Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Những con người “bị – bỏ – rơi – hơn – cả”

Phạm Thanh Nghiên

22-6-2021

Tôi những tưởng mình từng trải qua bốn năm tù thì việc ngồi yên ở nhà trong thời gian Sài Gòn bị “giãn cách xã hội” chỉ là chuyện nhỏ. Tức là nó sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến tâm lý hay tâm tính, nhất là đối với một người ít có nhu cầu đi đây đi đó và thích sự yên tĩnh như tôi.

Con tàu tập kết và tình cảm thật thà

Thái Hạo

22-6-2021

Khi tôi đăng bài “Thanh Hóa xây tượng đài giữa cơn đại dịch”, bên cạnh nhiều ý kiến thể hiện sự phản ứng gay gắt, ý kiến không đồng tình và cả những lời than thở đối với công trình này thì cũng có những người điềm tĩnh nhìn vào tính thẩm mỹ và ý nghĩa nghệ thuật của nó.

Thanh Hóa xây tượng đài giữa cơn đại dịch

Thái Hạo

22-6-2021

Hình ảnh đã bị gỡ bỏ trên Báo Thanh Hóa

Theo thông tin từ Báo Chính Phủ và Báo Thanh Hoá, quý 3 năm nay, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khởi công xây dựng công trình có tên “Con tàu tập kết”. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói: công trình này “mang nhiều ý nghĩa, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn giúp giáo dục các thế hệ sau này về truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, ý chí dân tộc. Đặc biệt, công trình còn nhằm tri ân những đóng góp, sự cưu mang của người dân miền Bắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết”.

Về 5 phẩm chất và 10 năng lực cần phát triển cho học sinh: Hoang tưởng và áp đặt

Chu Mộng Long

21-6-2021

“5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh cầ đạt được”. Ảnh trên mạng

Nhiều bạn thắc mắc về khái niệm “phẩm chất” và “năng lực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tôi thì cho rằng, mọi khái niệm đều có tính quy ước, không nhất thiết phải tranh luận về nghĩa của khái niệm.

Dân trí, xã hội dân sự, và văn hóa ứng xử trên mạng

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

21-6-2021

Đợt bùng phát thứ tư của Coronavirus chủng mới không chỉ buộc người dân phải dãn cách mà còn làm thay đổi tư duy và văn hóa ứng xử. Coronavirus không chỉ đẩy lùi các chỉ tiêu kinh tế lạc quan đưa ra đầu năm, mà còn làm xã hội phân hóa khó lường. Sau bài Thánh chửi, thần y, danh hài, và các ngôi sao đang lặn (27/5/2021), bài này đề cập không chỉ thực trạng về dân trí, mà còn về các nhân tố mới làm thay đổi cuộc chơi (game changers).

Báo chí đích thực, sự hiểu lầm phổ biến về khái niệm báo chí ở Việt Nam

Đoàn Bảo Châu

21-6-2021

Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tôi muốn viết thêm về nghề nghiệp báo chí nói chung và giải thích tại sao báo chí ở Việt Nam không thực sự đúng nghĩa báo chí.

Bun không chỉ có hoa hồng

Viet-studies

Nam Nguyễn

21-6-2021

Trích “Đông Âu Anh Hùng Truyện”

Cuối năm 1980 bắt đầu có nhiều người Việt Nam sang Bungaria làm việc ở các nhà máy và trang trại theo diện “hợp tác lao động” và tạo ra cộng đồng người Việt Nam tương đối đông với mục đích chung chả cần phải bảo cũng đều biết, là kiếm tiền chuyển thành hàng hóa mang về làm kinh tế gia đình.

Nhân ngày nhà báo, gửi lời trân trọng đến những bài báo bị gỡ bỏ

Luật Khoa

Yên Khắc Chính

21-6-2021

Chúng ta có nhiều lý do để tri ân những nhà báo bị kiểm duyệt hơn là chỉ trích họ.

Xài tiền thuế: Điều bất hợp lý duy nhất của báo chí cách mạng

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

21-6-2021

Sớm hay muộn, báo chí cũng phải vận hành theo cơ chế thị trường như mọi ngành nghề khác.

Một ít kiến thức về báo chí Việt Nam

Nguyễn Đình Bổn

21-6-2021

1- Tờ báo quốc ngữ đầu tiên:

Khai sinh sớm nhất trong làng báo Quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này có khuôn khổ 25 x 32 cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.

2- Tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên:

Nguyệt san Thông loại khóa trình (báo kiểu sách đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ trì, khuôn khổ 16 x 23,5 cm, phát hành hàng tháng tại Nam Kỳ trong những năm 1888-1889, là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số báo số 1 ra vào tháng 5, 1888.

3- Tờ báo phụ nữ đầu tiên:

Báo Nữ giới chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào Thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn bắt đầu năm 1918 là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số báo đầu tiên ra mắt ngày 1 tháng 2, 1918. Lê Ðức làm chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh, con gái của Nguyễn Ðình Chiểu làm chủ bút.

4- Tờ báo kinh tế đầu tiên:

Báo Nông cổ mín đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) khuôn khổ 20 x 30 cm, phát hành vào Thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, là tờ báo kinh tế đầu tiên với số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901.

5- Nhà báo Việt Nam đầu tiên:

Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1898), tên tự là Sĩ Tải thường gọi là Pétrus Ký, quê ở Tân Minh-Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre). Ông là một học giả lớn, thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết, có chân trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học. Ông thành lập, làm tổng biên tập những tờ báo Quốc ngữ đầu tiên, đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

6- Nữ tổng biên tập đầu tiên:

Danh hiệu này thuộc về Nguyễn Xuân Khuê (1864-1921), thường được biết qua bút danh là Sương Nguyệt Anh, người con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Ba Tri-Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918 bà lên Sài Gòn làm Tổng Biên tập tờ Nữ giới chung và phụ trách tờ báo này trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Ngoài ra thời kỳ phát triển mạnh nhất, đa dạng nhất của báo chí VN là thời kỳ 1954 đến 30.4.1975 tại Sài Gòn.

***

Nhìn các cột mốc này, ta thấy ngày 21.6.1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), khi Nguyễn Ái Quốc ra tờ Thanh Niên và sau này ngày 5.2.1985, Hội nhà báo Việt Nam quyết định lấy ngày này làm Ngày Báo chí Việt Nam. Rồi đến ngày 21.6.2000 mới gọi Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam đều muộn hơn, ít đa dạng hơn vì thiếu hẳn mảng báo chí tư nhân. Báo chí trong chế độ này được quy định rõ ràng là dùng để tuyên truyền cho các chính sách của nhà cầm quyền. Nhà báo trong hệ thống này chỉ là loại công chức phục vụ chế độ.

Do đó, gọi 21.6 là ngày Nhà báo VN là sai. Tên chính thức trong văn bản là: Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Ngóng báo (Phần 1)

Nguyễn Thông

21-6-2021

Cứ đến dịp này, ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, người ta lại sôi nổi luận bàn về báo chí, nhà báo. Nào là định hướng, trách nhiệm, nghề nghiệp, đạo đức, bút sắc lòng trong, nào là kinh nghiệm, tay nghề, điều hay điều dở…

Những điều khó hiểu trong giáo dục (Phần 2)

Thái Hạo

21-6-2021

Tiếp theo Phần 1

Ở bài thứ nhất tôi đã nói cái “khó hiểu” của việc lấy “học thuộc” làm mục đích; bài này đề cập đến sự bất hợp lý của cái cái quy trình lạ đời: Chiếc phễu ngược.

Nghề viết

Đoàn Bảo Châu

21-6-2021

Cảm ơn các bạn đã gửi lời chúc nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6. Mặc dù tôi không còn thuộc đội ngũ nhà báo cách mạng nhưng nghề phóng viên là nghề tôi làm nhiều năm vừa là phóng viên viết, vừa là phóng viên ảnh. Ngoài báo Việt Nam thì tôi đã có ảnh và bài trên khá nhiều báo chí quốc tế.

Choáng với quan niệm chủ thể của pháp luật trong Hiến pháp 2013 và các giáo trình dạy luật

Ngô Huy Cương

21-6-2021

Hiến pháp 2013 (từ Điều 58 tới Điều 60) quy định một loại chủ thể của pháp luật gây choáng vì không thể xác định được. Chủ thể đó là “xã hội”.

Về bi kịch của nhà báo trong xã hội chuyên chế

Thái Hạo

21-6-2021

[21/6. Những dòng này là viết tặng những nhà báo chân chính mà tôi từng gặp, và cả những người chưa từng gặp…]

Nóng đến bao giờ?

Nguyễn Ngọc Huy

20-6-2021

Xin thưa, về ngắn hạn trong đợt nóng này thì đến 22/6 trời sẽ hơi đỡ nóng khi có các cơn mưa rào ở hầu hết mọi miền, trừ vùng ven biển từ Nghệ An vào Quảng Trị vẫn nóng và phải đợi sau đó ít ngày mới đỡ nóng. Nói là đỡ nóng thôi chứ giai đoạn này vẫn đang là mùa gió Tây Nam nên không mát mẻ được.

Từ chuyện fan bóng đá Việt Nam tấn công trọng tài, nghĩ về giáo dục

Chu Mộng Long

20-6-2021

Việc hàng triệu fan bóng đá Việt tấn công, sỉ nhục trọng tài sau trận đấu với UAE cho thấy một bản chất xấu xí không thể bào chữa. Bản chất đó có từ đâu? Chắc chắn những người này biện minh, rằng đó là lòng yêu nước!

Việt Nam có đủ các chỉ số để trở thành một “Quốc gia thất bại – Failed state”

Trương Nhân Tuấn

20-6-2021

Thế nào là một “Quốc gia thất bại”? Nếu lập luận đặt trên các chỉ số công bố của tập san Foreign Policy và tổ chức Fund for Peace (năm 2012 nhưng vẫn còn giá trị đến nay), ta có các chỉ số “báo động” liên quan đến chính trị, kinh tế và xã hội.

Băn khoăn

Mạc Văn Trang

20-6-2021

Bé Minh Anh cùng gia đình gửi tặng quỹ phòng chống dịch Covid-19 thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An số tiền 100 triệu đồng. Ảnh trên mạng

Có nhiều người băn khoăn về chuyện “Bé gái 5 tuổi ủng hộ 100 triệu đồng cho quỹ phòng dịch Covid-19: Đây là khoản tiền dành để du lịch, học hè của bé trong 2 năm”.

Chuyện trồng cây và dùng người ở thủ đô

Nguyễn Thông

20-6-2021

Những cây phong non trùm khăn đỏ được bế đi tránh nắng. Nguồn: Internet

Mấy hôm nay, công nhân công ty công viên cây xanh ở Hà Nội tất bật làm chuyện ngược đời: Di chuyển những cây phong lá đỏ trên 2 con đường Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng đi tránh nắng. Cứ kéo thêm vài ngày nữa thì toi hết.

Chung một lò

Chu Mộng Lọng

19-6-2021

Tôi dám gọi thanh tra là chung một lò. Có một lò đúc ra cán bộ thanh tra với cùng một cách thanh tra và một cách kết luận. Cách kết luận theo mẫu của thanh tra là tìm cách giảm nhẹ hay che đậy sai phạm cho các đồng chí tội phạm và bật đèn xanh trù dập người tố cáo.

Tại sao tôi thiếu niềm tin vào đổi mới giáo dục?

Thái Hạo

19-6-2021

Như trong bài liền trước (Những điều khó hiểu trong giáo dục) tôi đã nói, để thành công thì có một núi việc cần được giải quyết trước. Tôi tạm thời gác sang bên tất cả, cả câu chuyện “chính trị hóa giáo dục”, để chỉ đền cập đến một vấn đề thôi: sự chuẩn bị. Tôi phải nói ngay rằng, sự chuẩn bị cần thiết và tối quan trọng ấy gần như không có.

Thông báo của gia đình Hồ Duy Hải về “Đơn kêu cứu” mạo danh

Nguyễn Đức

19-6-2021

Thưa cùng những người quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải!

Tầm nhìn và Tâm của lãnh đạo

Đoàn Bảo Châu

19-6-2021

Cách đây chừng 6, 7 năm khi các tổ chức bảo vệ môi trường ở Việt Nam, có cả tổ chức của Liên Hiệp Quốc đưa ra những kiến nghị về việc dùng Năng lượng tái tạo (NLTT) thì Bộ Công thương còn thờ ơ, thậm chí còn có ý không hài lòng.

Bài báo viết sớm

Nguyễn Trung Dân

19-6-2021

Nhà báo Nguyễn Trung Bảo, con trai nhà báo Nguyễn Trung Dân. Ảnh: Bizlive

Thân tặng cho những người làm báo mà tôi quen biết

“Nếu không có quyền NÓI thì ít ra cũng giữ được cái quyền KHÔNG NÓI những điều người ta BUỘC NÓI” – Nhà báo Huỳnh Thúc Kháng.

Phiếm luận: Cô đơn

Vũ Hữu Sự

19-6-2021

– Bác Vạc ơi, khổ thân thằng con thứ hai nhà tôi quá. Nó vừa mới than thở với tôi rằng cứ tình trạng này thì nó đến lại phải xin ra khỏi ngành lần nữa mất thôi.

Các thế lưỡng nan trong vấn đề vaccine ở Việt Nam

Lê Vĩnh Triển

19-6-2021

Mình viết ít nhiều về vaccine ở góc độ quan sát, và đã từng khẳng định trước khi có vaccine COvid 19 rằng các nước lớn phát triển sẽ đi đầu và sản xuất được vaccine chống dịch bệnh này, cũng như từng cho rằng đóng góp của các nước đang phát triển (có Việt Nam) rất rất khiêm tốn trong khía cạnh giải vây cho nhân loại trong khoa học kỹ thuật cũng như trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sản xuất vaccine.

Những điều khó hiểu trong giáo dục (Phần 1)

Thái Hạo

19-6-2021

Khi tôi bước vào nghề dạy học, đến năm thứ 2 là bắt đầu chán. Cái câu hỏi cứ lởn vởn mãi trong đầu rằng, “Chẳng lẽ mình cứ dạy đi dạy lại hoài mấy bài văn này cho đến lúc chết ư”. Tác phẩm văn học thì mênh mông, gần như vô tận, tại sao cứ quẩn quanh với vài bài thơ bài văn trong sách giáo khoa; món ngon đến mấy thì qua ngày thứ 2 cũng phải chán, huống gì ăn suốt đời! Thế mà người ta cứ duy trì một lối ấy cả gần thế kỷ. Thật không thể hiểu nổi.

Góp ý với các nhà báo: Mùa, đạt, bên cạnh đó

Nguyễn Thông

19-6-2021

Chẳng nói ra thì ai cũng tỏ, xứ ta thời nay không chỉ lắm lễ hội mà còn quá nhiều ngày này ngày nọ. Ngành nào giới nào cũng có ngày long trọng nhiệt liệt chào mừng của riêng mình. Quân đội, công an, nhà giáo, địa chất, lâm nghiệp, thủy lợi, phòng chống thiên tai, đái tháo đường, kiến trúc, nuôi ong… đều ngày riêng tất. Hình như tôi chỉ thấy ngành phân bón hoặc đỡ đẻ là chưa có ngày kỷ niệm riêng. Một xã hội chẳng lo làm ăn, chỉ lo rạo rực cờ hoa kỷ niệm quanh năm suốt tháng cũng đủ mệt.

Chính phủ thuộc địa và chính phủ Lào

Thái Hạo

18-6-2021

Một trong những câu chuyện gây ấn tượng nhất với tôi, như đã có lần tôi kể trong bài viết “Đời sống của công nhân VN”, đó là tình trạng công nhân cao su thời Pháp thuộc qua lời một bà cụ. Bà cụ người gốc miền nam, nay đã ngoài 90. Câu chuyện khác xa với những gì mà nhà trường đã từng mang vào đầu óc chúng tôi.