Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Tin nóng: Ông Trầm Bê bị bắt

FB Phạm Việt Thắng

1-8-2017

Ông Trầm Bê. Ảnh: internet

Bắt Trầm Bê sau đó là ai?

Trầm Bê, người tôi cảnh báo tuần trước, vừa bị bắt! Liên quan đến việc này sẽ có thêm một nguyên phó thống đốc dính líu.

Vậy, ai, đại quan nào đã chống lưng để nhà tài phiệt này lũng đoạn ngành ngân hàng trong một thời kỳ dài như thế.

Khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-8-2017

Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Nếu sự kiện dàn khoan HD 981 (5/2014) tạo ra cú sốc và một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Việt, đánh dấu “khủng hoảng Biển Đông lần thứ nhất”, thì đối đầu Trung-Việt đang diễn ra tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) từ giữa tháng 6/2017, có thể là “khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai”. Lần thứ nhất, Trung Quốc đã xô đẩy Việt Nam xích lại gần Mỹ, và thúc đẩy Mỹ phải xoay trục sang Châu Á. Lần thứ hai, Trung Quốc đang thúc đẩy Mỹ-Nhât-Ấn-Úc liên minh tại Biển Đông và xô đẩy Việt Nam trở thành đồng minh. Đó là “hệ quả không định trước”, và là cái giá cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Trịnh Xuân Thanh bị điều tra những gì?

GDVN

Xuân Quang

1-8-2017

Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ điều tra làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã trốn chạy bằng cách nào? Ai đưa đối tượng bỏ trốn…?

Bộ Công an vừa công bố thông tin “Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú”.

Trước đó, ngày 16/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Thả MS Chính, Việt Nam đang cần gì ở Mỹ?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

1-8-2017

USCIRF website giới thiệu hồ sơ Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng. Ảnh chụp màn hình.

Với trường hợp chính thể Việt Nam, cơ chế trả tự do cho tù nhân lương tâm luôn là sự khởi đầu cho một mối lợi đặc biệt hay sống còn nào đó của chế độ này.

Ngày 29/7/2017, Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính, người mà vào năm 2010 đã bị chính quyền Việt Nam xử án tù 11 năm với cáo buộc mơ hồ “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” khi ông giúp đỡ cho các người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của họ, người đã thường bị ngược đãi và tra tấn trong nhà tù, “bất ngờ” được trả tự do nhưng với điều kiện chưa có gì thay đổi: Mục sư Chính cùng vợ và 5 người con phải lên máy bay “tống xuất” sang Hoa Kỳ.

Thanh “loe” bị bắt do đâu?

FB Mạnh Quân

31-7-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh khi còn ở châu Âu. Ảnh: internet

Nhiều người hỏi tại sao bắt được Trịnh Xuân Thanh: Có người bảo do bị “bắt cóc”, do mấy thằng VN giữ hộ đồ bên Đức “chỉ điểm”, do mấy anh an ninh Vn quá giỏi … loạn hết cả lên. Thực ra, mình nghĩ trật lất hết.

Trịnh Xuân Thanh còn có biệt hiệu là Thanh “loe”, hoặc Thanh “Giới”, gọi theo tên ông thân sinh là cựu Phó ban Dân vận Trung ương. Gọi là “loe” vì cha này thực cũng loại ngông nghênh, phổi bò, cái gì cũng bô bô, phun hết ra đằng mồm… Từ lúc chức quyền còn nhỏ ở PVC cho đến sau này, khi thất thế, bị mất hết các chức vụ rồi, Thanh vẫn chứng nào tật ấy.

Chân dung một nữ an ninh tên Yến

FB Phạm Đoan Trang

31-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo HNM

Tựa đề này phỏng theo tên ca khúc “Chuyện tình nàng trinh nữ tên Thi” (Hoàng Thi Thơ, sáng tác khoảng năm 1970). Nhưng nhân vật trong bài viết dưới đây thì chẳng có gì lãng mạn, khả ái như nàng Thi, bởi cô ta làm cái nghề mà chúng ta vẫn thường gọi là “an ninh cộng sản”.

Đó là Nguyễn Thị Yến, 38 tuổi, công tác tại A67, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an Việt Nam, và là người “phụ trách” – tức là kiểm soát – tôi và một vài anh em nữa ở Hà Nội.

Trịnh Xuân Thanh đã bị Việt Nam bắt cóc tại Đức vào sáng Chủ nhật 23.7.2017 ở Berlin

Thời Báo

Trung Khoa

31-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Thời Báo.

Trong cuộc gặp với luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 31.7.2017 , phóng viên Thoibao.de đã được cung cấp đầy đủ các thông tin về vụ việc nghiêm trọng này.

Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang ở khuôn viên nhà riêng ở Berlin, ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam với vũ khí xông vào nhà và dùng vũ lực bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước Châu Âu bên cạnh.

Ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đầu thú’

Các nguồn tin này không hề nêu ông Thanh xuất hiện ở Hà Nội bằng cách nào và quan chức Việt Nam từng nói ông đã trốn đi ‘không bằng con đường chính thức’ và bị truy nã quốc tế. Dù chưa rõ vụ việc này sẽ còn tiếp diễn đến đâu nhưng theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam, người ‘biết mình phạm tội’ và ra đầu thú thì có thể được coi đây là ‘tình tiết giảm nhẹ’.

_____

BBC

31-7-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch PVC tới 2013. Ảnh: báo TN.

Ông Trịnh Xuân Thanh, đối tượng bị Việt Nam truy nã, đã “đầu thú”, theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam.

Thông cáo chính thức, được truyền thông Việt Nam đưa lại ngày 31/7, nói:

“Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 – C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đầu thú.”

Nóng! Ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú!

LTS: Hôm 30/7/2017, nhà báo Huy Đức đưa tin, ông Trịnh Xuân Thanh là người đã bỏ trốn và bị truy nã từ tháng 9/2016, hiện đã về nước. Ông viết trên Facebook: “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ!

Nhưng ngay sau đó, tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đính chính trên báo PLTP: “Chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền“. Hôm nay, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin, ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ đến Bộ Công an đầu thú!

***

Cập nhật lúc 20h48′, tin từ Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, cho biết:

Tin ông Trịnh Xuân Thanh chính thức được Bộ Công An đưa vào chiều 31.7. Theo đó, Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – BCA đầu thú và nhân viên ở đây đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật!

Cũng chiều nay tại Berlin, Đức văn phòng luật sư tư vấn và trợ giúp pháp lý cho Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp một câu chuyện khác!

Ông Trịnh Xuân Thanh bị hai an ninh Việt Nam bắt tại Berlin vào 10h30 sáng ngày 23.7, khi đang ra phố hẹn với một cán bộ của Bộ Công Thương qua. Vụ bắt ông Thanh có hai người Đức làm chứng. Trên thực tế, ông Thanh không có tên trong lệnh truy nã quốc tế và được Đức bảo hộ quyền lưu trú. Sau khi bị bắt cóc, ông Thanh được đưa lên xe qua một nước châu Âu khác và cưỡng ép về Việt Nam ngày 30.7.

Hiện cảnh sát Đức đang điều tra vụ việc, và sẽ sớm có thông cáo báo chí. Tiếp tục theo dõi vụ này, ha #thoibao.de“.

_____

Dân Trí

Tuấn Hợp

31-7-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 – C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đầu thú.

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong thời gian Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng các đồng phạm Vũ Đức Thuận, nguyên Uỷ viên HĐQT, cựu Tổng GĐ PVC và 3 thuộc cấp Nguyễn Mạnh Tiến – Phó tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng – nguyên Phó tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt – nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC, đã để công ty này thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam” và các đơn vị thành viên; đồng thời ra quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét 4 bị can gồm: Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, Phạm Tiến Đạt.

Với tội danh tương tự, cùng ngày Bộ Công an cũng tiến hành khởi tố đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC.

Cơ quan điều tra xác định, bị can Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn nên ngày 16/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Năm 2007, Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc PVC, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.

Báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết, năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ – PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng…

Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm, Bộ Công an đã điều tra mở rộng và bắt giữ thêm bị can Đỗ Văn Hồng (SN 12/03/1967, trú tại đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC- KB; Nguyễn Mạnh Tiến, (SN 18/8/1966, trú tại Tòa nhà CT5 Khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nguyên là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Cả 2 bị can trên đều bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trịnh Xuân Thanh tăng chức “siêu thanh” và “ngã ngựa”

Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy, nhưng vào tháng 9/2013 Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi vị trí “thuyền trưởng” PVC và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương – Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.

Sau đó không lâu, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng – Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.

Đến tháng 5/2015, Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

Ngày 22/5, Trịnh Xuân Thanh – Tỉnh uỷ viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trúng cử Đại biểu Quốc hội tại một đơn vị bầu cử ở tỉnh Hậu Giang.

Cuối tháng 5/2016, dư luận trong nước xôn xao về chiếc xe ô tô Lexus LX570 có giá trị gần 6 tỷ đồng gắn biển kiểm soát công vụ 95A-0699 lưu thông trên nhiều khu phố của Cần Thơ.

Cơ quan chức năng xác định, chiếc ô tô Lexus LX570 nói trên là phương tiện đi lại của Trịnh Xuân Thanh – nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Ngày 9/6/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.

Cũng trong ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao UB Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Bộ Công an; Ban cán sự đảng các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước; Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Tỉnh uỷ Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí, dư luận đã nêu về vụ việc này.

Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh qua các chức vụ và việc Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus tư nhân gắn biển số xanh.

Chiều 11/7, trong thông báo về Kỳ họp thứ IV và thứ V, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh; Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty PVC; Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015. Cùng đó, Ủy ban đề nghị không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 15/7, Hội đồng Bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với Trịnh Xuân Thanh.

Tại kỳ họp lần thứ 6 từ ngày 6-8/9, UB Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng đối với Trịnh Xuân Thanh.

Ban Bí thư đã nhất trí (biểu quyết 100% bằng phiếu kín) quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh.

Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố thêm tội danh “Tham ô tài sản”

Trong khi đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế, chiều 15/3, sau quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà – Cienco 5 Land, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Cấp cao tại Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), về hành vi “Tham ô tài sản”, theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.

Cùng bị khởi tố tại tòa về tội danh trên còn có các bị can: Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Đào Duy Phong, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land); Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do); Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5; Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5; Thái Kiều Hương, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Vietsan.

 

Đảng cộng sản đang sợ gì?

FB Phạm Đoan Trang

31-7-2017

“Trịnh Bá Phương: ‘Chế độ Cộng sản này sắp sụp đổ rồi'”. Ảnh: internet.

Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an mở rộng chuyên án “Nguyễn Văn Đài và đồng bọn”, bắt thêm 5 người. An ninh TP. Hà Nội mở rộng chuyên án “Vũ Quang Thuận và đồng bọn”, tăng cường vây ráp và triệu tập các thành viên của truyền hình Chấn Hưng Nước Việt.

Bà Nguyễn Tuyết Lan: Tôi đã được ôm con tôi vào lòng!

FB Nguyễn Tuyết Lan

31-7-2017

Bà Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại tranh đấu cho con gái bà. Ảnh: internet

Sáng nay, thứ hai 31/07/2017, theo qui định của Trại giam Khánh Hòa tôi lại đi thăm Quỳnh và lòng vừa hy vọng vừa lo âu, không biết có gặp được con gái không. Hy vọng là vì nhớ đến lời hứa của ông Phan Quang Nhẫm, trưởng trại giam Khánh Hòa, sẽ giải quyết cho gặp Quỳnh vào cuối tháng 7 theo qui định. Lo âu vì là đã nhiều lần trong quá khứ, những lời hứa hẹn đã bị thất hứa.

Lần này, hy vọng của tôi đã trở thành hiện thực. Tôi là người đầu tiên được trại giam giải quyết cho tôi được gặp người thân.

LS Lê Ngọc Luân: Tôi sẽ gửi thư khẩn cấp cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

FB LS Lê Ngọc Luân

31-7-2017

Thân chủ của LS Lê Ngọc Luân, là người bị đồng đội đánh đập. Ảnh chụp màn hình video clip.

Anh trai của người bị đánh dập tinh hoàn đã trốn được về nhà tối ngày hôm qua. Sau khi được người dân giúp đỡ, một nhà báo quen tôi trên facebook gọi nói có cháu làm taxi, và tôi đã bí mật liên hệ với anh taxi để giúp em. Thời điểm đó, người dân nói, bên trong đã chỉ đạo, đánh kẻng truy bắt nên cần trốn gấp. Tôi sốt hết cả ruột gan, may mắn xe taxi cũng đến đúng lúc, em leo lên xe và đi thẳng về nhà cách đó 200 km.

Nếu bị bắt, có thể em sẽ bị bắt viết và ký vào các tài liệu bất lợi. Sáng nay gia đình lên doanh trại yêu cầu đưa người em về để đi chữa bệnh vì thời gian nghĩa vụ đã hết. Không biết đơn vị có cho không.

Năng lực lừa, phẩm chất cừu?!

GS Nguyễn Tiến Dzũng

31-7-2017

Lừa và cừu. Ảnh: internet

Tôi xin lỗi các anh chị em về việc dùng hai chữ lừa và cừu để nói về danh sách cách “năng lực và phẩm chất cốt lõi” trong chương trình giáo dục phổ thông VN 2017 vừa mới thông qua. Nhưng quả thực đó là ý đầu tiên hiện lên trong đầu tôi khi nhìn cái danh sách 5 phẩm chất, 10 năng lực đó, mà theo tôi là khá lệch lạc thiếu hụt, chưa kể tới sự tuỳ tiện và thiếu logic.

Danh sách đó như sau:

  • 5 phẩm chất cốt lõi: yêu tổ quốc, yêu con người, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Chính trị hay dân sự?

FB Trung Bảo

30-7-2017

Chú thích ảnh: Ở làng này mọi thứ đều trật tự dù hơi… nhột. Ảnh: Trung Bảo

Cuối cùng thì chính trị cũng tìm đến với gia đình cậu trai kéo Violin ở bờ hồ Hoàn Kiếm, dù như mẹ cậu này viết trên facebook rằng lâu nay muốn “tránh xa” các chuyện liên quan đến chính trị.

Những tranh luận về quyền của một công dân là gì khi đến nỗi việc chơi đàn ở nơi công cộng cũng bị cấm cản lại gặp sự phản biện rằng muốn chơi đàn thu tiền thì cần xin phép. Dù rằng, việc chơi đàn để nhận tiền từ người qua đường chẳng có gì lạ ở những nước khác nhưng với các cán bộ ở bờ hồ thì việc này vẫn cần phải có chỉ đạo.

Vượt lên những tranh cãi đó là một tín hiệu đáng mừng. Người dân đã ý thức được họ phải đòi hỏi để con cháu mình có một không gian văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, và quyền tự do biểu đạt suy nghĩ trên phương tiện truyền thông.

Cái ôm của thân chủ

LS Lê Ngọc Luân

30-7-2017

Cái ôm của thân chủ. Ảnh: Lê Ngọc Luân

Ngày hôm qua, anh trai người thanh niên bị đánh dập tinh hoàn, bể đầu xuống gặp tôi để thực hiện các thủ tục nhờ bảo vệ.

Em kể, gia đình muốn bỏ qua bởi dù gì chuyện cũng đã xảy ra rồi nhưng họ xúc phạm quá. Em tiếp, nếu anh mà gặp em của em chắc anh sẽ khóc, vì có thể, em ấy không thể làm cha được nữa anh ơi. Khi bị đánh, họ đe dọa, em trai không dám gọi về nhà, 5 ngày sau, có người tốt bụng nói “H gặp chuyện rồi…”, lúc đó mới biết. Lúc em trai thay áo quần đi tắm, người kia cầm gậy vào phòng đánh tới tấp.

Tuổi gì mà… lãnh đạo đất nước?!

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

30-7-2017

Chính phủ Trần Trọng Kim. Ảnh: internet

Lại nói, hồi xưa, khi cướp được chính quyền từ thủ tướng Trần Trọng Kim, những người làm cách mạng đã nhanh chóng phủ nhận sạch sẽ công sức của các thành phần khác, toàn quyền lãnh đạo với danh nghĩa đảng có công.

Họ, những người cộng sản làm cách mạng, có tổ chức và tính tổ chức, có kiến thức khôn lanh trong việc cướp chính quyền và có kiến thức gian manh trong ngụy biện và hành xử để xây dựng và bảo vệ chế độ cho đến ngày nay. (Khôn lanh và gian manh như thế nào thì các bạn search google đọc tiếp hén.)

Ông Trịnh Xuân Thanh về nước?

LTS: Có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh, là người đã bỏ trốn và bị truy nã từ tháng 9/2016, hiện đã về nước. Khoảng một tiếng trước, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ!” Nhưng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thì nói, “chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền“. Kính mời quý độc giả đọc bài viết sau đây để đoán xem ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.

_____

PLTP

Bộ trưởng Bộ Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước

Nguyễn Đức

30-7-2017

(PLO) – Sáng 30-7, Bộ trưởng Bộ Công an – Thượng tướng Tô Lâm nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền.

Sáng 30-7, trao đổi với PV Báo Pháp Luật TP.HCM, liên quan đến một số thông tin cho rằng Bộ Công an đã dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Hiện tôi chưa có thông tin gì”.

Bill Hayton: Việt Nam đang ‘thân cô, thế cô’

BBC

29-7-2017

Ông Bill Hayton (đầu tiên, trái) nói ông tự tin về thông tin mà mình đưa ra khi viết các bài báo về sự kiện khoan dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam vào tuần cuối tháng 7/2017.

Việt Nam đang ở trong thế ‘chỉ có một mình’ khi đương đầu với Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên của BBC nói với Bàn tròn thứ Năm tuần này.

Vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải: Phải đánh giá toàn diện các tác động

LTS: Chính quyền đã không buộc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận trách nhiệm gì về các báo cáo thiếu sót và nhất là việc mạo danh các nhà khoa học. Họ cũng không rút giấy phép của Vĩnh Tân 1 về việc nhấn chìm chất nạo vét ở biển, ngược lại họ đã huy động Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát đáy khu vực này và giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phụ trách việc khảo sát, đánh giá phương án, giải pháp bảo vệ môi trường trước hoạt động nhận chìm chất thải xuống biển của Vĩnh Tân 1.

Tại sao chính quyền có thể làm ngơ trước hành vi xem thường luật pháp của Vĩnh Tân 1, cũng như sự xúc phạm của công ty này đối với các nhà khoa học nói riêng và của người dân nói chung? Tại sao Bộ Tài nguyên Môi trường lại đưa viện khảo cứu và viện hàn lâm vào phục vụ công việc khảo sát cho Vĩnh Tân 1, trong khi Vĩnh Tân 1 đã không làm tròn nhiệm vụ, không rút báo cáo, không nghiên cứu lại và nhất là công ty này có hành vi lừa đảo Bộ Tài Nguyên Môi trường và người dân?

15.700 ca tử vong sớm do nhiệt điện than?

LTS: Quy hoạch năng lượng Việt Nam đề cập đến năng lượng tái tạo và phát triển bền vững, nhưng kế hoạch dự án lại hầu như hoàn toàn dựa vào điện than, bất chấp xu hướng thế giới chuyển sang điện gió và điện mặt trời.

Điện than đang đi vào thời kỳ cáo chung ngay tại Trung Quốc nhưng lại được chào đón ở Việt Nam, dù nó gây ô nhiễm môi trường, tăng nợ công và tổn hại sức khoẻ người dân, hiện gây ra hàng ngàn trường hợp tử vong hàng năm.

Hội thảo về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng diễn ra hôm qua đã đánh thức công luận về các tai hoạ đó, nhưng rất tiếc không có kiến nghị yêu cầu chính quyền gấp rút sửa sai, bằng cách thay đổi quy hoạch. Để tránh tổn thất về người và của, không thể chỉ tìm cách giảm ô nhiễm, mà phải đình chỉ và huỷ bỏ ngay các dự án đang làm.

Con người mới xã hội chủ nghĩa

Blog VOA

Trân Văn

28-7-2017

Các thanh niên mặc áo phông màu đỏ, phía trước có in hình búa liềm, sao vàng và đằng sau áo có in chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”, kèm theo các chữ cái viết hoa DLV mà nhiều người cho là chữ viết tắt của “dư luận viên”. Ảnh: DLB

Chuyện Đại tá Jack Usrey, làm việc tại Bộ Tư lệnh lực lượng Địa phương quân của bang Tennessee, dừng xe, bước ra ngoài giữa lúc trời đang mưa tầm tã, rồi đứng nghiêm, vung tay chào một người ông ta không hề quen biết đang trên đường đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà VOA Việt ngữ đăng hồi cuối tuần trước đã nhận được hơn 10.000 “like”, chưa kể câu chuyện này đã được hơn 2.100 facebooker giới thiệu lại trên facebook của họ.

Tuy chuyện xảy ra ở Mỹ song phần lớn ý kiến trong số 380 bình luận về câu chuyện này trên facebook của VOA Việt ngữ lại xoay quanh tương quan giữa giáo dục với đạo đức ở… Việt Nam. Những so sánh giữa xưa với nay làm bật ra một vấn đề mới: Nỗ lực hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam rõ ràng đã ngược hướng với việc gìn giữ, vun bồi các giá trị nhân bản.

Biển Đông: “Hoạt động dầu khí thuộc chủ quyền VN”

Bill Hayton: “Điều mà tôi nghe được nhưng tôi không có cách nào biết được có đúng hay không là khi Bộ Chính trị bàn luận về sự việc, thì 17/19 (?) ủy viên đã muốn tiếp tục tiến hành khoan dầu, nhưng hai (ủy viên) thì không. Và hai người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Tôi không có cách nào biết được việc đó là chân thực hay không, vì có các viết lách khác nhau từ mọi người. Nhưng tôi nghĩ người ta đã nhắc đến rằng những người thực sự quyết định việc này là Tổng Bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng“.

BBC

28-7-2017

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol – hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa. Nguồn: Bloomberg

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trong lúc trả lời báo chí chiều 28/07/2017 giờ Hà Nội đã khẳng định rằng hoạt động dầu khí gần đây diễn ra tại khu vực ‘hoàn toàn thuộc chủ quyền’ Việt Nam ở Biển Đông.

Tuy không nói rõ vị trí của các điểm mà truyền thông nước ngoài cho là có hoạt động khai thác khí và khoan tìm dầu của Talisman – Vietnam thuộc công ty Tây Ban Nha Repsol, bà Lê Thu Hằng được trích lời nói:

Chiến lược của Việt Nam ở biển Đông

East Asia Forum

Tác giả: Carlyle A. Thayer, UNSW Canberra

Dịch giả: Song Phan

28-7-2017

Những người tham gia vào một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đánh dấu 43 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 19-1-2017. Ảnh: Reuters / Kham

Cách nay một năm, vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cho những khiếu kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về các tranh chấp trên biển của họ ở quần đảo Trường Sa. Tòa án đã phán quyết thống nhất đối với hầu hết các khiếu kiện của Philippines.

Nếu như Trung Quốc và Philippines tuân theo những kết luận của phán quyết này như yêu cầu của luật pháp quốc tế thì Việt Nam sẽ là người hưởng lợi chính vì bốn lý do.

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án bà Trần Thị Nga 9 năm tù

German Embassy Hanoi

28-7-2017

Hình ảnh phiên tòa xử bà Trần Thị Nga. Ảnh chụp màn hình clip TTXVN

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án 9 năm tù đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga

Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

‘‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.

Sắp có biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam?

28-7-2017

Facebooker JB Nguyễn Hữu Vinh có đăng Thông báo của Ban Chỉ huy Quân sự phường 13, quận Bình Thạnh, “về việc trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đơn vị theo lệnh của Ban CHQS quận Bình Thạnh“, do ông Hoàng Nhật Nhân, chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường 1, ký tên.

Thông báo có đoạn: “Tình hình trên cả nước cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng, trong thời gian tới sẽ diễn ra nhiều tình hướng phức tạp khi giàn khoan Hải Dương – 760 của Trung Quốc đặt tại biển Đông.

Khi báo Văn Nghệ làm ‘thiên chức công an’

Người Việt

Phạm Chí Dũng

27-7-2017

Báo Văn Nghệ số 459

Trong toàn cõi Việt Nam, Văn Nghệ TP.HCM – một tuần báo trực thuộc Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật TP.HCM – có lẽ là trang văn nghệ duy nhất hiện thời không chỉ tự diễn biến tính đảng một cách giáo điều nhất, mà còn “công an tính” sắt máu không kém.

Thô tục tận cùng

Trong tâm thức và tâm lý của giới sáng tạo nghệ thuật thường chẳng ưa gì thói công an trị nhưng ít dám công khai nói ra, Văn Nghệ TP.HCM là một trường hợp đặc biệt kỳ dị khi từ nhiều tháng qua, tờ báo này đã dung nạp một đội ngũ tác giả với đẳng cấp từ ngữ tha hóa đến mức “máu trên máu dưới.”

Ðinh Thế Huynh sang Nhật chữa bệnh, ‘an dưỡng’ ở Phú Quốc

Người Việt

26-7-2017

Ông Ðinh Thế Huynh. Ảnh: Getty Images.

HÀ NỘI (NV) – Ông Ðinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư của đảng CSVN, nhân vật được cho là đứng hàng thứ 5 trong danh sách các lãnh đạo chóp bu, đã phải sang Nhật chữa bệnh và hiện đang “an dưỡng’ ở Phú Quốc, theo tiết lộ của Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Ðức.

Vì lý do này, ông Ðinh Thế Huynh vắng bóng trên các diễn đàn chính trị ở Việt Nam kể từ sau Hội Nghị Trung Ương 5, được tổ chức vào Tháng Năm, 2017.

Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

FB Vũ Thư Hiên

27-7-2017

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười. Ảnh: internet

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

Bối cảnh lịch sử

Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Tổng bí thư Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.

Những “Tấm Cám” thời cộng sản

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

27-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Gia đình trong tâm thức và cuộc sống người Việt

Trong tất cả tình cảm con người Việt Nam, nặng nhất vẫn là tình cảm gia đình rồi đến quê hương xứ sở. Sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình người Việt là một nét văn hóa riêng có của đất nước, dân tộc này.

Có lẽ, trong kho tàng ngôn ngữ dân gian Việt Nam đúc kết tự ngàn đời, vẫn dành những câu, những từ đẹp nhất để ca ngợi tình cảm gia đình. Truyền thống đó được đúc kết tự ngàn năm, qua ngàn đời người dân Việt đã cùng chung sống dưới một mái nhà, no đói có nhau và gom góp xây dựng cuộc sống.

Freedom House đo chỉ số tự do của Việt Nam từ năm 1972. Đây là kết quả

Luật khoa Tạp chí

Tô Di

27-7-2017

Ảnh: Luật khoa TC

Báo cáo Tự do Thế giới (Freedom in the World) năm 2017 của Freedom House đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước không tự do (not free), đạt 20/100 điểm và xếp thứ 181 trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo này được công bố lần đầu vào năm 1972. Lúc đó, Việt Nam được phân định thành hai miền. Miền Nam được đánh giá là tự do hơn miền Bắc và hầu hết các nước Đông Nam Á, chỉ kém Malaysia.