Doanh nhân Lê Hoài Anh nói với TBT Nguyễn Phú Trọng về lòng yêu nước

FB Lê Hoài Anh

Sài gòn ngày 20/6/2018

Doanh nhân Lê Hoài Anh. Ảnh: FB nhân vật

THƯ NGỎ: Kính gửi bác Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng

Cháu tên là Lê Hoài Anh xin phép được gọi bác bằng Bác vì bác cũng cùng cỡ tuổi với bố cháu ạ. Bố cháu là một thương binh hạng nặng đã đóng góp một phần thân thể của mình cho đất nước Việt Nam, đã tham gia vào cuộc chiến chống quân bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc với nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí đạn dược lên biên giới và bố cháu bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

Luật An ninh mạng tác động kinh tế VN thế nào?

BBC

29-6-2018

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Dân Trí

Chuyên gia nói với BBC rằng trước báo cáo kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, bà mong chính phủ “nghe được tiếng nói lo ngại của cộng đồng kinh doanh về hệ lụy của luật An ninh mạng”.

Tin vui từ bản xa và… Boeing

FB Vũ Kim Hạnh

29-6-2018

Tối qua tôi đọc được một tin thật thật cảm động. 28 hộ dân thoát chết trong gang tấc, nhờ kịp chạy khỏi vụ lỡ núi vùi lấp tan tành tất cả nhà cửa bản làng. Một người phó bản phát hiện vết nứt ở sườn núi, ban đầu chỉ rộng chừng 3 ngón tay, rồi lớn dần, anh kinh hãi chạy đến từng nhà, hết lời kêu gọi, thuyết phục, tổ chức dân di tản thật nhanh. Không thấy nêu tên người phó bản này. Bản Sáng Tùng, xả Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Lãnh đạo mình…

Dân Quân

29-6-2018

Lãnh đạo mình… nghèo quá phải không em
Chức be bé… đã xây nhà tiền tỷ
Xài hàng hiệu… phải nhập về từ Mỹ
Xe thì toàn… BMW nhập thôi

Về Luật An ninh Mạng của Việt Nam và Luật NetzDG của Đức (1)

Trẻ Online

Phạm Thị Hoài

28-6-2018

Trong các tranh luận xung quanh Luật An ninh Mạng (Luật ANM) vừa được thông qua tại Việt Nam, một số người đã lấy Luật NetzDG của CHLB Đức làm quy chiếu để khẳng định rằng Việt Nam không phải là một ngoại lệ, thế giới (dân chủ và văn minh như Đức) cũng phải có những bộ luật tương tự.

Thái độ của tôi với đạo luật bẩn

FB Đỗ Ngà

28-6-2018

Sự hiểu biết chính trị đi kèm với sức mạnh đòi hỏi quyền lợi của người dân. Thời trước năm 2000 chẳng thấy biểu tình, nhưng càng về sau biểu tình càng dễ xảy ra.

Phải nói tri thức chính trị đến với nhân dân bởi 2 con đường chính. Thứ nhất là giáo dục khai phóng và thứ nhì là từ internet. Nếu không CS thì con đường giáo dục khai phóng đã tạo cho con người tiếp cận với nhiều trường phái triết học và tìm hiểu được bản chất của nhiều nền chính trị khác nhau. Từ đó, nhân dân mới có được ý thức chính trị.

Đánh thức tiềm lực và nền giáo dục thần dân

FB Tâm Chánh

28-6-2018

Chúng ta thấy mừng vì gần đây đề thi tú tài hướng các em quan tâm đến những vấn đề thực tế của xã hội, của đất nước.

Như đề thi văn năm nay, có thể sẽ nhìn thấy lớp trẻ chuẩn bị làm công dân suy tư về nguồn lực phát triển đất nước. Nhưng tôi không tin các em có thể có tiếng nói của chính mình. Không phải vì thế hệ hôm nay kém cỏi. Mà chính yếu là vì xã hội của chúng ta luôn muốn nhìn thấy các em là những đứa trẻ.

Giao tiếp với kẻ thù

FB Nguyễn Lân Thắng

28-6-2018

Trong các cuộc xuống đường từ trước đến nay, có rất nhiều người bị đánh. Già có. Trẻ có. Phụ nữ có. Thanh niên to khoẻ càng dễ bị đánh. Nhưng có những người không, hoặc rất ít bị đánh. Đấy là thực tế rất khó lý giải nếu chỉ nhìn bề ngoài của sự việc này. Tôi đã quan sát việc này khá lâu và luôn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Tại sao bạo lực xảy ra? Có nên tránh bạo lực hay không? Tại sao không phải ai cũng bị đánh?

Cám ơn Dự luật Đặc khu!

Blog VOA

Lê Anh Hùng

27-6-2018

Biểu tình chống 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng. FB Lê Nguyễn Hương Trà

Suốt 1 tháng nay, Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu) đã gây nên một cơn bão phản đối trong dân chúng, khiến người ta liên tưởng tới bầu không khí chính trị – xã hội của Việt Nam sau vụ đại thảm hoạ môi trường thế kỷ do Formosa Hà Tĩnh gây ra hồi tháng 4 năm 2016.

Chị Dậu “tuổi gì”?

Trần Hoàng Trúc

27-6-2018

Chị Dậu à, chị chẳng khổ lắm đâu!
So với các chị thời nay, em nói thật!
Chị chẳng qua không đủ tiền nộp thuế
Đành gửi con “đi ở” rồi, bán ổ chó non

Vụ án lớn giả danh quân đội giữa thủ đô

Blog VOA

Bùi Tín

27-6-2018

Hoa Hữu Long và vợ là Cao Thị Kim Loan. Ảnh: CAND

Báo Tuổi trẻ, và nhiều tờ báo khác trong nước, ra ngày 20/6 tiết lộ về một vụ án lớn rất kỳ lạ, hấp dẫn, nhưng sau đó không có tin gì tiếp theo. Đến nay vẫn không thấy vụ án bị khởi tố. Đây là điều bí hiểm cần tìm hiểu.

Đêm kinh hoàng với cha con Đỗ Thị Minh Hạnh

FB Nguyễn Tường Thụy

27-6-2018

Vụ khủng bố cha con Đỗ Thị Minh Hạnh đêm qua 26/6/2018 thật kinh hoàng. Tham gia khủng bố gồm nhiều tên bịt mặt lợi dụng đêm khuya liên tục ném đá và vật lạ vào nhà cô. Số này là bao nhiêu, do trời tối Hạnh không ước lượng nổi, cô chỉ biết rằng chúng rất đông, tấn công từng đợt, từng đợt.

Đó là con đường…

“Những người lãnh đạo Việt Nam hiện giờ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những lựa chọn này. Bằng cách dùng chính người Việt, dưới trang phục dân sự, để đàn áp người Việt, họ đã lựa chọn đi ngược lại tiến hóa của lịch sử. Tại sao họ lại chọn cách đàn áp của một thể chế độc tài thay vì lắng nghe và đối thoại như những con người trong một xã hội dân chủ?”

FB Lê Trung Tĩnh

27-6-2018

Ấn tượng nhất về Washington DC đối với tôi không phải là Nhà Trắng, điện Capitol hay đền tưởng niệm Abraham Lincoln mà là những khu dân cư thật ra nằm không quá xa những địa điểm kể trên. Khi đi ngược các con đường số 16 hay 17 về phía Bắc thành phố, sau khi ra khỏi những khu dinh thự đồ sộ của các bộ ngành, cơ quan quốc tế như World Bank hay viện nghiên cứu như Brookings, CSIS, bạn dễ dàng lọt vào những khu nhà dễ thương và duyên dáng đến bất ngờ.

Đồng đội hay kẻ thù?

FB Trương Châu Hữu Danh

26-6-2018

Có lẽ, cả nhà bà Hồng Phượng (chồng là ông Hà Văn Thạch, vừa mất) không thể nào ngờ kẻ lấy sạch tài sản của gia đình bà không phải là “bọn Mỹ Ngụy” – mà chính là những người đồng đội của gia đình bà.

Hơn 100 tỷ để làm lễ kỷ niệm Danh xưng Thanh Hoá, có thể làm được gì?

FB Lưu Trọng Văn

27-6-2018

Năm 1996, gã rời báo Lao Động để trở thành người viết báo tự do, không biên chế, không bảo hiểm thì Trần Đăng Tuấn nhận chức phó tổng giám đốc VTV quyền lực thông tin số một quốc gia.

Hãy trả lại tự do cho thơ văn

FB Nguyễn Ngọc Chu

27-6-2018

Đề thi văn tốt nghiệp THPT năm 2018 đang khơi lên những bàn luận sôi nổi đa chiều. Việc hay dở của đề văn xin nhường lại cho các nhà chuyên môn. Ở đây chỉ xin góp một góc nhìn vỡ đất thô thiển của một kẻ ngoại đạo.

Không phải hoa nào cũng đều đẹp

FB Ngô Thanh Tú

27-6-2018

Ảnh: Ngô Hồng Vân. Nguồn: FB Ngô Thanh Tú/ Facebook

Đây là đồng chí Ngô Hồng Vân, cán bộ công an Bình Thuận. Chưa rõ Vân làm ở bộ phận nào, chỉ biết hiện nay đang là Admin của trang Faccebook “Bình Thuận biển xanh”, một trang chỉ xuất hiện gần đây, sau ngày Bình Thuận nổ ra các cuộc biểu tình. Trang này không chỉ mình Vân là Admin, mà còn những người khác. Vân có chồng cũng là công an.

Quy trình khốn nạn

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

27-6-2018

(Viết cho những bạn bị bắt vì biểu tình)

Có nhiều anh chị đi trước đã viết rồi, tôi cũng đã viết một số bài về những nguy hiểm và khó khăn mà các bạn sẽ gặp phải khi đi biểu tình và sau đó.

Một người Nhật phê bình câu nói của Tổng Bí thư: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”

26-6-2018

Câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tham nhũng đã được các báo trích dẫn: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực“, đã bị ông Hirota Fushihara, một doanh nhân người Nhật, thuộc Công ty Tư vấn Uryu & Itoga Advisory Service Vietnam, phê phán.

Xác người trong lũ và bút phê phá rừng

Trí Thức VN

Lê Trai

26-6-2018

Vỏn vẹn hơn một ngày mưa lớn, từ đêm 23 đến chiều tối 24/6, đã có 14 người thiệt mạng, 11 người mất tích vì lũ quét. 4 tỉnh miền núi chia nhau con số thiệt hại hơn 110,6 tỷ đồng. 

Chủ nghĩa Phát xít: Đồng minh và trách nhiệm lịch sử (Phần 3)

FB Nguyễn Thọ

26-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

4- Đế quốc của dối trá

Nếu các chế độ độc tài nhỏ, không có tham vọng bành trướng chỉ tập trung vào việc củng cố vương triều bằng bạo lực đẫm máu, không ngần ngại tàn sát và bỏ đói dân mình thì các chế độ NAZI cần khuôn mặt mị dân hơn, đối ngoại lẫn đối ngoại. Hai mô hình tương phản này có thể nhìn giữa Tây Ban Nha của Franco và nước Đức của Hitler.

Trong khi Franco dùng máy bay tàn sát đồng bào ở Guernica và giam dân tộc trong đói nghèo thì Hitler tạo cho dân Đức một cuộc sống ấm no, luôn giả vờ chìa tay ra thế giới, đã tổ chức thành công Thế vận hội 1936. Sự tương phản giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cũng hiện rõ bên hai bờ sông Áp-Lục.

Nhật ký biểu tình (5 phần)

FB Nguyễn Nam Dương

18-6-2018

Phần 1

Chiều thứ Hai, 18 giờ, tôi đi chân không, lết thết từ cơ sở Bảo trợ xã hội TP.HCM trên đường Bình Lợi ra cầu Bình Lợi.

Đánh thức tiềm lực lương tri

FB Bạch Hoàn

26-6-2018

Hôm kia, có 14 người đã phải bỏ mạng, mất tích và bị thương vì mưa lũ ở khu vực miền núi phía Bắc. Hôm qua là 25. Và, sáng nay lại là 33.

Ai phải trả giá? Thủy điện – thủy tai?

FB Nguyễn Sơn

26-6-2018

Ảnh: Na Sơn

Tấm ảnh này của mình chụp (từ 2011) khi đi làm một dự án ảnh về môi trường được chia sẻ nhiều trên mạng mấy hôm nay khi vùng núi Đông, Tây Bắc vừa bị mưa lũ quét qua gây thiệt hại nặng nề về cả người lẫn của.

Tự do hay là tiếp tục gian trá

FB Luân Lê

26-6-2018

Điều tôi lo lắng sau đề thi, mặc dù bài thơ rất dở, là những thí sinh chỉ làm bài theo cái cách nghĩ và khung điểm (dàn bài định sẵn) của Bộ Gáo dục để đạt điểm cao, chứ không ai chịu đánh đổi để làm một việc điên rồ là dùng nó để cất lên tiếng nói từ lương tri và sự hiểu biết thực tế của chính mình. Vì các em có thể sẽ phải trả một cái giá rất lớn lao cho những tiếng nói thẳng thắn của mình, nếu nói ra sự thật mà đúng như nó thuộc về.

Nhà nước phải trả dân món nợ lưu cữu 72 năm

Blog VOA

Bùi Tín

26-6-2018

Dân Bình Thuận đối mặt cảnh sát cơ động trong cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu tại Bình Thuận. Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà

Các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, qua thay đổi các năm 1959, 1980, 1992 và 2013, cả thảy 5 bản Hiến pháp đều ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ người công dân, bao gồm quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp (biểu tình), tự do cư trú, đi lại, tín ngưỡng, tự do thân thể, thư tín, nhà ở, tự do bầu cử, ứng cử, bãi miễn, phúc quyết hiến pháp, có quyền tư hữu và có nền tư pháp độc lập.

Phật giáo, tình nghĩa với Cộng sản hay trách nhiệm với dân tộc?

FB Trần Tính

25-6-2018

Hôm nay, trăng sáng. Thầy Hỷ đi dọc theo sàn nước. Mùi xà-bông giặt đồ cỏn phảng phất: “Không biết hồi nãy sư chú nào giặt đồ mà trễ vậy ta!?” Thầy nghĩ thầm.

Thầy bưng tách trà xuống cốc cho sư phụ. Từ sàn nước xuống dưới cốc sư phụ khá xa. Cốc sư phụ nằm thoai thoải dưới sườn đồi. Thầy vừa đi vừa miên man suy nghĩ về những cuộc biểu tình vừa qua của đồng bào, tới cốc sư phụ lúc nào không hay. Cốc… cốc… cốc…

Đặc khu Kinh tế nhìn từ góc độ chủ quyền

FB Trần Trung Đạo

25-6-2018

(Buổi hội thảo “Chống Lũ Gian Tà Bán Nước Cầu Vinh” đã được Hệ Thống Truyền Thông Cali Today tổ chức 1-5 giờ chiều ngày thứ bảy 23 tháng 6, 2018 với thành phần diễn giả gồm Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Bình Luận Gia Ngô Nhân Dụng và Trần Trung Đạo. Đưới đây là những điểm chính chép ra từ bài thuyết trình và video 10 phút phần của Trần Trung Đạo do Phóng viên Nghê Lữ thực hiện):

ĐẶC KHU KINH TẾ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHỦ QUYỀN(Buổi hội thảo “Chống Lũ Gian Tà Bán Nước Cầu Vinh” đã được Hệ Thống Truyền Thông Cali Today tổ chức 1-5 giờ chiều ngày thứ bảy 23 tháng 6, 2018 với thành phần diễn giả gồm Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Bình Luận Gia Ngô Nhân Dụng và Trần Trung Đạo. Đưới đây là những điểm chính chép ra từ bài thuyết trình và video 10 phút phần của Trần Trung Đạo do Phóng viên Nghê Lữ Nghê Lữ thực hiện): Đặc khu kinh tế, qua nhiều hình thức đã có từ hàng trăm năm trước chứ không phải mới có hôm nay, chẳng hạn đặc khu kinh tế Bangladesh giữa Nam Hàn và Bangladesh, đặc khu kinh tế ở Campichia, Lào v.v. nhưng vấn đề ở đây là đặc khu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng. Lý do, chỉ có tại Việt Nam mới có loại đặc khu giữa kẻ thống trị và người bị trị. Bangladesh nghèo nhưng là quốc gia có chủ quyền. Họ ngồi nói chuyện với quốc gia dù giàu hơn họ bao nhiêu đi nữa họ vẫn có đầy đủ tư cách để đối thoại. CSVN không có tư cách đó.Do đó, đạo luật có đặt ra gì đi nữa cũng chỉ trên giấy tờ mà thôi. Chúng ta có chẻ từng chữ để phân tích nội dung của đặc khu cũng chỉ để phân tích, trong thực tế đất nước Việt Nam đã và đang từng phần rơi vào tay Trung Cộng. Lấy tranh chấp Trường Sa làm bằng chứng. Tranh chấp Trường Sa có liên hệ đến nhiều quốc gia nên Trung Cộng còn dè dặt. Nếu tranh chấp ngày hôm nay chỉ là tranh chấp giữa Trung Cộng và Việt Nam, Trường Sa đã mất hẳn vào tay Trung Cộng lâu lắm rồi. Mục đích đấu tranh của chúng ta không phải để một ngày nào đó đưa quân đánh Trung Cộng hay xâm lược Trung Cộng nhưng là bảo vệ cho được chủ quyền Việt Nam. Việt Nam là một nước nhỏ, dân ít, đất hẹp, nỗ lực của chúng ta không phải gây hấn với nước lớn nhưng là để đối thoại với Trung Cộng với tư cách một quốc gia có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải cách mà CSVN đang “đối thoại” với Trung Cộng. “Đối thoại” đó chỉ là hình thức. Trung Cộng cho phép CSVN được nói bao nhiêu chữ, bao nhiêu lời, tiến bao nhiêu bước. Mỗi khi chúng ta nghe CSVN tuyên bố vài điều mà chúng ta cảm thấy kích thích, thật ra không phải , vậy, tất cả đều có bài bản. Nhìn sang Philippines chẳng hạn. So với Việt Nam, tranh chấp giữa Philippines và Trung Cộng rất nhỏ so với tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng. Nhưng Philippines đã đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế và đã thắng. Từ năm 2000 tới nay, bao nhiêu biến cố đã xảy ra giữa Philippines và Trung Cộng? Chỉ có một biến cố . Việt Nam thì sao? Cho đến nay không ai biết rõ bao nhiêu người Việt đã chết trên biển (dưới bàn tay của hải quân Trung Cộng). Không nên có đặc khu kinh tế (giữa Trung Cộng và Việt Nam) dù dưới bất cứ hình thức nào bởi vì vấn đề của Việt Nam là vấn đề chủ quyền. Những kẻ cầm quyền một quốc gia không danh chính không thể đi nói chuyện với ai được.Vấn đề lớn khác của Trung Cộng là dân số. Các nhà phân tích cho rằng vấn đề dân số tại Trung Cộng chỉ có thể giải quyết được nếu đưa ra khỏi Trung Cộng 300 triệu dân. Nếu đưa qua Việt Nam thì thử hỏi Việt Nam sẽ ra sao sau khi Trung Cộng có mặt, sinh đẻ trên đất nước Việt Nam sau 99 năm? Chúng ta thường nhìn một vấn đề từ góc độ khách quan, khoa học nhưng đừng quên Trung Cộng nhìn vấn đề còn thêm yếu tố hẹp hòi nhưng rất tinh vi. Lấy chuyến viếng thăm Anh Quốc của thủ tướng Trung Cộng để thấy. Chiếc thảm đỏ đón tiếp từ chân cầu thang máy bay đến khán đài danh dự chỉ ngắn vài phân tây mà Trung Cộng cũng gởi thư chính thức phản đối chính phủ Anh. Mao Trạch Đông từng nghĩ việc chiếm lấy Hoàng Sa khi Mao còn sống nhưng CSVN không biết hay hay cố tình bán đứng đất nước Việt Nam.Tóm lại, vấn đề của hôm nay là vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Cộng bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa và các phần lảnh thố khác chứ không phải đơn thuần là vấn đề của đặc khu kinh tế.Tôi tin rằng trong những tuần vừa qua, nhiều trong số quý vị chắc là ăn không ngon, ngủ không yên chỉ vì một câu hỏi “Như vậy rồi chúng ta nên làm gì?” Bốn mươi ba năm rồi, chúng ta hoan hô rất nhiều và chúng ta đả đảo rất nhiều nhưng đến hôm nay chúng ta vẫn là những người con xa xứ. Những người con đang hoài vọng một ngày về nhưng vẫn ngồi đây. Muốn trở về chúng ta phải biết làm gì. Đây là cơ hội lịch sử. Ông bà chúng ta đã biết lấy cái tiêu cực, cái đau khổ làm đường đi. Đường đi của chúng ta hôm nay đã có rồi. Đó là con đường dân tộc.Năm 2007, cuộc biểu tình lớn đầu tiên đã diễn ra tại Việt Nam (khi Trung Cộng tuyên bố đơn vị hành chánh gọi là Tam Sa bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa) bởi vì đất đai. Cách đây hai tuần lễ, một cuộc biểu tình rất lớn đã diễn ra tại Việt Nam cũng chỉ vì đất đai. Chúng ta có một ngôn ngữ mà chúng ta có thể nói cho tất cả người Việt Nam biết đó là lảnh thổ Việt Nam. Xin lỗi quý vị, cách đây bốn mươi năm, chúng ta nói CS vô thần. Nếu chúng ta có niềm tin tôn giáo thì đó là điều hết sức xúc động. Nhưng với các em bé sinh ra và lớn lên ở vùng Cao Bắc Lạng thì điều đó không quan trọng lắm. Vô thần với các em không có nghĩa gì cả. Nhưng hôm nay, nếu chúng ta nói rằng trong tương lai đất nước này sẽ thuộc vào tay Trung Cộng, mồ mả của tổ tiên sẽ bị cày xới lên, một ngàn năm nữa các thế hệ gốc Việt đi ngang qua đây sẽ không còn một nước Việt Nam nữa mà chỉ là những ngôi đền còn lại trên quê hương đổ nát, dấu tích của hàng ngàn năm trước, thì các em sẽ đứng lên.Đây là cơ hội cho tất cả người Việt Nam cùng đứng lên trên mẫu số chung đó. Chỉ có mẫu số chung dân tộc, đoàn kết dân tộc chúng ta mới thắng được Trung Cộng. Tổ tiên ông bà chúng ta làm được, rồi chắc chắn chúng ta cũng sẽ làm được.Muốn được vậy, chúng ta hãy cố gắng hết sức để vượt qua. Bởi vì nếu chúng ta không vượt qua được cái hẹp hòi, chúng ta không thể đi trên con đường thênh thang của đất nước. Dù có gì với nhau đi nữa cũng phải dừng lại để cùng nhìn về tương lai đất nước mình, nhìn về các thế hệ con cháu của mình để cùng đi với các em trong nước. Các em chịu đựng tù đày, các em không sợ thì tại sao chúng ta lại sợ? Tất cả người Việt Nam không nên sợ hãi nữa. Sau năm 1975, chúng ta tưởng như tận thế rồi. Nhưng ngày hôm nay, khoảng không gian của CS mỗi ngày thu hẹp lại. Chế độ CS băng hoại như một vết thương chỉ cần chích một mũi kim nhỏ, vết thương sẽ chảy mủ, nhưng nếu chúng ta không làm công việc đó, không ai làm giùm cho chúng ta cả. Chúng ta đừng ngồi đây mơ một cường quốc nào mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Máu xương của mình đổ ra mình mới thấy đau. Không ai đau thế cho mình. Tôi mong quý vị đừng quên ngày 10 tháng 6. Ở bất cứ địa phương nào, thành phố nào, hãy dấy lên phong trào 10 tháng 6. Ngày 10 tháng 6 như ngọn lửa cháy âm ỉ trong lòng và ngày nào đó sẽ thành cơn bão lửa.Trần Trung Đạo

Publiée par Trần Trung Đạo sur Lundi 25 juin 2018

Đặc khu kinh tế, qua nhiều hình thức đã có từ hàng trăm năm trước chứ không phải mới có hôm nay, chẳng hạn đặc khu kinh tế Bangladesh giữa Nam Hàn và Bangladesh, đặc khu kinh tế ở Campichia, Lào v.v… nhưng vấn đề ở đây là đặc khu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng. Lý do, chỉ có tại Việt Nam mới có loại đặc khu giữa kẻ thống trị và người bị trị.

Khi công an quyết giữ vững danh hiệu côn đồ

FB Tuấn Khanh

26-6-2018

Khuya ngày 26/6, sau khi gặp vài người bạn, cô Nguyễn Thanh Loan trên đường về nhà ở phường Thạnh Lộc, quận 12, để chăm sóc chồng đang bệnh thì công an địa phương cho người ép xe, bắt cóc cô về cơ quan này để “làm việc”. Sự việc diễn ra lúc hơn 10g đêm.

Khóc trong vô thức

FB Đỗ Cao Cường

25-6-2018

Ngày hôm nay, tôi định dành cả buổi để nghiên cứu kỹ hồ sơ, dựng phim về những người dân oan ngoài Hà Nội, nhưng vô tình đọc được tin tức về những người đồng bào bị lũ cuốn trôi, chứng kiến cảnh những đứa con Tây Bắc nằm sõng soài, bất lực trước quê hương, đất nước, nhiều ngôi nhà che mưa che nắng nay đã không còn, tài sản, gia súc, gia cầm cũng bị lũ cuốn theo… thật khó cầm lòng cho được.