Không cần đợi đến những bản án nặng nề dành cho hai bà mẹ đơn thân, người ta mới thấy tự do ở nhiệm kỳ này ngột ngạt ra sao. Với việc một “đại biểu” đăng đàn chỉ đạo Quốc hội hôm khai mạc khoá 14 và việc chỉ có hai đại biểu là ứng viên “tự do” trên tổng số 496 đại biểu Quốc hội khoá này đã phát đi tín hiệu cho thấy không gian chính trị những năm tháng kế tiếp chẳng những không được cơi nới ra mà sẽ ngày càng siết chặt lại.
Ai đã từng đá bóng chắc chắn biết chơi đá banh ma. BOT Cai Lậy hiện tại đang diễn ra đúng như vậy. Quả bóng BOT được đá từ Bộ GTVT qua tỉnh Tiền Giang, các cơ quan thanh tra, lên văn phòng Chính phủ rồi lại được đá về bộ chủ quản. Người dân là kẻ đuổi theo, uất ức, hoang mang và kiệt quệ.
Năm 2017 bắt đầu với sự kiện Đồng Tâm (4/2017) đầy kịch tính và đang kết thúc với sự kiện BOT Cai Lậy (12/2017) còn nóng hổi và không kém bi kịch. Trước đó một năm, vụ Formosa (4/2016) gây thảm họa môi trường miền Trung làm cả nước rung chuyển, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn như một quả bom nổ chậm chưa được tháo ngòi. Đây là những vụ bê bối lớn tầm quốc gia, gây tắc nghẽn về thể chế (institutional bottlenecks) vẫn chưa được tháo gỡ, làm “chính phủ kiến tạo” mắc kẹt trong thế “tiến thoái lưỡng nan” (catch-22).
Ngay trong mùa hè, một nhà quản trị hàng đầu và đồng thời là chính trị gia của Việt Nam bị bắt cóc giữa thanh thiên bạch nhật ở Berlin. Theo thông tin từ đài NDR, WDR và nhật báo “Süddeutsche Zeitung” chiến dịch này do Mật vụ và Sứ Quán Việt Nam tại Berlin tổ chức thực hiện từ đầu tới cuối.
Bài của Markus Grill, đài NDR/WDR và Antonius Kempmann, đài NDR.
Vào hồi 10 giờ 48 phút Cảnh sát thành phố Berlin đã nhận được cuộc gọi điện thoại khẩn cấp đầu tiên trong nhiều cuộc gọi khẩn cấp tiếp sau đó, những người qua đường mô tả một cách đầy xúc cảm về một người đàn ông và một người phụ nữ trẻ bị đánh đập và bị lôi kéo vào một chiếc xe VW Transporter gần Đài Chiến Thắng diễn ra ngay trước mắt họ. Bốn hoặc năm thủ phạm gốc châu Á cùng nạn nhân đã phóng đi mất dạng.
BOT Cai Lậy lòi ra tùm lum sai phạm làm “lộ” ra ông Chủ tịch UBND tỉnh Trần Kim Mai cũng ký văn bản yêu cầu Bộ Giao thông vận tải mau chóng làm ngay tuyến tránh.
Ông Nguyễn Văn Danh- Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang ký văn bản “Đề nghị khi làm dự án này, đồng thời với việc xây dựng tuyến tránh phải kết hợp tăng cường mặt đường, sửa chữa hệ thống thoát nước dọc QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy…” Ông Danh nay lên làm Bí thư tỉnh ủy Tiền Giang.
Tôi chưa có thông tin nào về việc có phải con ông Ngô Văn Dụ (nguyên UVBCT, Chủ nhiệm UBKTTW) làm chủ dự án này như ai đó nói hay không. Tất nhiên thời nay, cả mớ con ông cháu cha mượn chức quyền của bố mẹ như “mượn oai hổ” để nhảy vào thương trường nửa dơi nửa chuột gọi là định hướng XHCN để vơ vét tiền bạc của dân một cách bất chính, đã trở thành chuyện phổ biến, từ các ông bà làm đến chức BCT cho đến các ông bà trưởng phó thôn. Con ông Dụ nếu không phải ở Cai Lậy thì chắc cũng có chân ở những “tập đoàn” như FLC, là bình thường.
Tất cả phương tiện xe cộ lên Đà Lạt dùng Quốc lộ 20 đều phải qua trạm BOT đặt ngay tại ngã ba phi trường Liên Khương, rồi chạy thêm chỉ mấy trăm mét nữa là đến ngã ba Quận Đức Trọng. Từ đây rẽ trái về hướng đi La Ba được khoảng 2 Km rồi quẹo phải là vào “đường cao tốc BOT” lên Đà Lạt. Đoạn cuối con đường nầy phải phá sâu vào chân núi Voi để gặp lại Quốc lộ 20 ở cuối thác Prenn. Trạm BOT cho xe rời Đà Lạt đặt ngay tại giao điểm nầy trên Quốc lộ 20. Như vậy từ ngã ba phi trường Liên Khương đến chân đèo Prenn cả 2 trạm BOT đều đặt trên Quốc lộ 20 nên cho dù xe không dùng “đường cao tốc” vẫn phải trả lệ phí. BOT đang nắm yết hầu của đoạn đường khoảng hơn 10 Km nầy!
Tôi yêu sự bình yên, muốn điều tốt đẹp cho cả hai phía chính quyền và nhân dân. Nhưng muốn có như vậy, tất cả phải vì nhân dân.
Thưa ông tướng CA, tình trạng gây mất an ninh giao thông tại Cai Lậy trước tiên là do BOT lập trái luật, tức vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ là vấn đề an ninh giao thông mà còn là an ninh chính trị. Muốn thực thi pháp luật nghiêm minh, phải khởi tố BOT đã.
TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải CSVN, ông Nguyễn Văn Thể, là đầu mối “gợi ý” cho tỉnh Tiền Giang đồng ý đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1A, thay vì trên đường tránh, đang gây đại họa cho chế độ vì bị người dân chống đối kịch liệt.
Sáng 4/12, trong khi dư luận đang đổ dồn sự chú ý vào BOT Cai Lậy thì tại TP.HCM cuộc họp HĐND TP khai mạc.
Trong các tờ trình của UBND thành phố có tờ trình về việc tinh giảm biên chế. Theo tờ trình, dự kiến TP.HCM sẽ chi hơn 380 tỷ đồng để động viên cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi. UBND TP lý giải, việc đề xuất chính sách trợ cấp thêm này là để động viên và ghi nhận sự cống hiến của các cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình TP thực hiện tinh giản biên chế, từ nay đến năm 2021.
Khi cuộc kháng chiến chống BOT nổ ra tại cầu Bến Thủy ở quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh, ung nhọt của của lợi ích nhóm tại một trong những lãnh địa màu mỡ nhất đã bị bung vỡ, bộ mặt thật của lợi ích nhóm BOT tại Bộ GTVT bị lật tẩy không còn tấc vải che.
Bộ Giao thông vận tải dám qua mặt Nhân dân lẫn qua mặt Chính phủ để triển khai BOT Cai Lậy!
Chính phủ đồng ý chủ trương triển khai BOT tuyến tránh Cai Lậy ở Tiền Giang (xem ảnh 2). Tôi vẫn khẳng định rằng BOT là một chủ trương đúng vì sử dụng mô hình BOT sẽ tạo thêm đường sá, nâng cao chất lượng giao thông, thúc đẩy kinh tế phát triển.
BOT Cai Lậy đã gây ra một sự xáo trộn rất lớn đối với tuyến giao thông miền Tây. Hàng hóa nông sản từ miền Tây đi khắp nơi và hàng hóa các nơi đổ về miền Tây bị “bóp cổ” ngay tại Cai Lậy. Trong chuyện này chính quyền chính quyền tỉnh Tiền Giang không thể vô can.
Hoạt động tham vấn cộng đồng trước khi triển khai một dự án nào đó là hết sức quan trọng. Việc cử những đại diện chính quyền địa phương các cấp, Mặt trận Tổ quốc hay các đoàn hội khác không thể hiện được hết chính kiến của nhân dân trước một dự án ảnh hưởng tới họ. Giả sử bây giờ, tuy đã muộn, hãy hỏi ý kiến nhân dân một cách nghiêm túc Xem nhân dân có muốn đặt trạm BOT Cai Lậy trên quốc lộ thay vì đưa nó về tuyến tránh?
Ông bà người Việt đã dậy: “Nói lời thì giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”, đằng này Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chẳng những cứ nuốt như uống nước mà còn nói mãi “cái lò đã nóng lên rồi”, nhưng rừng cây tham nhũng thì vẫn bạt ngàn xanh tươi.
Vì vậy mà ông Trọng đã bị cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ, Hà Nội quay như con dế trong buổi tiếp xúc ngày 29/11/2017.
Ông Đinh La Thăng, cựu bí thư Thành Ủy Sài Gòn, người đứng sau vụ “mất trắng” 800 tỉ đồng của Petro Vietnam (PVN) lại thấy bóng dáng trong một vụ “đại án” sắp được lôi ra xét xử vào cuối năm nay hay đầu năm tới.
Hôm 25 Tháng Mười Một, 2017, báo chí trong nước đưa tin “Thường Trực Ban Chỉ Đạo” chống tham nhũng của đảng CSVN đã “thống nhất kế hoạch kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 15 vụ án, 8 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.” Chủ tọa phiên họp là ông Tổng Bí Thư đảng Nguyễn Phú Trọng.
Có vẻ có ‘dấu hiệu lạ’ qua các diễn biết xảy ra với các vụ án Trịnh Xuân Thanh và Trầm Bê, so với ‘thông lệ’ những gì thường thấy từ trước trong các vụ án lớn, một khách mời nói với BBC Tiếng Việt hôm thứ Bảy.
Hôm 25/11/2017, blogger, nhà báo tự do Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng khi nêu bình luận về hai vụ án trên, nói với Bàn tròn điểm tin tức tuần này của BBC từ Đà Nẵng:
Việc nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu khẩn trương đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử cho thấy ban lãnh đạo Việt Nam đã chấp nhận hy sinh đối ngoại để xử lý đối nội, một ý kiến nhà phân tích thời sự nói với BBC hôm thứ Bảy.
Hôm 25/11/2017, truyền thông chính thức từ Việt Nam đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam ‘tập trung’ và ‘khẩn trương’ đưa vụ án này cùng vụ việc tại Tập đoàn dầu khi Việt Nam (PVN) liên quan Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) ra xét xử lần lượt trong năm 2017 và đầu quí một năm 2018.
Sáng ngày 17/11, tại hội trường Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đã gây choáng váng nghị trường với 3 câu hỏi trực diện: Một, yêu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà Mobifone dùng vốn do nhà nước cấp để mua AVG? Hai, giá trị đích thực, chính xác khi mua AVG là bao nhiêu? Ba, từ ngày được Mobifone mua về đến nay, AVG hoạt động như thế nào, có tương xứng với giá trị đồng vốn bỏ ra mua hay không?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã lảng tránh câu trả lời và nói là “đợi kết luận của Thanh tra Chính phủ rồi mới báo cáo”. Rõ ràng, bà Ngân chỉ là bù nhìn và đã không làm tốt vai trò điều hành phiên chất vấn của Quốc hội, bà này có biểu hiện bao che cho tham nhũng!
Sự nguội lạnh từ cái lò ông Trọng và những chỉ dấu bất thường:
Sau cuộc thiêu đốt Đà Nẵng, với cú triệt hạ Nguyễn Xuân Anh, cái lò ông Trọng có vẻ nguội lạnh. Huỳnh Đức Thơ, uy tín đã ở mức bê bết sau hàng loạt những đồn đoán về nhà đất, tài sản, cổ phần… dù bị “cảnh cáo” vẫn tại vị.
Những “bó củi” Yên Bái, Thanh Hoá, Hà Giang… có vẻ như không còn nghe nhắc đến, kể cả thanh củi Đinh La Thăng.
Quá nhiều chỉ dấu bất thường. Một cuộc họp Quân uỷ trung ương nhưng vắng mặt ông Trọng (Bí thư quân uỷ). Người thay ông dự, chỉ đạo hội nghị Quân uỷ trung ương lại là Chủ tịch Trần Đại Quang.
Hội nghị 6 trước đó, cái tên Đinh La Thăng cũng không được nhắc đến. Thậm chí, ông Thăng còn chễm trệ ngồi ngay hàng đầu.
Một hội nghị trung ương giữa bộn bề sóng gió ngoại giao sau sự cố Trịnh Xuân Thanh, nhưng không một dòng nói về đối ngoại. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lại được giao trình bày báo cáo về công tác dân số, sinh đẻ.
Dường như, đang có vấn đề gì đấy không thuận ở nấc thượng triều. Có vẻ như cái lò ông Trọng đã bị tạt từ đâu đó những gàu nước lạnh. Đang hừng hực nóng, tưởng như “củi khô củi ướt” quăng vào cháy thiêu hết, bỗng dưng tắt ngấm.
Nóng lại lò Formosa:
Cuộc chiến từ cái lò ông Trọng, nóng đến mức khiến dân tình nhiều khi quên mất… Formosa. Khi cái lò ông Trọng bắt đầu nguội lạnh, thì hơi nóng từ cái lò Formosa đã trở lại.
Một bài viết đặc biệt trên báo Tiền Phong hôm qua 24/11/2017: “Bộ TN & MT đặc cách cho Formosa xả thải vượt chuẩn?”.
Theo bài báo, “Mặc dù quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT) quy định hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, tuy nhiên Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại cho phép Formosa áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu lên 15%. Hệ quả là nồng độ độc hại trong khí thải của Formosa đang vượt ngưỡng nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam”.
Người ký văn bản cho phép Formosa đạp qua quy chuẩn quốc gia, để Formosa đang xả thải vượt ngưỡng chính là cựu Thứ trưởng TN & MT Bùi Cách Tuyến, vị Thứ trưởng hưu sở hữu khu biệt thự khủng đứng tên vợ ông, vừa khiến ầm ĩ dư luận cách đây không lâu.
Kỳ lạ hơn, vẫn theo báo Tiền Phong, để xử lý sai phạm tày trời này, Bộ TN & MT lại đang giao Tổng cục môi trường biên soạn một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới (QCVN 51: 2017/BTNMT) về khí thải công nghiệp sản xuất thép, để thay thế bộ quy chuẩn 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT). Bộ quy chuẩn mới, cơ bản vẫn giữ nguyên các thông số kỹ thuật khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, nhưng lại thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% (QCVN 51;2013) lên 15% (QCVN 51:2017), tức bằng đúng mức sai phạm của Formosa.
Như vậy, thay vì buộc Formosa phải thực hiện đúng quy chuẩn quốc gia như các doanh nghiệp khác, Bộ TN & MT lại đi sửa quy chuẩn quốc gia để… phục vụ cho Formosa.
Cái lò Formosa chẳng những không nguội, mà ngày một nóng hơn. Chỉ bằng mắt thường, dễ thấy những cột khói khủng phun lên từ cái lò Formosa ra sao.
Lời hứa “sẽ đóng cửa Formosa nếu tái phạm” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước quốc hội và quốc dân đồng bào liệu có trôi vào quên lãng?
_____
“Kết quả quan trắc khí thải hằng ngày tại Formosa Hà Tĩnh của Viện công nghệ môi trường trong năm 2017 cho thấy thông số SO2 và NOx liên tục vượt quy chuẩn quốc gia về khí thải: ngày 2/7 vượt 1,07 lần, ngày 24/7 vượt 2,47 lần, ngày 26/7 vượt 2,13 lần, ngày 23/8 vượt 1,6 lần, ngày 21/8 vượt 1,59 lần, ngày 23/9 vượt 1,71 lần, ngày 26/9 vượt 1,84 lần, ngày 27/10 vượt 2,03 lần…” (nguồn: báo Tiền Phong).
Lần đầu tiên tại Quốc hội, Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bị cảnh cáo sẽ tự diệt nếu không thắng được trận đánh cuối cùng chống tham nhũng.
Phát súng báo động thứ nhất đến tự Đại biểu Dương Trung Quốc của đơn vị Tỉnh Đồng Nai, tại cuộc thảo luận về công tác chống tham nhũng ngày 7/11/2017 và tại cuộc thảo luận sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng ngày 21/11/2017.
Sau gần 4 tháng giam giữ công an vẫn chưa điều tra ra ai đã giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài và vẫn chưa thu hồi được tài sản tham nhũng
Trong khi những tác hại do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra ngày càng nghiêm trọng, từ khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt cho đến nguy cơ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có thể bị phá vỡ, thì những kết quả mong đợi đạt được nhờ vào việc bắt giữ Trinh Xuân Thanh ngày càng xa vời.
Lời mở đầu: Phần 7 của loạt bài “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ” – đã đề cập tới việc ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải khai hồ sơ lý lịch và kê khai, sử dụng Bằng cấp không đúng quy định, không trung thực.
Ngay sau khi bài viết trên được đăng, có rất nhiều ý kiến, bình luận gởi tới tòa soạn và trực tiếp tới tác giả, đề nghị tiếp tục cung cấp bài viết về một số nhân vật cộm cán liên quan tới Tư lệnh Đinh La Thăng. Và một số báo tại Việt Nam, nhất là trang Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau đó đã đăng một loạt bài về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang với bao sự bất tường, bất minh của Tư lệnh Đinh La Thăng, cùng chất vấn của nghị sĩ Quốc hội, ý kiến của một số luật sư, hoặc bình luận của cựu quan chức cấp cao…
(Dân trí) – Sau lũ gà u mê, đàn dê lạc lối thì giờ đây, những gói mì tôm lại “lầm đường”…Và lại vẳng đâu đây, lời của bà Nguyễn Thị Doan khi còn làm Phó Chủ tịch nước: “Người ta ăn không từ thứ gì…”.
Một câu chuyện nhức nhối lại vừa xảy ra tại Thanh Hóa. Đó là sau mưa lũ, số tiền hàng cứu trợ lại “nhầm đường, lạc lối” vào nhà quan.
Theo phản ánh của báo Dân trí, trong đợt cứu trợ lũ lụt vừa qua, nhiều gia đình nghèo, cụ già neo đơn, tàn tật, ốm đau tại xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa không được nhận quà. Trong khi hàng chục suất quà lại rơi vào các gia đình cán bộ thôn khiến người dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ.
LTS: Truyền thông trong nước cho biết, Cục Báo Chí, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra quyết định tạm đình bản và phạt tiền một số tờ báo và tạp chí điện tử. Báo Tuổi Trẻ đưa tin, trang Người Đưa Tin bị phạt 140 triệu đồng và đình bản tạm thời “vì vi phạm trong bài viết đăng ngày 29-10 trên chuyên trang Phụ nữ và Đời sống“, tức Phụ Nữ News. Trang Phụ Nữ News cũng bị tước giấy phép sử dụng 3 tháng.
Riêng tạp chí điện tử Nhà Quản Lý bị đình bản 3 tháng, bị phạt tổng cộng 50 triệu đồng, trong đó 40 triệu bị phạt là do hôm 21/8, trang này đã đăng bài “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?“, phạt 10 triệu vì ngày 26/10, Nhà Quản Lý đã đăng bài: “Doanh nghiệp Việt bán hàng giả: Chuyện bây giờ mới… lộ“.
Sáng nay, trước Quốc Hội, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết đoàn thanh tra Bộ Công an (do một Thứ trưởng dẫn đầu) đã kết luận toàn bộ quá trình chấp pháp của Công an Hà Nội trong việc bắt giữ cụ Kình ngày 15/4 là hoàn toàn đúng. Theo ông Hải, việc cụ Kình bị gãy chân là do gia đình giằng co với lực lượng thi hành nhiệm vụ, chứ không phải lỗi của công an Hà Nội.
Sáng 4/11/2017, tôi và bác Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh triết Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương Đảng, cùng nhà báo Nguyễn Đình Ấm, nhà nghiên cứu Trần Đức Thịnh, chuyên viên của VUSTA (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) về Đồng Tâm thăm cụ Lê Đình Kình, các thành viên Tổ Đồng thuận cùng nhiều bà con thôn Hoành sau biến cố xã hội mang tên Đồng Tâm, làm rung chuyển vùng quê hiền hòa và anh dũng này xảy ra cách đây 6 tháng rưỡi. Cụ Lê Đình Kình cùng đông đảo bà con vui mừng dành cho chúng tôi sự tiếp đón thân tình, cởi mở và đầy xúc động.
Bà Alicia Garcia-Herrero, người tham vấn cho các quan chức châu Âu về Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam, cho biết bà tin rằng hiệp định sẽ vẫn được tiếp tục, miễn là chính quyền Hà Nội tìm được “một con dê tế thần” để chịu trách nhiệm, ví dụ như vị đại sứ Việt Nam tại Đức chẳng hạn.
Nhật báo New York Time số ra ngày 02/11/2017 có đăng bài viết của ký giả Mike Ives mang tựa đề “Một người mất tích ở Berlin gây giông tố cho Hiệp định Thương mại với Việt Nam”. Nội dung bài báo chủ yếu nói về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể ảnh hưởng đến việc hoàn tất Hiệp định Thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam như thế nào.
Dù ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Việt Nam vừa tung thêm một đòn trí mạng vào cả công chúng lẫn báo giới nhưng trong đám đông, nhiều người vẫn cố níu vào niềm tin vốn đã mơ hồ như sương khói.
Ảo tưởng vào thành tâm, thiện ý của giới lãnh đạo Đảng CSVN – “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” dường như vẫn còn chỗ để cắm… dùi. Cam kết “chống tham nhũng” của giới lãnh đạo Đảng CSVN – một thứ quốc nạn khiến Việt Nam tan hoang – vẫn còn có thể nhen nhóm hy vọng dẫu cho giới lãnh đạo Đảng CSVN liên tục chứng minh hy vọng ấy là ảo vọng.