Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói”

Vũ Thạch

22-6-2018

Kính mời quý độc giả nghe bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu trưởng mặt trận Vị xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 1985-1989, để biết giá máu của người Việt đã đổ xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc cao tới mức nào:

Clip Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu. Nguồn: FB Văn Đoàn

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói“.

Tại sao công an Việt Nam đánh và bắt sinh viên Mỹ Will Nguyễn?

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

20-6-2018

Trong các cuộc biểu tình phản đối sôi động tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9 và 10 tháng 6, công an Việt Nam đã bắt giữ một sinh viên cao học 31 tuổi người Mỹ, Will Nguyễn. Ảnh chụp anh đang bị đối xử thô bạo bởi bọn tay chân của công an, mặc thường phục và kéo lết đến chỗ nhốt với một túi màu cam trùm trên đầu, đã lan truyền nhanh chóng trên internet.

Về biểu tình!

FB Lê Việt Khánh

11-6-2018

Người dân Bình Thuận ngồi xuống đỡ cho lực lượng CSCĐ thoát ra ngoài trụ sở. Ảnh: internet

(Sau một khoảng thời gian im lặng quan sát, mình muốn bày tỏ một vài ý kiến cá nhân, rất cá nhân về chuỗi sự kiện rất nóng ngày hôm qua. Bài viết sẽ cố gắng tránh tất cả mọi nguy cơ gây war, những gì mình suy nghĩ mình sẽ nói và mình không tranh luận đúng sai để rồi gây tổn hại đến tình cảm anh em ngoài đời thực).

Đầu tiên, mình khẳng định mình tuyệt đối không ủng hộ Bạo Loạn.

Luật Đặc khu, hay luật an ninh mạng – Về bản chất nó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc dân xuống đường biểu tình! Nó chỉ là cái cớ mà thôi! Giống như Trường Sa – Hoàng Sa hay dàn khoan 981 trước đây, tất cả chỉ là mồi lửa, châm ngòi cho những dồn nén uất ức về tất cả mọi vấn đề bất công trong xã hội tích tụ lại trong một khoảng thời gian dài.

Chiến tranh 1954-1975 trong chiến tranh lạnh trên thế giới

Trần Gia Phụng

29-5-2018

Chiến tranh 1946-1954 chấm dứt với hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam ngang theo sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17.

Bắc Việt Nam (BVN) là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), theo chủ nghĩa cộng sản (CS), do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động cai trị. Đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Đông Dương cải danh năm 1951. Nam Việt Nam (NVN) là Quốc Gia Việt Nam (QGVN), do Bảo Đại làm quốc trưởng và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ngày 26-10-1955, QGVN được đổi thành Việt Nam Cộng Hòa, theo tổng thống chế, do Ngô Đình Diệm làm tổng thống.

Người lính Miền Bắc có “đánh thuê” không?

FB Trần Trung Đạo

8-5-2018

Ảnh: internet

Các bạn trẻ tại Việt Nam nghe ba chữ “lính đánh thuê” từ khi mới tập đọc nhưng chắc không hiểu rõ định nghĩa quốc tế của ba chữ này.

Theo Nghị định thư (Protocol) 1977 được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 8 tháng 6 năm 1977 để đính kèm theo Công Ước Geneva quy định các nguyên tắc hành xử trong một xung đột võ trang ra đời năm 1949, những điểm căn bản định nghĩa lính đánh thuê (mercenary) gồm (1) không thuộc quân đội chính thức của chính phủ, (2) được tuyển dụng tại địa phương hay nước ngoài để tham gia một cuộc xung đột võ trang chỉ vì ước muốn riêng tư và được hứa đền bù cao hơn một người lính cùng cấp trong lực lượng võ trang của chính phủ mướn người đó, (3) không phải thành viên hay đang cư ngụ trên lãnh thổ được kiểm soát bởi chính phủ.

30-4: Kẻ ăn mừng, kẻ làm lễ quốc hận – Biết bao giờ hòa giải hòa hợp?

FB Chu Mộng Long

2-5-2018

Hai người lính ở hai chiến tuyến chụp năm 1973 và sau này Ảnh: internet

Năm nào cũng như năm nào, chờ đến 30.4, cứ phe bên này giăng cờ đỏ làm lễ ăn mừng chiến thắng là phe bên kia giăng cờ vàng làm lễ quốc hận.

Và hiển nhiên, trong những buổi lễ ấy, hai phe tố cáo lẫn nhau về tội ác đã gieo rắc trong suốt thời chiến tranh.

Phe ăn mừng có lý của họ, bởi nhờ chiến thắng mà chấm dứt chiến tranh, nhờ chiến thắng mà họ có được tất cả: địa vị, đất đai, nhà cửa…

Xin được nói thẳng với nhau về hòa hợp, hòa giải dân tộc

FB Lê Nguyễn

1-5-2018

Bạn FB Dương Quốc Chính vừa có một status đề cập đến chủ đề này, mình định viết một bình luận trên trang bạn ấy, song rồi ý tình con cà con kê kéo dài, đành biến thành một bài viết riêng vậy. Mọi đóng góp ý kiến xin thể hiện bằng những lập luận có tình, có lý, có lợi cho đại cuộc, những ý kiến nặng về cảm tính và khơi sâu sự mâu thuẫn, thù hận giữa các thành phần dân tộc sẽ không được hoan nghênh.

Hòa hợp dân tộc

FB Dương Quốc Chính

1-5-2018

Mấy chục năm nay người ta hay nói đến chuyện hòa giải, Nam Bắc 1 nhà, cùng bắt tay nhau để phát triển đất nước. Thực tế không, chính xác là chưa, thể làm được điều đó.

Một nước Việt buồn

Đào Hiếu

30-4-2018

Chỉ những người không biết đến tình máu mủ đồng bào, kẻ osin chính trị, ăn mày dĩ vãng, bòn rút quá khứ để tìm kiếm quyền lực hay giữ chặt quyền bính mà hưởng thụ mới hí ha hí hửng tung hô để rỉa rói cho bộ lông mình bất chấp nỗi đau hàng triệu người khác.

Thiếu tá Lạc, chỉ huy trưởng Yếu điểm Nhà Bè: Danh dự và trách nhiệm!

FB Mai Bá Kiếm

30-4-2018

10 giờ 30/4/1975, TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, giống những nơi khác, Chi khu Nhà Bè rả ngũ, binh sĩ tháo quân phục, võ trang vứt đầy đường. Dân chúng đem xe hơi, xe máy đến phá Kho 18 (Cảng Bến Nghé hiện nay) khiêng hàng tấn hàng hoá nhập cảng có giá chở về nhà.

Nhân ngày 30/4: Chút hồi ức về một người tù cải tạo (phần 2)

FB Lê Nguyễn

30-4-2018

Mời xem lại phần đầu

Ảnh: internet

XIN LƯU Ý – Đây chỉ là vài ký ức vụn vặt, góp thêm mấy nét chấm phá trong bức tranh xã hội những năm tháng sau 30.4.1975. Xin nhắc lại đề nghị không đưa ra những bình luận cực đoan nhắm vào chính quyền hay chế độ hiện hành.

***

Còn đó những bi thương

FB Luân Lê

30-4-2018

Ảnh: internet

Điều đáng buồn nhất là chúng ta cứ mãi loanh quanh với những khúc cua của lịch sử, những góc khuất không được soi rọi thẳng vào để làm sáng tỏ với các thế hệ và sự thật như nó vốn thuộc về, người ta cứ làm cho mọi thứ ngày càng tệ hơn vì sự ích kỷ đến tàn nhẫn của mình. Ai cũng nói về nỗi đau chiến tranh, về mất mát đau thương lớn lao, về những đổ nát hoang tàn, về những sinh hy máu xương, về ly tán chia biệt, về hậu quả tàn khốc sau đó, nhưng không mấy ai chịu bình tâm nhìn lại thực sự một cách đầy đủ về tất cả những gì nó đã diễn ra và những gì mà chính những người trong cuộc còn chưa đồng cảm được với nhau.

Tháng Tư, nghĩ lại…

FB Mai Quốc Ấn

30-4-2018

Ảnh trên: Người lính Bắc Việt Nguyễn Huy Tạo (trái) và anh lính VNCH Bùi Trọng Nghĩa (phải) chụp năm 1973. Ảnh dưới bên trái: Hai người lính đó đã gặp lại nhiều năm sau. Ảnh dưới bên phải: Kim Jong-un và Moon Jae-in, lãnh đạo Bắc – Nam Hàn. Ảnh: internet

Bạn già bảo: “Đừng viết về 30/4/1975 nha em. Viết góc nhìn Việt Cộng, “bên kia” chửi mày. Viết về VNCH thì “bên này” chửi mày! Viết khách quan, có khi “hai bên” chửi!”

Tản mạn quanh chuyện “Đại thắng” hay “Quốc hận”

Bổ sung ngày 4-5-2018: Tác giả có gửi thêm một số đoạn bổ sung vào bài viết này, đó là những đoạn được tô vàng.

______

Hà Sĩ Phu

30-4-2018

1/ Đại thắng hay quốc hận?

Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?

Chuyện kể tháng Tư

FB Tuấn Khanh

29-4-2018

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975. Ảnh: AFP

Năm 1992, khi những hình ảnh của Việt Nam thiên sử truyền hình (Vietnam: A Television History) đột nhiên được cho phép phát trên truyền hình nhà nước, những ngày đón coi bộ phim tài liệu đó đã trở thành những cơn sốc lặng lẽ cho tuổi thiếu niên tôi, ngày tháng ấy.

Bi khúc tháng Tư

FB Nguyễn Tiến Tường

29-4-2018

Má Phải quê ở Sóc Trăng, có 4 người con đi lính. Anh Tư là lính cộng hoà. Hôm ấy, anh Năm và anh Bảy nhận lệnh cài mìn đánh bốt. Họ biết chắc trong ấy có anh Tư. Đạn nổ, anh Năm nhìn một phần thi thể, biết anh Tư đã mất, về báo tin với má…

Chiến tranh Việt Minh – Pháp?

Trần Gia Phụng

29-4-2018

Sau khi sách Chiến tranh 1946-1954, từ chiến tranh Việt Minh-Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng được nhà xuất bản Tự Lực phát hành tại California vào tháng 3-2018 và quảng cáo trên internet, có độc giả ở xa e-mail hỏi người viết tại sao lại gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến tranh Việt Minh-Pháp?

30/4: Chịu thua các giáo sĩ

FB Chu Mộng Long

29-4-2018

Lưu Quang Vũ. Ảnh: internet

Theo tôi biết, bài thơ Những điều sỉ nhục và căm giận, Lưu Quang Vũ viết trước năm 1972, sau đó đưa vào Di cảo 1972 – 1975. Bài thơ nằm trong dòng thơ tuyên truyền tội ác Mỹ – Ngụy ở miền Nam. Vậy mà các giáo sư, tiến sĩ đưa lên mạng khen lấy khen để, rằng Lưu Quang Vũ tiên tri cho chính trị, xã hội hiện nay, rằng bài thơ hay, đầy nỗi niềm phẫn uất.

Dạ thưa các vị giáo sĩ, nói tiên tri thì cứ mở Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp ra, bỏ đi mấy chữ Pháp, Nhật thì thấy Hồ Chí Minh cũng nhà tiên tri. Thậm chí Á tế á ca, truyện của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… cũng tiên tri?

Quả bóng đang nằm trên chân của kẻ lầm lạc

FB Huỳnh Ngọc Chênh

29-4-2018

Ảnh: internet

Cả thế giới đang hướng về bán đảo Triều Tiên và cầu mong một kết thúc có hậu đến với người dân của đất nước vốn trải qua nhiều khổ đau này mà nhất là đối với hàng chục triệu người dân Bắc Triều Tiên đã và đang bị chính nhà cầm quyền của mình bắt làm con tin và đày ải từ mấy chục năm qua.

Khổ nỗi quả bóng đang nằm trên chân nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên, cụ thể là trên chân cu Ủn. Cả loài người có lương tri đang hồi hộp, nín thở chờ cú sút cuối cùng của anh ta để đưa đến cái happy end.

Về vụ dân tị nạn VN phạm tội tại Mỹ bị chính quyền Trump trục xuất về VN

FB Trương Nhân Tuấn

29-4-2018

Pham Chi Cuong, 47 tuổi, bị trục xuất khỏi Mỹ vào tháng 12/2017, ngồi tại một quán ăn trên hè phố ở TP. HCM vào ngày 20/4. Ảnh: Reuters.

Dân VN tị nạn qua Mỹ, nhứt là những người xuất phát từ VNCH, trên lý thuyết họ không thể bị trục xuất về VN. Có hai điều cần nói.

Thứ nhứt, theo quan điểm pháp lý của người Mỹ, những người dân này mang quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia khác biệt với quốc gia cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.

Thực tế cũng như lịch sử cho thấy, các chính quyền Mỹ từ năm 1954, đã nỗ lực giúp đỡ các chính phủ đệ nhứt và đệ nhị VNCH để lãnh thổ này trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quốc gia đó có tên gọi là South Vietnam. Dân miền Nam thời đó có quốc tịch “South Vietnam”.

Danh dự…

FB Lưu Trọng Văn

29-4-2018

Các vị tướng VNCH đã tuẫn tiết. Ảnh: internet

Gã mải mê với vùng đất Ninh Thuận hoang dã đẹp như một ả Sài Gòn thốt lên: Rụng rời. Bỗng nhận được điện thoại của Nam chủ hãng dệt, giai Hà Nội,người dám thách các nghệ sĩ chèo gạo cội nhất xứ chèo coi ai thuộc làn điệu chèo nhiều hơn: gã thích nghe chuyện liên quan tới ngày 30.4 không?

Gã chần chừ vài nhát vì không muốn giữa cảnh êm đềm này lại phải nghe chuyện ngày mà “triệu người vui, triệu ngày buồn”, nhưng rồi gã vẫn gật đầu.

Chiến tranh và ký ức về chiến tranh

FB Nguyễn Hưng Quốc

29-4-2018

Sinh Bắc tử Nam Ảnh: © Bettmann/CORBIS

Trong các môn tôi dạy tại trường Victoria University ở Melbourne, Úc, có một môn tập trung vào chiến tranh Việt Nam: “Nhiều Việt Nam: Văn hóa Chiến tranh và Ký ức” (Many Vietnams: War Culture and Memory).

Thịnh vượng – từ khóa của kỷ nguyên mới?

FB Nguyễn Đắc Kiên

28-4-2018

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đứng bên tảng đá có khắc dòng chữ: “Chúng tôi vun trồng hòa bình và thịnh vượng”. Ảnh: AFP

“Những người du khách Mỹ hồng hào no ấm y phục xứ lạnh dày nặng sặc sỡ đi về từ mười năm nay ở phi trường Minneapolis, tiểu bang Minnesota, lâu lâu một lần, lại nhìn thấy đơn độc khác lạ một cặp vợ chồng Á châu như họ, cũng tới phi trường đợi chờ một giờ máy bay cất cánh.”

“Quê quán họ ở Á châu, đúng vậy, nhưng đường về nghìn trùng cách biệt, dấu chân phiêu dạt chưa biết ngày nào trở lại được với bến bờ quê cũ. Đó là một cặp vợ chồng nhà văn. Một cặp vợ chồng nhà văn Việt Nam tha hương, từ bảy mùa tuyết, đã định cư yên ổn ở Vạn Hồ.”*

Nhân ngày 30/4: Chút hồi ức về một người tù cải tạo

FB Lê Nguyễn

28-4-2018

Ảnh: internet

XIN LƯU Ý – Đây chỉ là những gì mà ký ức còn ghi nhận được của một “người trong cuộc” sau 43 năm tang thương biến đổi, viết để các bạn đọc cho vui và có những cảm nhận cho riêng mình. Xin tuyệt đối không đưa ra những bình luận có tính cực đoan nhắm vào chính quyền hay chế độ hiện hành.

Trân trọng!

Một quốc gia chỉ thực sự thống nhất khi và chỉ khi lòng người thống nhất

FB Lưu Trọng Văn

28-4-2018

Hình ảnh hai người lính, VNCH và Bắc Việt trong chiến tranh VN. Ảnh: internet

Gã đang tắm biển Ninh Chữ, Phan Rang vốn xưa là một làng chài quê của Nguyễn Văn Thiệu. Những ngày này 43 năm trước Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức tổng thống VNCH để chuyển giao cho một chính quyền có thể đàm phán hoà bình và ra đi không bao giờ được trở lại làng chài xưa biển luôn xanh ngắt này.

Những ngày này tổng thống Hàn Quốc bắt tay thân thiện với lãnh tụ cộng sản Bắc Hàn để cùng hướng tới một nước Hàn thống nhất.

Giấc mơ thống nhất Triều Tiên

FB Nguyễn Ngọc Chu

28-4-2018

Ảnh: internet

Cuộc gặp của lãnh đạo hai miền Nam –Bắc Triều Tiên ngày 27/4/2018 đã thổi một luồng không khí mát cho nhân dân hai miền Nam – Bắc Triều Tiên và cộng đồng quốc tế. Nhưng nghĩ rằng Bắc Triều Tiên sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân và Nam – Bắc Triều Tiên sẽ sớm thống nhất thì đúng là quá lạc quan.

Tướng Việt – Loa Nga, Đất Việt – Đất Nga, Soha – Soviet và bài học Triều Tiên

Lê Thiên

27-4-2018

Ngày 7/4/2018, công luận toàn cầu phẫn nộ khi nghe và xem trên truyền hình thế giới hình ảnh 70 nhân mạng gồm các phụ nữ và trẻ em tại Syria quằn quại rên siết đau đớn trước khi lăn ra chết vì vũ khí hóa học. Người ta đã có đầy đủ bằng chứng cho thấy chính nhà cầm quyền Bashar al-Assad của Syria đã cho sử dụng vũ khí hóa học ấy. Công luận thế giới đồng thanh lên án và đòi quốc tế phải có biện pháp trừng trị thích đáng đối với nhà nước Syria.

Công luận và Truyền thông Phản Chiến Mỹ Làm Miền Nam Sụp Đổ?

Đỗ Kim Thêm

28-4-2018

Tóm lược: Quân đội Mỹ không hề bại trận nơi chiến trường Việt Nam, vì không phân biệt được Việt Cộng với người dân miền Nam; nhưng chính giới Mỹ không thể đối phó nơi chính trường Mỹ với các công luận, phương tiện truyền thông và các trường đại học.

Những cuộc gặp lịch sử Nam Bắc

Hiệu Minh

27-4-2018

Ảnh: internet

Nam Bắc Việt Nam và Triều Tiên đều có những điểm tương đồng về lịch sử, địa chính trị, những bàn tay lông lá của ngoại bang.

Việt Nam năm 1946

Nhà báo Stanley Karnow đã trực tiếp phỏng vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Dinh Gia Long và nghe ông kể về cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.

Người trong một nước

FB Luân Lê

27-4-2018

Ảnh: internet

Đây là cái bắt tay giữa hai nền chính trị đối nghịch nhau: dân chủ (tam quyền phân lập) và độc tài toàn trị (cộng sản) trên bán đảo Triều Tiên, nơi bị chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Nam Hàn (Đại Hàn Dân Quốc) trong khoảng thời gian nội chiến từ năm 1950 – 1953.

Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Ja-in đã được Kim Jong-un mời sang thăm nhưng với một lời rào trước rằng: đất nước tôi với cơ sở hạ tầng giao thông cũng như các phương tiện rất tồi tệ, có thể sẽ khiến ông không hài lòng và cảm thấy khó chịu. Nhưng ông Moon vẫn luôn niềm nở và coi đó là một niềm hy vọng của một sự khởi đầu tươi đẹp nhất từ trước cho đến nay.