BOT Cai Lậy và BOT Quan Lại

FB Nguyễn Đắc Kiên

5-12-2017

Trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: internet

Sáng 4/12, trong khi dư luận đang đổ dồn sự chú ý vào BOT Cai Lậy thì tại TP.HCM cuộc họp HĐND TP khai mạc.

Trong các tờ trình của UBND thành phố có tờ trình về việc tinh giảm biên chế. Theo tờ trình, dự kiến TP.HCM sẽ chi hơn 380 tỷ đồng để động viên cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi. UBND TP lý giải, việc đề xuất chính sách trợ cấp thêm này là để động viên và ghi nhận sự cống hiến của các cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình TP thực hiện tinh giản biên chế, từ nay đến năm 2021.

Còn tại Hà Nội, phiên họp HĐND TP lại thu hút sự chú ý với câu chuyện lát đá vỉa hè. Theo đề án của UBND TP Hà Nội, từ nay đến năm 2020, TP sẽ lát đá tự nhiên trên vỉa hè của hơn 930 tuyến đường tại 12 quận nội thành. Loại đá tự nhiên được kỳ vọng có tuổi thọ lên đến 70 năm sẽ thay thế toàn bộ gạch cũ, và có giá đắt hơn 5-6 lần so với loại gạch lát thông thường. Chi phí theo ước tính của báo Tiền Phong có thể lên tới hàng nghìn tỷ, nhưng chỉ có điều, vừa thực hiện chưa được bao lâu thì nhiều đoạn vỉa hè vừa được đá lát đã bị bong tróc, hư hỏng.

Những việc này có thể nhắc nhở chúng ta về một sự thật: trong khi các xe đi qua trạm BOT Cai Lậy tạm thời không phải nộp phí trong 1-2 tháng tới thì chúng ta, hàng ngày hàng giờ vẫn phải thầm lặng nộp phí cho một BOT khác kinh khủng hơn nhiều – “BOT Quan Lại”.
Không phải bây giờ người ta mới biết, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể là người chịu trách nhiệm, thậm chí chịu trách nhiệm chính trong vụ việc BOT Cai Lậy. Thế nhưng, bằng một cách “đúng quy trình”, 39 ngày trước ông vẫn được đặt vào ghế Bộ trưởng, khi vụ lùm xùm BOT Cai Lậy đã bung ra từ trước đó hơn 2 tháng.

1-2 tháng nữa, vụ việc BOT Cai Lậy được kết luận, khi đó, có thể trạm BOT này được dời vào đường tránh, ngân sách phải bỏ ra vài trăm hay nghìn tỷ đền bù cho nhà đầu tư, ông Thể và một số ông khác sẽ mất ghế, sẽ bị truy cứu trách nhiệm, có thể cả trách nhiệm hình sự, thì chắc chắn việc này cũng “đúng quy trình”.

1-2 tháng nữa, vụ việc BOT Cai Lậy được kết luận, khi đó, có thể trạm BOT này được dời vào đường tránh, ngân sách phải bỏ ra vài trăm hay nghìn tỷ đền bù cho nhà đầu tư, nhưng ông Thể và một số cá nhân khác sẽ vô can, vẫn giữ chắc ghế và vững đường thăng tiến, thì chắc chắn việc này cũng vẫn “đúng quy trình”.

Không có “đường tránh” hay “đường quốc lộ được cải tạo” nào ở đây hết, “quy trình” luôn “đúng” ở đây chính là lôgíc của BOT Quan Lại.

Ông Thể, ông Nhật – thứ trưởng GTVT hay ông Quý – Yên Bái, có điểm chung là đều có quá khứ “dính phốt” và vẫn thăng tiến bình thường. Đó không phải là kết quả của một hệ thống hay xã hội bao dung, đừng nhầm. Đó là kết quả của hệ thống dựa trên “quan hệ – tiền tệ”. Ở hệ thống này, trong cái rủi của một anh dính phốt có cái may của người có cơ hội để mua quan hệ với cấp trên, nên khi vừa thoát án phạt anh ta sẽ có thêm ngay quan hệ và cơ hội thăng tiến.

Dựa trên “quan hệ – tiền tệ”, hệ thống sẽ tạo ra hai loại Quan và Lại điển hình. Một loại tích cực: “đục khoét – phá hoại”. Loại còn lại: “ngậm miệng ăn tiền”. Những con người trong hệ thống này, từ thấp đến cao, sẽ chỉ hoặc là chăm chăm tranh quyền-đoạt lợi; hoặc là an phận thủ thường; và cả hai loại này đều có một đặc điểm là sẽ “không làm gì cả”. Tất nhiên, vẫn có trong hệ thống đó những người thực tâm muốn làm việc, muốn phụng sự xã hội, nhưng đó hoàn toàn là do tự thân cá nhân họ chứ không phải vì được thúc đẩy từ hệ thống và đó thường cũng là những biệt lệ hiếm hoi.

Tất nhiên, xã hội sẽ phải chi phí cho những BOT Quan Lại loại này không phải những đồng bạc cắc, mà là những trăm tỷ-ngàn tỷ nuôi một bộ máy ăn trên ngồi trốc và ngày càng phình to; là trăm tỷ-ngàn tỷ đổ vào các dự án tượng đài, đá lát, các nhà máy sắt gỉ rồi chạy ra những biệt thự, siêu xe, thẻ xanh, thẻ đỏ… Hơn nữa, nên nhớ, đó mới là phần nổi, phần thống kê được, còn một phần chìm lớn hơn nữa là những doanh nghiệp bị đày ải cho không thể lớn được; là những sự cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế bị tước đoạt; là những tài nguyên bị vét cạn; những thảm họa môi trường, xã hội cứ mỗi ngày lại một tệ hại hơn…

Năm 2012, ông Nguyễn Phú Trọng, khi đó mới lên làm tổng bí thư nhiệm kỳ đầu, đi thăm Singapore, tôi đã hi vọng ông-với học vị tiến sĩ ngành xây dựng đảng có thể học được gì đó từ mô hình tổ chức và tuyển dụng nhân sự cho bộ máy nhà nước của đảng Hành động Nhân dân – đảng cầm quyền (và có lẽ cũng độc quyền) tại Singapre từ năm 1959, nhưng có lẽ tôi đã nhầm.

Cách đây 4 ngày khi tranh chấp ở BOT Cai Lậy đang lúc cao trào, tại phiên họp thường kỳ chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ có thể đưa ra một chỉ đạo mơ hồ “không để kéo dài tình trạng đang diễn ra.” Với chỉ đạo này, người ta không biết Thủ tướng thực sự muốn gì: dẹp yên cánh tài xế phản đối hay đưa BOT Cai Lậy về đúng chỗ? Đến hôm qua, Thủ tướng cũng chỉ có thể đưa ra một quyết định mang tính “hoãn binh”: tạm dừng thu phí 1-2 tháng. Nên nhớ, vụ lùm xùm BOT Cai Lậy đã kéo dài 4 tháng nay, từ 6/8/2017.

Điều cản trở Thủ tướng Phúc ra một quyết định dứt khoát có thể không nằm ở bản thân vụ việc BOT Cai Lậy, mà nằm ở một chỗ khác, xa, rất xa, đó là từ công tác tổ chức, bổ nhiệm cán bộ, từ BOT Quan Lại, thứ ràng buộc, ức chế làm cùn mòn năng lực hành động, năng lực ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mọi con người trong hệ thống của nó.

Nói thêm chút nữa, việc này cũng liên quan đến cải cách hành chính, nếu không thay đổi cách thức tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ thì càng cải cách, bộ máy sẽ càng phình ra, và tất nhiên cũng chẳng thể nào có chính phủ hay nhà nước kiến tạo gì hết, vì đa số con người trong bộ máy đó có làm việc đâu mà kiến với tạo.

Vậy đó, còn bây giờ thì tôi sẽ phải quay lại làm việc, để còn có cái mà đóng góp cho BOT Quan Lại chứ, phải không?

[Năm 2016, The Boston Consulting Group trong một báo cáo (có thể download ở đây) đã đề nghị “Chính phủ nên áp dụng chế độ đãi ngộ các cán bộ Nhà nước có trình độ cao, Việt Nam có thể học tập và áp dụng tốt mô hình của Singapore như một cơ chế hiệu quả nhằm thu hút, giữ chân nhân tài”.

Cũng theo báo cáo này, Việt Nam là 1 trong 4 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi mức độ thịnh vượng kinh tế sang chất lượng sống người dân, nhưng cũng đang gặp thách thức lớn về quản trị. Báo cáo nhấn mạnh nâng cao năng lực quản trị Nhà nước là yếu tố quan trọng, Việt Nam buộc phải vượt qua thách thức này để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch trong quản trị thông qua triển khai áp dụng các công cụ kỹ thuật số.]

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. (trích) ‘….chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ có thể đưa ra một chỉ đạo mơ hồ “không để kéo dài tình trạng đang diễn ra.” Với chỉ đạo này, người ta không biết Thủ tướng thực sự muốn gì: dẹp yên cánh tài xế phản đối hay đưa BOT Cai Lậy về đúng chỗ?…(hết)
    ———

    Muốn gì ư ? – Cướp thì muốn gì nhất nào ?
    Mà sao không hỏi là ‘ Người dân VN muốn gì ?’ nhỉ- Sao cứ phải quan tâm chỉ mỗi…bọn cướp ? Chúng nó là ‘nô bộc của dân’ – BOT về đúng vị trí, thì chúng nó cũng thế, về lại vai trò ‘công bộc’ đi . Các vị nhân sĩ VN nên bỏ thói quen ấy, xin hãy để dành nó cho người dân và chỉ cho người dân VN mà thôi
    —-
    Thôi thì nhân chuyện BOT , tán ra thêm cho vui :
    Có lẽ ai nấy đều có xem mấy chuyện dã sử…Thường kể nhiều chuyện về bọn thổ phỉ ngày xưa. Đó là một đám lưu manh chỉ thích nghề “đi buôn không vốn”. Chúng kết bè lại để “đêm tối về làng, gió to nổi lửa, ngõ vắng chặn đường…’ …làm trò cướp của giết người. Nạn thổ phỉ, giặc cướp này , được xếp vào vị trí thứ ba , trong bốn tai họa mà người lương dân mọi thời đại ngao ngán :“ Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc”.

    Ngày ấy, đám thổ phỉ ăn cướp thường ẩn trú trên các ‘sơn trại’ dựng ở các hang hốc chốn núi rừng. Khi chiếm lĩnh được một ngọn núi thì liền lập sơn trại , bầu chọn thủ lĩnh đại vương…Về chọn địa bàn thì núi hay hang nào cũng được nhiều khách thương qua lại là OK ,chứ không nhất thiết cứ phải núi Mac, hang Pacpo gì gì cả ! Dưới chân núi, chúng bố trí lâu la trực gác ở các trạm ,để rình canh, chờ đợi các “ con mồi” là khách bộ hành, thương buôn , tài xế…vv ! Ai ngang qua chân núi đều bị chúng chặn lại, giơ đao kiếm kề cổ, đòi tiền mãi lộ hoặc cướp trắng hàng hóa . Chốt canh ở chân núi ngày xưa gọi là ‘trạm’( ngày nay thì gọi là …’BOT’gì đó )…vv !

    Thỉnh thoảng , khi chặn đường đòi tiền mãi lộ ( chúng không thích tiền lẻ …), đám lâu la gặp phải nhóm “anh hùng hào kiệt” thứ thiệt, đấu lý đã hơn hẳn, mà đấu võ còn có nhiều món võ độc đáo…, lâu la chống không lại nên thua te tua , đành “xã trạm” ôm đầu bỏ chạy về đại trại…cấp báo với bọn đại vương. Tất nhiên ,được hung tin là đám Đầu mục các lộ, bọn phó trại chủ, đại trại chủ…( ngày nay gọi là cấp Huyện, cấp tỉnh, cấp TW …vv) phải nhóm họp khẩn. Nếu thấy nhóm hiệp khách thực lực quá mạnh, thì thủ lĩnh phải thân chinh dẫn lâu la xuống núi xuất trận, ra tay giải quyết bọn “thù nghịch phản động”…

    Ở trạm Caylai nước Vinazuela, có đám cướp đường tham ác ,dữ dằn nghe nói là do Nữ đại vương, phi tần của một Dâm vương nước ấy giành giật từ tay con trai y. Mụ Nữ tặc này, đã rất dâm lại còn rất tham. Mụ bàn mưu với tên Quan to -Cai lục lộ, cùng mấy thằng tướng hèn bụng to não bé , ăn hại đái nát ở triều đình …quyết ý mở Trại to ‘trên từng cây số’ ở Vinazuela .
    Bọn ‘thổ phỉ chúa’ ấy, thân sống trong cung điện xa hoa đã tột bực “vinh thân phì da” phè phỡn, đú đỡn…nhưng ‘lòng tham không đáy’ vẫn chưa thấy đủ…, tiếp tục tìm cách đòi tiền mãi lộ, hút cho tận cạn kiệt máu mủ dân nghèo. Điều đó làm hào kiệt hiệp sĩ các nơi nổi giận, tập hợp lại ngày càng đông gọi là tình Huynh đệ Bạn hữu đường xa, không ai là thủ lĩnh mà lại phá tan được trại cướp Caylai ! Họ được lương dân khắp nơi ca ngợi ủng hộ mang thực phẩm ,nước uống, bò cụng, co la …tiếp tế, nhân sĩ múa bút làm thơ ủng hộ…

    Thủ lĩnh đại vương nghe cấp báo ồn ào, liền niểng niểng cái đầu, quay sang dò hỏi bọn lâu la, đầu mục…Y sợ Chính nghĩa của Lương dân,Hào kiệt…y biết rõ “ thùng thuốc súng bất mãn trong toàn dân” chỉ còn đang chờ một “mồi lữa” ! Nên dù giận đà tím mặt bầm gan, y cũng ráng cắn răng, xuề xòa ra lệnh cho Tham quan Cai lục lộ Nghẽn Thân Thể tạm thời “bỏ trạm” !. Hẳn là y dụng kế hiểm ,rút lui nhằm tránh lúc địch mạnh…sau sẽ tìm cách đánh lẻ , đánh lén, chơi trò bẩn ( Bọn cướp mà ? Lạ gì lũ ấy, tin làm sao được ? …nhưng “quan và cướp đều nhất thời, dân mới vạn đại. Hắn muốn chơi bẩn thì sẽ nhận lại đủ cả vốn lẫn lời ! Người dân chắc cũng đang mong chuyện ấy …“Chiến tranh du kích” với địch thì thắng, còn với chính Dân tộc mấy chục triệu người , thì chỉ có ‘từ chết đến bị thương’ thôi !)

    Người dân reo hò mừng rỡ vì Thiện đã thắng Ác, Đúng thắng Sai, Chính nghĩa thắng Phi nghĩa…! Nhìn niềm vui ấy của lương dân Caylai, tất nhiên nhiều người dân Vinazuela đều đã ngầm hiểu : VẤN ĐỀ CHÍNH, KHÔNG HẲN LÀ CHUYỆN CÁI ‘BOT’ VÀ NHỮNG ĐỒNG PHÍ CỦA NÓ !Bí quyết của ‘Bất tuân dân sự’ là …chỉ cần tìm cách CÙNG LÀM CHO HAY chứ đừng thèm NÓI nữa, tất sẽ thắng lợi .
    Từ đó, liên tưởng đến ngày mà cái ‘triều đình mãi quốc hại dân’ bẩn thỉu, đê hèn ,thối nát…kia bị hoàn toàn “xã trạm” , ngày mà đám ‘Đại vương TW’ hốt hoảng , thi nhau chui cống…
    Khi ấy, sẽ chao ôi là vui ! Lòng Marx ghẻ bỗng thấy lâng lâng hy vọng, khó mà kềm lại đôi dòng hạnh phúc ! He he !

  2. đ/c Tiếng Bom Sa Diện

    Tiếng bom Sa Diện… Liệt sĩ Phạm Hồng Thái… được trôn kất chên đồi Hoàng Hoa Kương kùng dzới 72 Liệt xĩ Trung kuốc.

    Anh (k)hùng thiếu niên Nê Drzăn 8… ngàn đời dzề xau xử xách niu chuyền được đặt tên tro kác tên mái chường xờhờcờnờ, kác kông viên, kác kung thiếu nhi mang tên nghười nà NÊ DRZĂN 8 .

    Nam mô !
    Mần dăng hổng rùng se điên, se mất lái, se mất fanh, se đạp nhầm bàn đạp fanh ra bàn đạp gha… tông táng te tua-tơi tả-tan tánh kác Bờ O Tờ ( / bot) hử !

    Nhất nà rùng se bồn, se chuyên rụng chở xăng rầu thì dùng se ô tô kon thường xài để trở vài trục lít săng rầu hay rùng chính xăng rầu chứa xẵn trong thùng chứa nhiên liệu kủa se, hoặc rùng se ghắn máy để thồ chở 2 kan nhựa, loại 20 lít để trứa xăng rầu rùi ràng kột 2 bên hông se, dùi chọc thủng kác lỗ vào bình đả chứa xăng rầu cho săng dầu fun trảy xịch vãi ra, dùi trâm lửa fực tráy, rùi dzừa chạy drzừa điên, drzừa mất lái, dzừa rú ga se lao dzào Bờ O Tờ (/ bot) hay kác đồn bốt kông an, kác bầy đàn kông an, kác bầy lũ cảnh sát chó đẻ (cờsờcờđờ / cscđ)… mặt mày dằn ri-vằn vện-kôn đồ-đằng đằng xát khí, võ chang khiên trắn-rùi kui-doi điện-kòng số 8, rây chói-súng đạn-tró nghiệp dzụ-se chuyên rụng v.v… như thể nà thiếu niên anh hùng Nê Dzăn 8 đã từng lấy thân mình tẩm ướt xũng săng-rầu-nhớt, dùi bật lửa thùng koẹt/riêm coẹt… mần đuốc lửa… thắp tráy sáng dực dỡ kho xăng rầu (/kho xúng đạn) Thị Nghè nhằm tết Rương nịch 1946 mần cho kác kẻ địch mất ăn tết lun !

    Đ.t mẹ !
    Bằng như hổng kó se điên, se mất lái, se mất hãm / fanh, se đạp nhầm bàn đạp fanh-gha… thì dùng trừng 1 gallon xăng / 4 lít săng rầu…. dùi lấy jấy báo làm nùi… trâm lửa đốt dùi coăng-liệng-ném “bom xăng / bom lửa” coa kái kửa tò dzò / kửa thâu tóm tiền… rùi lọt dzào bên chong kác Bờ O Tờ ( / bot)… bốc tráy fừng fực-ngùn ngụt… khói lan tỏa ngi ngút ngàn lun á…

    Đ` má !
    Xài bom săng rầu để đánh fá Bờ O Tờ (bot) hay kác này-nọ-cia thì hổng gây ra tiếng nổ điếc dáy… mần cinh động đến kác kuần trúng đang dất kần xự êm tịnh để nghỉ rưỡng mô mờ e tổn hao fước-đức-lộc-thọ-iểu này-nọ-cia !

    Đéo mệ !
    Ờ, ờ… mần kái coái rì mờ hổng kó kái já fải trăng-já mắc-já dẻ-já hời fải chi chả ?!

    # # # # #

    Nam mô !
    Nầy này, bớ kác bầy bọn nghười dân chong nước bị đàn áp bức tức tưởi từ mãi chên rưới nửa thế cỉ coa tức nà đã cóa hơn nửa đời người dùi… đấy !

    Đ.t mẹ !
    Tau đã nói-viết-ghõ dất nà nhiều lần, coa nhiều fương-kách thức dzà koa nhiều thời điểm khác nhau dằng-thì-là này-nọ-cia mà bầy bọn nghoan kố trây chơ trúng mầy nghe-sem-đọc kó thông hiểu tí tẹo nào hông drzị hử lũ óc bò, não tàu hủ ???

    Đ` má !
    Kác bầy bọn bị áp bức tụi mi kó biết kách đánh fá hủy hoại mạng lưới điện kao thế; kác chụ điện kao thế; kác rây rẫn điện kao thế suyên Việt, liên tỉnh thị, kác đê đập thủy điện, tua bin thủy điện, kác nhà máy biến áp, kác chạm biến điện kao-trung-hạ thế hay không dzị hở ?!

    Đ.t mẹ !
    Điện lực-điện năng-điện khí nà kái nghuồn rì rì cho 1 nền kinh tế kuốc ja ? ? ? ? ?

    Đ` má !
    Hổng đánh fá hủy hoại cinh tế, vốn rĩ nà sương kột xống… kòn, xinh tử kủa 1 sứ xở thì đánh fá kái coái rì chừ ?

    Đéo mẹ !
    Ciểm trứng hiện tiền nà, chỉ vài kú tát nẩy lửa, nổ đom đóm mắt hồi Sept.11.2001 (vụ 9/11) kủa bầy bọn Hủi jáo ro “đức ngài” Osama bin Laden trỉ huy-lãnh đạo ban tặng thưởng cho bọn ôn rịch-thổ tả-đểu káng-đốn mạt-fản bội-bất tín-bất chung-bất lương Mĩy mà hơn 15 năm sau, đế kuốc Mĩy hung hiểm, xừng sỏ lá nhất địa kầu dzẫn kòn thất thần hoảng loạn, bò lê bò kàng, ghượng đứng nghả ngiêng, liêng triêng xiêu drzẹo, kà ạch kà đụi, nghóch đầu hết muốn nổi, nom thiệc nà thảm hại… nhưng dất đáng đời tro bọn đểu jả, fản bội, ăn ở bất lương !

    Đ.t mẹ !
    Đánh fá hủy hoại mạng lưới điện kao thế; kác chụ điện kao thế; kác rây rẫn điện kao thế suyên Việt, liên tỉnh thị, kác đê đập thủy điện, tua bin thủy điện, kác nhà máy biến áp, kác chạm biến điện kao-trung-hạ thế thì hổng hề kó / hạn trế tối đa việc đổ máu, trảy me, thịt nát, sương tan… dơi dụng, văng vãi bầy hầy nhầy nhụa này-nọ-cia hay mà fải nhát đản, nghán xợ vi fạm nuật fáp-nuật tây-nuật ta… kấm khủng bố hay jới kấm sát xinh hại mạng chi-mô-tê rì dì sất !

    Đ` má !
    Mần kái rì dì mà hổng kó kái já fải trăng-já mắc-já dẻ-já hời để chi chả ?!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây