi 81. HSO xin điểm lại một số phát ngôn của ông liên quan đến Biển Đông. Bài viết khá dài, được trình bày theo thứ tự thời gian, qua đó chúng ta có thể theo dõi được phần nào thái độ của chính giới Hoa Kỳ và cá nhân McCain trong những năm gần đây về tình hình Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 25/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Phóng viên Ivan Watson của CNN tiếp tục kể lại những chi tiết trong chuyến bay tám giờ đồng hồ qua các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.

Một lần đến thăm dinh thự vua Mèo

Lê Phú Khải

24-8-2018

Nghe người ta nói, xem trên ti-vi, thấy đường lên Đồng Văn ngoằn nghèo “cua” tay áo, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sau…tôi do dự…Nhưng nghĩ đến cột cờ trên đỉnh Lũng Cú, đến cao nguyên đá, đến dinh thự của vua Mèo…toàn là những địa danh có một không hai trên đất, thì tôi quyết tâm đi.

Sau khi được chụp tấm hình bên cột cờ Lũng Cú trên đỉnh cao ở địa điểm tột cùng cực bắc của đất nước với bao cảm xúc thiêng liêng, chúng tôi quay về thăm dinh thự của Vua Mèo ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn giữa cao nguyên đá.

Vua Mèo Vương Chính Đức (1865-1947) với người Việt Nam ở vùng xuôi được nói đến như một huyền thoại. Ông vua này đã chấn ải một vùng núi đá hiểm trở có hàng chục vạn dân Mèo (H’Mông) sinh sống nơi biên cương phía cực bắc của nước ta. Vua Mèo không thần phục Pháp, và Pháp cũng chẳng làm gì được, chẳng dám đem quân đến xứ sở hiểm trở này. Vua Mèo cũng chống lại quân Tưởng ở phía bắc. Xứ này là một vương quốc riêng, và vua Mèo là lãnh tụ tinh thần của người Mèo. Thời Nhật chiếm Đông Dương, đã có lần một đơn vị khá lớn của Nhật đã tấn công lên xứ này, và chúng đã bị tiêu diệt cùng với quân trang quân dụng bị tịch thu. Đó là một trong những tổn thất lớn nhất của Nhật trong thời gian chiếm đóng ở Đông Dương. Trong Truyện Kiều có một đoạn nói về Từ Hải hùng cứ một phương:

“Sao bằng riêng một biên thùy
Sức này đã dễ làm gì được nhau
Chọc trời quấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!”

Phải chăng đó cũng là hình ảnh của Vua Mèo!

Dinh thự của vua Mèo nằm giữa một thung lũng ở xã Sà Phìn trên một quả đồi nhỏ có hình cái mu rùa. Các thầy địa lý đã chọn cho vua Mèo mảnh đất có phong thủy tốt này để dựng nghiệp lâu dài. Từ mặt tiền của dinh thự, phóng tầm mắt, người ta thấy cảnh đồi núi bao la, mây trắng bay nơi chân trời…Toàn bộ dinh thự tọa lạc trên một khuôn viên rộng 3000 mét vuông (ba nghìn mét vuông), có tường bao rất cao xây bằng đá. Chính giữa khuôn viên 3000 mét vuông đó, dinh thự của vua Mèo được xây dựng trên diện tích khoảng hơn 1000 mét vuông có 4 nhà ngang và 6 nhà dọc với 64 phòng.

Công trình được xây cất trong 9 năm từ 1919 đến 1928 theo phong cách pha trộn giữa kiến trúc Trung Hoa, Mèo và Pháp. Dinh thự được chia ra: tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Vua Khải Định năm thứ 8 (1923) đã phong cho vua Mèo danh hiệu: Biên chính khả phong. Có nghĩa là: Cách trị vì của vua Mèo ở vùng biên cương này là mẫu mực. Kiến trúc trong dinh mà tôi quan sát được, thấy tinh vi nhưng không cầu kỳ, rối rắm! Bộ bàn ghế mà vua Mèo tiếp khách ở tận hậu dinh thật giản dị nhưng nhìn kỹ thấy rất đẹp và hiện đại (xem ảnh kèm theo). Tôi ngồi thử vào ghế, thấy mát rượi, ngả người thấy dễ chịu vì chỗ tựa lưng có độ nghiêng cần thiết. Đó là phong cách Pháp, khác với các bộ ghế trường kỷ của các cụ ta ở nông thôn, thành ghế phía sau dựng đứng 90 độ, rất khó ngồi và ngồi lâu thì đau lưng!

Chính cô cháu gái nội, hậu duệ đời thứ 4 của vua Mèo có tên là Vương Thị Chở làm hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử, văn hóa của di tích “Lịch sử văn hóa quốc gia” đã được nhà nước công nhận năm 2008 này. Cô Chở cho chúng tôi biết, bẩy anh chị em cô sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà này nên tình cảm của cô sâu lắng, giọng nói của Chở như phát ra từ đáy tâm hồn mình, xa xăm và quyến rũ…

Khi giới thiệu hàng cây sa-mộc hơn 100 tuổi xếp thẳng hàng bao quanh khu tường bao của dinh thự, cô Chở ôm lấy một thân cây mà vòng tay của cô chỉ ôm được nửa thân cây… mắt cô long lanh như sao trời. Tôi đã kịp chụp được hình ảnh cô Chở trong bộ váy áo rực rỡ của dân tộc H’mông đang ôm lấy thân cây sa-mộc sừng sững giữa đất trời, thách đố cả thời gian. Không một đoàn khách du lịch trong ngoài nước nào, không xin chụp với cô Chở một tấm hình kỷ niệm, vì đây là 1 hướng dẫn viên du lịch độc đáo nhất, vì người hướng dẫn viên đó, là hậu duệ nhiều đời của “nhà vua” đã xây dựng nên cơ nghiệp này.

Tôi đã có lần tới thăm nhà bảo tàng Balzac (Maison de Balzac) ở số nhà 47 phố Raynouard quận 16 Paris; xưa kia, khi văn hào Balzac vì kinh doanh mà vỡ nợ, phải trốn trên một căn buồng nhỏ trong khu nhà này từ năm 1840 đến năm 1847. Năm 1949 chính quyền thành phố Paris đã mua lại cả ngôi nhà rồi sửa chữa, và năm 1960 mở cửa cho tham quan. Hôm ấy đến thăm, hướng dẫn viên du lịch cũng là một cô gái tuổi trung niên. Bạn đọc thử nghĩ xem, nếu cô gái dó lại là hậu duệ đời thứ… của văn hào Balzac thì cảm xúc của khách du lịch được nhân lên biết nhường nào…

Di tích văn hóa- lịch sử là như thế. Nó mang những giá trị tinh thần và nhân văn, ngoài ra không có giá trị nào khác. Cũng như vậy, quả đồi A1 ở Điện Biên Phủ là một quả đồi nhỏ, đất đá non rắn chắc. Chỉ có thứ hoa cúc dại mọc được trên đồi A1. Để nói về đất đồi A1, có câu chuyện thế này, khi bắt đầu cuộc tấn công cứ điểm này, bộ đội được phát những cái xẻng mới để đào chiến hào. Khi kết thúc chiến dịch, cái xẻng của bộ đội đánh đồi A1 đã mòn vẹt và chỉ còn là hình “một vừng trăng lưỡi liềm”! Mỗi mét vuông đất đồi A1 là một chiến sỹ ta đã nằm xuống ở đó. Vì thế A1 thiêng liêng: Không ai có ý định cấp sổ đỏ cho ai đó đồi A1 cả! Cũng vì thế khi chính quyền tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại Dinh thự Vua Mèo cho phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đồng Văn thì người ta nghĩ ngay đến việc “cướp đất”, “chia ô bán đất”!

Thật không có gì ngu xuẩn hơn!

Khi tôi đang viết những dòng này thì tiến sỹ Vũ Trọng Khải gọi điện tới, nói: Vậy thì làng Đường Lâm ở Sơn Tây cũng sẽ bị cấp sổ đỏ cho ai đó…Than ôi!

Nên nhớ rằng, sau năm 1945, cụ Hồ đã mời Vua Mèo về thăm Hà Nội. Vì tuổi già sức yếu, vua Mèo đã cử con trai của mình là Vương Chí Thành về Hà Nội. Cụ Hồ đã xem Vương Chí Thành là bạn và trọng dụng ông.

____

Một số hình ảnh của tác giả gửi tới:

Tác giả trước cổng dinh thự vua Mèo
Đường lên Đồng Văn cheo leo vách đá – Sông Nho Quế chảy
Vua Mèo Vương Chính Đức
Bộ bàn ghế tiếp khách trong hậu dinh của vua Mèo
Người phụ nữ trong ảnh là cô Vương Thị Chở đang dẫn du khách đi

Gian kế “trong ứng ngoại hợp”

FB Đỗ Ngà

24-8-2018

Trên báo, ta thường gặp rất nhiều trường hợp cho người quen ở nhờ quá lâu và sau đó mất luôn mảnh đất nhà mình. Đó là dã tâm có toan tính của kẻ ở nhờ. Để thực hiện dã tâm, kẻ xấu đã lập ra các bước đi dài hạn có tính chiến lược. Ban đầu họ xin tá túc với một lý do rất đáng thương. Lý do ấy được dùng để che thật kín âm mưu. Tiếp theo, họ âm thầm làm giấy tờ sở hữu quyền sử dụng miếng đất mà người chủ không hề hay biết. Và sau đó là ra mặt chiếm dụng.

Lại phải nói về Mahathir

FB Lão Tạ

24-8-2018

Malaysia là một trong vài chục quốc gia thuộc số những “con tin” tiền bạc của Trung Quốc. Trong chiến lược giăng bẫy nợ ở Malaisia, Trung Quốc đã tìm được một kẻ tham tàn không thể đắc dụng hơn là Najib Razak. Với Najib Razak, quyền lực và quyền lợi của ông ta cùng phe nhóm là trên hết.

Ý thức rõ mối nguy của truyền thông đến những việc mình làm, Najib Razak tìm mọi cách gây sức ép để Malaysia ban hành Luật An ninh vào năm 2012, giúp ông ta dễ bề tống giam những người dám chỉ trích chính phủ do ông ta làm thủ tướng.

Bản tin Biển Đông ngày 24/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Hôm 20 tháng 8, Indonesia đánh chìm 125 tàu cá nước ngoài, trong đó có 86 tàu cá Việt Nam, với cáo buộc khai thác trái phép tại vùng biển nước này.

Quyết thông qua Luật Đặc khu

FB Trương Quang Thi

24-8-2018

Bất chấp sự phản ứng của cộng đồng về nguy cơ mất nước khi ra luật Đặt Khu. Cộng Sản Việt Nam vẫn quyết tâm sẽ thông qua bộ luật này bằng cách tăng cường tuyên truyền và áp đặt dân chúng với chương trình dân chủ giả cầy thông qua các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên do Cộng Sản nắm vai trò điều khiển. Và giờ đây họ sẽ quay lại việc “xem xét” nhưng thực chất là cố tình đẩy nhanh việc thông qua luật Đặt Khu.

Nhóm biên soạn Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử phản đối sự quy chụp chính trị

Nguyễn Văn Phước

23-8-2018

– Thưa ông Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn,
– Ông Nguyễn Chí Hiếu, Tổng Biên Tập Tuần báo Văn Nghệ.

V/v: Về bài báo Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn vu khống tác phẩm “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” đăng trên báo Văn Nghệ 16/8/2018.

Thư gửi các bạn đoàn viên huyện Vạn Ninh

FB Nguyễn Lân Thắng

23-8-2018

Ảnh: FB Hội đoàn Vạn Ninh

Thưa các bạn thanh niên, cách đây 27 năm, ngày 26/3/1991 sau khi bước chân vào học trung học tôi đã trở thành đoàn viên cộng sản Hồ Chí Minh như các bạn. Có lẽ lúc đó nhiều bạn mà tôi đang muốn có lời ở đây còn chưa sinh ra. Hơn một năm sau, do những thành tích trong học tập và hoạt động phong trào, tôi được bầu làm bí thư chi đoàn, được tặng bằng khen của Bí thư trung ương đoàn Hồ Đức Việt. Nếu các bạn có điều kiện tìm thì có thể thấy ảnh của tôi trên trang bìa báo Hoa Học Trò số 5, một bức ảnh do nhà nhiếp ảnh Hoài Linh chụp. Hồi đó, đó là một vinh dự không dễ gì những đoàn viên bình thường khác có được.

73 Năm Nhìn Lại: Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Thay Vì Một

Phạm Cao Dương (*)

22-8-2018

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11/3/1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2/9/1945 bởi Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng cả hai lần, đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết, hay không được học bản tuyên ngôn của Vua Bảo Đại ngày 11/3/1945, ngót sáu tháng trước đó. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Bối cảnh của khu vực và đòi hỏi của đất nước hôm nay không có chỗ đứng cho 3 đặc khu kinh tế

Viet-Studies

Nguyễn Trung

17-8-2018

Trong thư ngỏ ngày 08-06-2016 gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị, tôi đã trình bầy các lý lẽ nên hoãn, tốt nhất là nên hủy bỏ dự án về 3 đặc khu kinh tế. Tham gia tọa đàm của CODE hôm nay với chủ đề “xây dựng luận cứ khoa học cho dự án ba đặc khu kinh tế”, tôi xin trình bầy thêm một số ý kiến bổ sung sau đây.

Kháng thư phản đối những phiên tòa phi pháp và những hành xử bất nhân của nhà cầm quyền

21-8-2018

Kể từ đợt biểu tình chống Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng vào ngày 10-06-2018, hai giọt nước tràn ly phẫn nộ của nhân dân trước việc đảng Cộng sản điều hành đất nước cách ngu dốt, quản lý xã hội cách tàn bạo, canh giữ lãnh thổ cách sơ hở, thì sự đàn áp của nhà cầm quyền đã leo thang dữ dội. Cụ thể qua những sự kiện sau đây:

“Trở cờ chống Đảng” hay “trở cờ theo giặc”?

FB Phan Trí Đỉnh

20-8-2018

Có bạn cho tôi xem bài viết của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, trong đó có những dòng chỉ trích, bôi nhọ tôi như sau: … “Có thể khẳng định một cách chính xác Đỉnh và những kẻ như ông thực chất là bọn đồng loã với đám trở cờ chống Đảng…’’

Vì sao đảng cứ im lặng mãi, không dám lên tiếng

Nguyễn Đăng Quang

20-8-2018

Hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và các thỏa thuận ký kết giữa lãnh đạo 2 Đảng và Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc đến nay đã đúng 38 năm, song vẫn là một bí mật lạnh lùng! Không chỉ nhân dân thế giới mà ngay cả người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đều bị lãnh đạo của họ dấu tiệt, không hé lộ một lời về những gì họ đã thỏa thuận với nhau tại Hội nghị này cách đây 38 năm về trước!

Giang Trạch Dân và Lý Bằng hồ hởi chào đón các lãnh đạo ĐCSVN chiều 3/9/1990. Nguồn: Internet

Cách đây hơn 4 năm, ngày 28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết của ĐCSVN đã ký “Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN” (gọi tắt là “Thư ngỏ 61”). “Thư ngỏ 61” đưa kiến nghị ĐCSVN cần thực hiện 2 yêu cầu cấp thiết và trọng yếu của đất nước:

Một: “ĐCSVN cần thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.”

Hai: “Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như Thỏa thuận Thành Đô 1990, các thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và trên Vịnh Bắc bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…”

Trong 61 đảng viên ký Thư ngỏ này có 1 quân nhân kỳ cựu, 1 “anh bộ đội cụ Hồ” đích thực, đó là Thiếu tướng Lê Duy Mật (1927-2015), cựu Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, cựu Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang (1979-1984). Tướng Lê Duy Mật là người rất cương trực, tính khí khẳng khái, là một vị tướng can trường trận mạc, trải khắp các chiến trường A,B,C,K qua 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Tầu xâm lược! Một chi tiết không phải ai cũng biết, 1 tuần trước khi đấy, ngày 20/7/2014, ông đã gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, BCT và BBT một Tâm thư với nội dung rất mạnh mẽ và quyết liệt, đó là yêu cầu Đảng phải công khai hóa Thỏa hiệp Thành Đô, đồng thời phải cho Tổng kết cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.

Đặc biệt, trong Tâm thư trên, tướng Lê Duy Mật đã trích dẫn nguyên văn một Điều khoản trong Thỏa hiệp Thành Đô do Tân Hoa xã và Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc tiết lộ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng CNCS, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa 2 nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa 2 Đảng và nhân dân 2 nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp trong quá khứ. Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa.” (hêt trích)

Ông nêu nghi vấn việc này có hay không, thực hư ra sao, Đảng phải làm rõ! Và rồi ông yêu cầu BCT và BBT phải công bố các văn bản đã thỏa thuận ký kết giữa 2 Đảng trong Hội nghị Thành Đô cho toàn Đảng, toàn dân biết để chứng minh hư thực. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đưa tin, thì rõ ràng đấy là bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước, chẳng khác nào là phản bội Tổ quốc! Tiếp ngay sau đấy, ông kiến nghị Trung ương xem xét ra tuyên bố phản bác bản Thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và cả những người thực hiện sau này!

Tôi quen biết Tướng Lê Duy Mật trong những dịp bàn thảo và ký “Thư ngỏ 61”. Tất cả 61 đảng viên ký tên đều nhất trí cao về nội dung, câu chữ và đặc biệt là về 2 vấn đề trọng yếu và cấp thiết của đất nước. Riêng tướng Lê Duy Mật và một vài anh muốn “Thư ngỏ 61” đề cập thêm Điều khoản mà Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo đã tiết lộ, nhưng khi cân nhắc, ý kiến trên không được chấp thuận, đa số cho rằng cần phải rất thận trọng, để theo dõi thêm, chưa khẳng định vội. Sau này mỗi khi gặp nhau, tướng Mật nói vui, bảo tôi là “Ồ đây rồi, ông bạn hăng hái nhất chặn tớ đây rồi!”.

Khi gửi Tâm thư và ký vào “Thư ngỏ 61”, tướng Mật ở tuổi 87, sức khỏe đã yếu. Không lâu sau ông phải vào Quân y viện 108 điều trị bệnh hiểm nghèo. Mỗi lần vào thăm ông, tôi nhận thấy, dù đang nằm trên giường bệnh, nhưng ông luôn đau đáu, trăn trở với hiện tình đất nước, nhất là về mối nghi ngờ của ông đối với Hội nghị Thành Đô. Ông hỏi tôi lý do vì sao không đồng tình với ông về Điều khoản mà ông gọi là “bán nước”, tôi đáp: “Thưa anh, tất cả bọn họ đều u mê về ý thức hệ, họ sẵn sàng đặt quyền lợi của họ lên trên lợi ích quốc gia. Song có lẽ họ chưa ngu muội đến mức có thể bán rẻ Tổ quốc!”. Tôi phân tích thêm: “Vả lại, kẻ thù của ta, chắc anh không xa lạ và còn biết rõ hơn em, chúng là bậc thày trong các quỷ kế gây chia rẽ, ly dán và phân hóa nội bộ ta! Do vậy chúng ta cần hết sức tỉnh táo, thận trọng và cảnh giác để khỏi xa vào mưu đồ xấu xa, hiểm độc của chúng!”. Ông im lặng, tay vỗ nhẹ vào vai tôi, không rõ ông đồng tình hay phản đối? Thế rồi hơn một tháng sau, ngày 20/10/2015, tôi lặng người khi nghe tin ông mất, mang sang thế giới bên kia mối nghi ngờ lớn nhất mà ông chưa được Đảng giải đáp!

Nỗi u buồn và vẻ mặt trầm tư của tướng Lê Duy Mật trước ngày ra đi. Ảnh: Phạm Viết Đào

“Tâm thư” của tướng Mật và “Thư ngỏ 61” của các đảng viên gửi ĐCSVN đã hơn 4 năm rồi mà chẳng có ai trả lời họ cả. Tính đến nay, ngoài tướng Lê Duy Mật, có 4 người khác ký “Thư ngỏ 61” đã ra đi mãi mãi cùng ông! Không rõ Đảng muốn đợi những đảng viên ký “Thư ngỏ 61” ra đi bớt rồi mới trả lời hay là Đảng đợi 2 năm nữa, đúng ngày 4/9/2020, mới chính thức công bố cho toàn dân biết? Những điều họ kiến nghị, hoặc những vấn đề họ yêu cầu đều nằm trong quy định những quyền đảng viên được biết và bổn phận Đảng phải làm (Điều 3 Điều lệ Đảng và Điều 4 Hiến pháp). Hơn nữa, câu hỏi mà tướng Mật yêu cầu Đảng làm rõ đâu có phải là của “thế lực thù địch” bịa đặt ra, mà đây là sự tiết lộ của “các đồng chí 4 tốt” của Đảng! Sự việc ở đây thật đơn giản: Nếu CÓ thì bảo là CÓ. Nếu KHÔNG thì bảo là KHÔNG, uẩn khúc ghê gớm gì đâu mà Đảng không dám trả lời?

Trong bài viết ngày 3/8/2014 với nhan đề: “Phải công bố các thỏa thuận ở Thành Đô cho nhân dân biết”, người viết bài này kiến nghị: “Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc ở Thành Đô, có nhiều phân tích, đánh giá, nhận định và thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất lợi về mặt dư luận… làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ VN – TQ, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với Trung Quốc ở Thành Đô”.

Nhà thơ thế sự nổi tiếng Thái Bá Tân mới đây post lên FB của mình bài thơ Đề nghị Đảng giải thích”, nói về việc tướng Lê Duy Mật gửi Tâm thư chất vẩn Đảng mà không được trả lời. Xin mạn phép trích dẫn 4 khổ trong bài thơ nói trên để chia xẻ cùng bạn đọc:

“Thiếu tướng Lê Duy Mật,

Không phải người hồ đồ,

Vừa tiết lộ một ý

Trong Thỏa hiệp Thành Đô.

 

“Rằng vì lợi ích đảng,

Đảng ta đã tự mình

Xin làm Khu tự trị

Của chính quyền Bắc Kinh.

 

“Không thể nào tin nổi.

Nhưng nếu đúng, thì đây

Là tội ác cực lớn,

Loại ngựa xéo, voi dày!

 

“Tôi là con dân Việt,

Có quyền biết thật hư.

Yêu cầu Đảng giải thích,

Không một phút chần chừ !

Vâng, thưa nhà thơ Thái Bá Tân, nói rõ thật hư, công khai, minh bạch, không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của Đảng cầm quyền đối với 4 triệu đảng viên của mình và 90 triệu con dân đất Việt! Nếu cứ lặng thinh, từ chối trách nhiệm thì Đảng không xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội như đã ghi trong Điều 4 Hiến pháp 2013!

____

Ghi chú của người viết:

Bài viết này chắc chắn sẽ không có nếu Đảng không giữ im lặng trong suốt 4 năm qua. Lẽ ra, theo nghi thức thông thường, khi nhận được “Tâm thư” của tướng Lê Duy Mật và “Thư ngỏ” của 61 đảng viên tâm huyết, Đảng nên có hồi âm hoặc đối thoại dưới hình thức nào đó. Nhưng rất tiếc những điều này không diễn ra, mà là những việc làm ngược lại!

Nếu vì lý do gì đó, Đảng không thể công khai cho nhân dân biết về mối quan hệ giữa 2 nước VN-TQ, đặc biệt là các thỏa thuận đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô, thì ít ra, Đảng cũng nên lên tiếng phủ nhận và bác bỏ nguồn tin (Điều khoản) do Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo tiết lộ, đồng thời lệnh cho 700 báo đài ở Trung ương và địa phương phản bác, lên án, tố cáo nguồn tin xấu độc trên là bịa đặt! Và, cũng khó hiểu, tại sao Đảng không chỉ thị cho Ban Đối ngoại hoặc BNG hay TTXVN lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc có biện pháp chấm dứt, không để lặp lại những trường hợp tương tự!

Vậy, vì sao Đảng cứ im lặng mãi, không lên tiếng, và cũng chẳng giải thích để yên lòng dân, mà cứ để ai muốn hiểu sao thì hiểu, muốn nghĩ sao thì nghĩ? Đây chính là nguyên nhân gây nên sự nghi ngờ ngày một lớn trong dư luận người dân, kể cả trong nội bộ Đảng! Lỗi này không phải của ai mà chính là của Lãnh đạo và các cơ quan tham mưu của Đảng!

Nghiệp phản quốc

FB Phạm Lưu Vũ

17-8-2018

Tội phản quốc thời nào cũng có, nhưng thường che dấu dưới chiêu bài nọ kia… vì chúng cũng biết tội ấy tày đình, kiếp sau phải làm sâu bọ, tên tuổi bị muôn đời phỉ nhổ, con cháu phải đổi họ, đổi quê… Không nỗi nhục nào lớn hơn thế nữa.

Thế nhưng thời nay chúng không cần che dấu, mà sẵn sàng những hành động phản quốc công khai. Những kẻ hung hăng đòi ra luật đặc khu, dối trá, đê tiện là bọn Nguyễn Chí Dũng… và gần đây nhất, những kẻ đòi tiêu hủy cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử. Đó chính là những kẻ mang “nghiệp” phản quốc.