Đồng Nai: Chủ người trung Quốc đánh công nhân và mỗi năm vài công nhân chết “bí ẩn”

FB Lao Động Việt

18-7-2017

Khu vục xưởng sơn nơi người Trung Quốc đánh công nhân. Ảnh VTC

Sáng chủ nhật ngày 16/7/2017, tại xưởng sơn phun sơn 3- Công ty Shing Mark ViNa tại Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), đã xảy ra vụ việc một chủ quản người Trung Quốc đánh 2 công nhân người Việt Nam, khiến hàng trăm công nhân bức xúc, đình công.

19 lần thăm con, 19 lần không được gặp

FB Nguyễn Tuyết Lan

18-7-2017

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Hôm nay 18/07 là sinh nhật con. Hôm qua với tờ đơn trên tay, mẹ đến trại giam với mong muốn được nhìn con một lần.

Đây đã là lần thứ 4 tôi làm đơn về vấn đề thăm gặp con gái mình. Kể từ khi Quỳnh bị bắt hồi tháng 10/2016, tôi chỉ được gặp con duy nhất một lần trong 5 phút ngắn ngủi trước ngày con ra Toà.

Thường thì sau khi kết thúc điều tra, thân nhân có thể được gặp người thân của mình theo quy định. Nhưng trường hợp của gia đình chúng tôi lại không như vậy. Cho dù có đến sớm thứ 2 xếp hàng như ngày hôm qua thì họ vẫn kiếm lý do từ chối và lảng tránh những câu hỏi của tôi.

Tướng về hưu, PCT Quận và ánh mắt người dân

Tin tức VN

18-7-2017

Sau cùng thì Trung tướng cũng lên tiếng, và câu đầu tiên của ông là “Tôi có sai gì đâu”! Chị Phó Chủ tịch Quận cũng vậy, rất “thuyết âm mưu”…

Cụ thể, chị nói tới chuyện bôi xấu chính quyền (chứ không phải là việc cá nhân chị nữa)!

Thưa chị Phó Chủ tịch, không thể vì một cá nhân mà vơ đũa cả nắm sang chính quyền được đâu. Chính quyền ấy vẫn có những vị Phó Chủ tịch, những “hiệp sĩ cô đơn” xuống đường “đòi vỉa hè” cho dân.

Bằng chứng vi phạm luật lệ của Trung Quốc trên Biển Đông

The Diplomat

Tác giả: Ankit Panda

Dịch giả: Song Phan

17-7-2017

Ảnh: Tòa Trọng tài Thường trực.

Sau một năm, phán quyết biển Đông vẫn được coi là bằng chứng cho hành vi vi phạm luật lệ của Trung Quốc

Hành vi của Bắc Kinh vẫn tiếp tục coi thường phán quyết ngày 12 tháng 7, nhưng nó vẫn sẽ là một sự kiện lịch sử.

Khoảng một năm trước, một ban trọng tài gồm 5 thẩm phán tại Toà Trọng tài Thường trực The Hague thông báo quyết định của họ trong một vụ kiện do Philippines khởi xướng vào năm 2013 đối với Trung Quốc về các yêu sách tranh chấp của họ ở biển Đông.

Đơn khởi kiện của nhà báo Phạm Chí Dũng đối với báo Phú Yên

VNTB

18-7-2017

Logo của Hội Nhà báo Độc lập

ĐƠN KHỞI KIỆN

Về việc báo Phú Yên xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân

Kính gửi: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên

I. Nguyên đơn:

–   Tôi tên là: Phạm Chí Dũng

–   Sinh ngày: 12/10/1966

–   Thường trú tại 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

–   Số CMND: 022970120. Ngày cấp: 20/2/2014. Nơi cấp: CA. Tp Hồ Chí Minh.

–   Nghề nghiệp: nhà báo tự do.

II. Bị đơn:

Báo Phú Yên, 62 Lê Duẩn, Phường 7, TP Tuy Hòa, Phú Yên; và tác giả Nguyên Minh.

UNCAC? Còn khuya! Đảng phải bảo vệ tham nhũng

Blog VOA

Trân Văn

18-7-2017

Nhà của nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Ảnh chụp màn hình.

Đảng khẳng định tham nhũng là quốc nạn, tuyên bố sẽ dốc toàn lực của toàn bộ hệ thống chính trị để bài trừ tham nhũng nhưng cũng chính Đảng lặng lẽ bảo vệ tham nhũng.

Bảo vệ tham nhũng là một trong những “chủ trương lớn” dẫu không công bố nhưng chẳng khó để nhận diện…

Họ thua rồi!

FB Sương Quỳnh

18-7-2017

Một số thành viên dự lễ tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba tại nhà GS Tương Lai hôm 16/7. Bà Sương Quỳnh đứng ngoài cùng bên phải. Ảnh: Hoàng Dũng

Hôm qua khi đi xe Uber đi khám bệnh cùng chị AH, trên đường về, cậu lái xe bắt đầu trò chuyện với tôi. Cậu ta nghe tôi và chị AH nói chuyện với nhau nên tò mò. Cậu ta hỏi lại toàn bộ vụ việc tôi bị đánh ra sao, tôi kể lại. Câu đầu tiên tôi hỏi cậu thanh niên này: Con có lên Facebook xem tình hình đất nước không? Cậu này trả lời: Con không.

Khi nghe xong toàn bộ câu chuyện hành hung này cậu ta nói: Con thấy cô có vẻ không có gì là sợ cả? Tôi cười: Chết cô còn không sợ nữa là ba cái chuyện hành hung đánh đập này con ạ. Con xem, một Đất Nước mà môi trường bị tàn phá, họ ngang nhiên để Tàu mang đồ ăn, thực phẩm độc, nhà máy thải chất độc xuống toàn Đất Nước như hiện nay thì ai mà chẳng sắp chết?

Nhận chìm chất thải của nhiệt điện Vĩnh Tân: Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn

LTS: Để có thông tin đa chiều, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của PGS.TS Vũ Thanh Ca, đăng trên báo VnMedia ngày 11-7-2017, “Nhận chìm chất thải của nhiệt điện Vĩnh Tân: Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn“. Do báo cáo tác động môi trường không được công bố cho dân chúng tham khảo, nên bài viết của TS Vũ Thanh Ca có thể xem như quan điểm chính quyền.

Kính mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây, rồi so sánh với bài của tác giả Đăng Nguyễn, đã đăng trên Tiếng Dân vài ngày trước: Sau Vĩnh Tân 1: Nguy cơ nguồn tài nguyên hải sản bị xóa sổ. Cả hai bài viết đều bàn về vấn đề pháp lý của kế hoạch xả thải xuống biển, nhưng khác với bài của TS Vũ Thanh Ca, bài của Đăng Nguyễn nêu lên quan điểm phía dân sự và dư luận.

____

VnMedia

PGS.TS Vũ Thanh Ca

11-7-2017

PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã đưa ra những cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của quyết định cho phép nhận chìm cũng như đánh giá sơ bộ những thiệt hại về môi trường, sinh thái biển do hoạt động nhận chìm chất nạo vét gây ra.

Giáo Dục nào, Dân Trí nấy

Thạch Đạt Lang

18-7-2017

Bà phó chủ tịch quận Thanh Xuân. Ảnh: internet

Chuyện ở Nhật Bản: Ngày 11.03.2011, trận động đất và sóng thần ở Tōhoku gây ra những chấn động khiến nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rung lắc rồi nước biển tràn ngập. Hệ thống làm mát các thanh uranium, nguyên liệu chính cho hoạt động của một trong các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại, chất phóng xạ chảy ra tràn lan hòa vào trong nước biển, trong không khí. Sự rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện Fukushima Daiichi buộc chính phủ Nhật phải di tản dân cư trong vòng bán kính 30 km. Đây là thảm họa nguyên tử nặng nề thứ hai sau Chernobyl trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ lợi ích nhân loại.

Lưu Hiểu Ba có chết vô ích?

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

18-7-2017

Lưu Hiểu Ba. Ảnh: internet

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam cầm và cũng là người đoạt giải Nobel Hoà bình, là một tổn thất lớn. Nó cũng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ: Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng bất kỳ phương tiện nào và với bất cứ giá nào.

Lưu Hiểu Ba, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người bảo vệ nhân quyền và phản kháng bất bạo động, đã sống 8 năm cuối cùng của cuộc đời mình trong tù ngục vì những cáo buộc về “họat động lật đổ”. Tội thật sự của ông là kêu gọi thiết lập chế độ dân chủ ở Trung Quốc. Ngay cả trước khi bị giam cầm, ông đã thường xuyên bị cảnh sát giám sát và quấy rầy. Năm 2010, khi ông được trao giải Nobel, nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ cản trở, không cho gia đình ông đến Oslo nhận giải; mà còn giam lỏng vợ ông.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đang mưu tính gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

18-7-2017

Máy bay Vietnam Airlines và Vietjet đậu tại Tân Sơn Nhất. Ảnh: Reuters.

Vừa nảy nòi thêm một bằng chứng về chiến thuật “câu giờ” của nhóm lợi ích Bộ Giao thông Vận tải trong vụ “sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất”.

“Câu giờ”

Tại phiên họp Chính phủ ngày 3/7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dường như thật sự nóng ruột khi đề cập đến vấn đề sân golf trong sân bay. Theo ông Phúc, sự việc này đã tồn tại từ lâu, gần đây Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông chủ trì thuê công ty tư vấn độc lập nước ngoài để xem xét, lên phương án nâng cấp, mở rộng Tân Sơn Nhất. “Bộ Giao thông phải có báo cáo kịp thời việc này, không để kéo dài gây dư luận không tốt” – ông Phúc có vẻ bức xúc.

Trung cộng toan tính điều gì, ở mảnh đất Đồng Tâm?

“Lòng căm thù của quần chúng sẽ bùng phát. Nó chất cao bao nhiêu – thời gian tồn tại của thể chế này, ngắn đi bấy nhiêu. Và, khi nó đổ, lãnh đạo CS, cùng thân thuộc của chúng: Đừng có mong, sẽ tìm được ống cống nào, để chui xuống đó và sẽ sống sót, để bò được lên”.

___

Nguyễn Tiến Dân

18-7-2017

1- Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng, Chính quyền Hà Nội cũng đã phải tổ chức họp và công bố bản: “Dự thảo kết luận về thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm”. Một bản dự thảo, có thể nói, đầy rẫy sự giả dối và cố nhìn thực tế, qua lăng kính của những kẻ vô pháp – vô luân, chuyên ỷ thế – hiếp người. Biết chắc, làm như thế, là đi ngược với lòng dân – cộng thêm, tính hèn nhát cố hữu: Hứa Đức Chung, không dám về lại thôn Hoành. Để, công bố bản dự thảo này, như đã hứa. Ông bố trí cuộc họp, tại một địa điểm, cách thôn Hoành có nhõn hai chục cây lô mếch.

Vì sao các chế độ chuyên chế tấn công nghệ thuật?

Biên dịch: Tram Nguyen

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Degenerate Art,” a Nazi-curated exhibition, at the Haus der Kunst in Berlin, February 1938 | Photo by Reuters

Năm 1937, các nhà lãnh đạo đang lên của Đế chế thứ Ba đã tổ chức hai cuộc triển lãm nghệ thuật ở Munich. Một cuộc, “Triển lãm Nghệ thuật Đại Đức,” trưng bày thứ nghệ thuật mà Adolf Hitler xem là chấp nhận được và phản ánh một xã hội Aryan lý tưởng: những người tóc vàng đặc trưng trong tư thế anh hùng và cảnh quan mục đồng của nông thôn Đức. Cuộc triển lãm còn lại trưng bày cái mà Hitler và những kẻ đi theo gọi là “nghệ thuật suy đồi”: các tác phẩm hiện đại hay trừu tượng, và nghệ thuật của những người bị Đức Quốc xã chối bỏ—người Do Thái, người cộng sản, hoặc những người bị tình nghi thuộc về một trong hai nhóm này. “Nghệ thuật suy đồi” được trưng bày một cách hỗn độn và rối rắm, kèm theo những nhãn dán xúc phạm, graffiti và các mục catalog mô tả “bộ não bệnh hoạn của những kẻ dùng đến chổi vẽ hay bút chì.” Hitler và những kẻ thân cận đã kiểm soát chặt chẽ cách sống và làm việc của các nghệ sĩ trong nước Đức Quốc xã, vì họ hiểu nghệ thuật có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự trỗi dậy hay sụp đổ của nền độc tài của họ, và trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của họ cho tương lai của nước Đức.

Khi mạng người bị xem rẻ

Blog RFA

VietTuSaiGon

17-7-2017

Để có một thứ gì đó ưng ý, người ta có thể bằng cách này hay cách khác bao biện rằng sự có mặt của nó là hợp lý, là cần thiết. Và khi không cần một thứ gì đó nữa, muốn tống khứ nó đi cho rảnh chuyện, người ta lại thiết lập cả một hệ thống suy nghĩ để bao biện cho sự tống khứ của mình là hợp lý, cần thiết. Với tính mạng của một con người cũng vậy, nhất là trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, mạng người đôi khi rẻ hơn lá mít mà cũng có lúc đánh đổi cả giang sơn.

Những chiến binh “phát đạt”: Từ may mắn lịch sử đến tha hoá thể chế

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

17-07-2017

Tổng Giám đốc Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, tại một sự kiện ra mắt sản phẩm của tập đoàn. Ảnh: NetNews.

Các tướng lĩnh quân đội đang liên tục “nã pháo” vào nhau trong cuộc khẩu chiến về việc quân đội có nên làm kinh tế hay không.

Câu chuyện quân phiệt cũ

Quan cộng sản

Phạm Đình Trọng

17-7-2017

Cung cách ứng xử trong cuộc sống của đám quan cộng sản, từ quan trẻ, cấp nhỏ như bà phó chủ tịch quận Lê Mai Trang, tới quan già, cấp cao như trung tướng Võ Văn Liêm cho người dân nhận ra rằng đám quan chức cộng sản chỉ có hình hài của con người thể xác, con người sinh vật, tuyệt nhiên không có hình hài của con người văn hóa, con người xã hội.

Quan bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân, HN. Ảnh: ĐS&PL

Cán bộ, đảng viên sống ‘phô trương’ làm thủ tướng ‘trăn trở’

LTS: Báo chí trong nước đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “trăn trở” về chuyện cán bộ, đảng viên có lối sống “phô trương”. Báo Thanh Niên trích lời thủ tướng: “Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta”.

Chuyện cán bộ, đảng viên làm giàu bằng cách tham nhũng, đục khoét của công… để có được tài sản bất minh, rồi khoe khoang biệt thự, biệt phủ, những tài sản đắt tiền, đó không phải là lối sống phô trương bình thường, mà đó là ăn cướp của dân rồi mang tài sản cướp được, ra khoe với nạn nhân. Nếu thủ tướng chỉ “trăn trở”, không nhìn thấy sự khác thường qua lối sống phô trương của đám sâu dân mọt nước này, thì thủ tướng đã ngồi nhầm ghế rồi và cái “chính phủ kiến tạo” của thủ tướng xây tới Tết Công-gô cũng không xong.

____

Thanh Niên

Thủ tướng trăn trở vì cán bộ sống phô trương, gây phản cảm

17-7-2017

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Sơn La sáng 17.7

Thủ tướng bày tỏ sự ưu tư khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ ở vài tỉnh miền núi.

Dự hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Sơn La sáng nay, 17.7, Thủ tướng bày tỏ: “Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta”.

Gặp nhau ở tư tưởng Phan Châu Trinh để đoàn kết, đổi mới căn bản, và cứu nước!

17-7-2017

Lời giới thiệu: Một số nhân sĩ, trí thức trong nhóm Đà Lạt vừa góp mặt trong thành viên Câu Lạc bộ Phan Tây Hồ. Nhóm Đà Lạt nổi tiếng một thời về những hoạt đông yêu nước, muốn quê hương đổi thay, mặc dù trong số họ có người bị nhà cầm quyền cộng sản thẳng tay trấn áp, quản thúc, tù đày.

Trong số các thành viên sáng lập Câu Lạc bộ Phan Tây Hồ, có 2 người từng là cán bộ chủ chốt trong giới cầm quyền cộng sản của thành phố Đà Lạt, đó là ông Huỳnh Nhật Tấn và Huỳnh Nhật Hải. Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với 2 nhân vật này. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện, mời quí vị cùng nghe:

Ai mới là người làm xấu?

LTS: Trong bản tin sáng nay, Tiếng Dân có điểm tin hai tin “Ông tướng về hưu hay ông trời con?” và “Bà Phó Chủ tịch quận hay bà Phó Đoan?” Nói về thái độ trịch thượng, coi thường luật pháp và hành xử vô văn hóa của những người được cho là “công bộc” của dân: Một ông tướng vi phạm luật giao thông nhưng đe dọa, đòi bắt giam sếp của người xử phạt, còn bà phó chủ tịch thì “Vừa hiếp dân, vừa la làng!”

LS Lê Văn Luân vừa có bài viết thêm về chủ đề này, “văn hoá cửa quyền, hống hách và trịch thượng, mượn chức vụ để lộng quyền và né tránh các sai phạm của mình“. Xin được giới thiệu cùng quý độc giả.

____

FB Luân Lê

17-7-2017

Bà Lê Mai Trang, PCT quận Thanh Xuân. Ảnh: internet

Mọi người thấy rồi đấy. Rõ ràng là một hành vi vi phạm về luật giao thông đường bộ, đã không hành xử cho đúng lại còn huy động cả chính quyền cơ sở của một phường ra trông xe đỗ trong tình trạng vi phạm để đi ăn trưa. Sau còn mời người dân phản ánh lên bắt họ xin lỗi. Và giờ bà phó chủ tịch quận này còn chưa chịu dừng lại để suy nghĩ về hành vi và chịu chế tài theo luật pháp, thì lại lên báo chí thanh minh và cho rằng một số kẻ lợi dụng sự việc này để chống đối, bôi nhọ chính quyền.

CSVN dùng tiền bạc để giết chết học thuật, tiêu diệt tự do ngôn luận

Trương Nhân Tuấn

17-7-2017

TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao, là người chi tiền trực tiếp cho CSIS tổ chức các hội thảo Biển Đông hàng năm. Ảnh: internet

Chủ trương “quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông” của nhà nước CSVN cho thấy đã thất bại. Đồng thời với các chủ trương khác của “đảng và nhà nước”, trong phạm vi chủ quyền biển, đảo, như “ngoại giao quốc phòng”, “giữ nước từ xa”…

Bài tường trình của nhà báo Greg Rushford vừa mới đăng trên trang web của ông, đã làm “đổ bể” ra các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” tổ chức CSIS ở Mỹ, cũng như tìm cách “mua chuộc” các học giả quốc tế khác, để tổ chức những cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, sao cho nội dung “có lợi” cho VN. Nhà báo này cho biết các hóa đơn chi phí ăn ở, đi lại cho các diễn giả tham dự đều được “gởi cho VN” để thanh toán.

Vụ án tỷ đô

FB Lê Văn Luân

17-7-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Đến gần đây tôi mới để ý và tìm hiểu về vụ kiện có lẽ là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, đó là việc một cá nhân khởi kiện một chính phủ của một quốc gia ra tòa án, trọng tài quốc tế để xét xử. Đó là vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước CHXHCNVN về bồi thường thiệt hại về kinh tế (tài sản) và quyền liên quan đến nhân thân mà ông này bị xét xử theo luật pháp Việt Nam trong cùng một vụ án hình sự vào cuối những năm của thập niên 1990s.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”

Đào Tiến Thi

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)

17-7-2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân

Dân hai lăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

(Tản Đà)

Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

‘Bị đánh’ sau khi dự tưởng niệm Lưu Hiểu Ba

BBC

16-7-2017

Nhà hoạt động Sương Quỳnh thuật lại việc bà bị hành hung ở Sài Gòn trong lúc về nhà sau khi dự buổi tưởng niệm Lưu Hiểu Ba hôm 16/7/2107. Ảnh: FB Hoa Kim Ngo

Một nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam vừa đưa thông tin trên mạng xã hội cho hay bà đã bị một nhóm người ‘theo dõi’ và ‘hành hung’ trên đường về nhà sau khi dự một lễ tưởng niệm nhà hoạt động Trung Quốc Lưu Hiểu Ba tại Sài Gòn vào tối hôm Chủ Nhật.

Hãy nói lời xin lỗi, thưa bà Phó Chủ tịch quận

LTS: Chuyện bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân điều động cả hệ thống chính quyền ra trông xe cho bà ăn bún, đã làm nóng các trang mạng xã hội mấy ngày qua. Qua cách hành xử của một “đầy tớ của dân”, có thể thấy, họ vẫn luôn coi người dân thấp cổ bé họng như cỏ rác.

Một số cư dân mạng đã lên tiếng kêu gọi bà xin lỗi người dân, thay vì bắt dân phải xin lỗi bà. Hôm qua, LS Trần Vũ Hải cũng đã lên tiếng trên Facebook: “Bà Phó chủ tịch Quận Thanh Xuân, Hà nội cần xin lỗi dân ngay, không cộng đồng mạng xã hội sẽ đồng lòng kêu gọi bà từ chức (hay cách chức bà) vì đã sai luật lại khinh dân, lạm quyền!

“Thượng tôn pháp luật”, trước hết là phải áp dụng từ cấp lãnh đạo

Trương Nhân Tuấn

16-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hôm rồi tôi có nói về việc: Cán bộ nhà nước bây giờ mở miệng ai cũng nói “thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng”. Cái kết của status ngắn là “Nếu mấy ông cộng sản làm cái gì cũng ‘theo luật’ mà làm, đất nước đã không nghèo, xã hội không có nhiều nỗi ngang trái, oan ức như vậy”.

Vậy tinh thần của “thượng tôn pháp luật” là gì? Ai phải thượng tôn pháp luật?

Thượng tôn pháp luật là “cốt lõi” của “The Rule of Law”, một khái niệm luật học của Anh, đặt nền tảng trên “thông luật – common law”. Ý nghĩa phổ cập của “the Rule of Law”, theo định nghĩa của Qui ước của Hội đồng Châu Âu – Statut du Conseil de l’Europe, là “sự ưu việt của pháp luật – prééminence du droit”.

Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển

Trí thức VN

Hoàng Hà

12-7-2017

Nguồn: internet

Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh.

Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.

Di sản yêu thương của Lưu Hiểu Ba

“Ai rồi cũng chết. Vậy thì cái còn lại chính là di sản cho đời. Di sản của Lưu Hiểu Ba thật vĩ đại đối với đất nước Trung Quốc. Vậy chúng ta sẽ để lại di sản gì cho đất nước Việt Nam này, cho con cháu đời sau? Có phải đó là bản hiến pháp chuẩn mực để làm nền tảng quốc gia cho muôn đời sau hay không?”

Trung Nguyễn

15-7-2017

Ông Lưu Hiểu Ba và vợ Lưu Hà tại một địa điểm không được tiết lộ. Ảnh của Ye Du đăng trên twitter. Nguồn: EPA

Tôi chỉ dành sự lưu tâm đặc biệt tới Lưu Hiểu Ba vào những ngày gần đây, khi cái chết vì bệnh ung thư gan của ông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, trừ đa số người dân Trung Quốc vẫn đang bị bức tường lửa bưng bít thông tin. Tôi đã đọc ngấu nghiến các tác phẩm của Lưu Hiểu Ba và thật sự rất xúc động trước một nhân cách, một tài năng phi thường nhưng tràn đầy tình cảm con người.

Sự kiện Lưu Hiểu Ba cũng khiến tôi nhớ lại trường hợp của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính. Tháng 8 năm 2005, GS Hoàng Minh Chính và vợ được nhà cầm quyền cho qua Mỹ chữa bệnh vì họ tin rằng GS Chính đã quá yếu và sẽ mất ngay khi tới Mỹ. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là sức khỏe của GS Chính đã phục hồi. Thậm chí ông còn gặp gỡ các dân biểu Mỹ, phát biểu tại đại học Harvard, thành lập Phong trào Dân chủ Việt Nam, và phục hoạt đảng Dân Chủ Việt Nam.

Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba

Vũ Ngọc Yên

15-7-2017

Ảnh ông Lưu Hiểu Ba. Nguồn: ABC.

Nhà phê bình chế độ Trung Cộng nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã chết vì ung thư gan trong bệnh viện thành phố Thẩm dương (Shenyang) vào ngày 13.07.2017, thọ 61 tuổi. Cái chết của ông là hậu quả của nhiều năm bị đầy đọa trong lao tù cộng sản. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính quyền”. Khoảng hai tuần trước ngày lâm chung, ông được chuyển từ nhà giam đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Các quốc gia Đức, Pháp, Mỹ kêu gọi Bắc kinh hãy cho phép ông ra nước ngoài điều trị, nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã khước từ.

‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam,’ bài hát bị CSVN kết tội

Người Việt

Vũ Đình Trọng

14-7-2017

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. (Hình: Facebook)

WESTMINSTER, California (NV) – “Bài ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ tôi viết từ năm 2011 sau nhiều năm tôi chứng kiến ngư dân Việt Nam ra biển bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, bị đâm chém, bị giết, bị cướp, thậm chí bị bắn, rồi có những người thiệt mạng đem xác trở về, mà sau đó nỗi đau là cái mà người Việt Nam hoàn toàn gánh chịu.”

Đó là lời của nhạc sĩ Tuấn Khanh nói về bài hát “Viết Về Ngư Dân Việt Nam,” hay còn được gọi một cái tên khác là “Biển Đông,” khi mới đây bài hát này bị nhà cầm quyền Việt Nam cho là “Bài hát ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ của tác giả Tuấn Khanh trong dĩa CD nhạc thu giữ khi khám xét tại chỗ ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ‘mang nội dung kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động.’”

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguyễn Huy Hoàng

15-7-2017

Liu Xiaobo in mid-2000s | Photo by Liu Xia

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên phê đấu thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.