Ở nơi ấy có một sinh viên yêu nước

Paulus Lê Sơn

24-10-2017

Phan Kim Khánh. Ảnh: internet

Người ta thiếu cái gì thì tìm kiếm cái đó, cũng có thể người ta đang tìm kiếm cái mà đang nắm giữ trong tay. Điều đó bàng bạc giống như chuyện sinh viên Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình qua những hành động cụ thể mà chúng ta đang tìm kiếm. Ở Việt Nam sinh viên có yêu nước không? Chắn chắn là có, và có nhiều không? Chắn chắn đại đa số chứ chưa nói đến là tất cả. Chúng ta đang nắm giữ trong tay cả một thế hệ có trí tuệ và lòng yêu nước nồng nàn nhưng tại sao chúng ta phải đốt đuốc đi tìm?

Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993 là sinh viên năm cuối Khoa Quốc Tế, Đại học Thái Nguyên, sẽ bị nhà cầm quyền cộng sản đưa ra xét xử theo cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” trong điều 88 Bộ Luật Hình sự vào ngày 25 tháng 10 năm 2017.

Cựu đại sứ: ‘Việt Nam bị TQ bao vây chiến lược, phải tập hợp lực lượng’

VOA

An Tôn

24-10-2017

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế. Ảnh: VTC

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/10 với An Tôn của VOA rằng Trung Quốc đã và đang có những động thái không khác gì bao vây Việt Nam. Và vì vậy, Việt Nam phải có đối sách.

Là người từng nắm các nhiệm kỳ đại sứ Việt Nam ở 5 quốc gia, Tiến sĩ Trường nêu ra nhận định về những điều Việt Nam có thể làm trong bối cảnh đang hình thành “tứ giác kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ có mục đích bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, còn gọi là vòng cung Ấn-Thái.

Tham, nhát gan, vô cảm trong tính cách của người Trung Quốc

Tác giả: Bertrand Russel

Dịch giả: Hán Khanh

24-10-2017

Ở phương Tây có một quan niệm cho rằng, không thể hiểu được người Trung Quốc, trong đầu óc họ chứa đầy những ý tưởng thần bí, khiến người ta khó lường. Cả một quá trình lâu dài, qua những gì được biết về Trung Quốc, tôi cũng có cùng quan điểm như vậy. Nhưng qua một thời gian công tác ở Trung Quốc, tôi thấy rằng nhận định này chỉ thuần túy là những thành kiến chưa được kiểm chứng. Tôi giao lưu trò chuyện với một người Trung Hoa có giáo dục, cho thấy, họ nói năng cũng rất giống người Anh.

Tôi không tin “người phương Đông là loại người dối trá nguy hiểm”. Tôi tin rằng, trong nghệ thuật lừa gạt nhau giữa một người Anh hoặc một người Mỹ, với một người Trung Hoa, thì mười lần có đến chín, mười lần phần thắng thuộc về người Anh hay người Mỹ. Nhưng với đa phần người Trung Hoa nghèo khó, khi giao tiếp với người da trắng có tiền, thông thường là đơn phương dở trò lừa gạt, khi ấy không nghi ngờ gì, người da trắng đương nhiên sẽ bị lừa, nhưng với người quan lại Trung Hoa ở Luân Đôn thì không phải vậy.

Sự đểu cáng và vô nhân của chế độ CSVN trong bang giao Việt-Mỹ

Thạch Đạt Lang

24-10-2017

Trong cuộc đối thoại quốc phòng Việt-Mỹ vào ngày 17.10.2017 vừa qua, tướng Nguyễn Chí Vịnh, đại diện chế độ cộng sản VN đã tặng cho Thượng nghị sĩ John McCain một món quà, theo sự đánh giá của nhà báo lão thành Bùi Tín là “độc”, theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Bùi Tín khi cho rằng món quà “quí giá” đó rất độc đáo nhưng cũng không kém phần độc hại. Đó là một bao thư đã ngả màu vàng xám, trong đó có một số thư riêng của gia đình, bố mẹ, vợ con, bạn bè ông McCain gửi cho ông trong gần 5 năm rưỡi ông bị cầm tù ở trại giam Hỏa Lò, Hà Nội.

Chất đất sét của đá tảng Macxit

Nguyễn Đình Cống

24-10-2017

Giới thiệu

Phần lớn, nếu không phải tất cả, các lý thuyết, các học thuyết được xây dựng dựa vào một số tiên đề hoặc giả thiết khoa học (GT). Học thuyết Macxít cũng như vậy, nó được bắt đầu bằng một số GT. Các GT đó được Karl Marx (Mác) nghiên cứu, được trình bày như các chân lý, được một số người suy tôn thành các hòn đá tảng với ý nghĩa chúng vững chắc đời đời, làm nền móng cho việc xây dựng lâu đài học thuyết. Một số hòn đá tảng đó như: Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội; Vật chất có trước và quyết định ý thức; Tư bản bóc lột công nhân bằng giá trị thặng dư v. v…

Xót xa cho thân phận “trí thức Việt Nam XHCN”

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

24-10-2017

Ảnh: internet

Đọc tờ đơn của bác sĩ Hoàng Công Truyện, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gửi để xin lỗi Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã bị phạt 5 triệu đồng vì “dám” phê phán Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người ta thấy nhiều điều.

Trên hết, người ta thấy xót xa cho số phận trí thức dưới chế độ Cộng sản.

Bộ trưởng Bộ Y tế có đáng bị phê phán không?

Hẳn nhiên là điều này không cần bàn cãi, chỉ cần “lượn” một vòng trên mạng Facebook thì đủ rõ. Không có lời lẽ nào biện hộ cho một Bộ trưởng Y tế mà dưới sự quản lý của bà ta, không biết bao nhiêu sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng liên quan đến tính mạng con người, coi mạng sống người dân như cỏ rác và như một sự đùa bỡn.

Chu choa! Họ định lập cái viện nói dối kiểu tư bản man rợ!?

Tô Hải

24-10-2017

Vừa qua, tại Việt Nam, có một đề xuất siêu hiện đại: Thành lập ngay một viện đạo đức! Mới nghe, cứ tưởng trước sự thoái hóa toàn diện và nặng nề của những “phụ mẫu chi dân”, có một nhà đạo đức học ẩn danh nào đó muốn muốn bắt chước một Aristote, một Epicure, một Spinoza hoặc gần gũi hơn, cũng như một Khổng Tử hay Mạnh Tử bên Tầu, đã cố gắng lý giải về sự hình thành các chuẩn mực luân lý và tập tục, sự khác biệt giữa cái sai và cái đúng, giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác…

Trả kỷ vật cho Thượng Nghị sĩ John McCain: Man rợ, nhân đạo, hay có ý đồ khác?

Ngọc Thu

24-10-2017

Bản tin thời sự tiếng Việt của VTV lúc 12h, ngày 21/10/2017, cho thấy: Những kỷ vật của ông John McCain, cựu tù nhân chiến tranh, gồm một xấp thư từ cũ đã ngả màu vàng ố, sau nửa thế kỷ, đã được tướng Nguyễn Chí Vịnh, thay mặt ĐCS Việt Nam, mang trả lại cho ông.

Trong một bài viết trên blog VOA, nhà báo Bùi Tín, bình luận: điều này “biểu lộ thái độ cực kỳ hà khắc đến độc ác, man rợ của chính quyền Việt nam khi chủ trương tịch thu hết, còn lưu giữ mọi thư từ riêng tư của mấy trăm tù binh Mỹ do họ quản lý, không cho họ nhận tin tức của bố mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè mà họ mong ngóng ngày đêm…”

Phân biệt cán bộ khôn và dại

Vũ Thạch

24-10-2017

Nguyễn Phú Trọng (trái) và Võ Kim Cự, ai khôn, ai dại trong vụ Formosa? Nguồn: AFP PHOTO/HOANG DINH Nam

Gần một tuần qua, vụ Thượng Tá CSGT Võ Đình Thường gởi giấy mời nhằm hăm dọa các tài xế dùng tiền lẻ trả phí BOT Đồng Nai đã dấy lên nhiều sóng gió. Lý do là vì sau đó lòi ra con gái ông Thưòng đều đang bỏ vốn đầu tư BOT này. Riêng bản thân ông Thường còn lòi ra thêm chi tiết ông bị kỷ luật đuổi ra khỏi ngành CSGT khi làm Đại úy 14 năm trước, với đầy đủ đoạn âm thanh tang chứng ông căn dặn đàn em CSGT phải chùi mép cho sạch lúc đó. Tất cả khởi đi từ cái chữ ký tai hại trên giấy mời.

Đã là quần chúng thì nên… dễ dạy

Blog VOA

Trân Văn

24-10-2017

Ông Võ Đình Thường là người bị kỷ luật 14 năm trước, Bộ Công an cho rằng, phục chức là “bình thường”. Nguồn: PLTP

Bộ Công an Việt Nam vừa chính thức trả lời công chúng về trường hợp ông Võ Đình Thường, Thượng tá, Phó Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Đường bộ – Đường sắt của Công an tỉnh Đồng Nai. Theo đó, việc điều động, bổ nhiệm ông Thường là “đúng qui trình, qui định của Bộ Công an về công tác cán bộ”.

Kết luận vừa kể của Bộ Công an Việt Nam chẳng khác gì một gáo nước lạnh tạt vào đám đông thích thắc mắc, bình phẩm và cứ tưởng rằng những trăn trở, bất bình của họ sẽ được xem xét…

Cá tra phú

FB Mai Quốc Ấn

23-10-2017

Cá tra là loài ăn tạp, người dân dùng để chỉ các quan tham, đụng gì cũng ăn. Nguồn: internet

Quý huynh xa nhớ!

Nghe tin huynh tứ bề thọ địch, lòng Ấn bất an vô hạn độ!

Nào báo chí truy tìm biệt phủ thanh quan.
Nào thanh tra công bố tài sản lương dân.

Mấy ai thấu lòng son có “hoa hồng” chứng giám…

So với thối móng tay, huynh làm chỉ có phần hơn!
Sánh với chạy xe ôm, huynh đan bao nhiêu chổi đót?

Ông Trọng mưu tính gì với chiến dịch ‘Đốt Lò’?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

23-10-2017

Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: AP Pool/Na Son Nguyen

Sau hàng loạt vụ lùm xùm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi để cho đàn em cùng thân quyến mặc sức làm mưa làm gió, đua nhau xâu xé nền kinh tế, “ăn của dân không từ một thứ gì”, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5/2012 đã quyết nghị việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay thế vị trí Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng của một “đồng chí X” đầy tai tiếng.

Dưới sự chỉ đạo của ngài tân Trưởng ban, hoạt động của bộ máy phòng chống tham nhũng ban đầu cũng có đôi chút “khởi sắc”, nhưng rồi mọi chuyện lại sớm “đâu trở về đấy”. Lời khẳng định “Tham nhũng ở Việt Nam 3 năm qua ổn định” của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại buổi tọa đàm “Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển do Thanh tra Chính phủ và UNDP tổ chức ngày 9/12/2014 ngay lập tức trở thành trò đàm tiếu của thiên hạ.

“Căn Tính Dân Tộc” và sự “Ăn Mày Dĩ Vãng” của các Thế Hệ Cầm Quyền đã và đang đưa Việt Nam vào Ngõ Cụt

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

23-10-2017

Hãng tin Reuters đã nhận xét phần trình bày của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: “diễn văn dài, rất nhiều trà”. Ảnh: REUTERS

1. Trông người mà ngẫm đến ta

Những ngày này, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông là những thông tin và hình ảnh về Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc. Tâm điểm của sự kiện này chủ yếu tập trung vào một nhân vật duy nhất là Tập Cận Bình với “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đã công khai với thần dân mình cũng như toàn thế giới.

Sao lại vụng dại đến thế!

Blog VOA

Bùi Tín

23-10-2017

Tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa sang Hoa Kỳ dự cuộc đối thoại quốc phòng Việt – Mỹ, với một số thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng ven biển Việt Nam, trao đổi kinh nghiệm trong huấn luyện, diễn tập chung, phía Mỹ giúp cho Việt Nam tẩy trừ chất Dioxin ở quanh sân bay Biên Hòa, tiếp theo việc hoàn thành việc tẩy trừ quanh sân bay Đà Nẵng.

Theo màn truyền hình VTV4 ngày 21/10, nhân dịp này thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã trao một món quà «rất quý» cho thượng nghị sĩ John McCain, hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đó là một tập tài liệu đã ngả màu vàng xám, gồm một số lá thư riêng của gia đình, bố mẹ, vợ con, bạn bè ông McCain gửi cho ông trong gần 5 năm rưỡi ông bị cầm tù trong trại giam Hỏa Lò/Hà Nội.

Nguyễn Thị Kim Tiến vs Hoàng Công Truyện: Loạn cào cào

Thạch Đạt Lang

23-10-2017

Cào cào là một loại côn trùng có cánh, có thể bay được, thường có màu xanh lá cây, nhưng đôi khi cũng có màu trắng đục lốm đốm đen, nâu. Cào cào khi gặp điều kiện thuận tiện, sinh sôi nẩy nở rất nhanh, bay thành hàng đoàn, tấn công các ruộng lúa, đồn điền cà phê… Vì bay hàng đoàn nhưng không có trật tự, mạnh con nào con đó bay theo bốn phương, tám hướng, hễ chỗ nào có lá non là nhào tới nên trở thành… loạn. Dân gian vì thế gọi là “loạn cào cào”.

Một chuyện xảy ra tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế cách đây khoảng 3 tháng đang được người dân (đen) theo dõi và bình loạn… cào cào, ở ngoài đời cũng như trên mạng xã hội. Đó là chuyện ông bác sĩ phó khoa hồi sức, cấp cứu của trung tâm y tế huyện Phong Điền, Hoàng Công Truyện.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 5: Vũ Đức Thuận, cựu Tổng giám đốc PVC

David Trần Hiếu

23-10-2017

Lời mở đầu: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng – công tác cán bộ, đã qua 4 phần đề cập tới công tác cán bộ ở Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng là người đứng đầu, gồm các phần: Phần 1 đề cập tới việc bổ nhiệm Nguyễn Đình Việt làm Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học; Phần 2 về sự thăng tiến thần tốc của Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ, thái tử đỏ Nguyễn Xuân Ảnh, là em trai của Nguyễn Xuân Anh, người vừa bị mất chức UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Phần 3 về bổ nhiệm Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp Bộ Giao thông Vận tải, đương kim Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt, với nhiều nghi án trong cổ phần hóa doanh nghiệp và bê bối tình ái; Phần 4 về cố Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng với những dấu hỏi còn đọng lại về dự án đường sắt trên cao liên quan tới sự ra đi của ông…

Thiên tài liền với thiên tai một vần

Tương Lai

23-10-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 18

Thiên tai hay nhân tai đã nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà này xuống nước sau một cơn lũ trước đây? Nguồn: APFP

Mời đọc lại: Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10: Thật đáng xấu hổ!  —  Số 11: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng  —  Số 12: Thế Sự Du Du  —  Số 13: Chân lý là cụ thể  —  Số 14: Những bục vỡ khó tránh khỏi  —  Số 15: Đôi điều ngẫu hứng về “ngày Người Cao Tuổi”  —  Số 16: Những lời tâm huyết gửi cho ai  —  Số 17: Lan man về chuyện trích dẫn văn chương

Trong nguyên nghĩa thì đúng là thiên tài và thiên tai có chung một vần thật nhưng không có mối liên hệ họ hàng hang hốc gì sất.Thế rồi một câu ca dao mới được lan truyền trong dân gian, phản ánh sâu sắc tâm trạng xã hội “Mất mùa là tại thiên tai, Được mùa là tại thiên tài Đảng ta”.

Làm sao để tránh những vụ như Đồng Tâm?

BBC

Ngô Ngọc Trai

23-10-2017

Các binh sỹ và sỹ quan cảnh sát của chính quyền Hà Nội trong ngày được trao trả tự do ở Đồng Tâm, Hà Nội vài tháng trước đây. Ảnh: STR/GETTY

Thông tin mới nhất liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là mới đây huyện ủy Mỹ Đức đã khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.

Như vậy là sau chuỗi sự kiện người dân bắt giữ rồi thả 38 cán bộ đảng viên và cảnh sát cơ động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết không khởi tố, nhưng sau đó cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội lại ra quyết định khởi tố triệu tập người dân Đồng Tâm, tới nay Bí thư đảng ủy xã bị khai trừ, cho thấy vụ việc vẫn còn căng thẳng.

Làm thế nào để các kỳ họp Quốc hội không hình thức và rút ngắn thời gian?

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-10-2017

Ông Trương Trọng Nghĩa (trái) và ông Phan Văn Sáu. Ảnh: internet

Cáo không mượn oai hổ. Hãy trả lại đúng chức năng cho phòng họp mang tên Diên Hồng.

Hôm nay 23/10/2017 tại Hội trường Diên Hồng đã khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa 14 với gần 500 đại biểu, và kéo dài trong suốt 26 ngày.

Những con số lớn về người, lớn về thời gian, và đương nhiên sẽ lớn về chi phí. Nhưng hiệu quả thì rất nhỏ như mọi người đã biết ngay từ khi còn chưa khai mạc.

Nguyễn Quang A: Những người cộng sản VN đã biến thành các nhà tư bản man rợ

rozhlas.cz

Người dịch: Thanh Mai – vietinfo.eu

19-10-2017

Ông Nguyễn Quang A. Ảnh: Magdalena Slezakova (rozhlas.cz)

Đến lúc mà cảnh sát phải hành hạ tôi, thì tôi sẽ cố gắng lấy đó làm vui, ông Nguyễn Quang A, một người phê phán chế độ có tên tuổi, mỉm cười. Còn nói chuyện với ai về chính quyền cộng sản, nếu như không phải là với người cộng sản đã được “sửa chữa” và bị các đồng chí cũ truy đuổi? Mặc dù… Hồi đó, việc gia nhập đảng cũng không có gì là cháy bỏng, nhà bất đồng luôn được kính trọng đã hồi tưởng trong một bài phỏng vấn dài với iRozhlas, ông vốn được biết đến cũng vì đã bị bắt giữ trên đường tới gặp Tổng thống Obama.

Tại sao Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ năm 1999 bị trì hoãn?

FB Nguyễn Công Khế

22-10-2017

Ảnh: internet

Sáng hôm đó, tôi ngồi ăn sáng với chú Sáu Dân (tức TT Võ Văn Kiệt). Có điện thoại reo, chú Sáu đứng dậy nghe máy. Nghe điện thoại xong khoảng 5 phút. Ông ngồi xuống bàn nói: Sáu Khải (TT Phan Văn Khải) cho biết là lên đường đi New Zealand bằng tay không, tức là Bộ Chính trị lúc ấy không đồng ý ký Hiệp định song phương Việt-Mỹ nhân Hội nghị Apec tại đây mà hai bên đã thỏa thuận từ trước.

Ông Sáu rất phiền và thất vọng. Ông tiếp tục buổi ăn sáng và nói với tôi: bây giờ nếu muốn biết ký, ai có lợi và ai không có lợi, phân tích ra thì biết liền hà. Mỹ là một nền kinh tế lớn, ký hay không ký với ta họ không quan trọng lắm. Ta là một nền kinh nhỏ, èo uột và rất cần thị trường Mỹ. Ta không ký thì ta thiệt hại, Mỹ không bị ảnh hưởng gì cả. Ta không ký thì người có lợi nhất là Trung Quốc…Tôi còn biết ngay thời điểm đó, đại sứ Trung Quốc, luôn thăm dò lúc nào ta ký Hiệp định song phương với Mỹ, và họ muốn ngăn cản ra mặt.

Ông Sáu nói tiếp: Hồi chuẩn bị ký Hiệp định với các nước Asean, ông Đỗ Mười cho Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đem văn bản hỏi ý kiến vào đây, ông Sáu viết chữ “đồng ý” to tổ bố, và kéo dài chữ ký từ đầu trang kéo xuống cuối trang, như để hả hê vậy. Ông nói với tôi theo cách thường thấy ở ông: những việc như vậy “tao” ủng hộ hai tay hai chân.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, việc Hiệp định song phương với Mỹ không ký được theo lý giải này, thì do trước đó bà ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright trong một buổi gặp gở với TBT Lê Khả Phiêu đã hỏi một câu không tế nhị lắm về việc CNXH còn tồn tại được bao lâu, và ông Phiêu liền trả lời là còn lâu dài và CNXH sẽ là tất yếu. Tôi nhớ không được nguyên văn cho lắm, dù tôi cũng đã được nghe Ông Lê Khả Phiêu nhắc lại nhiều lần trong những buổi nói chuyện chính thức và không chính thức câu chuyện này. Nhưng tôi vẫn không tin là ông TBT lại tự ái cho dừng Hiệp định song phương quan trọng này lại, chỉ vì câu nói của bà ngoại trưởng Mỹ. Qua cách nói của ông Nguyễn Chí Trung trợ lý của TBT lúc đó về việc chuẩn bị đón tiếp TT Bill Clinton và ông Trung cho biết quan điểm của ông khi ông ấy đọc toàn văn bản Hiệp định Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định song phương với Mỹ ông đã khóc vì cho rằng VN đã mất độc lập và lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ và phương Tây. Như anh Hoàng Hải Vân có viết về nhân vật Nguyễn Chí Trung, thanh liêm không ai bằng mà bảo thủ cũng không ai sánh được. Tất nhiên không thể nhìn quan điểm của ông Trung để đánh giá hành động của ông Phiêu lúc đó. Nhưng tôi cũng xin nói một điều chắc chắn rằng, mọi việc vận hành trong cơ chế này, TBT luôn là người quyết định cuối cùng. Dù cứ cho cho rằng ông Đỗ Mười và có một vị tướng nữa có ảnh hưởng can ngăn.

Cái kịch bản đón tiếp vợ chồng TT Bill Clinton được chuẩn bị và phát biểu của TBT trong buổi tiếp đó cho chúng ta thấy được sự lúng túng và thái độ với Mỹ của ông Phiêu mà sau đó trong hồi ký của Bill Clinton có thuật lại một phần.

Sau khi đi dự Hội nghị Apec ở New Zealand về, ông Sáu Khải kể tôi nghe về chuyện ông phải nói như thế nào với TT Bill Clinton về việc đình hoãn ký HĐ song phương lần này. Ông nói nghe cũng hợp lý lắm: Ngài biết không, ở Mỹ có hội chứng Việt nam, còn ở Việt nam chúng tôi cũng có hội chứng Mỹ. Các cựu chiến binh của chúng tôi cũng còn một tâm trạng nặng nề lắm với cuộc chiến tranh vừa qua giữa Mỹ và VN. Chúng tôi cũng từng bước thuyết phục họ để hai nước chúng ta sớm ký được Hiệp định song phương này trong thời gian sớm nhất . Ông Sáu Khải kể: Mày biết không, Bill Clinton rất tình cảm với VN mình, ông ta dắt tao đi giới thiệu với nguyên thủ các nước: Ngài có biết đây là ai không? Đây chính là Ngài Phan Văn Khải, Thủ tướng của Việt nam. Ông còn đề nghị ông Khải rằng: Quan hệ VN và Mỹ có được như hôm nay là phải cảm ơn ông Thượng nghị sĩ John Kerry và ông John McCain, các ông ấy đổ xương máu ở chiến trường Việt nam và hiểu biết nhiều về VN, nên các ông ấy lên tiếng thúc đẩy quan hệ với VN, không ai nói gì tới các ông được. Còn tôi mà lên tiếng thì lập tức có người sẽ nói rằng tôi là người không đi chiến đấu ở VN, rất là khó thuyết phục họ.

Ông Sáu Khải thuật lại, khi Bill Clinton kể câu chuyện về một người bạn ông đi quân dịch sang chiến đấu ở Khe Sanh đã viết thư cho ông báo việc người bạn ấy sắp sửa rời VN vì đã làm xong nghĩa vụ quân dịch và sẽ rời khỏi Việt nam vào tháng 12 -1972. Bill Clinton nói rằng trong bức thư đó bạn của ông cho biết: Cuộc chiến tranh ở VN, sau khi đã được chứng kiến tận mắt, không đúng như những gì người ta đã nói với tụi mình ở Mỹ. Nhưng mình cũng xin báo với Bill một tin vui, tháng 12-1972 này, mình đã hết hạn quân dịch và sẽ sớm trở về nước Mỹ để gặp lại bạn bè và Bill. Bill Clinton nói đến đoạn đó và rút khăn lau nước mắt, bằng một kết thúc: người bạn đó đã vĩnh viễn nằm lại ở Khe Sanh VN, và không có ngày về, như đã hứa.

Khi nói chuyện với chúng tôi, nhiều lần chú Sáu Dân vẫn nói: Mình ở trong Bộ Chính trị nhiều năm và đã từng làm Thủ tướng, nhưng khi rời khỏi BCT, mình cảm thấy có quá nhiều điều còn luyến tiếc vì chưa làm được. Ví như năm 1997, khi Hồng Kông được trao trả về cho lục địa TQ, nếu thời cơ ấy, mình cho mở cửa Cam Ranh, biến Cam Ranh thành cảng thương mại, tranh thủ lúc các nhà kinh doanh lớn ở HK đang lúc hoang mang có thể rút khỏi nơi đây, ta mở được Cam Ranh lúc đó sẽ rất có lợi cho nền kinh tế. Và có thể ta tranh thủ lấy được khách hàng vào cảng biển từ Singapore nữa. Thế mà ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội vào tay các nước khác.

Chạy đua vũ trang ở biển Đông: một huyền thoại

cogitASIA

Tác giả: Vũ Hồng Lâm (Alexander L. Vuving)

Dịch giả: Song Phan

12-10-2017

Tàu khu trục nhỏ Gregorio Del Pilar của Hải quân Philippines và tàu Edsa của Tuần duyên Philippines tham gia vào cuộc tập trận CARAT 2013.

Từ khi biển Đông nổi lên trở lại như một điểm nóng xung đột âm ỉ vào khoảng năm 2008, cách nghĩ thông thường cho rằng, căng thẳng trong khu vực này đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia nằm ven biển này. Các chuyên gia, các nhà báo, và các nhà bình luận đã nói về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực như là một thực tế, một xu hướng, hoặc một đe dọa đáng báo động. Một tường thuật gần đây trên đài Tiếng nói Hoa Kỳ nhận xét, “Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đông đang tranh chấp, một cuộc chạy đua vũ trang đã phát triển giữa các nước có yêu sách trong khu vực”. Một bài bình luận trên trang The National Interest, nêu: “Khi căng thẳng ở biển Đông tiếp tục leo thang, cuộc chạy đua vũ trang này đặt ra một mối đe dọa đáng kể cho an ninh trong khu vực”. Một cái tựa lớn trên blog Lawfare viết, “Hải chiến: cuộc chạy đua vũ trang ở biển Đông leo thang”; một bài khác trên CNBC ghi là, “Chi tiêu quốc phòng châu Á: cuộc chạy đua vũ trang mới ở biển Đông”.

Chỉ trích bộ trưởng là quyền, không phải tội

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

22-10-2017

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Khi đọc bài này, có lẽ bạn cũng đã biết vụ bác sỹ Hoàng Công Truyện bị Sở Thông tin – Truyền thông Thừa Thiên – Huế xử phạt năm triệu đồng vì nói xấu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên Facebook. Nguyên văn status của bác sỹ Truyện như sau:

“Mụ ni về nghỉ là vừa, để các GS có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở”.

Myanmar vỡ mộng dân chủ

Luật Khoa

Trâm Huyền

22-10-2017

Những người ủng hộ Aung San Suu Kyi trong một buổi cầu nguyện vì hoà bình ngày 10/10/2017 ở Yangon. Ảnh: Adam Dean/The New York Times

Yangon, Myanmar – Gần một thập niên đã qua trong tiến trình thoát ra khỏi ách độc tài quân sự, đất nước Myanmar, từng một thời được vinh danh là một ví dụ thành công trong việc chuyển tiếp sang dân chủ, giờ đây đang dần biến thành một nơi rất khác với mong đợi của các nhà hoạt động trong nước và các lãnh đạo quốc gia khác trên thế giới.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nhận được gì từ Formosa?

LTS: Bài viết sau đây cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu Formosa nghiên cứu để thay phương án xả thải ngầm sang xả thải trên mặt. Việc xử lý đúng tiêu chuẩn giữa hai phương pháp xả thải không khác nhau dù xa hay gần bờ và phương án xả thải xa bờ để giữ khoảng cách an toàn cho dân cư và môi trường gần bờ biển là cần thiết. Được biết, lựợng nước thải hàng ngày của Formosa thải ra biển khoảng từ 11.000 m3 đến 43.000 m3.

Câu hỏi được đặt ra là: nếu không xả ngầm thì có lợi ích gì và cho ai? Rõ ràng là người dân chẳng được lợi lộc gì trong chuyện này, nhưng chắc chắn Formosa sẽ được hưởng lợi, bởi vì máy bơm không phải hoạt động, nên họ không phải tốn chi phí điện năng. Thế nhưng, tại sao Bộ Tài nguyên Môi trường lại đánh đổi sự an toàn của người dân và môi trường duyên hải để cho Formosa hưởng lợi? Phải chăng họ đã nhận được gì từ Formosa?

Củi vừa mới “khô”

FB Mai Quốc Ấn

22-10-2017

Ông Nguyễn Phước Thanh thời còn làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Vietinbank

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank tổ chức gặp mặt chia tay một… nam nhân tại khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Nam nhân đặc biệt trong ngày đó là Nguyễn Phước Thanh, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- cũng là nguyên Tổng Giám đốc Vietcombank một thời.

Ông Thanh về hưu theo chế độ “đúng quy trình” vào ngày 1/10/2017.

Phiếm và biếm: Chân dung kẻ bán nước

Thạch Đạt Lang

21-10-2017

Hắn ngồi trên lề đường Lê Thánh Tôn, trước cửa tiệm bánh tây đối diện với cửa Bắc chợ Bến Thành. Dòng người qua lại trên đường vẫn hối hả, tấp nập nhưng ít người để ý đến hắn.

Thỉnh thoảng mới có một hai người quay lại nhìn hắn với vẻ tò mò, họ dừng lại một vài giây rồi tiếp tục bước đi, họ nghĩ có lẽ hắn khùng hoặc nếu không thì cũng niểng niểng. Cũng có người nhìn hắn ái ngại, móc trong túi ra ít tiền đưa cho hắn.

Tôi để ý đến hắn vào một buổi sáng thứ hai. Lúc đó đang đi bộ dọc theo đường Lê Thánh Tôn, bước tránh một người bán hàng rong, không để ý, tôi vấp phải một vỏ chuối trơn trượt của ai đó vứt trên lề đường, thế là té nhào vào hắn.

Phó Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam chiếm đoạt hàng nghìn tỷ, tại sao vẫn chưa bị đưa vào lò?

Nguyễn Văn Hiền

21-10-2017

​Với tài sản khổng lồ nhờ chiếm đoạt của nhà nước, ông Thân Đức Nam lẽ ra phải là người đầu tiên bị đưa “vào lò” trong cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí thư, thế nhưng không hiểu sao đến nay ông vẫn bình yên vô sự? Ảnh: tác giả gửi tới.

Trong nhiều năm qua, các dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) luôn bị báo chí vạch trần là “mảnh đất màu mỡ” cho tham nhũng lộng hành. Trong đó, dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư sai phạm gần 1.500 tỷ đồng được xem là một trong những vụ án tham nhũng nghiêm trọng từng được Thanh tra chính phủ “điểm mặt chỉ tên” với hàng loạt sai phạm.

Hà Tĩnh: Người dân biểu tình đòi trả tự do cho Trần Thị Xuân

BBC

Linh Nguyễn

21-10-2017

Hàng trăm người dân biểu tình đòi trả tự do cho bà Trần Thị Xuân sáng 21/10. Ảnh: Phero Hoan

Sáng 21/10, hàng ngàn người dân đã kéo đến Ủy ban xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh để biểu tình đòi trả tự do cho bà Trần Thị Xuân, người bị bắt hôm 17/10 với cáo buộc tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Một người dân tham gia cuộc biểu tình sáng nay cho BBC biết, có khoảng 3000-4000 người dân tham gia tuần hành quanh xã và cuối cùng tập trung trước ủy ban xã. Người dân cầm theo băng rôn, biểu ngữ “Trả tự do cho Trần Thị Xuân”, “Trần Thị Xuân vô tội.”

Tại sao Kim Jong Nam phải chết?

LS Nguyễn Văn Thân

21-10-2017

Phiên tòa xét xử vụ Kim Jong Nam đã bắt đầu từ ngày 2 tháng 10 và dự kiến là sẽ kéo dài tới ngày 30 tháng 11. Công tố viên sẽ đưa gần 40 nhân chứng và hơn một chục nhân chứng chuyên gia trình diện và khai báo trước tòa. Hai bị cáo là Siti Aisyah (25 tuổi người Nam Dương) và Đoàn Thị Hương (29 tuổi người Việt Nam) không nhận tội sát nhân nhưng nếu bị buộc tội thì phải lãnh án tử hình.