Trường đại học mở ra một hoạt động mặt trận của CIA ở Việt Nam

Politico

Tác giả: Eric Sciliano

Dịch giả: Trúc Lam

25-3-2018

Tình bạn giữa một chính trị gia Việt Nam và một học giả Mỹ đã đưa trường Đại học Michigan vào một thí nghiệm rộng lớn trong việc xây dựng quốc gia và kéo nước Mỹ dấn sâu vào chiến tranh như thế nào.

Đại học Michigan (MSU) từng là tâm điểm cho cả nước chú ý, chủ yếu là các đội bóng rổ và bóng đá. Sau đó có hơn 250 cô gái cáo buộc ông Larry Nassar, một bác sĩ ở bang Michigan và là bác sĩ của đội thể dục dụng cụ Hoa Kỳ, về hành vi quấy rối tình dục họ trong thời gian huấn luyện môn thể dục dụng cụ cho họ. Kể từ đó, ông Nassar bị kết án 175 năm tù, hiệu trưởng và trưởng khoa điền kinh của trường MSU cùng với năm viên chức khác đã phải từ chức hoặc bị buộc thôi việc, sức ép đặt lên ban quản trị của trường vì cùng chịu trách nhiệm. Từ đó trở đi, nhiều người lo sợ rằng, tên của trường đại học sẽ gắn liền với sự kiện lạm dụng tình dục kinh tởm của bác sĩ Nassar.

Trình diễn tội ác

FB Trương Duy Nhất

17-3-2018

Ảnh: FB Trương Duy Nhất

Hôm qua, 16/3/2018, Sơn Mỹ tổ chức tưởng niệm 50 năm thảm sát Mỹ Lai. Vẫn sân khấu, màn hình, hội trường, băng rôn, cờ phướn…

Khác mọi năm là hoa. Ngập đầy hoa sen. Một cuộc trình diễn hoa, áo dài, với dàn diễn viên nghiệp dư gần 50 nữ sinh tiểu học, và… hoa hậu.

Năm nay, không dựng kịch tái diễn cảnh bắn giết nữa. Người ta đã sáng tạo trình diễn lại tội ác thảm sát kinh rợn qua màn trình diễn áo dài, hoa hậu và những khúc hát “giết sạch chém sạch, máu rơi…”

Khi ca sĩ hát, tôi thấy Đức (Trần Văn Đức), Trần Thị Hà và nhiều nhân chứng sống sót khác nhắm mắt, bịt tai quay đi không dám nghe. Họ khóc. Đức bảo “tôi không muốn nhìn nghe người ta diễn lại cảnh mẹ tôi, chị tôi và đồng bào của tôi trước mắt mình”.

Thảm sát Mỹ Lai, 50 năm nhìn lại

Luật Khoa

Café Luật Khoa

16-3-2018

Vụ thảm sát Mỹ Lai do đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ gây ra cách đây 50 năm đã để lại vô số những chấn thương tâm lý không thể xóa nhòa, và những bài học lịch sử không được phép quên.

Cuốn sách “Mỹ Lai: Việt Nam, 1968, và cuộc chìm sâu vào bóng tối” vừa được xuất bản năm ngoái có lẽ là một trong những tác phẩm đầy đủ, đa diện, và có cập nhật nhất hiện nay về thảm kịch này.

Giáo sư Howard Jones – Ảnh: history.ua.edu

Tác giả cuốn sách, Howard Jones, là giáo sư sử học thuộc trường Đại học Alabama (Mỹ). Ông có 39 năm kinh nghiệm dạy và nghiên cứu sử học, đồng thời từng làm cố vấn chuyên môn cho một số đạo diễn điện ảnh nổi tiếng như Steven Spielberg.

Có lẽ nhờ có kinh nghiệm với Hollywood như thế nên trong cuốn sách viết về Mỹ Lai, giáo sư Jones có thể dẫn dắt câu chuyện bằng một cấu trúc kịch tính và cách hành văn khá cuốn hút, như thể đã sẵn sàng để được chuyển thể thành kịch bản cho một bộ phim tranh giải Oscar trong tương lai gần.

Song Jones không hy sinh quá nhiều tính chuẩn mực và khắt khe học thuật để làm nên tính hấp dẫn cho cuốn sách. Vừa tổng hợp từ các tài liệu, nghiên cứu sẵn có về thảm kịch Mỹ Lai, giáo sư Jones vừa có các nghiên cứu điền dã của chính mình: ông phỏng vấn cả những người cựu binh Mỹ, lẫn những nạn nhân người Việt may mắn sống sót qua thảm họa.

Sự đa dạng góc nhìn đó vừa góp phần làm cuốn sách thêm lôi cuốn, vừa giúp người đọc phần nào bớt cái cảm giác lo lắng mông lung rằng có khi thông qua cuốn sách này họ đang vô tình nhìn vào lịch sử chỉ bằng lăng kính của những người Mỹ đầy dằn vặt và ưu tư về những thương đau quá khứ.

Tuy có vẻ không quá thể hiện sự đồng cảm một cách rõ rệt và sâu sắc với nỗi đau xót tột cùng của những nạn nhân Mỹ Lai, tác giả cuốn sách đã cho thấy một sự thẳng thắn đáng ngưỡng mộ khi dám nhìn vào những góc khuất của vụ việc. Ông cũng bình thản chỉ ra nhiều khía cạnh cho thấy hệ thống luật pháp và chính trị Mỹ đã bị người Mỹ níu kéo, thao túng đến mức nào để có thể góp phần đưa ra những phán quyết thiên vị cho binh lính Mỹ ra sao.

Chính sự thẳng thắn đấy sẽ giúp người đọc nhìn ra những bài học lịch sử giá trị cho tương lai.

Trích đoạn “Mỹ Lai: Việt Nam, 1968, và cuộc chìm sâu vào bóng tối” (My Lai: Vietnam, 1968, and the Descent into Darkness) – Nhà xuất bản Đại học Oxford 2017 – Tác giả: Howard Jones

Luật Khoa trích đoạn và dịch từ bản tiếng Anh (đầu đề nhỏ và cách dòng do người trích, hình minh họa không thuộc nội dung trong sách).

Trước giờ thảm sát

[…] Các chỉ thị mơ hồ của [Đại úy, chỉ huy Đại đội Charlie – ND] Medina liên quan đến những dân cư sống ở thôn Mỹ Lai số 4 khiến người ta có thể diễn giải chúng theo nhiều cách khác nhau.

Ông ta thú nhận rằng đã bảo lính của mình đốt cháy ngôi làng sau khi lục soát, nhưng ông ta phủ nhận việc ra lệnh cho họ giết người dân.

Trong một lời khai sau này, Medina nhấn mạnh rằng ông ta biết rõ quy trình tác chiến chuẩn mực là kêu bất kỳ người dân nào có mặt lúc đó tìm đường lên trụ sở chính quyền tỉnh, với chỉ dẫn rằng họ phải vào đó khai báo với vị cố vấn khu vực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Nếu thật là thế, thì theo nhiều người khác, ông ta đã không làm rõ điều này tại buổi họp phân công nhiệm vụ.

“Tôi không bao giờ có ý nghĩ là sẽ có dân thường ở đó,” Medina sau này nhấn mạnh.

Một người lính đòi xác minh. “Nếu chúng tôi thấy một người đàn bà hay cái gì giống thế thì sao? Chúng tôi có bắn không?” “Không,” Medina sau này khai rằng ông ta đã trả lời như thế. “Chỉ bắn khi họ tấn công các anh hay khi họ có vũ khí. Các anh phải cực kỳ cẩn thận và dùng lương thức (common sense); nếu họ đe dọa các anh hay họ có vũ khí hay là đang lẩn trốn, thì các anh có thể bắn họ.”

Medina sau này nói với báo giới rằng ông ta không đưa ra chỉ thị nào liên quan đến phụ nữ và trẻ con, bởi vì quân đội Mỹ đã không hề cho rằng sẽ có phụ nữ và trẻ con tại đó.

[Thiếu úy, chỉ huy Trung đội 1] Calley và những người khác có mặt tại đó đều có các cách hiểu khác nhau về hồi đáp của Medina.

“Công việc của chúng tôi,” Calley nhớ lại lời mình đã nói khi đó, “là vào đó thật nhanh và vô hiệu hóa mọi thứ. Giết mọi thứ.”

Khi được hỏi rằng mọi thứ này có bao gồm “cả phụ nữ và trẻ con” không, Medina đã trả lời rằng – theo Calley và khoảng 20 sỹ quan binh lính khác – “Ý tôi nói tất cả mọi thứ.”

Các binh sỹ có các hồi ức khác nhau về mệnh lệnh từ Medina, nhưng nhiều người trong số họ sau này, trong nhiều lời khai, đã liên tục đề cập đến một mệnh lệnh hay một lời nói ẩn ý khá rõ rằng họ phải giết tất cả những gì chuyển động.

[…]

Mọi người đều hiểu rằng họ đang tham gia một chiến dịch tìm và diệt. Như thế có nghĩa là, theo trung sỹ Earl Rushim, bất kỳ ai cũng sẽ là kẻ thù. Hạ sĩ nghiệp vụ bậc 4 Lawrence Congleton sau này kể rằng khi rời buổi họp phân công nhiệm vụ, những người lính đều cảm thấy chắc rằng họ sẽ đến đó để hủy diệt ngôi làng.

Hai người khác từ Trung đội 1 tin rằng họ sẽ phải bắn vào tất cả. Một người lính nhớ lại rằng hoặc là viên sỹ quan Michles hoặc là vị trung đội trưởng của người đó đã tuyên bố rằng, “Đây chính là thứ các cậu chờ đợi – ‘tìm và diệt’”.

Đối với những người lính trẻ thiếu kinh nghiệm nhưng đầy sợ hãi và hận thù đó, tìm và diệt có nghĩa là tìm, và diệt

Lính và trực thăng Mỹ tại Mỹ Lai ngày 16/03/1968 – Ảnh: Ronald S. Haeberle/The LIFE Images/Getty Images

[…]

Trong lời cung khai với CID (Phòng điều tra hình sự Quân đội Mỹ) hơn hai năm sau đó, Medina vô ý thú nhận rằng ông ta có biết đến khả năng sẽ có người không tham chiến (non-combatant) tại địa điểm, trong lúc ông ta đang giải thích về việc tại sao không đưa ra chỉ thị liên quan đến người bị tạm giữ và thường dân. Medina cho là bởi vì binh lính trong đại đội đã được huấn luyện trước đó, và trong các tài liệu họp hành cũng đã cung cấp các quy trình rõ ràng rồi.

Trên thực tế, ý Medina là một sỹ quan có thể ngầm cho rằng binh lính dưới quyền đã đủ quen thuộc với các khía cạnh quan trọng trong tác chiến, tới mức họ không cần phải được nhắc lại lần nữa.

Nhưng nếu thật vậy thì đây là một giả định đầy rủi ro. Medina thừa biết rằng ông ta đang chỉ huy một đám thanh niên chủ yếu là người ít kinh nghiệm chưa hề tham chiến bao giờ và thật sự lúc đó còn chưa nhận ra mặt quân thù trông thế nào.

Medina đã tiến hành công việc dựa vào tin tức tình báo từ [đại úy, trưởng bộ phận tình báo] Kotouc, vốn khẳng định rằng một tiểu đoàn Việt Cộng có khoảng hai trăm người sẽ có mặt tại Pinkville [biệt danh khu vực Mỹ Lai – ND] và rằng phụ nữ trẻ em tại thôn Mỹ Lai 4 khi ấy đều đã đi ra chợ từ lúc bảy giờ sáng. Medina không hề nghĩ sẽ có việc phải sơ tán ai trong nhiệm vụ này – và theo đó không đưa ra chỉ thị xử lý thích hợp nào – và ông ta cảm thấy không cần cảnh báo binh lính mình rằng họ không được làm hại thường dân bởi vì sẽ không có thường dân nào có mặt ở đó.

[…]

Phần lớn các nỗi lo sợ của các binh lính đều đã chỉ là tưởng tượng. Họ đã không hề biết rằng Việt Cộng quyết định không đặt mìn và bẫy tại thôn Mỹ Lai 4 bởi vì họ không muốn làm hại chính người dân của mình.

Trong phần lớn các trường hợp, mìn và bẫy ngụy trang được đặt ở bìa ngoài ngôi làng. Thế nên khi họ đã vào trong làng, những người lính Mỹ xông vào đến nơi đều đã an toàn.

Vấn đề tất nhiên là gần bốn trăm người dân trong làng lúc đó đều chưa hề đi ra chợ, hay tuân theo lời loa cảnh báo mà rời làng – vốn được cho là một phần của kế hoạch chiến dịch. Phần lớn bọn họ đang ngồi ăn sáng và không hề mong đợi sẽ có lộn xộn gì, ngay cả với đạn pháo và trực thăng trước đó. Một trong những bí ẩn của vụ việc này chính là vì sao họ đã không rời đi mà ở lại làng.

[…]

Nhưng dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mọi thứ đang diễn biến cực kỳ tệ hại là khi trung đội của Calley phải dừng hành quân, họ bị vướng vào một đoàn người dân trong làng đông hơn mong đợi rất nhiều – gần 40 người đàn ông, phụ nữ và trẻ con được binh lính của Calley gom lại, cùng với một số người dân khác do Trung đội 2 dẫn vào từ đường đi ra Quốc lộ 521.

Đại úy Ernest Medina (phải), người chỉ huy đại đội lính Mỹ đi vào làng Sơn Mỹ ngày 16/03/1968 – Ảnh: flickr.com/photos/97930879@N02/

Từ trạm chỉ huy bên ngoài làng của mình, Medina kể lại rằng ông ta đã thấy bực dọc rõ ràng với tiến độ chậm chạp của nhiệm vụ. Kịch bản xấu nhất là một cuộc tấn công của Việt Cộng từ phía sau lực lượng quân Mỹ đang tiến sâu vào làng.

Vài phút sau lúc tám giờ, Medina gọi bộ đàm cho Calley, hỏi tại sao trung đội của viên sỹ quan này lại tốn quá nhiều thời gian đi qua ngôi làng để sắp xếp đội hình chờ lúc chạm trán với lực lượng Việt Cộng theo đúng kế hoạch. Cuộc trao đổi này được tường thuật lại trong cuốn sách của [nhà báo] Sack.

“Anh đang ở đâu?”

“Tôi đang ở rìa phía Tây ngôi làng, tôi đang cho người khám mấy cái hầm.”

“Chết tiệt! Tôi không bảo anh khám mấy cái hầm. Đưa người của anh vào vị trí đi.”

“Tôi có rất nhiều người Việt Nam ở đây.”

“Giải quyết bọn họ đi (get rid of ‘em). Đưa người của anh vào vị trí ngay.”

“Rõ.” Calley trả lời.

Calley hiểu tại sao chỉ huy của mình đang giận dữ. Tốc độ là một yếu tố quan trọng của một trận càn, và khâu dọn dẹp của Trung đội 3 sẽ bắt đầu trong nửa tiếng nữa. Họ là các tiểu đội Zippo – gọi vậy vì họ dùng bật lửa Zippo để đốt nhà – vốn sẽ bắt đầu đốt ngôi làng, theo đúng kế hoạch của Trung tá Barker nhằm hủy diệt hang ổ Việt Cộng này, và lúc đó tất cả mọi người phải rời ngôi làng.

Trong buổi phỏng vấn với phóng viên Mike Wallace của chương trình truyền hình 60 Phút, Binh nhất Meadlo kể lại rằng Calley lúc đó bèn tiến lại gần Meadlo khi anh ta đang đứng gần canh chừng đám người đàn ông, phụ nữ, trẻ em Việt Nam – kể cả trẻ sơ sinh – đang run rẩy vì sợ hãi.

“Anh biết phải làm gì với chúng chứ hả?”

“Dạ vâng,” Meadlo trả lời, đinh ninh rằng Calley đang nói đến việc canh chừng đám người.

[…]

Sự phân biệt chủng tộc là thứ làm nền tảng cho cái nhìn của Calley và Medina về người Việt Nam. Nhân tính không phải là một thứ được họ lưu tâm.

Bây giờ dưới áp lực từ Medina, người đang thét chửi rằng Calley đang đe dọa thành công của chiến dịch, Calley đưa ra quyết định mang tính lịch sử nhất trong cuộc đời y.

Mọi thứ y đã được huấn luyện đều ủng hộ cho quyết định đó. Các thượng cấp tại trại tập huấn và khóa huấn luyện sỹ quan lục quân đều đã phi nhân hóa (dehumanized) và ác quỷ hóa (demonized) kẻ thù.

Họ đã dạy cho y việc giết chóc và mong đợi y sẽ áp dụng nó trong tác chiến.

Calley tin rằng y có thể lấy lòng Medina và theo đó là cả đại đội bằng cách giết được nhiều kẻ thù nhất. Và chắc chắn rằng không có gì sai trái về pháp lý hay đạo đức khi tiến hành bất cứ việc gì giúp chiến thắng cuộc chiến này.

Calley đã diễn giải các chỉ thị từ buổi họp với Medina là họ sẽ giết tất cả mọi người dân trong làng để trả thù cho những binh sỹ Mỹ đã hy sinh, giành được một chiến thắng ấn tượng, và sống sót để chiến đấu tiếp – để cuối cùng sẽ được về nhà.

Bởi vì không thể phân biệt được bạn với thù, kết luận duy nhất là cho rằng mọi người Việt Nam là Việt Cộng và ra tay giết chúng.

Nếu lúc đó Calley cần thêm động lực cho quyết định của y, thì động lực đó đến từ cuộc điện đài thứ hai từ Medina, không lâu sau cuộc gọi thứ nhất, và lần này cũng theo lời Calley kể lại với [nhà báo] Sack:

“Anh đang làm gì đó?” Medina hỏi Calley.

“Tôi sẵn sàng để đi đây.”

“Ngay bây giờ, đồ chết tiệt! Tôi bảo anh: Kêu lính anh vào vị trí ngay! Sao anh bất tuân cái mệnh lệnh chó chết của tôi hả?”

“Tôi có mấy cái hầm ở đây.”

“Mặc cha mấy cái hầm!”

“Và mấy người này, họ không di chuyển nhanh lẹ gì cả.”

“Tôi không muốn nghe cái thứ chết bầm đó. Ngay bây giờ, chết tiệt thật, xử đám người chết dẫm ấy đi (waste all those goddamn people)! Và vào vị trí ngay!”

“Rõ.”

Trung úy William Calley, người ra lệnh nổ súng thảm sát tại Mỹ Lai – Ảnh: thesunchronicle.com

Calley chưa bao giờ nghĩ đến việc chất vấn mệnh lệnh, đặc biệt khi tác chiến.

Sau này y nhớ lại, rằng y căm ghét việc bị Medina quở mắng qua tần sóng radio, nhiều người khác nghe được như thế không chỉ một mà đến hai lần.

“Tôi ngán việc nghe chửi lắm rồi. Medina ở ngay sau lưng tôi giật dây. Và ông đại tá thì chắc ngay sau lưng hắn?”

Số lượng quá đông dân làng làm cho việc di chuyển họ ra khỏi làng không thể nhanh gọn đến mức làm hài lòng Medina. Calley không thể dắt họ theo và cũng không thể để họ lại.

“Chúng ta không được để ai đi ra phía sau lưng mình,” Medina đã cung khai rằng ông ta đã liên tục dặn người của mình như thế. “Công việc là xông vào nhanh và vô hiệu hóa mọi thứ. Giết chết mọi thứ.”

Khi Calley quay lại đường làng vào khoảng 15 phút sau đó, y thấy [Binh nhì] Conti đứng cạnh Meadlo, người vẫn đứng nguyên chỗ cũ khi nãy, và đám dân làng thì đang ngồi dưới đất.

Meadlo kể lại rằng Calley quắc mắt nhìn anh ta. “Sao anh chưa giết chúng đi?”

“Tôi không nghĩ rằng sếp muốn giết chúng, tôi tưởng sếp chỉ kêu tôi canh chúng thôi mà.”

“Không,” Calley gằn giọng. “Tôi muốn chúng chết.”

Meadlo và Conti liếc mắt nhìn nhau và đứng tránh ra gần đó với hai hay ba người lính khác.

“Quay lại đây,” Calley ra lệnh, bấy giờ đã giận điên lên vì hai thuộc cấp từ chối thi hành mệnh lệnh.

“Tới đây, đẩy chúng vào hàng, chúng ta sẽ giết chúng.”

[…]

Phanh phui vụ việc khi bị giới lãnh đạo sư đoàn tại Việt Nam che đậy

[…] Những gì xảy ra tại Mỹ Lai 4 và Mỹ Khê 4 có thể đã mãi là bí mật nhà nước nếu như người lính xạ thủ trực thăng Ronald Ridenhour thuộc Lữ đoàn bộ binh số 11 không tình cờ gặp một người quen từ thời huấn luyện ở Hawaii – Binh nhất Charles “Butch” Gruver của Đại đội Charlie.

Vào khoảng gần cuối tháng 04 [năm 1968], Ridenhour và Gruver cùng vừa uống bia vừa nói chuyện cập nhật tình hình với nhau tại sân bay Chu Lai.

[Ridenhour nghe chuyện thảm sát Mỹ Lai một cách không đầy đủ từ Gruver, sau đó Ridenhour điều tra thêm từ một số thành viên khác của Đại đội Charlie]

[…]

Ngày 29 tháng 03 năm 1969, hơn một năm sau vụ Mỹ Lai, Ridenhour gửi bưu điện dạng bảo đảm một lá thư năm trang cho ba mươi lãnh đạo quân đội, hành chính, và Quốc hội. Trong thư đó, Ridenhour vạch trần những gì anh cho là đã diễn ra tại Pinkville, như đã được Gruver và bốn người tham gia thảm sát khác kể lại.

Hình ảnh thảm khốc tại Mỹ Lai – Ảnh: democracynow.org

Trong lá thư của mình, Ridenhour kêu gọi Quốc hội tiến hành một cuộc điều tra “sâu rộng và công khai” các cáo buộc trong thư, và tiến hành “các hoạt động mang tính xây dựng”.

Anh đánh động vào tinh thần ái quốc của những người nhận thư bằng cách trích dẫn một lời nói của vị Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Một đất nước không có lương tâm là một đất nước không có tâm hồn, và một đất nước không có tâm hồn không thể sống sót.”

Tổng thống Nixon – người đã lên thay Lyndon Johnson từ tháng 01/1969, cùng Ngoại trưởng William Rogers và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân tướng Earl Wheeler đều nhận lá thư của Ridenhour. Các bản sao khác được gửi cho một số thành viên Quốc hội, bao gồm Thượng nghị sỹ Everett Dirksen của bang Illinois, J. William Fulbright của bang Arkansas, Edward Kennedy của bang Massachusetts, Eugene McCarthy của bang Minnesota, George McGovern của bang Nam Dakota, và Barry Goldwater từ bang nhà của Ridenhour bang Arizona, cùng với Morris Udall, Hạ nghị sỹ bang Arizona.

[…]

Thanh tra quân đội vào cuộc

[…] Đại tá William Wilson là một cựu sỹ quan Lực lượng đặc biệt, lúc đó vừa mới (theo một cách không vui vẻ lắm) được thuyên chuyển về văn phòng tổng Thanh tra quân đội đóng tại thủ đô Washington, không lâu trước khi lá thư của Ridenhour được gửi tới vào một buổi sáng cuối tháng 03/1969.

Đại tá Wilson đọc đi đọc lại lá thư bốn lần, ông hồi tưởng lại như thế trong một bản cung khai. Rằng ông đọc “với một sự ngỡ ngàng và kinh tởm.” Chi tiết đặc biệt đau xót là chi tiết một đứa bé bị giết.

Wilson là một cựu binh Thế chiến thứ Hai có nhiều thành tích. Ông từng tham gia cuộc đổ bộ trên bờ biển Normandy và đã từng chứng kiến hàng loạt người dân thường bị giết trong chiến trận. Tuy nhiên ông chưa bao giờ nghe đến những tội ác tày trời như đã diễn ra tại Pinkville theo lời cáo buộc. Ông nhớ lại rằng ông đã cố gắng tự thuyết phục bản thân mình rằng các cáo buộc đó vô căn cứ. Nhưng nếu xác minh được chứng cứ, ông tự bảo bản thân rằng sẽ lần cho ra xem những gì xảy ra ở Việt Nam có phải là “giết người máu lạnh” hay không.

[…]

Uẩn khúc pháp lý

[…] Trong cuộc điều tra của Wilson, quân đội đã xác định được người tên “Kalli” (mật danh thứ ba của Calley) bị cáo buộc giết người trong lá thư của Ridenhour chính là Trung úy William Calley. Calley bèn nhận được lệnh phải bay từ Việt Nam về Washington.

Y đến trình diện tại văn phòng Thanh tra quân đội và được Đại tá Norman Stanfield phỏng vấn vào ngày 09 tháng 06 năm 1969, chỉ ba tháng trước khi đến ngày chấm dứt kỳ hạn quân ngũ của y vào ngày 06 tháng 09 năm 1969.

Việc chọn thời điểm như thế rất quan trọng, bởi vì nếu quân đội Mỹ muốn kết tội giết người với Calley thì họ phải làm điều đó trước khi Calley giải ngũ, thể theo một phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ.

Trong vụ Nhà nước Hoa Kỳ (liên quan đến Toth) kiện Quarles (1955), tòa án đã quyết định rằng quân đội không có quyền tài phán với những thường dân đã phạm tội hình sự trong thời gian tại ngũ.

Bị cáo trong vụ này, Robert Toth, bị tố cáo đã giết một người Hàn Quốc trong thời gian Toth còn tại ngũ trong lực lượng không quân Hoa Kỳ. Cho dù đã giải ngũ trong danh dự, Toth vẫn đã bị không quân Hoa Kỳ bắt giữ khoảng năm tháng sau đó tại nhà ông ta ở Pittsburgh. Toth bị áp giải về Hàn Quốc để tòa án binh tại đó xử lý.

Trong ý kiến phe đa số của Tối cao Pháp viện, thẩm phán Hugo Black chỉ ra rằng Bộ trưởng không quân Hoa Kỳ Donald Quarles đã có hành vi xâm phạm hiến pháp Mỹ khi áp dụng Điều 3(a) của Đạo luật về Bộ luật Công lý Quân sự Thống nhất (Uniform Code of Military Justice Act) năm 1950 nhằm đưa một cựu chiến binh ra tòa án quân sự vì một tội phạm diễn ra khi người đó còn tại ngũ.

Điều 3 Hiến pháp Mỹ ngăn chặn “sự xâm phạm khu vực tài phán của các tòa án liên bang” và đồng thời bảo đảm quyền được xử án bằng bồi thẩm đoàn của mọi công dân Mỹ.

Tuy nhiên, tòa án dân sự Hoa Kỳ không có thẩm quyền xử các tội phạm đã gây ra ở nước ngoài. Toth theo đó không thể được xử cho dù là tại tòa án binh hay tòa án dân sự.

Thẩm phán Black lúc đó kêu gọi Quốc hội Mỹ giải quyết khúc mắc này bằng cách xem xét kiến nghị của chỉ huy trưởng quân đoàn quân pháp (judge advocate general) về việc trao thẩm quyền cho các tòa án liên bang xử lý các kiểu tội phạm giống như trường hợp của Toth. Quân đoàn quân pháp không có động thái gì thêm.

Không có bằng chứng cho thấy William Calley nhận thức được về những tội ác của y hay những luận điểm pháp lý liên quan đến chúng. Nếu y giải ngũ thì y sẽ không bao giờ phải ra tòa cả.

[Văn phòng Thanh tra quân đội gấp rút điều tra và truy tố Calley ngay trước khi y hết hạn quân ngũ vào tháng 9/1969. Calley được xử bởi tòa án binh với một bồi thẩm đoàn sáu thành viên, bao gồm năm sỹ quan quân đội cấp cao.]

[…]

Calley bị tòa án binh kết án

Vào chiều muộn ngày 29 tháng 03 năm 1970, hơn bốn tháng sau phiên xử mở màn và 13 ngày sau khi nhận được các hướng dẫn từ thẩm phán, bồi thẩm đoàn đã thảo luận gần 80 tiếng đồng hồ và giờ sẵn sàng trình bày bản tuyên án trong vụ xử tội ác chiến tranh dài nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

Latimer [luật sư của Calley] hay phàn nàn trong lúc chờ đợi về khoản tiền ông ta bị mất vì không tham gia được một số vụ việc khác. “Cuối cùng cũng có tuyên án rồi”, Calley nói khi được gọi quay lại phòng xử án. Kennedy [thẩm phán tòa án binh] gọi Calley và các luật sư của y lên đứng gần chủ tịch bồi thẩm đoàn, Đại tá Ford.

Sau khi đứng nghiêm chào, Ford bắt đầu đọc quyết định bằng một giọng từ tốn. Bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu kín và hai phần ba số bồi thẩm viên đã bỏ phiếu buộc tội Calley.

Calley bị tuyên có tội sát hại có mưu tính ít nhất 22 người dân thường Việt Nam.

[Calley bị loại ngũ, lĩnh án chung thân. Y kháng án và được giảm xuống 20 năm tù. Tổng thống Nixon sau đó không ân xá hoàn toàn (pardon) mà dùng quyền khoan hồng (clemency) giảm án thêm cho Calley xuống còn 10 năm tù.

Nhiều sỹ quan cấp cao khác bao gồm Medina hoặc được xử trắng án, hoặc bên công tố không truy tố tiếp được, đều vì lý do không có đủ nhân chứng, bằng chứng. Nhiều nhân chứng là cựu binh sỹ từ chối hợp tác với bên công tố quân đội.

Án tù nhẹ cho Calley và việc truy tố thất bại các sỹ quan cao cấp khác có liên quan đến thảm sát Mỹ Lai chính là nguyên nhân khiến cho cách xử lý của chính quyền Mỹ trong vụ việc này bị phê phán là thể hiện họ cố ý giải oan xóa tội (whitewash) một vụ việc tày đình.]

[…]

Di sản 50 năm của thảm sát Mỹ Lai

[…] Tháng 06/2015, sau gần hai thập niên nghiên cứu, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hoàn thành phiên bản cập nhật và mở rộng  Cẩm Nang Chiến Trường Quân Lực Hoa Kỳ số 27-10. Tài liệu này được xuất bản dưới tên Cẩm Nang Luật Chiến Tranh Bộ Quốc Phòng.

Dày hơn 1.200 trang, cuốn sách đề cập đến một loạt các vấn đề, bao gồm một số nỗ lực cải thiện các thiếu sót đã khiến dẫn đến những vụ việc ngày 16 tháng 03 năm 1968.

Âm vang từ vụ Mỹ Lai (và cả vụ Abu Ghraib) có thể dễ dàng nhận ra.

Tất cả các thành viên lực lượng vũ trang phải “từ chối tuân theo các mệnh lệnh rõ ràng là trái pháp luật (clearly illegal orders)” vi phạm luật chiến tranh – đặc biệt là những “mệnh lệnh giết người không thể tự vệ” vốn đang “được kiểm soát thể lý hiệu quả”.

Mệnh lệnh, chỉ thị, và diễn văn không bao giờ nên “được hiểu” là những sự cho phép ngấm ngầm việc vi phạm luật chiến tranh. Sỹ quan chỉ huy có trách nhiệm ngăn chặn thuộc cấp vi phạm luật chiến tranh.

Cẩm nang chiến trường mới này nhắc lại “những sai phạm nghiêm trọng” được liệt kê trong Công ước Geneva 1949, các tội ác chiến tranh theo định nghĩa của Quân lệnh MACV số 20-4, và các hình phạt được nêu trong Bộ luật Công lý Quân sự Thống nhất.

Cẩm nang này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo “các vi phạm luật chiến tranh có thể có, bị nghi vấn, hay bị cáo buộc”, tiếp theo sau đó là việc điều tra cẩn thận. Tài liệu này cũng lập lại điểm chính trong Đạo luật Quyền lực chiến tranh (War Powers Act) năm 1996: tuyên bố các tội ác chiến tranh gây ra bên ngoài nước Mỹ có thể được xử án và tuyên phán bằng hệ thống luật pháp liên bang.

Sau vụ Abu Ghraib, quân đội Hoa Kỳ tiếp tục các nỗ lực khác nhằm bảo vệ người không tham chiến (non-combatants) trong thời chiến. Năm 2016, Quốc hội Mỹ ban hành Luật về Đụng Độ Vũ Trang (Law of Armed Conflict). Luật này giới hạn việc giao chiến tác chiến vào các mục tiêu quân sự.

Tuy nhiên việc có nhiều tội ác khủng khiếp diễn ra thời hậu Mỹ Lai đã tỏ rõ một điều rằng vấn đề chính trong công cuộc cải thiện cách quân đội đối xử với thường dân không nằm ở việc viết thêm luật hay quy định mới, mà nằm ở việc buộc các sỹ quan áp dụng những luật đang có.

[…

Tìm đọc thêm:

Không có trái tim

Lò Văn Củi

11-3-2018

Ông Hai Xích lô gật gù:

– Coi bộ cũng được hen, cũng được an ủi phần nào hen.

Anh Năm Ba gác hỏi:

– Chuyện gì ông Hai? An ủi gì ông Hai?

Ông Hai sực nhớ ra:

Lễ tưởng niệm các học sinh tiểu học Cai Lậy

10-3-2018

LTS: Cách nay đúng 44 năm, dưới sự lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” của Đảng, ngày 9 tháng 3 năm 1974, Quân Giải phóng miền Nam đã “giải phóng” 32 đứa trẻ của trường Tiểu học Cai Lậy bằng một trái cối 82 mm khỏi cuộc đời này. Trái cối đó còn làm khoảng 55 học sinh và giáo viên khác bị thương, theo thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Có thật Tết Mậu Thân làm chính phủ Mỹ choáng váng?

BBC

Nguyễn Kỳ Phong

7-3-2018

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson (1908-1973). Ảnh: Getty images

Cuộc tổng công kích năm 1968 của Bắc Việt đã chuyển những thắng lợi quân sự của Hoa Kỳ và VNCH thành những thất bại về chính trị và tâm lý.

Với tất cả những lạc quan MACV báo cáo về Ngũ Giác Đài; với những tuyên bố đầy niềm tin của Westmoreland trước báo chí trong lần viếng thăm Hoa Thịnh Đốn vào cuối năm 1967, nhưng dư luận nội địa Hoa Kỳ vẫn không tin Hoa Kỳ và VNCH đang nắm thế thượng phong vào mùa xuân năm 1968 ở Việt Nam.

“Hồi ức lính Tây Nam”

FB Huy Đức

5-3-2018

Năm con gà bị vặn cổ; một con heo sặc tro, chỉ ít phút sau, lính pha thịt chặt xương đâu ra đấy [gà và heo của những người dân Khmer vừa chạy, trong thời điểm người lính được quán triệt “không lấy cái kim sợi chỉ của dân”]. Những người lính giành nhau những miếng vàng lá. Những người lính loay hoay mở chiếc đồng hồ trên cổ tay một tên “Pốt” vừa bị bắn hạ. Và, những món đồ cổ trong ba lô…

Chuyện sau Mậu Thân

Trần Gia Phụng

3-3-2018

Sau 50 năm, báo chí, sách vở đã viết nhiều về Tết Mậu Thân (1968).  Bài nầy chỉ xin trình bày sơ lược một đề tài mà chưa ai đề cập đến.  Đó là “Chuyện sau Mậu Thân”.  Những câu chuyện sau Mậu Thân có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu từ 1968 đến 1975.  Giai đoạn hai từ 1975 cho đến nay.

Việt Nam Cộng Hòa trước và sau Tết Mậu Thân 1968

BBC

Nguyễn Kỳ Phong

28-2-2018

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ – Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968. Ảnh: Getty images

Năm Mậu Thân 1968, ở Việt Nam, một sự kiện xảy ra làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến tranh Việt Nam: Trận tổng công kích – tổng nổi dậy của Bắc Việt ở miền Nam vào tháng 1-1968. Một sự kiện đã thay đổi hoàn toàn ý định và đường hướng của các quốc gia liên hệ trong cuộc chiến.

Sơ lược về tình hình quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1967.

Phía Hoa Kỳ:

Nhà văn Nhã Ca: Huế 1968 – thảm khốc và hy vọng

BBC

26-2-2018

Ảnh: Getty images

Sau trận Tết Mậu Thân, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa chiếm lại được một thành Huế tan hoang.

Bên cạnh việc dọn dẹp, tái thiết thành phố, những hố chôn người tập thể dần dần được phát hiện.

Trong số những tin tức, tường thuật, phóng sự, ghi chép được đăng tải ở miền Nam Việt Nam về ‘thảm sát ở Huế’ khi đó, bút k‎ý Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca đã gây choáng váng dư luận. Một phần của sách sau này được dựng thành phim “Đất Khổ”, với Trịnh Công Sơn vào vai chính, người con nhạc sĩ Huế.

50 năm sau trận Mậu thân 1968: những sự thật vẫn chưa được nhìn nhận

FB Trương Nhân Tuấn

25-2-218

Ảnh: internet

VNCH đã sụp đổ sau 30 tháng tư 1975, bây giờ có nói cái gì thì những sự việc đã xảy ra cũng không thể thay đổi. Nhưng sự thật lịch sử vẫn cần phải được tôn trọng. Sự việc đó đã xảy ra như thế nào người viết sử cần viết lại trung thực y như vậy. Thiết lập lại “sự thật lịch sử” là “trách nhiệm đối với lịch sử – devoir de mémoire”. Đó cũng là thái độ biết tôn trọng quá khứ và dám nhận trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai.
Ta thấy rằng những gì “phe thắng cuộc” nói về cuộc chiến là không luôn luôn đúng. “Thành kiến” và “lập trường chính trị” đã khiến cho những “sự thật lịch sử” hoặc bị chôn vùi, hoặc bị xuyên tạc. Một số bài viết, ý kiến nhân dịp 50 năm trận Mậu Thân 1968 được đăng tải trên mạng, trên báo chí… cho ta có nhận xét như vậy.

Bia miệng

Blog VOA

Trân Văn

23-2-2018

Bìa tác phẩm Huế 1968. Ảnh: Amazon

Vậy là Tết đã qua, dư luận về cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế đã lắng xuống. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường – người bị cáo buộc là một trong những thủ phạm chính khiến 6.000 người Huế thảm tử – đã có thể cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút cho đến… Tết năm tới!

39 năm vẫn chưa biết nhục

Phạm Trần

22-2-2018

58 năm sau ngày ông Hồ Chí Minh, cha đẻ của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nói câu tuyên truyền“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” thì số cán bộ, đảng viên “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và “quan liêu, tham nhũng, lãng phí” tăng cao hơn bao giờ hết.

Tại sao CSVN im lặng về chiến tranh biên giới?

FB Trần Trung Đạo

21-2-2018

Ảnh: internet

Cả CSVN và CSTQ đều im lặng. Với họ, cuộc chiến tranh gây tổn thất hàng trăm ngàn nhân mạng dường như chưa từng xảy ra.

Công tâm mà nói, nhiều người Trung Quốc cũng đau xót khi nhớ lại những người bạn chiến đấu của mình đã bỏ xác ở Lạng Sơn, Lào Cai và mong mỗi năm đến ngày 17 tháng hai được có một phút cúi đầu mặc niệm. Thắng hay bại đều đã qua, chỉ tiếc thương là còn lại.

Những ngôi mộ tập thể ở Huế

Trần Gia Phụng

19-2-2018

Chính quyền và người dân Huế chôn những nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Life

1.-  BỘ ĐỘI CỘNG SẢN BỊ ĐẨY LUI

Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Công Hòa (VNCH) và Đồng minh phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế.

Dù bị bất ngờ, quân đội VNCH bắt đầu phản công vào mồng 3 Tết (1-2-1968).  Ngày mồng 5 Tết (3-2), các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH tái chiếm cửa An Hòa.  Cũng trong ngày nầy, Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ đổ bộ ở Bến tàu Hải quân bên hữu ngạn (phía Đài phát thanh Huế), đến đóng tại Bộ Chỉ huy MACV. 

Cuộc “bắt cóc” đầu năm

Hạ Đình Nguyên

19-2-2018

Bắc cóc là một từ phổ biến ở Việt Nam. Nó không chỉ dành riêng cho giới giang hồ khốn khổ. Nó có tổ chức và hành sự công khai, lại có tiếng vang tầm quốc tế. Nó đang là một biện pháp chính thức và hữu hiệu trong cách cai trị của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mậu Thân 1968: Tổng tấn công và nổi dậy, cuộc chiến xâm lược hay cuộc nội chiến tương tàn?

FB Trương Nhân Tuấn

19-2-2018

Ảnh: Tạp chí LIFE

Lập luận của nhà nước CSVN hiện nay cuộc chiến Mậu thân 1968 là cuộc “tổng tấn công và nổi dậy”. Theo lập luận này chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh “giải phóng”, đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào. Mỹ là lực lượng xâm lược “thực dân kiểu mới”. “Ngụy” là lực lượng “tay sai” của Mỹ. Tổng tấn công là vì lực lượng quân đội tổng hợp đến từ miền Bắc (quân chính qui) và quân “nằm vùng”, gọi là quân “giải phóng” (thuộc MTQGGPMNVN). “Nổi dậy” là vì có yếu tố “nhân dân nổi dậy cướp chính quyền”, điển hình ở Huế.

Tang tóc những ngày Xuân

Kông Kông

19-2-2018

Khởi đầu là Tết Mậu Thân, năm 1968. Cộng sản miền Bắc bất ngờ tổng tấn công vào các đô thị trên toàn miền Nam, ngang nhiên vứt bỏ tuyên bố ngưng bắn trước đó của chính họ. Đã thế còn ngược ngạo vu cáo là chính VNCH vi phạm lệnh ngưng bắn!

Ý đảng vẫn luôn ngược với lòng dân!

Blog RFA

Song Chi

18-2-2018

Trong khi một số nhà hoạt động tại HN đến tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm ngày 17/2/1979, thì ở đây vẫn có cảnh khiêu vũ. Ảnh: FB Nguyễn Lân Thắng.

Chỉ trong vòng một tuần, trước và sau Tết Âm lịch Mậu Tuất 2018, có đến mấy sự kiện lịch sử mà qua đó, thái độ của nhà nước cộng sản VN thêm một lần nữa, đã tự bộc lộ họ là ai, những quan niệm về bạn-thù, sự đánh giá về lịch sử của họ có minh bạch, tiến bộ, thay đổi chút nào sau bao nhiêu năm và họ có lý do gì để tiếp tục lãnh đạo đất nước này, dân tộc này.

Sự kiện lịch sử thứ nhất là 50 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968 mà nhà nước này bao lâu nay vẫn trí trá gọi tên là “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968”. Đã nửa thế kỷ trôi qua, bao nhiêu tư liệu, thông tin của thời đại internet đã chứng minh cuộc tổng tấn công đó thực sự là thành công hay thất bại về mặt quân sự, mục tiêu, cái giá phải trả trên sinh mạng con người lẫn các cơ sở vật chất là quá đắt ra sao. Nghiêm trọng hơn, biến cố Mậu Thân luôn luôn để lại một ký ức kinh hoàng của một trong những trang sử đẫm máu nhất, man rợ nhất về cuộc thảm sát hàng ngàn thường dân tại Huế của phe tấn công hay phe “nổi dậy”. Cho dù nhờ những oái ăm, trớ trêu của lịch sử, mà sự thất bại nặng nề về quân sự đó cuối cùng lại biến thành sự “chiến thắng” về mặt chính trị cho Miền Bắc, dẫn đến sự chuyển hướng của cuộc chiến tranh và sự rút lui của Mỹ, bỏ rơi đồng minh VNCH về sau này, nhưng rõ ràng, đó vẫn là một sự kiện đẫm máu, một sự tráo trở, lừa dối, không chính danh đứng về phía đảng cộng sản.

Một ví dụ về lý sự vừa ngu vừa nhược

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

18-2-2018

1. “Cái gì đã qua thì là quá khứ; chúng ta không thể sống mãi trong quá khứ và ngaỳ ngày kêu gọi hận thù – trừ khi các anh chị muốn sống như Bắc Hàn là nơi mà lãnh đạo tối ngày kêu gọi thù hận sống chết với bọn đế quốc Mỹ sài lang“.

Tổ chức tưởng niệm không phải kêu gọi hận thù. Yêu cầu SGK đưa tin đúng, trung thực về chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược là một yêu cầu học thuật. Đã có chương dài về chống Pháp, chống Mỹ sao lại sơ sài trong chống Trung Quốc?

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày 17 tháng 2, 1979?

FB Trần Trung Đạo

19-2-2018

Ảnh: TTXVN

Bức hình Phạm Văn Đồng và chụp với chủ tịch CS Campuchia Heng Samrin ngày 17 tháng 2, 1979 tại Nam Vang trong dịp Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội CS Văn Tiến Dũng cùng phái đoàn đông đảo viên chức và tướng lãnh CS thăm Campuchia.

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN vẫn tin rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN.

Dối trá lớn nhất trong cuộc chiến VN

VNTB

Phạm Nguyên Trường dịch

19-2-2018

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 là cuộc “chiến tranh truyền hình đầu tiên” đầu tiên. Người Mỹ không thể tin vào những gì họ đang nhìn thấy. Ảnh: internet

Làm sao những người cộng sản và Phạm Xuân Ẩn giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh tuyên truyền?

Trong những năm sau Tết Mậu Thân, một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, lễ kỷ niệm 50 năm được tổ chức vào cuối tháng 1 vừa qua, người Mỹ sẽ lại phải tự vấn. Làm sao họ có thể sai đến như vậy? Cuộc nổi dậy của Cộng sản trên toàn miền Nam Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và điều được cho là thành công của họ đã xoay chuyển ý kiến công chúng, khoảng giữa năm 1968, theo hướng chống lại cuộc chiến tranh, một bài học trong lĩnh vực tuyên truyền và biểu hiện sau này của nó, “tin giả”.

Cảm ơn Facebook!

FB Mạc Văn Trang

18-2-2018

Ảnh: internet

Xem VTV4, có tên là “Truyền hình đối ngoại” suốt mấy ngày Tết, thấy dân ta trong nước và “Người Việt bốn phương” đón Tết thật tưng bừng muôn màu sắc rực rỡ; rượu chè, cỗ bàn ê hề; nhảy múa, ca hát, vui chơi thỏa thích; tình người dạt dào, thăm hỏi, tặng quà, chúc tụng hả hê; đất nước thanh bình, đẹp tươi vô hạn… Cứ trong phòng ấm áp, coi VTV4, rung đùi xài rượu ngoại và các món nhắm thỏa thuê… tưởng mình đang sống giữa Thiên đường rồi còn gì!

Quái vật Mác-Lê đội lốt Dân Tộc Chủ Nghĩa

Lê Minh Nguyên

17-2-2018

Cảnh nhảy múa sáng 17/2/2018 tại tượng đài Lý Thái Tổ để phá hoại lễ tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống bảo vệ đất nước. Ảnh: Facebook

Không bỏ được Mác-Lê vì bỏ Mác-Lê tức là phải trả quyền lại cho dân, nhưng Mác-Lê không còn sức thu hút quần chúng thì Đảng CSVN phải làm sao đây?

Thôi thì chồng lên nó cái áo Dân Tộc Chủ Nghĩa, một hình thức sói đội lốt cừu. Mà Dân Tộc Chủ Nghĩa ở Việt Nam là chống xâm lược.

Chống xâm lược trong lịch sử Việt Nam là chống ai? – Chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ (dù Mỹ vào VN không phải là để xâm lược).

Những bài học nhận thấy

FB Luân Lê

18-2-2018

Ảnh: internet

Trong chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, các bên đã dự đoán được rằng đó là cuộc chiến “phải xảy ra”, tức không thể tránh khỏi, khi nhìn vào cục diện chính sự khu vực và quốc tế lúc ấy.

Thời điểm đó, Trung Quốc muốn có chế độ Polpot ở Campuchia thực tế là nhằm vừa có một lực lượng quấy phá cũng như vừa có thể chi phối Việt Nam trong sự gây hấn khá thường xuyên. Mặc dầu đã được Việt Nam cảnh báo và yêu cầu đàm phán nhưng không có kết quả, Việt Nam mới quyết định đánh để giải quyết tình trạng bất ổn này cho chính mình, nhưng rất tiếc đây lại là một đồng minh do Bắc Kinh trực tiếp gây dựng và ủng hộ. Nó là sự chọc tức và Trung Quốc vu cho rằng là hành động gây chiến, nên Đặng Tiểu Bình khi sang thăm Mỹ đã nói với nước này và thế giới rằng đây là cuộc chiến “tự vệ” của họ.

Sự phản bội và giọt nước mắt muộn màng

FB Đặng Chí Hùng

17-2-2017

Người lính khóc cho đồng đội tại nghĩa trang Vị Xuyên. Ảnh: internet

Khi những người lính CSVN ngã xuống, họ đã nghĩ rằng họ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Nhưng họ đâu có ngờ được rằng, họ chỉ là thứ công cụ của đảng CSVN để đảng ăn cướp Miền Nam.

Khi những người bộ đội lao mình lên tuyến đầu ngăn xe tăng Tàu cộng, họ nghĩ rằng các lãnh đạo của họ cũng như họ chiến đấu vì đất nước. Nhưng họ đã sai lầm vì những tên lãnh đạo CSVN lại là những tên điếm thối đẩy chính những người lính của mình đi vào chỗ chết.

Lãnh đạo đảng cộng sản xứng đáng với 6 chữ vàng

Trung Nguyễn

18-2-2018

Ghi nhớ và lãng quên

Ngày 17/2 năm nay là mùng 2 Tết, họ hàng tôi có tổ chức tiệc linh đình, con cháu đến rất đông vui nhưng tôi không thấy có ai nhớ rằng ngày 17/2 là ngày kỷ niệm 39 năm quân xâm lược Trung Quốc đã tràn vào tấn công và thảm sát người dân Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc.

Tháng hai Biên giới: Đôi mắt viên đạn hay nụ cười hữu nghị?

FB Vũ Lương Khánh

17-2-2018

Ảnh: internet

Nhà sử học kiệt xuất đời Lê là Ngô Sĩ Liên đã viết một đoạn văn khiến người ta rất khó phản bác: “Sự cường nhược của Nam Bắc đều có lúc. Nếu phương Bắc yếu thì ta mạnh, nếu phương Bắc mạnh thì ta yếu, ấy là đại thế thiên hạ (ĐVSKTT)”.

Mỗi khi TQ mạnh ắt sẽ đem quân Nam chinh, khi ta mạnh thì TQ tìm cách làm cho ta yếu rồi sẽ gây sự vì TQ luôn xem phương Nam là thứ quận huyện thấp kém. Ngô Sĩ Liên đã chỉ ra đó là tính chu kỳ, và 1979 cũng không phải là ngoại lệ.

Tháng 2/1979 và Tại sao?

FB Mai Quốc Ấn

17-2-2018

Biếm họa của Lê Anh Phong (LAP)

Tôi chờ đợi đến chiều tối hôm nay để viết những dòng này. Đó là sự thờ ơ của báo chí Việt Nam với cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam với quân Tàu xâm lược xảy vào tháng 2/1979.

Rất nhiều tờ báo đã im lặng và như mọi khi, mạng xã hội “lên ngôi”. Chỉ có Tuổi Trẻ và Infonet, Vietnamnet là có những bài viết về cuộc chiến tranh vệ quốc bi tráng ấy trong ngày này. Nhưng Việt Nam có đến hơn 1.000 tờ báo, ấn phẩm và các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương cơ mà?

1979

FB Nguyễn Tiến Tường

17-2-2018

Hình ảnh nữ tù binh VN được TQ chuyền cho nhau. Nguồn: báo TQ

Cho đến tận bây giờ, khi người Việt chuyền nhau những bông hoa sim tím nhỏ để nhắc nhớ quá khứ. Tại TQ, họ chuyền nhau hình ảnh được cho là nữ tù binh Việt Nam. Nếu là thật, thì không cần nói thêm sự đê tiện của họ. Không cần kể thêm đòn thù tàn khốc họ dành cho phụ nữ trong cuộc chiến biên giới 1979.

Dù cho tấm ảnh là thật hay không. Khi chúng ta nhắc về chiến tranh với sự uất hận, buồn bã. Bọn họ nhắc về như những thành quả, những thành quả man rợ. Họ phơi bộ mặt cho nhân loại thấy một dân tộc hung bạo, phi nghĩa.