Tản mạn về chuyện ‘The VietNam War’

Hồ Phú Bông

28-9-2017

Một nữ du kích Việt Cộng mang súng Nga, đang bị điều tra ngày 25/8/1965. Nguồn: AP

Khi bộ phim tài liệu dài 10 tập “The VietNam War”, mà toán làm phim do đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra cả 10 năm để thực hiện chỉ mới chiếu trailer quảng cáo thì dư luận đã bàn tán, bình luận xôn xao về nhiều mặt. Điều nầy cho thấy người Việt Nam vẫn đang còn băn khuăn tự hỏi về cuộc chiến đã chấm dứt từ 42 năm trước.

Nguyên Ngọc: “Người Việt cũng cần xét lại cuộc chiến Việt Nam”

RFI

Thanh Phương

25-9-2017

Mời nghe phần âm thanh phỏng vấn:

Là một trong những người có mặt trong bộ phim tài liệu nhiều tập “ The Vietnam War” về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Ken Burns, nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên là một sĩ quan trong quân đội miền Bắc, cho rằng Việt Nam cũng nên làm như Mỹ, tức là phải nhìn lại quá khứ, xét lại một cuộc chiến tranh mà theo ông đã dần dần trở thành một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn do khác biệt ý thức hệ.

Bộ phim dài không có hậu

Blog VOA

Bùi Tín

25-9-2017

Các nhà hoạt động mang mặt nạ ở rừng Năm Căn năm 1972. Nguồn: Vo Anh Khanh/Another Vietnam/National Geographic Books.

Bộ phim dài 10 tập (18 tiếng đồng hồ) của 2 đạo diễn Mỹ Ken Burns và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên TV cũng như trên internet.

Nhiều người chăm chú xem, thưởng thức và bình luận. Người khen khá nhiều, cho rằng các tác giả đã dày công sưu tầm, tuyển chọn những đoạn phim, hình ảnh tiêu biểu, quý giá nhất, có được cách nhìn khách quan, đa chiều.

Định danh lại một cuộc chiến

Mạnh Kim

15-9-2017

Một cảnh đánh bom bên ngoài ĐSQ Mỹ ở Sài gòn ngày 30-3-1965. Có ít nhất 2 người Mỹ và nhiều người VN bị giết chết trong vụ đánh bom này. Nguồn: AP/ Horst Faas

Nhân xem lại bộ phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, bắt đầu trình chiếu ngày 17-9-2017 (*)

6-1-1969: Tổng-trưởng giáo dục Lê Minh Trí và vệ-sĩ bị thương nặng, tài-xế thiệt mạng, xe hơi bị cháy trên đường Hai Bà Trưng-Nguyễn Du Sài Gòn: 3 kẻ lạ mặt cỡi Honda ném lựu-đạn rồi tẩu thoát. Tổng-trưởng từ trần tại bệnh-viện Grall sau một cuộc giải-phẫu vô hiệu.

Điểm phim: Chiến tranh Việt Nam

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Trần Văn Minh

12-8-2017

Một cảnh trong phim Vietnam War, của đồng đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick. Nguồn: PBS.

Ngày 17 tháng 9, hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting System) của Mỹ sẽ trình chiếu tập đầu tiên của bộ phim mười hai tập, mỗi tập dài phút 90 phút, về “Chiến tranh Việt Nam”. Bộ phim đã được thực  hiện từ năm 2011. Đây là bộ phim mới nhất và là công trình đầy tham vọng của Ken Burns và Lynn Novick, những người làm phim tài liệu nổi tiếng.

Đâu là sự thật?

FB Nguyễn Đình Cống

9-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tháng 12 năm 1958 có một sự kiện động trời ở Miền Bắc Việt Nam mà những người hồi đó đã có trí khôn (hiện nay, năm 2017, trên 70 tuổi), và có trí nhớ bình thường chắc là không thể quên. Đó là vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi do Mỹ Diệm gây ra tại Miền Nam, đầu độc chết hàng ngàn tù nhân là người yêu nước. Điều này nhiều báo và đài tuyên truyền trong nhiều ngày. Các nơi tổ chức mít tinh, biểu tình phản đối, lên án. Không khí sục sôi căm thù trong mọi cơ quan, trường học, khu vực dân cư. Tố Hữu viết bài thơ: Thù muôn đời muôn kiếp không tan”, được phổ biến rộng rãi (in trong tập thơ Gió Lộng). Mấy câu đầu như sau:

Bắc Việt Nam cũng có phong trào phản chiến!

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả: Lien-Hang Nguyen

Biên dịch: Vũ Đức Liêm

5-9-2017

Tổng Bí thư Lê Duẩn, người chỉ đạo chiến dịch “chống phản cách mạng”, tại một buổi mít tinh. Ảnh: Nehon Denpa News/ AP/ NYT

Khi nghĩ về các sự kiện tiêu biểu của phong trào phản chiến năm 1967, chúng ta nhớ về bài diễn thuyết lên án chiến tranh đầy sức mạnh của Mục sư, TS. Martin Luther King Jr. vào ngày 4 tháng 4, sự kiện hàng ngàn người trả lại thẻ đăng ký quân dịch trong tuần lễ đấu tranh “Ngừng quân dịch” (Stop the Draft), và cuộc diễu hành đến Lầu Năm Góc với số lượng kỷ lục người tuần hành tại thủ đô Washington.

Lần đầu tôi gặp Mỹ

New York Times

Tác giả: Bảo Ninh

Dịch giả: Lê Nguyễn Duy Hậu

5-9-2017

Tác giả Bảo Ninh. Nguồn: Vietnam Film Project/ Florentine Films

Lời người dịch: Đây là một bài khá dài và nặng nề nhưng rất bổ ích, cho mọi người. Điều thú vị là mình đang dịch sang tiếng Việt một bài viết tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh.

Tôi đến Mỹ lần đầu tiên vào mùa hè năm 1998. Lúc đó, tôi được mời tham dự một hội nghị văn chương tại Montana cùng bốn tác giả Việt Nam khác. Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội đến Đài Loan và sang Los Angeles. Tôi ngủ suốt hành trình bay xuyên Thái Bình Dương, qua nhiều múi giờ và chỉ bị đánh thức khi máy bay chạm mặt đất. Chúng tôi đi vào một sảnh rất to để kiểm tra hộ chiếu, và đó là lúc tôi cảm thấy giựt mình: bọn Mỹ khắp nơi, bao vây chúng tôi! Tôi không bao giờ quên được cảm giác kì lạ đó. Mọi thứ thật dễ sợ, không thể tin được, và siêu thực với tôi. Tôi, một cựu quân nhân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đang ở Hoa Kỳ, và xung quanh toàn là người Mỹ.

Ken Burns và Lynn Novick nói về cuộc chiến Việt Nam

New York Times

Tác giả: Jennifer Schuessler

Dịch giả: Tấn Chi

Hiệu đính: Minh Trần

1-9-2017

Lính thủy quân lục chiến hành quân ở Đà Nẵng, VN năm 1965. Nguồn: AP/ PBS

Năm 1990, Ken Burns quay bộ phim “Nội chiến” thu hút lượng khán giả kỷ lục cho đài PBS và bắt đầu khôi phục lại sự yêu thích của công chúng về đề tài này. Gần ba thập niên với hơn 20 bộ phim tài liệu sau đó, có lẽ ông ấy là thương hiệu phim lịch sử đáng tin cậy nhất của đất nước, một biểu tượng được người Mỹ yêu thích như môn bóng chày (chủ đề của bộ phim tài liệu gồm 9 phần trong năm 1994 của ông) và món bánh nhân táo (một trong những đề tài ít ỏi truyền thống của Mỹ mà ông không làm).

Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước

Thanh Niên

Ngọc Mai

3-9-2017

Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay một loại vũ khí đặc biệt, đủ sức “đe dọa” 1/4 dân số thế giới mà không tốn một mũi tên viên đạn.

Sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng hơn 87.000 con đập lớn nhỏ, Trung Quốc đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỉ người ở các nước phương nam.

Kế hoạch của Trung Quốc để chiến thắng trong cuộc chiến ở Biển Đông là gì?

National Interest

Tác giả: James Holmes

Dịch giả: Trung Nguyễn

27-8-2017

Tàu chiến Trung Quốc 574. Nguồn: Reuters

Năm ngoái, bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, khẩn nài cả nước phải sẵn sàng cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển”. Mục tiêu của cuộc vận động này? Để “bảo vệ chủ quyền” sau phán quyết bất lợi của Tòa Trọng tài Quốc tế về luật biển. Tòa đã ủng hộ ý nghĩa rõ ràng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), phán quyết rằng tuyên bố của Bắc Kinh về “chủ quyền không thể tranh cãi” chiếm 80 tới 90% diện tích biển Đông là vớ vẩn.

Nói cách khác, một quốc gia mạnh có bờ biển dài, không thể đơn giản giành lấy vùng biển quốc tế hoặc vùng biển thuộc về các quốc gia láng giềng yếu hơn và nói rằng đó là của mình.

Tất cả những cách khủng khiếp Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đi tới chiến tranh ở Biển Đông

National Interest

Tác giả: Robert Farley

Dịch giả: Song Phan

11-8-2017

Ảnh: National Interest

Dễ tưởng tượng một cuộc đối đầu thậm chí nghiêm trọng hơn ở biển Đông. Một vụ va chạm không chủ ý khác sẽ thành đủ tệ hại, nhưng nếu như một tình huống tương tự như vụ [Nga] bắn rơi máy bay KAL 007 [năm 1982] xảy ra; với một máy bay chiến đấu Trung Quốc thực sự nổ súng vào một máy bay Mỹ, tình hình có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Và nếu như một phi công Mỹ bắn vào máy bay của Trung Quốc, phản ứng của công chúng Trung Quốc có thể trở nên quá mức  để cho Bắc Kinh có thể xử lý hợp lý.

Những Nghịch lý và Ngộ nhận về Việt Nam

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

19-7-2017

Hình ảnh trong phim Vietnam War của Ken Burns. Nguồn: © AP

“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” We cannot change the past, but we can reshape the future” (Dalai Lama)

Chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử lâu rồi. Đã 42 năm kể từ khi cuộc chiến đó chấm dứt, nhưng người ta vẫn còn tranh luận về Chiến Tranh Việt Nam (hay còn gọi là cuộc “Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai”). Tại sao “bóng ma Việt Nam” đến giờ vẫn còn ám ảnh người Mỹ và người Việt, nhất là thế hệ những người đã trực tiếp dính líu vào Việt Nam, dù là quân nhân hay dân sự và nhà báo. Tại sao người ta vẫn tiếp tục viết sách và làm phim về Việt Nam? Phải chăng vì Chiến tranh Việt Nam có quá nhiều nghịch lý và ngộ nhận?

Những trận đánh ở Vị Xuyên, Hà Giang, liên quan gì tới các nhóm trong Bộ Quốc phòng Hà Nội 1980-1990 (bài 1)

Phạm Viết Đào

12-7-2017

Trận Vị Xuyên 1984-1986. Nguồn: PVĐ/ internet

Chiến trường Quân khu 2, gồm 6 tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn đóng một vai trò trọng yếu.

Trong các cuộc xâm lăng lớn từ phương bắc, quân Trung Quốc cất quân sang đánh Việt Nam chủ yếu 2 hướng: Đường bộ vào cửa ải Nam quan Lạng Sơn, đường thủy hướng Vân Đồn-Quảng Ninh-Hải Phòng; Chỉ một lần lịch sử chép lại đó triều nhà Minh cử tướng Mộng Thạnh từ Vân Nam vào mạnh Lào Cai để vào giải cứu cho Vương Thông bị nguy khốn ở Đông Đô. Đội quân này đã nhanh chóng rút về nước sau khi nhận được tin Liễu Thăng bị chém đầu ở ải Nam quan.

Trong khi đó thì lần xuất quân đầu tiên của đại quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý Thường Kiệt đánh sang đất Trung Quốc, để bóp chết âm mưu xâm lược lại được xuất hành từ Lũng Cú, Hà Giang.

Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông

Nguyễn Quang Dy

Biển Đông dậy sóng năm 2014, khi TQ đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực. Ảnh: internet

“Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã chiến tranh” (Winston Churchill).

Nhân nhượng Trung Quốc hay chiến tranh tại Biển Đông? Đó là cách nhìn bàn cờ Biển Đông bằng lăng kính trắng đen của một số học giả và chính khách phương Tây (và phương Đông). Về cơ bản, họ cho rằng đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc là “diều hâu”, sẽ dẫn đến chiến tranh, vì vậy phải nhân nhượng Trung Quốc. Đó là quan điểm nhầm lẫn của một số học giả như Hugh White (Lowy Institute) hay Lyle Goldstein (Naval War College).

Những điểm yếu của quân đội Việt Nam

Diplomat

Tác giả: Shang-su Wu

Dịch giả: Song Phan

27-6-2017

Xe tăng chủ lực kiểu 59, được sử dụng thời chiến tranh Việt Nam (cuộc chiến với Mỹ). Ảnh: Wikimedia Commons/ Bukvoed

Mặc dù có những khoản đầu tư quốc phòng đáng kể nhưng một số bộ phận bị xao lãng của Quân đội Việt Nam lại dễ bị Trung Quốc tấn công.

Trong hai thập kỷ qua, Hà Nội đã tập trung nguồn lực hạn chế của mình để tăng cường một số khả năng không quân và hải quân, nhưng những thứ khác trong thiết bị quân sự của Việt Nam đang đi tới chỗ lỗi thời do thiếu đổi mới. Mặc dù không có một định nghĩa phổ quát, tính lỗi thời quân sự có thể được xem xét từ hai cách nhìn: tuyệt đối và tương đối. Cách nhìn đầu liên hệ tới sự sẵn sàng hoạt động, và cách sau là việc so sánh các khả năng giữa một nước và kẻ địch tiềm năng của nó. Trong trường hợp của Việt Nam, cách nhìn tương đối quan trọng hơn do việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện. Trong khi các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, và tàu khu trục mới của Hà Nội không kém hơn các loại tương ứng của Trung Quốc thì các khả năng khác của Việt Nam sẽ là những điểm yếu cho Bắc Kinh khai thác. Tàu quét mìn, xe thiết giáp và pháo binh là ba ví dụ chính.

Báo Tuổi Trẻ bị kiểm duyệt hay đã tự kiểm duyệt?

Ngọc Thu

30-6-2017

Một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, ngày 27/6/2017, có tựa đề: “Phía đường băng, còn đó các anh nằm…“, đưa tin về việc Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng phát hiện “thông tin nghi vấn có nhiều hơn một ngôi mộ tập thể trong sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 năm trước“.

Bài báo có đăng hai bức ảnh đã bị cắt, dán, chỉnh sửa, đục bỏ hai chữ “lầm đường” trong câu: “Nơi đây an nghỉ những chiến sĩ lầm đường đêm mồng 1 Tết Mậu Thân. Linh thiêng xin các bạn hãy giúp cho xứ Việt Nam thân yêu của chúng ta mau thái bình”.

BIỂN ĐÔNG LẠI SẮP DẬY SÓNG?

FB Nguyễn Hồng Lam

22-6-2017

HD 981 đang di chuyển trên biển Đông. Nguồn: internet

Ngày 18- 6 Thượng tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc đã sang thăm chính thức Việt Nam. Trong chương trình, Phạm Trường Long sẽ tham dự sự kiện Giao lưu Quốc phòng cấp cao biên giới Việt – Trung lần thứ 4 tổ chức tại Lai Châu và Vân Nam vào ngày 20-6. Cuộc giao lưu dự kiến được quân đội hai nước chuẩn bị ròng rã suốt 6 tháng đã đột ngột bị hủy bỏ khi khách, bất ngờ đạp lên mọi quy tắc ngoại giao và sự tôn trọng tối thiểu với chủ nhà, đùng đùng dẫn đoàn về Trung Quốc vào chiều tối 18/6, hủy ngang toàn bộ chuyến thăm và làm việc.

42 năm, ở bên phía “triệu người vui” (*)

Hoàng Thy Ban Mai

24-5-2017

Chân dung cô Tuyết Anh, con gái lớn của bà Hoài. Nguồn: tác giả cung cấp.

Thông báo truyền miệng “Đà Lạt được giải phóng rồi. Các đồng chí khẩn trương về tiếp thu”. Mọi người vui mừng, chia nhóm, hối hả thu gom đồ đạt rồi lên đường ngay. Bà Hoài là một trong số người mừng vui nhất. Vui vì được trở lại Đà Lạt, nơi mà bà từng hoạt động nhưng bị lộ phải thoát ly. Bà sẽ gặp lại nhiều đồng chí còn bám trụ. Bà cũng sẽ gặp lại đứa con gái yêu thương, cùng thoát ly với bà 5, 6 năm trước, nhưng hoạt động khác vùng, sau đó bỏ trốn về lại thành. Bà sẽ được biết sự thật, chắc chắn không như tin đồn nhảm mà bà chỉ nghe loáng thoáng được đôi điều úp mở. Nhưng vui nhất là sẽ gặp lại chồng, người mà suốt 20 năm chiến tranh bà vẫn một lòng thương nhớ. Bà nhớ như in ngày ông tập kết ra Bắc, hai vợ chồng đã bịn rịn, đến nghẹn lời, không thể nói được câu nào nhưng trong tất cả là một hứa hẹn đợi chờ, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào. Lúc tiễn đưa bà chứng tỏ được sự mạnh mẽ của một cán bộ gương mẩu trước mắt mọi người nhưng về đêm nước mắt ướt đẫm áo gối. Bây giờ gặp lại, bà sẽ hãnh diện không những vì chung thủy mà còn về hai đứa con gái, dù phải sống dưới chế độ đồi trụy Mỹ Ngụy, nhưng chúng không hư hỏng mà còn giác ngộ cách mạng, trực tiếp tham gia.