Bài thơ của Lại Văn Sâm tặng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

FB Lại Văn Sâm

26-9-2017

Bà Kim Tiến đang say giấc nồng. Nguồn: FB Lại Văn Sâm

Chị ơi chị ngủ cho ngon
Đừng lo mấy vụ cỏn con làm gì!
Dân đen mắt toét, chân chì
Chúng ngu không hiểu mới đi kêu trời

Chuyện buôn thuốc giả kiếm lời
Bở ăn như thế mấy người bỏ qua?
Vụ này xui xẻo lộ ra
Coi như kinh nghiệm lấy đà…vụ sau

‘Đồng Chí X’ có sẽ bị tống vào ‘lò’?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

26-9-2017

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguồn: EPA

Đấu đá, tranh giành quyền lực là một trong những đặc trưng của các chế độ cộng sản, kể từ khi hình thái chính trị phi nhân này ra đời trên thế giới cách nay đúng một thế kỷ. Trên đấu trường khốc liệt đó, các đấu sỹ vốn là những bậc thầy về mưu mô, thủ đoạn thường dành cho đối thủ của mình những cú đòn triệt hạ như thể họ là kẻ thù không đội trời chung, ngay cả khi kẻ chiến bại đã bị loại ra khỏi cuộc chơi.

Dậu đổ bìm leo

Chuyện Hữu Thỉnh và Phan Nhật Nam: Nhà văn và câu chuyện hoà giải dân tộc

FB Lưu Trọng Văn

26-9-2017

Hữu Thỉnh (trái) và Phan Nhật Nam. Nguồn: internet

Gã có tí toáy viết văn nhưng không nhận mình là nhà… văn. Tuy vậy chuyện văn chương là chuyện rung dây động… lòng con người nên gã cũng quan tâm nhiều lắm.

Trịnh Xuân Thanh: Trùm tham nhũng hay là nhà cải cách?

The Diplomat

Tác giả: Bennett Murray

Dịch giả: Trúc Lam

25-9-2017

Hình ảnh cựu giám đốc điều hành dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh được nhìn thấy trên màn hình TV của đài truyền hình VTV, nói rằng ông ta tự nộp mạng tại một đồn cảnh sát ở Hà Nội, Việt Nam ngày 3/8/2017. Nguồn: REUTERS/Kham

Khi Đức gia tăng áp lực về vụ bắt cóc Thanh, cảnh ngộ của ông đã làm cho mọi người gia tăng chút cảm thông.

Một cựu viên chức cộng sản đào tẩu đã bị tóm trên đường phố Berlin giữa ban ngày bởi các gián điệp Việt Nam có vũ trang. Một chuyến đi bí mật qua Đông Âu cho một chuyến bay bí mật về Hà Nội. Một lời thú nhận trên truyền hình của đài truyền hình nhà nước Việt Nam, có thể bị cưỡng ép. Một Bộ Ngoại giao Đức bị xúc phạm và các nhà ngoại giao Đức tuyên bố, một nhà ngoại giao không được chào đón.

Đồ giả và đồ dỏm

Thạch Đạt Lang

26-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo NLĐ

Trước khi “bàn sâu, bàn xa” về đồ giả và đồ dỏm, người viết xin được dạo qua phần định nghĩa thế nào là đồ dỏm và đồ giả.

Đồ giả chắc ai cũng biết là đồ… không thật, không do “chính chủ, chính hãng” sản xuất ra, nhưng có mẫu mã, kích thước, hình dáng, bao bì…mà nếu không nhìn kỹ hay để ý sẽ thấy y chang đồ thật.

Đồ giả có nhiều “đẳng cấp” khác nhau. Có những loại đồ giả mà người tinh ý chỉ cần liếc mắt qua, sẽ nhận ra ngay như nước xì dầu Maggi, sản xuất tại Trung Cộng, vô chai tại Việt Nam, ghi là Made in France, loại xì dầu này chỉ cần đọc kỹ những hàng chữ in trên nhãn là phân biệt được ngay (thí dụ thay vì ghi là Made in France thì lại ghi là Made in French), nhưng cũng có loại đồ giả cần phải quan sát tỉ mỉ, phải coi tới coi lui, coi xuôi coi ngược, lật trước lật sau, nhiều khi phải coi cả nội dung món hàng mới phân biệt được như gạo giả, thuốc tây giả, phân bón giả…

Di sản Nguyễn Bá Thanh và đấu tranh nội bộ

RFA

Kính Hòa

25-9-2017

Ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đứng đầu Ban nội chính trung ương, tại một kỳ họp Quốc hội, tháng 10/2013. Ảnh: AFP

Ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam rất nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng. Trước khi qua đời vào năm 2013, ông nổi tiếng như là người có những phát biểu thẳng thắn và mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm.

Tuy nhiên sau những bản án kỷ luật các quan chức Đà Nẵng vừa qua và việc thanh tra sai phạm đất đai đang được tiến hành ở địa phương này, người ta cho rằng di sản ông Nguyễn Bá Thanh để lại đang được khai thác cho cuộc đấu tranh phe phái trong đảng trước những sắp xếp nhân sự trong tháng 10 tới đây qua kỳ họp lần thứ sáu của Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Hải Dương: ‘Vòi rồng, roi điện giải tán biểu tình’

BBC

26-9-2017

Hình ảnh quan tài đặt ngay lối vào cổng công ty dệt Pacific Crystal hồi tháng 7. Phía sau là căn lều người dân Hải Dương dựng lên để phản đối. Ảnh: Reuters

Tin nói 500 công an được huy động ngày 25/9 để giải tán người biểu tình phản đối ô nhiễm liên quan nhà máy dệt Pacific Crystal ở Hải Dương.

Trong khi đó, báo địa phương Hải Dương lại nói cơ quan chức năng “đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích nên việc giải tỏa không gặp sự phản đối của người dân”.

Người dân nghĩ gì về đề xuất tăng thuế VAT của chính phủ?

26-9-2017

Tham nhũng, quản lý kém, làm thất thu ngân sách… là những nguyên nhân làm cho ngân sách cạn kiệt, nợ công chồng chất ở Việt Nam. Để giải quyết tình hình khó khan này, chính phủ đề xuất sẽ tăng thuế VAT lên 12%, với hy vọng có thêm chút tiền chi tiêu khi ngân sách đang cạn kiệt.

Người dân nghĩ sao về chuyện tăng thuế này? Những nhóm người nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định tăng thuế? Phải chăng chuyện tăng thuế VAT từ 10% lên 12%, “không ảnh hưởng đến người nghèo” như lời của các quan chức tài chính “ngồi máy lạnh” làm chính sách?

‘Việt Nam là cứ bám víu quá mức vào cái bằng’

BBC

26-9-2017

Trường mà ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng sau đó đổi tên thành California Southern University. Ảnh: SOUTHERN.EDU

Một giảng viên gốc Việt ở Hoa Kỳ bình luận về vụ bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh.

Vũ Quý Hạo Nhiên, giảng viên toán tại Coastline Community College, Hoa Kỳ ông cho biết ông quan tâm đến vấn đề bằng cấp của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh mà dư luận xôn xao nhiều ngày qua.

“Trường ông Xuân Anh học, California Southern University (CSU), thực sự có rất nhiều bằng cấp học từ xa, nhưng đến năm 2015, trường đã được công nhận rồi.

“Quy chế công nhận trường ở Mỹ khác Việt Nam. Ở Việt Nam, mình trông vào nhà nước, Bộ Giáo Dục để công nhận. Ở Mỹ là dựa vào sự tự nguyện và uy tín của các cơ quan tư nhân làm việc đó. Giờ ai học trường đó là bằng cấp được công nhận hoàn toàn.

“Ông Xuân Anh học từ 2006 … thì hơi rắc rối xíu. Khi cơ quan kiểm định thì họ kiểm định trong sáu năm.

“Mình đã làm sau năm qua, bài vở soạn đàng hoàng hay không, chứ không phải năm nay họ tới là kiểm định năm nay đâu. Khi trường được công nhận từ 2015 thì họ đã kiểm định từ 2009 rồi”.

Theo ông Hạo Nhiên, có nhiều cơ quan thẩm định chứng chỉ quốc gia (National Accreditation), không có uy tín bằng các cơ quan thẩm định vùng (Regional Accreditation).

“Có nhiều cơ quan không uy tín bằng bao trùm cả nước, ai muốn họ sẽ đến, họ kiểm tra, không có bề dày hoạt động. Nhiều trường tuyên bố là cơ quan toàn quốc không đáng tin cậy bằng những cơ quan vùng vì những cơ quan này làm 100-200 năm nay rất biết việc, rất uy tín.

Trên thực tế, dường như trường CSU đã tiến hành thủ tục xin chứng chỉ từ năm 2012, theo báo cáo của cơ quan WASC, một trong sáu cơ quan thẩm định chứng nhận chất lượng các trường đại học khu vực miền Tây Hoa Kỳ.

Khi được hỏi vụ điều tra bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh sẽ có hệ lụy gì đến hàng chục ngàn học sinh và sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, ông Hạo Nhiên cho biết:

“Các em du học sinh qua đây, phụ huynh hay các em không rõ nhiều trường, nhìn chứng chỉ quốc gia là ngon, trong khi phải được kiểm định vùng mới được công nhận.”

“Cứ nhìn trên các quảng cáo tìm việc, trang web tuyển sinh cao học, tiến sĩ, họ đòi hòi từ trường thẩm định vùng.”

“Ở Mỹ có những người làm những công việc cơ quan nhà nước mà công việc đó phải có bằng cử nhân mới được chức đó trong khi họ hoàn toàn đầy đủ khả năng, chỉ là tiền bạc, hồi nhỏ học kém, nên.nhiều người đi vào trường không được cộng nhận để được vào chức vụ mà ai cũng biết họ làm được.

“Việt Nam mình là cứ bám víu quá mức vào cái bằng, từ trường nào, ở Mỹ hay Pháp, để cân đo đong đếm bằng cấp của người khác.

“Việt Nam coi trọng bằng quá mà không quan tâm đến khả năng thực sự. Khả năng thực sự của ông Xuân Anh được làm chức đó được hay không hay ông là con của ông kia để lên chức đó, hay là chuyện tranh chấp nội độ để đem bằng cấp của nhau ra để nói …”

“Theo báo chí thì tôi thấy đã có nhiều quan chức Việt Nam học như thế rồi, dù trường đó có được công nhận đi chăng nữa thì trường đó có đủ tiêu chuẩn, đủ cao để giảng dạy về quản trị kinh doanh hay không thì chưa chắc. Họ chỉ đạt yêu cầu tối thiểu trong khi hầu hết đòi hỏi của người ta trên thế nhiều…

“Có rất nhiều người chỉ học trung học thôi mà rất giỏi, cử nhân thôi mà rất giỏi, nếu mình cứ nói học càng cao bằng càng giỏi thì cái đó là vô lý,” ông Nhiên nói thêm.

Trong khi đó Tiến sĩ Donald Hecht, chủ tịch của California Southern University (CSU) được VOA Việt Ngữ dẫn lời nói “chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên.

“Chúng tôi có thể khẳng định rằng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh học tại SCUPS và nhận bằng MBA [Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh] vào tháng Sáu năm 2002 và bằng DBA [Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh] vào tháng 12 năm 2006. Bằng của ông ấy và của các sinh viên Việt Nam khác đã được chứng thực bởi cơ quan chức năng của California và Tổng lãnh sự Việt Nam ở San Francisco. Ông ấy học một khóa liên kết giữa SCUPS và Đại học Bách khoa”.

Tiến sĩ Hecht nói rằng mất “3 năm” và “dưới 30 nghìn đôla” để hoàn tất và lấy được bằng DBA và lưu ý về cái gọi là không nên nhầm lẫn giữa DBA và Ph.D [bằng tiếng sĩ được nhiều trường cấp]”.

Trong khi đó báo Tuổi Trẻ ngày 24/09 có bài mô tả Bộ giáo dục Đào tạo Việt Nam đồng ý cho Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa với Đại học chuyên ngành Nam California (SCUPS), nơi ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ, nhưng lại không công nhận bằng của học viên nhận từ chương trình này.

“Vậy tại sao Bộ GD-ĐT lại cho phép ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này? Tuổi Trẻ đã liên lạc với người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức?” tác giả viết.

Đức từ chối cấp Visa cho đoàn công tác nhà nước, tạm ngừng cấp Visa cho du học sinh Việt Nam

Thời Báo

Trung Khoa

26-9-2017

Ảnh: internet

Giao thương hai nước bắt đầu gặp ảnh hưởng từ căng thẳng ngoại giao Đức – Việt, sinh viên học sinh và doanh nghiệp đang gánh chịu hậu quả. 

Sau khi phía Đức nhận được từ Việt Nam thư trả lời về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, nội các chính phủ nước này đã có cuộc họp và đi đến nhất trí đưa ra quyết định hôm 22.9 tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam, đồng thời trục xuất thêm 1 cán bộ ngoại giao tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin. Cùng ngày Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đã lập tức phổ biến trên trang web và Faecebook của mình Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Đức về những quyết định kể trên.

Ông Vũ “nhôm” dính bao nhiêu dự án ở Đà Nẵng?

Người Lao Động

Quỳnh Châu – Bích Vân

25-9-2017

Đồ họa: Tấn Nguyên/ NLĐ

Chín dự án mà Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu lãnh đạo TP Đà Nẵng cung cấp hồ sơ để điều tra là những dự án nào, nằm ở đâu, liên quan đến những ai…?

Nguyên Ngọc: “Người Việt cũng cần xét lại cuộc chiến Việt Nam”

RFI

Thanh Phương

25-9-2017

Mời nghe phần âm thanh phỏng vấn:

Là một trong những người có mặt trong bộ phim tài liệu nhiều tập “ The Vietnam War” về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Ken Burns, nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên là một sĩ quan trong quân đội miền Bắc, cho rằng Việt Nam cũng nên làm như Mỹ, tức là phải nhìn lại quá khứ, xét lại một cuộc chiến tranh mà theo ông đã dần dần trở thành một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn do khác biệt ý thức hệ.

Những bục vỡ khó tránh khỏi

Một thể chế được dựng lên theo một mô hình đã sụp đổ, mà là sụp đổ cả hệ thống, nhưng lại vẫn được ngoan cố trì kéo suốt mấy thập kỷ tại Việt Nam, đưa đất nước đi vào ngõ cụt với thể chế toàn trị phản dân chủ, nguồn gốc của tham nhũng, đặc biệt tệ hại nhất trong hai nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, thì sự bục vỡ như đang diễn ra là khó tránh khỏi.

Tương Lai

25-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 14

Mấy ngày rồi các trang báo nhà nước dồn dập đưa tin về những vụ kỷ luật với những bình luận thả giàn không còn e dè, kín cạnh khi nói về các vị ủy viên trung ương đảng, bí thư, chủ tịch tỉnh, phụ trách vùng… Hình như những ông tổng biên tập đã được bật đèn xanh, nói càng mạnh càng hay, càng được lòng nơi cao nhất vì người ta đang cần “đòn hội chợ” nhằm triệt hạ đối thủ. Cho nên, những cây bút lâu nay rón rén, tù túng được dịp xung trận tát nước theo mưa ào ạt, tới tấp khiến cho đương sự vuốt mặt không kịp.

Trường và chợ

Blog RFA

VietTuSaiGon

25-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Trường THPT Hùng Vương, tỉnh Bình Phước.

Thời xưa, muốn cho các thế hệ học trò được chuyên tâm học hành, nhân cách phát triển tốt, ông bà chúng ta đã tìm cách xây dựng trường ở những nơi thanh vắng, xa người kẻ chợ và tránh tiếng thị phi. Nhờ vậy mà đã có một thời, nhân cách kẻ sĩ người Việt cao vời, đáng kính. Còn ngày nay, chợ ở ngay trong trường, ngay trong ban giám hiệu, hội đồng giáo viên, hội đồng phụ huynh, thậm chí ở ngay trong tâm hồn thầy giáo và học trò. Thử nghĩ, với nếp kẻ chợ in đậm dấu ấn nhà trường như vậy thì tương lai Việt Nam sẽ về đâu?

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng về quyết định của GS Tương Lai

Nguyễn Đăng Quang lược ghi

25-9-2017

Nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cuối tuần vừa qua có chuyển cho tôi ý kiến và quan điểm chính thức của cụ Vĩnh về quyết định dứt bỏ mọi liên hệ với đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng để tiếp tục chiến đấu với tư cách đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, đảng của Hồ Chí Minh” của Giáo sư Tương Lai hôm 2/9/2017.

Nợ nần, bội chi và giải pháp nằm ngoài ‘định hướng’

Blog VOA

Trân Văn

25-9-2017

Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. Bộ Tài chính Việt Nam loan báo, tính đến hết năm 2015, nợ nần của Việt Nam là hơn 94 tỉ Mỹ kim. Hình: Trích từ website của The Economist.

Tuần trước, Bộ Tài chính Việt Nam loan báo, tính đến hết năm 2015, nợ nần của Việt Nam là hơn 94 tỉ Mỹ kim, tương đương hơn hai triệu tỉ đồng, trong đó vay mượn ngoại quốc là 39,6 tỉ Mỹ kim, vay mượn dân chúng trong nước là hơn 54 tỉ Mỹ kim.

Khi thái tử đảng bị quăng vào lò

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

25-9-2017

Các thái tử đảng và vua đảng. Nguồn: internet

Hình như đang phấn khởi vì cái lò nhóm mãi nó mới nóng và đang cháy, ông Nguyễn Phú Trọng tiện tay sờ luôn đến Nguyễn Xuân Anh, bí thư Tp Đà Nẵng. Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận “ông Nguyễn Xuân Anh đã sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô và 2 nhà do doanh nghiệp biếu” (báo Tuổi trẻ).

Khi công luận đang hồi hộp theo dõi vụ đại án Ngân hàng Đại Dương với đề nghị cả án tử hình hoặc đang “quan ngại” một số vụ gần đây có vẻ như chìm xuống thì việc đột ngột công bố kết luận của UBKTTW về Nguyễn Xuân Anh khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Tuy nhiên, đây lại là biểu hiện đáng mừng.

TBT Trọng ‘không chỉ muốn chống tham nhũng’

BBC

25-9-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: GETTY IMAGES

Một chuyên gia thường theo dõi chính trị Việt Nam cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang dùng chiến dịch chống tham nhũng để “làm yếu đi các đối thủ chính trị và sắp xếp người cùng phe cánh trước Đại Hội Đảng kỳ sau”.

Tiến sĩ Zachary Abuza, giáo sư tại National War College, Washington, DC, Hoa Kỳ, nói với BBC rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng muốn lập lại kỷ luật trong Đảng Cộng sản, duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng với Chính phủ.

Vì sao Nguyễn Phú Trọng né đống ‘củi khô’ BOT?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

25-9-2017

Công văn số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 của PTT Hoàng Trung Hải đồng ý chỉ định nhà đầu tư dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, một dự án còn tai tiếng và nhơ nhuốc hơn cả BOT Cai Lậy. Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ.

Hơn một tháng qua, công chúng Việt Nam hết xôn xao về dự án BOT đường tránh thị xã Cai Lậy lại đến bàn tán về các dự án BOT giao thông trên khắp Việt Nam.

Và càng ngày, khi sự thật về các dự án BOT càng được phanh phui, người ta càng nhận thấy sai phạm trong loại hình đầu tư công này không hề mang tính chất ngẫu nhiên, đơn lẻ. Ngược lại, chúng diễn ra một cách có hệ thống, từ trên xuống dưới.

Bộ phim dài không có hậu

Blog VOA

Bùi Tín

25-9-2017

Các nhà hoạt động mang mặt nạ ở rừng Năm Căn năm 1972. Nguồn: Vo Anh Khanh/Another Vietnam/National Geographic Books.

Bộ phim dài 10 tập (18 tiếng đồng hồ) của 2 đạo diễn Mỹ Ken Burns và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên TV cũng như trên internet.

Nhiều người chăm chú xem, thưởng thức và bình luận. Người khen khá nhiều, cho rằng các tác giả đã dày công sưu tầm, tuyển chọn những đoạn phim, hình ảnh tiêu biểu, quý giá nhất, có được cách nhìn khách quan, đa chiều.

Đức ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam: Tại bạn hay tại ta?

FB Hoàng Huy

24-9-2017

Ảnh: Internet

Ngày hôm qua, 22/9, có một sự kiện ngoại giao quan trọng và chưa từng có tiền lệ đối với Vietnam mà không thấy báo chí hồ hởi đưa tin như mọi khi. Thế giới biết, khu vực biết, chỉ mỗi VTV cố tình không biết, làm cho số đông nhân dân hầu như không biết: CHLB Đức tuyên bố tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, vì nguyên nhân gì thì chắc không khó đoán. Và như định mệnh, ngày 23/9 cũng là ngày kỉ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Đức.

Đừng tin những gì Cộng sản nói

FB Trịnh Kim Tiến

25-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Life

Một lần nữa để thấu câu nói để đời của ông Thiệu, “đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”. Một lần nữa để hiểu rằng việc nâng cao dân trí, khơi nguồn tri thức cho sự phát triển của dân tộc là điều vô cùng khó khăn trong xã hội Cộng Sản.

Một chính quyền lúc nào cũng muốn dân ngu để dễ bề quản lý, một chính quyền thù hằn, căm ghét và nghi ngờ mọi thứ về tri thức, chúng ta tin rằng nó sẽ đưa chúng ta thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, chúng ta tin rằng nó sẽ đưa Việt Nam “sánh bước cùng năm châu”. Chúng ta khờ dại hay tự bịt mắt, bịt tai trước những điều đang thấy?

Chuyện hợp tác xã (phần cuối)

FB Nguyễn Thông

22-9-2017

Tiếp theo phần 1phần 2

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cuối phần 2, tôi có nhắc đến câu thơ trong bài “Anh chủ nhiệm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Ông thi sĩ này có khá nhiều bài được đưa vào sách giáo khoa, có thể kể ra Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại, Cửa Tùng, Anh chủ nhiệm, Những cánh buồm… nhưng người ta biết đến ông nhiều nhất có lẽ từ bài thơ “Anh chủ nhiệm”.

Ông cũng như các nhà văn Nguyễn Khải, Đào Vũ, Nguyễn Kiên, Bùi Hiển, Nguyễn Địch Dũng, Nguyễn Thành Long… sau mỗi chuyến đi thực tế ở nông thôn lại cho ra đời tác phẩm về “cuộc sống mới, con người mới”. Thời ấy, các nhà văn nhà thơ rất muốn chứng tỏ cho đảng và nhà nước thấy họ đã lột xác, đã cải tạo triệt để như thế nào nên tác phẩm thường tô vẽ khá lòe loẹt, xa thực tế (nhưng gần với ý đồ của đảng), ca ngợi lộ liễu.

Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức về diễn tiến mới vụ Trịnh Xuân Thanh – Nan đề hội nhập thế giới

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-9-2017

Steffen Seibert phát ngôn viên chính phủ Đức vừa trả lời các nhà báo về vụ Trịnh Xuân Thanh hôm 22/09/2017 tại Berlin. Nguồn: Anadolu Agency

Dưới đây là nguyên bản thông cáo báo chí của người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức hôm 22.09 về những diễn tiến mới đối với vụ Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo khẳng định, “ngày 21.09.2017, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tới trao đổi và thông báo tạm ngừng quan hệ chiến lược với Việt Nam“, “do mọi yêu cầu (của họ) tới nay Việt Nam không hề đáp ứng dưới  bất kỳ hình thức nào“, “không thừa nhận vấn đề niềm tin và pháp lý bị vi phạm, buộc (họ) phải xử lý hệ quả“. Đồng thời “(họ) đã buộc một nhân viên tiếp theo của Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức cùng với gia đình về nước trong vòng 4 tuần“.

‘Thứ phi’ của Nông Đức Mạnh thoái sạch vốn để làm gì?

Người Việt

Phạm Chí Dũng

24-9-2017

Cựu TBT Nông Đức Mạnh và người vợ kế Đỗ Thị Huyền Tâm. Nguồn: internet

Một nhà đầu tư nhỏ lẻ vừa thoái vốn?

Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng chú ý, nếu nhà đầu tư đó đúng là nhỏ lẻ, không mang tên Đỗ Thị Huyền Tâm – cựu đại biểu quốc hội và biến thành vợ sau của Nông Đức Mạnh sau khi ông Mạnh trở thành cựu tổng bí thư.

Mẩu tin nhỏ nhưng lại gây tính thời sự và nghi ngờ lớn là với tư cách chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group), bà Đỗ Thị Huyền Tâm vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.

Liên Hiệp cầm quyền Bảo thủ – Xã hội bị thảm bại trong cuộc bầu cử quốc hội tại Đức

Vũ Ngọc Yên

25-9-2017

Cộng hòa liên bang Đức (CHLBĐ) với 83 triệu dân là một quốc gia pháp trị, tam quyền phân lập có thể chế dân chủ nghị viện đảm bảo dân quyền và nhân quyền. Bầu cử được thực hiện trên mọi bình diện từ địa phương tới trung ương, tạo cơ hội cho công dân tham gia sinh hoạt chính trị của quốc gia. Quốc hội liên bang Đức được bầu theo thông lệ 4 năm, nghị viện Âu châu 5 năm, nghi viện tiểu bang và thị xã thường 5 năm. Quốc hội bầu ra chính quyền. Chính quyền liên bang hiện tại là một liên hiệp bảo thủ-xã hội của hai chính đảng lớn Liên minh dân chủ/ xã hội (CDU/CSU) và đảng dân chủ xã hội (SPD).

Ông Lưu Vân Sơn thăm VN và Hội nghị TƯ6

BBC

25-9-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Vân Sơn hôm 18/9/2017 tại Hà Nội. Ảnh: Web ĐCS

Chuyến đi của ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư và Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương của ĐCS Trung Quốc tới Việt Nam (từ 18-19/9/2017) ít liên hệ tới Hội nghị 6 của ĐCSVN hơn là tới Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.

Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt – Trung đưa ra giải thích vì Trung Quốc ‘cần một không khí đối ngoại’ thuận lợi trước Đại hội này, trong khi Hội nghị TƯ6 của ĐCSVN đã được điều chỉnh thời gian nhi lần từ trước, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.

“Giú ép” Nguyễn Xuân Anh?

FB Nguyễn Quốc Việt

24-9-2017

Trong tâm bão Đà Nẵng mấy ngày này, tự dưng thiên hạ hay nói mấy từ “giú ép, chín non” Nguyễn Xuân Anh.

Tuổi tứ thập, vị này mới nhậm chức bí thư thành ủy Đà Nẵng. Xét về nhân sinh học, thì Xuân Anh đã bước qua đỉnh núi và đang trên đường lê bước xuống dốc.

Từ khủng hoảng Rohingya ở Miến Điện nghĩ tới Việt Nam

Trung Nguyễn

24-9-2017

Bà Aung San Suu Kyi phát biểu tại buổi họp báo ở Tokyo, ngày 4/11/2016. Nguồn: AP Photo/Koji Sasahara

Những tuần gần đây, cuộc khủng hoảng sắc tộc ở Miến Điện đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Bà Aung San Suu Kyi, một trong những biểu tượng của dân chủ Miến Điện, đã hứng chịu rất nhiều sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Nhìn vào bài học của Miến Điện có thể thấy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam cũng có thể sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn mới tới đích.

Tổng quan về tình hình Miến Điện

Về vị trí địa lý, Miến Điện nằm giữa hai cường quốc tranh giành ảnh hưởng là Ấn Độ và Trung Quốc, với nhiều rừng núi hiểm trở. Ngoài ra Thái Lan cũng có ảnh hưởng. Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc) thậm chí còn huấn luyện các nhóm dân quân ở biên giới Miến Điện – Trung Quốc để gây rối.

Những điều trông thấy, ngàn đồng đau đớn, ngàn tỉ xót xa…

Một Thế Giới

Đoàn Đạt

22-9-2017

Ngôi nhà khá tồi tàn của bà mẹ bức tử con ở Lào Cai. Ảnh: internet

Mấy ngày qua, câu chuyện về một bà mẹ ở Lào Cai chỉ vì 7.000đ mà dồn hai đứa con ruột của mình vào chỗ chết không khỏi khiến cho nhiều người đau lòng, ám ảnh. Một câu chuyện tưởng như không còn xuất hiện ở thời nay…

Đó là một câu chuyện tưởng như hư cấu: một bà mẹ khi đi mua sữa về cho con nhỏ còn dư 7.000đ, đem cất; khi phát hiện bị mất bà đã truy hai đứa con trai của mình và bắt chúng thắt cổ, nhảy xuống ao tự vẫn và cuối cùng là uống thuốc trừ sâu để chết.