Tin tức về cái chết của Putin có thể không quá phóng đại

The Hill

Tác giả: Alexander J. Motyl

Trúc Lam, chuyển ngữ

31-10-2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chết?

Theo kênh Telegram bí ẩn của Nga có tên “General SVR” và Valery Solovey, một nhà phân tích chính trị nổi tiếng người Nga, câu trả lời là đúng, [Putin đã chết].

Shoigu: Nga sẵn sàng thảo luận về giải pháp hậu xung đột cho cuộc khủng hoảng Ukraine

TASS

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

31-10-2023

Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói: “Trong trường hợp các điều kiện cần thiết được tạo ra, chúng tôi vẫn sẵn sàng cho các cuộc thảo luận chính trị trên cơ sở thực tế”.

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – Ngày 30/10/2023

Phúc Lai

30-10-2023

1. Avdiivka – sai lầm của giới chóp bu quân sự Nga

Hôm trước trong bài của mình tôi đã có so sánh Avdiivka với Bakhmut, sơ sơ thôi chứ không thể cặn kẽ được. Sau đó, có một câu hỏi nảy sinh: Chúng ta cần đi sâu hơn chút nữa về vị trí chiến lược của hai thị trấn này, từ đó mới đưa tiếp ra được sự so sánh tính quan trọng về chiến lược giữa chúng.

Video bạo lực và ‘thú vui xem cảnh giết chóc’ đang định hình lại chiến tranh hiện đại

Washington Post

Tác giả: Drew Harwell

Cù Tuấn, biên dịch

24-10-2023

Dân quân Palestine tại lễ tang của 13 người thiệt mạng trong cuộc đột kích của Israel vào trại tị nạn Nur Shams, Tulkarm B,ờ Tây, ngày 20/10. Ảnh: WP

Tóm tắt: Các cuộc chiến tranh Israel-Gaza và Ukraine đã tràn ngập internet với các nội dung rùng rợn. Một nhà nghiên cứu nói: “Dường như đột nhiên có thêm nhiều rạp chiếu phim trong thị trấn, và một số rạp trong số đó chuyên chiếu các bộ phim giết người”.

Công ty Novaland của Việt Nam tổ chức họp Hội đồng Quản trị trong bối cảnh áp lực từ các chủ nợ

Reuters

Cù Tuấn, biên dịch

25-10-2023

HÀ NỘI, ngày 25 tháng 10 (Reuters) – Công ty Novaland của Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp hội đồng quản trị bất thường vào thứ Năm, ngày 26/10 để thảo luận về áp lực ngày càng tăng từ những chủ nợ nắm giữ trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD, sau khi công ty không thanh toán lãi vào tháng 7, hai người am hiểu vấn đề này cho biết.

Nhiệm vụ khó khăn nhất của Israel

 FAZ

Tác giả: Christoph Ehrhardt, Gregor Grosse Christian Meier

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

19-10-2023

Cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Dải Gaza là một thách thức lớn đối với quân đội của họ. Nước này là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu, nhưng Hamas và Hezbollah cũng rất mạnh. Một cái nhìn tổng quan.

Nga phát động tấn công Ukraine và chịu tổn thất nặng nề

Wall Street Journal

Cù Tuấn, biên dịch

18-10-2023

Thành phố công nghiệp nhỏ Avdiivka là mục tiêu hàng đầu của Nga trong gần một thập kỷ. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Cuộc tấn công của Nga vào Avdiivka cho thấy hai bên khó tấn công nhau ra sao.

Trung Quốc và Việt Nam đang chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội của ông Tập vào tháng tới

Reuters

Tác giả: Khanh Vu, Francesco GuarascioMartin Quin Pollard

Cù Tuấn, biên dịch

7-10-2023

Tóm tắt:

* Chuyến thăm của ông Tập sẽ nối tiếp chuyến đi của ông Biden tới Việt Nam

* Hai siêu cường tranh giành ảnh hưởng ở khu vực

* Đang tiến hành chuẩn bị hậu cần, ngoại giao.

Từ Việt Nam đến Indonesia, Singapore, các shipper chật vật vì ‘cung cầu không khớp’

SCMP

Tác giả: Lam Nguyen, Kimberly Lim Aidan Jones

Cù Tuấn, biên dịch

4-10-2023

Tóm tắt:

* Lĩnh vực dịch vụ giao hàng đã cung cấp việc làm cho những phụ nữ đang tìm kiếm thời gian linh hoạt, công việc thứ hai cho sinh viên và cơ hội cho người lao động có tay nghề thấp.

Chiến tranh không phải đã được an bài 

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, dịch

2-10-2023

Nguồn ảnh: Leah Millis/POOL/AFP via Getty Images

Nga sắp phải trả giá đắt cho cuộc chiến Ukraine trên sân nhà

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

28-9-2023

Tóm tắt: Tổng thống Vladimir Putin sẽ không thể bảo vệ người dân Nga khỏi khó khăn về kinh tế.

Chiến tranh đã lan đến Crimea

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

26-9-2023

Tóm tắt: Tấn công chậm rãi nhưng có phương pháp, Ukraine đang làm suy yếu hỏa lực của Nga trên bán đảo này

Dường như Nga sẵn sàng chấp nhận Crimea là của Ukraine, với một điều kiện

Newsweek

Tác giả: Brendan Cole

Bùi Xuân Bách, dịch

15-9-2023

Ảnh: Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tổ chức họp báo trong kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 23-9-2023. Nguồn: David Dee/ Getty Images

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dường như ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đã được thỏa thuận sau khi Liên Xô tan rã, khi Crimea được quốc tế công nhận là một phần của quốc gia mà Mạc Tư Khoa đã xâm lấn.

Lịch sử đảo chiều trong cuộc chiến mà các quốc gia trên bán đảo Triều Tiên trở thành nhà cung cấp vũ khí

New York Times

15-9-2023

Tác giả: Choe Sang-Hun, từ Seoul

Cù Tuấn, biên dịch

Một bức ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố cho thấy Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở Nga hôm thứ Tư. Nguồn: Korean Central News Agency/ Getty Images/ AFP

Tóm tắt: Do nhu cầu vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ và Nga đã quay sang các đồng minh của họ ở Nam và Bắc Triều Tiên, những quốc gia vẫn tích trữ vũ khí trong nhiều thập niên sau cuộc xung đột của chính họ.

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Tác giả: Katsuji Nakazawa/ Nikkei Asia

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/ Nghiên cứu Quốc tế

5-9-2023

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Nguyên nhân dường như đến từ mật nghị Bắc Đới Hà mùa hè này, vốn là cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo đương nhiệm và đã nghỉ hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Nội dung các cuộc thảo luận không chính thức này chưa bao giờ được công bố, nhưng chi tiết của cuộc thảo luận năm nay lại vừa xuất hiện. Nói ngắn gọn, mật nghị Bắc Đới Hà lần này có cảm giác khác biệt đáng kể so với 10 cuộc họp trước đó, diễn ra kể từ khi Tập trở thành Tổng bí thư vào năm 2012.

Các nguồn tin cho biết, tại cuộc họp năm nay, một nhóm đảng viên lão thành đã khiển trách nhà lãnh đạo cấp cao theo những cách mà họ chưa từng làm cho đến bây giờ. Theo thông tin thu thập được, Tập sau đó đã bày tỏ sự thất vọng với các trợ lý thân cận nhất của mình.

Tập Cận Bình dường như đang tránh các hội nghị quốc tế, nơi nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc có thể bị đưa ra thảo luận. © Reuters

Bắc Đới Hà năm nay được tổ chức mà không có sự hiện diện của những nhân vật lão thành quyền lực nhất trong đảng. Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã qua đời ở tuổi 96 vào tháng 11 năm ngoái, trong khi người tiền nhiệm trực tiếp của Tập, Hồ Cẩm Đào, hiện 80 tuổi, hiếm khi được nhìn thấy kể từ khi bị hộ tống ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân tại đại hội đảng toàn quốc hồi tháng 10 năm ngoái.

Sự vắng mặt của những nhân vật này có thể đã tạo ra một tình huống có lợi cho Tập. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy.

Trung Quốc ngày nay không ở trong tình trạng tốt nhất. Nền kinh tế nước này đang suy thoái theo những cách chưa từng thấy kể từ khi quá trình “cải cách và mở cửa” bắt đầu vào cuối những năm 1970. Lĩnh vực bất động sản sa sút nghiêm trọng, với ví dụ tiêu biểu là những khó khăn mà Tập đoàn Evergrande phải đối mặt. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao đến mức chính quyền Trung Quốc phải ngừng công bố số liệu trong mùa hè này.

Quân đội cũng chìm trong hỗn loạn sau khi hai tướng lĩnh hàng đầu của Quân chủng Tên lửa bị thanh trừng. Vụ sa thải được đưa ra ánh sáng hồi tháng 7.

Ngoại trưởng Tần Cương đã bị cách chức mà không rõ lý do, với những nghi ngờ tiếp tục lan rộng trong Bộ.

Tình trạng hỗn loạn đã khiến nhiều đảng viên lão thành từng điều hành đảng trong thời kỳ kinh tế Trung Quốc đi lên lo lắng.

Các nguồn tin cho biết, trước Bắc Đới Hà, các đảng viên lão thành đã triệu tập một cuộc họp riêng để tóm tắt ý kiến của mình trước khi chuyển đến các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Cuộc họp đó có thể đã được tổ chức ở ngoại ô Bắc Kinh.

Sau đó, chỉ một vài người trong nhóm đảng viên lão thành đến Bắc Đới Hà để truyền đạt thông điệp mà họ đã đồng thuận cho các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Các nguồn tin cho biết, cuộc gặp mặt trực tiếp với các nhà lãnh đạo đương nhiệm, gồm cả Tập, diễn ra chỉ trong một ngày.

Nội dung chính của thông điệp là nếu tình trạng hỗn loạn chính trị, kinh tế, và xã hội tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp đối phó hiệu quả nào được thực hiện, đảng có thể mất đi sự ủng hộ của công chúng, gây ra mối đe dọa cho sự cai trị của đảng.

“Chúng ta không thể có thêm hỗn loạn nữa,” những người này chỉ ra.

Nhân vật trung tâm trong nhóm đảng viên lão thành là Tăng Khánh Hồng, nguyên phó chủ tịch nước và là một trong những phụ tá thân cận nhất của cố chủ tịch Giang.

Tăng đóng vai trò quan trọng nhất trong

Tăng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc mở đường cho Tập, một nhân vật ít được biết đến, nhanh chóng thăng tiến vào vị trí lãnh đạo đảng.

Năm nay đã 84 tuổi, Tăng vẫn có ảnh hưởng trong đảng và có mạng lưới quan hệ cá nhân rộng khắp. Một số người nói rằng sau cái chết của Giang, Tăng thậm chí còn có vai trò lớn hơn.

Thế là mùa hè khó khăn của Tập đã bắt đầu. Sau khi bị các đảng viên lão thành bất ngờ chỉ trích gay gắt, Tập đã hội ý với các trợ lý thân cận mà ông đã bố trí vào các chức vụ chủ chốt. Theo thông tin bị rò rỉ, Tập đã thể hiện sự thất vọng của mình, chỉ trích ba người tiền nhiệm – Đặng Tiểu Bình, Giang và Hồ.

Ông được cho là đã nói rằng, “Tất cả những vấn đề mà ba nhà lãnh đạo tiền nhiệm để lại đều đè lên vai tôi. Tôi đã dành cả 10 năm qua để giải quyết chúng, nhưng chúng vẫn chưa được giải quyết. Vậy tôi có phải là người đáng trách không?”

Ông cũng được cho là đã nói với các trợ lý của mình rằng nhiệm vụ của họ bây giờ là giải quyết những vấn đề còn sót lại này.

Hành động trút giận khiến các trợ lý của ông lo sợ, đặc biệt là Thủ tướng Lý Cường, người đứng thứ 2 trong hệ thống cấp bậc của đảng.

Thủ tướng Lý Cường sẽ thay mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi vào ngày 9-10/9.

Lý đang phụ trách một nền kinh tế phải đối mặt với những cơn gió lớn.

Một trong những cơn gió đó là mối quan hệ ngày càng xấu đi của Trung Quốc với phần lớn thế giới bên ngoài. Thương mại trì trệ và đầu tư nước ngoài vào nước này đang giảm mạnh.

Quyết định từ bỏ thượng đỉnh G20 sắp tới ở Ấn Độ của Tập có thể là một nỗ lực nhằm tránh bị mất mặt.

Nhiều khả năng, nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ được thảo luận tại thượng đỉnh. Do đó, nội bộ đảng có lẽ đã đi đến kết luận rằng Thủ tướng Lý, người phụ trách nền kinh tế Trung Quốc, nên tới Ấn Độ để giải đáp những lo ngại này.

Tuy nhiên, việc bỏ qua G20 kéo theo một sự vắng mặt khác. Cuối tháng 8, ngay sau khi mật nghị Bắc Đới Hà kết thúc, Tập đã không xuất hiện tại một diễn đàn kinh doanh được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS với sự tham gia của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi, được tổ chức tại Nam Phi. Bài phát biểu của ông đã được Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đọc.

Một giả thuyết cho rằng Tập đã không tham dự diễn đàn vì người ta lo ngại ông có thể bị hỏi những câu hỏi trực tiếp về tình hình hoạt động kém cỏi của nền kinh tế Trung Quốc.

Việc hai bên không chấp nhận những nhượng bộ lớn đang khiến Chủ tịch Tập Cận Bình gặp khó khăn với chuyến thăm người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại San Francisco vào tháng 11. © Reuters

Một yếu tố chính khác đằng sau sự vắng mặt của Tập tại G20 là không có đột phá nào trong quan hệ đang bị đình trệ với Mỹ. Dù Washington hy vọng rằng chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo, vào cuối tháng trước, sẽ là một bước đi hướng tới quan hệ ổn định hơn, nhưng phía Trung Quốc lại không nhìn nhận theo hướng đó.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, Raimondo không mang theo “quà tặng” nào có lợi cho họ.

Với việc cả Mỹ và Trung Quốc đều không chấp nhận những nhượng bộ lớn trong các vấn đề kinh tế quan trọng, Tập khó có thể biện minh cho một cuộc gặp thân thiện với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong hoàn cảnh hiện tại, không rõ liệu Tập có thể tới Mỹ vào tháng 11 để tham dự diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở San Francisco hay không. Sự vắng mặt của ông trong hội nghị đó có thể sẽ là “báo động đỏ.”

Hiệu ứng cánh bướm của nền chính trị Trung Quốc chưa bao giờ khiến người ta hết ngạc nhiên. Hôm thứ Năm (31/08/2023), vài ngày sau khi mật nghị Bắc Đới Hà kết thúc, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi bị buộc phải nghỉ hưu hồi tháng Ba.

Người từng là nhân vật số 2 của Trung Quốc đã nở nụ cười rạng rỡ khi xuất hiện tại Di sản Thế giới Hang Mạc Cao, còn được gọi là Hang Nghìn Phật, dọc theo Con đường Tơ lụa cổ ở tỉnh Cam Túc.

Ông được chào đón bởi một nhóm người hâm mộ hô vang “Ni hao [xin chào], thủ tướng!”

Dù Lý Cường đã lên đảm nhận vị trí thủ tướng và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ thay cho Tập, nhưng đối với những người ở Hang Mạc Cao, Lý Khắc Cường vẫn là thủ tướng của họ.

Đoạn video về sự xuất hiện của Lý Khắc Cường đã được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc trước khi bị chính quyền xóa bỏ.

Đó là một sự kiện mang tính biểu tượng. Lý Khắc Cường vẫn là một chính trị gia được lòng dân, những lời cổ vũ dành cho ông ở Di sản Thế giới là không hề giả tạo.

Hiện đã nghỉ hưu, Lý Khắc Cường chắc chắn đã có mặt tại buổi họp mặt các đảng viên lão thành trước thềm mật nghị Bắc Đới Hà.

Tập, người đã buộc Lý phải nghỉ hưu, đã vắng mặt trước công chúng nhiều ngày trong mùa hè này, bận đối phó với những lời khiển trách gay gắt từ các đảng viên lão thành.

_______

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Mỹ – Việt xích lại gần nhau hơn

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

10-9-2023

Tóm tắt: Sự vụng về của Bắc Kinh mở ra cơ hội cho hai cựu thù kết hợp sức mạnh

Tử lộ cho các nước đang phát triển khi vay nợ Trung Quốc làm dự án “Vành đai và Con đường” (Phần 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Michael Bennon Francis Fukuyama

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9/10 năm 2023

Tiếp theo phần 1

Thận trọng và áp lực

Một số nhà phân tích lập luận rằng, Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở các thị trường mới nổi. Họ chỉ ra rằng, các nước như Ai Cập và Ghana nợ của các trái chủ hoặc các nhà cho vay đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới còn nhiều hơn là của Trung Quốc và vẫn đang tranh đấu để quản lý gánh nặng nợ của họ. Nhưng những lập luận như vậy mô tả sai các đặc điểm của vấn đề, đó không chỉ đơn giản là nợ xấu thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường đang gộp lại, mà là nợ còn tìm ẩn trong chương này. Theo một nghiên cứu của Journal of International Economic trong năm 2021, khoảng một nửa số tiền vay của Trung Quốc từ các nước đang phát triển là “che đậy”, nghĩa là chúng không được đưa vào thống kê nợ chính thức. Một nghiên cứu khác được the American Economic Association công bố năm 2022 cho thấy, các khoản nợ như vậy dẫn đến hàng loạt “sự vỡ nợ tiềm ẩn”.

Tử lộ cho các nước đang phát triển khi vay nợ Trung Quốc làm dự án “Vành đai và Con đường” (Phần 1)

Foreign Affairs

Tác giả: Michael Bennon Francis Fukuyama

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9/10 năm 2023

Dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Các tổng thống Mỹ gần đây đã nói gì với Việt Nam

Washington Post

Tác giả: Olivier Knox

Cù Tuấn, biên dịch

6-9-2023

Từ khi Tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam hồi cuối năm 2000, mọi Tổng thống Mỹ đều đã đến thăm quốc gia cựu thù thời chiến mà nay đã trở thành đối tác thương mại. Tổng thống Biden sẽ đưa tên mình vào danh sách này vào Chủ nhật tới, với những lo ngại về Trung Quốc xuất hiện sau một chuyến thăm chớp nhoáng.

Cuộc chiến kinh tế Mỹ – Trung

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Đỗ Kim Thêm dịch

22-8-2023

Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn, phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trên toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại.

Cuộc đua mới: Hạ cánh xuống Mặt Trăng

Financial Times

Cù Tuấn, dịch

27-8-2023

Tóm tắt: Cuộc đổ bộ thành công của Ấn Độ là biểu hiện mới nhất cho thấy mối quan tâm mới đến việc khám phá Mặt Trăng, được thúc đẩy bởi niềm tự hào dân tộc và những cân nhắc chiến lược khác.

Putin trả thù theo kiểu Mafia

FAZ

Tác giả: Reinhard Veser

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

24-8-2023

Một quốc gia có các cơ quan hoạt động đúng nghĩa của nó, những người lãnh đạo một cuộc bạo loạn quân sự sẽ bị đưa ra xét xử. Do đó, cái chết bạo lực của những người điều hành Wagner là một bước tiếp theo trong sự xói mòn quyền lực của quốc gia Nga.

Cái chết bất ngờ của người lãnh đạo dân quân và tội phạm chiến tranh Yevgeny Prigozhin không gây ngạc nhiên. Có vẻ như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả thù. Người ta không mong đợi ông ta sẽ tha thứ cho cuộc bạo loạn vũ trang của nhóm Wagner của Prigozhin. Putin đã nói về “sự phản bội” vào ngày 24 tháng 6 – và trong một dịp khác, chính ông ta đã ám chỉ công khai rằng, những kẻ phản bội xứng đáng chết.

Càng đáng kinh ngạc hơn khi Prigozhin có thể di chuyển tự do trong hai tháng kể từ khi cuộc nổi dậy vũ trang của nhóm Wagner của ông ấy và còn công bố các kế hoạch trong tương lai. Rõ ràng người cai trị nước Nga nhận thấy mình không thể loại trừ Prigozhin và những người theo ông ta ngay lập tức. Quan trọng như quá trình của cuộc bạo loạn, trong đó không ai đối đầu nghiêm túc quân đội Wagner mặc dù họ đã đến gần Moscow, vụ rớt máy bay này là một dấu hiệu cho thấy quyền lực cai trị của Putin đã bị rung chuyển như thế nào.

Cấu trúc quyền lực sẽ phát triển như thế nào bây giờ?

Ảnh hưởng của cái chết của Prigozhin đối với cấu trúc quyền lực ở Nga không thể được nhìn thấy từ bên ngoài tại thời điểm này. Thậm chí không thể nói chắc chắn, liệu đối thủ chính của Prigozhin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Schojgu và Tham mưu trưởng Walerij Gerassimow hiện đang ở một vị trí mạnh hơn. Sau cuộc nổi dậy của Prigozhin, rõ ràng cũng có rất nhiều sự phản đối trong quân đội đối với họ. Và Putin rõ ràng không đứng về phía họ trong cuộc đấu tranh quyền lực công khai giữa họ và Prigozhin – ông ấy chỉ chuyển sang một vị trí chống lại Prigozhin khi quyền lực ông ta bị thách thức.

Nhiều điều có thể  nghĩ ra được: Số phận của Prigozhin có thể đóng vai trò là một sự răn đe đối với những người khác không hài lòng trong giới thượng lưu của Nga và do đó, góp phần ít nhất củng cố tạm thời quyền lực của Putin. Nhưng nó cũng có thể làm cho những người đã nghĩ rằng mình nằm trong danh sách bị lọai trừ, hành động, bởi vì họ không có gì để mất cả. Một ẩn số lớn lao trong các cuộc thanh toán này là cách những người đàn ông Wagner có kinh nghiệm chiến đấu, những người biểu lô sự trung thành của họ với Prigozhin sau cuộc bạo loạn, hành xử. Chế độ Nga phải vô hiệu hóa họ bằng cách nào đó.

Chỉ có một điều chắc chắn có thể nói ra được: Cái chết của Prigozhin là một bước tiếp theo trong sự xói mòn quyền lực của nhà nước Nga, vốn là đặc điểm của sự cai trị của Putin từ nhiều năm nay. Ở một quốc gia có các cơ quan hoạt động đúng nghĩa của nó – bất kể cai trị theo kiểu chuyên chế hay dân chủ – những người lãnh đạo của một cuộc bạo loạn vũ trang không thành công sẽ phải bị đưa ra tòa án. Trong Đế chế của Putin, nó được thanh toán theo phong cách các băng đảng Mafia. Điều này có thể đưa tới một tiên đoán xấu cho tương lai gần của Nga. Do đó, cái chết của Prigozhin là một lời nhắc nhở khác với EU và NATO nên suy nghĩ nghiêm túc về cách bảo vệ an ninh của các quốc gia thành viên của họ, nếu có một sự hỗn loạn nổ ra ở Nga.

Máy bay chở Prigozhin gặp nạn ở Nga, tất cả mọi người đều thiệt mạng

Wall Street Journal

Cù Tuấn, dịch

24-8-2023

Tóm tắt: Máy bay phản lực thương mại chở Yevgeny Prigozhin đã rơi xuống phía tây bắc Matxcơva.

“Ukraine muốn dùng Taurus để tấn công các cây cầu”

NTV

Vivian Micks phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

14-8-2023

Máy bay F-16, Eurofighters hoặc Tornados (trong hình này) có thể chở và khai hỏa tên lửa hành trình Taurus. Photo: picture alliance/ dpa/ Bundeswehr

Liệu Ấn Độ có thể đưa Nga và Ukraine vào bàn đàm phán?

Foreign Affairs

Tác giả: Happymon Jacob

Đỗ Kim Thêm dịch

2-8-2023

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hiroshima, Nhật hồi tháng 5 năm 2023. Nguồn: Ukrainian Presidential Press Service / Reuters

Thông thường, người ta cho rằng cuộc chiến Ukraine chỉ là một sự thu xếp của phương Tây. Theo lập luận này, việc Nga xâm lược Ukraine đã kích động phương Tây và truyền cảm hứng cho họ hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng họ đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới. Các quốc gia ở phía Nam bán cầu nói chung, thờ ơ với hoàn cảnh của Ukraine hoặc chỉ đơn thuần khó chịu vì sự bất lợi mà cuộc chiến đã gây ra cho nền kinh tế của họ. Giới quan sát ở phía Nam bán cầu có thể chỉ ra một cách gay gắt về các cuộc xung đột mà nó không được quan tâm và đang hoành hành trong các bìa rừng của láng giềng, nhưng giới chỉ trích ở phương Tây coi hàng rào cản và tính cách trung lập theo chức năng của các nền dân chủ như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi tương đương với việc dung túng cho các hành động của Nga hoặc từ chối các chuẩn mực và giá trị về tự do.

Tuy nhiên, những người giám sát rào cản đó không chỉ đơn giản chờ đợi một cách thụ động ở bên lề; nhiều người trong số họ tích cực tìm cách chấm dứt chiến tranh. Trong những tháng gần đây, một loạt kế hoạch về hòa bình đã khởi phát từ các quốc gia ở phía Nam bán cầu, trong số những nước khác, có các sáng kiến riêng biệt do Brazil, Indonesia và một nhóm các nước châu Phi thúc đẩy. Giới quan sát phương Tây có xu hướng bác bỏ những đề xuất này hoặc không dành nhiều quan tâm, và cả các quan chức Nga và Ukraine đã bác bỏ nhiều khía cạnh của các kế hoạch dành nhượng bộ quá nhiều cho đối phương.

Chắc chắn, các điều kiện trên chiến trường sẽ cần phải thay đổi mang tính quyết định trước khi Moscow hoặc Kyiv sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa để hướng về việc chấm dứt xung đột. Nga và Ukraine đã không đạt được tình trạng bế tắc gây tổn thương cho nhau để buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán. Các cuộc thảo luận mà tôi đã tham gia trong các chuyến thăm Nga và Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu hồi năm ngoái cho thấy rõ ràng rằng, hiện không bên nào tìm kiếm việc ngừng bắn hoặc chấm dứt chiến tranh bằng ngoại giao. Nga dường như có khuynh hướng nghiêng về một cuộc chiến kéo dài, Nga tin rằng về lâu dài, họ có ưu thế. Mặc dù có thể không phản đối việc ngừng bắn, điện Kremlin sẽ không từ bỏ lãnh thổ đã chiếm đóng. Đó không là khởi điểm đối với Ukraine. Dựa trên sự ủng hộ của đa số dân chúng đối với quân đội, chính phủ Kyiv tin rằng động lực đang có lợi cho họ, nhưng họ không có thêm những chiến thắng lớn trên chiến trường, Ukraine sẽ chỉ đàm phán từ một thế yếu.

Nhưng dù thiếu một giải pháp cuối cùng, nền ngoại giao vẫn có thể giúp hạn chế và làm giảm sự tàn phá của chiến tranh và các tác động dây chuyền đối với nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia thuộc phía Nam bán cầu khi họ không đứng theo phe nào rõ ràng trong cuộc chiến, họ có vị trí tốt hơn các nước phương Tây hoặc Trung Quốc để đóng vai trò là trọng tài trung lập trong việc cố gắng xây dựng một tiến trình ngoại giao mà nó có thể giúp kiềm chế sự thái quá của chiến tranh và đặt các nền móng cho một thỏa thuận ngừng bắn hoặc hòa bình.

Với tư cách là một cường quốc quan trọng đã được cả Nga và Ukraine kiên trì ve vãn kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, Ấn Độ đóng một vai trò ở đây. Việc New Delhi từ chối công khai lên án cuộc xâm lược của Nga đã cho phép họ duy trì các mối quan hệ lịch sử với Moscow. Nhưng trong năm qua, Ấn cũng đã nồng ấm với Ukraine. Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản vào cuối tháng 5, Modi đảm bảo với Zelensky rằng, Ấn Độ sẽ làm “mọi thứ có thể” để giúp chấm dứt chiến tranh.

Bằng cách đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, Ấn Độ có thể tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại rất cần thiết giữa các bên tham chiến, điều tiết tác động nhân đạo của cuộc xung đột và giúp giảm bớt thiệt hại kinh tế mà cuộc chiến đã gây ra cho các nước thuộc phía Nam trên toàn cầu. Ấn Độ không nên đánh giá quá cao những gì họ có thể đạt được, nhưng cũng không nên sợ hãi khi tự coi mình là nhà trọng tài và khẳng định ý tưởng của mình trong một cuộc xung đột ở xa đất nước.

Ấn Độ, nhà trọng tài

Cuộc gặp gỡ giữa Modi và Zelensky đánh dấu sự thay đổi đáng chú ý trong phương cách của Ấn Độ đối với Ukraine. Trong vài tháng qua, New Delhi đã thực hiện các biện pháp cho thấy, cuối cùng họ đã bắt đầu quan hệ với Ukraine một cách nghiêm túc, gồm tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận giữa Andriy Yermak, Tham mưu trưởng của Zelensky và Ajit Doval, Cố vấn an ninh quốc gia của Modi, về quan hệ song phương và kế hoạch hòa bình mười điểm của Ukraine. Trước đây, việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ của Ấn Độ với Nga – bao gồm cả mở rộng việc mua năng lượng – sau cuộc xâm lược đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu và kích động sự thiếu kiên nhẫn của phương Tây. Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện một con đường khác. Mặc dù tinh tế, sự thay đổi này là sản phẩm của một số yếu tố, bao gồm việc mong muốn của Modi tự thể hiện mình như là một chính khách quốc tế để nhắm tới cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024, mối quan tâm ngày càng tăng của Ấn Độ về các tham vọng của Trung Quốc, nhu cầu đồng thời phục vụ cho sự nhạy cảm của phương Tây và sự cấp thiết phải cân bằng các đối thủ mà nó là trọng tâm trong truyền thống chiến lược của Ấn Độ.

Không có gì ngạc nhiên khi một cường quốc không phải phương Tây lại quan tâm đến cuộc xung đột Ukraine như vậy. Cho đến nay, các thỏa thuận có ý nghĩa nhất được ký kết giữa Nga và Ukraine trong cuộc chiến đã được Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian: Các thỏa thuận về vận chuyển ngũ cốc cần thiết và các sản phẩm nông nghiệp rất cần thiết qua Biển Đen hiện đã bị loại trừ. Các sáng kiến được các nước phương Tây hỗ trợ mà họ là đồng minh và những người ủng hộ thân cận của Ukraine hoặc Trung Quốc nhà hảo tâm của Nga, chắc chắn sẽ được chào đón với sự nghi ngờ. Ấn Độ có một cơ hội duy nhất để tham gia một cách công khai bởi vì đã không lên án Nga và tiếp tục duy trì quan hệ với Moscow.

Hơn một tuần sau khi gặp Zelensky, Modi đã gọi điện cho Putin để thúc giục “đối thoại và ngoại giao” trong việc chấm dứt chiến tranh. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vừa qua ở Indonesia, Ấn Độ đã giúp các thành viên của nhóm, gồm cả các đối thủ Nga và Mỹ, đi đến thỏa thuận qua ngôn ngữ của việc tuyên bố chính thức được đưa ra vào cuối cuộc họp. Như Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar chỉ ra: “Ấn Độ sẽ không thể làm trung gian hòa giải và giúp giảm bớt tình hình một cách có giá trị nếu họ làm những gì phương Tây muốn họ làm trong giai đoạn đầu của cuộc chiến“.

Vào tháng 9, Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20 tiếp theo. Ấn Độ có thể nhấn mạnh hơn nữa về năng lực lãnh đạo của mình bằng cách đề xuất và hướng dẫn các trao đổi ngoại giao khiêm tốn giữa Nga, Ukraine và các đối tác của họ. Các đề xuất quan trọng để chấm dứt chiến tranh – như đã được một số quốc gia đưa ra, một số quốc gia bao gồm Brazil, Trung Quốc và Indonesia –dường như không được thực hiện nghiêm túc ở giai đoạn này.

Nhưng Ấn Độ có thể đưa các đối thủ vào bàn đàm phán để theo đuổi các thỏa thuận và hiểu biết mang tính dự kiến hơn. New Delhi có thể khuyến khích và tạo điều kiện đối thoại giữa các bên về một loạt các vấn đề ở mức độ thấp hơn. Trong các cuộc thảo luận gần đây của tôi với các quan chức và thành viên trong giới chiến lược ở New Delhi và Kyiv, một số ý tưởng hữu ích đã xuất hiện với tiềm năng cho việc áp dụng trong thực tế. Thứ nhất, Ấn Độ có thể tổ chức các cuộc gặp cấp cao giữa các đối thủ. Từ khi cuộc chiến bùng nổ, New Delhi là địa điểm tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào tháng 3 này. Tương tự như vậy, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-20 năm nay, New Delhi có thể tích cực khuyến khích nhiều cuộc họp kiểu này ở Ấn Độ giữa các bên tham gia khác nhau. Mặc dù New Delhi không có khả năng mời Ukraine tham gia G-20 (Ukraine không phải là thành viên), hội nghị thượng đỉnh có thể trở thành cơ hội cho “các cuộc gặp gỡ tình cờ”, “tham dự”, các cuộc họp bên lề hoặc thậm chí là các cuộc trò chuyện chính thức hơn giữa các nhà lãnh đạo từ Nga, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu. New Delhi có thể đem lại việc thu phục nhẹ nhàng của một người trung gian mai mối nhưng có quan tâm.

Chính phủ Ấn Độ cũng có thể hỗ trợ các cuộc đàm phán bán chính thức và các cuộc đối thoại không chính thức giữa các đối tác cấp cao từ Nga, Ukraine, Mỹ và châu Âu để thảo luận về tình trạng hiện tại và diễn biến của cuộc chiến, tác động của nó và những cách thức tiềm tàng mà nó sẽ kết thúc. Các cuộc thảo luận như vậy sẽ giúp xây dựng một mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, điều kiện tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai. Ấn Độ có thể tổ chức chính thức hoặc không chính thức hoặc khuyến khích các cuộc thảo luận như vậy. Việc thiếu các cuộc đối thoại quan trọng trong cách này là vô cùng hỗn độn (một cuộc họp đầu năm nay giữa Lavrov và một số học giả và cựu quan chức Mỹ là một ngoại lệ hiếm hoi). Điều đáng lo ngại hơn nữa là sự miễn cưỡng của cường quốc kiến tạo hòa bình thế giới, Liên minh châu Âu áp dụng kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng hòa bình và giải quyết xung đột vào cuộc xung đột với Nga. Mặt khác, Ấn Độ có truyền thống tham gia đối thoại với các đối thủ ngay cả giữa chiến tranh, như đã làm trong cuộc xung đột Kargil năm 1999 với Pakistan. Khả năng giao tiếp với Pakistan và Trung Quốc, hai nước mà Ấn Độ đã tham gia chiến tranh và có mối quan hệ đối địch, cũng làm nổi bật mong muốn tránh sự thù địch ý thức hệ cứng nhắc, giống như Chiến tranh Lạnh với những kẻ thù.

Trong việc tham vấn với các đối tác, New Delhi cũng có thể xác định các vấn đề quan trọng mà các quan chức của Ukraine và Nga có thể giải quyết nhằm mục đích xây dựng lòng tin và cứu trợ cho thường dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến. Cả hai bên có thể quan tâm đến việc thảo luận các vấn đề như đối xử nhân đạo với các tù nhân, xác định và thực hiện (cùng với cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, the International Atomic Energy Association, IAEA) các hạn chế đối với các mục tiêu quân sự xung quanh các nhà máy điện hạt nhân, không khuyến khích việc sử dụng loại bom chùm, sơ tán các thường dân ra khỏi các khu vực giao tranh dữ dội và sắp xếp các lệnh ngừng bắn tạm thời ổ địa phương để bảo vệ dân thường.

Các quan chức Ấn Độ đã nhiều lần nhấn mạnh tác động của cuộc chiến đối với nền kinh tế quốc gia và an ninh lương thực, và đối với nước thuộc phía Nam bán cầu nói chung. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã dẫn đến giá lương thực và năng lượng tăng đột biến, gây ra lạm phát, làm suy yếu đồng tiền quốc gia và quốc tế không còn quan tâm đến tình trạng hỗn loạn kinh tế ở nhiều quốc gia thuộc miền Nam trong toàn cầu mà họ vẫn đang quay cuồng với các hậu quả của trận đại dịch COVID-19. Quyết định đáng tiếc gần đây của Nga không gia hạn thỏa thuận về ngũ cốc do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, một lần nữa gây ra lo ngại về an ninh lương thực trên toàn thế giới, đó là cơ hội để New Delhi nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực. New Delhi có thể thuyết phục Moscow gia hạn thỏa thuận, tận dụng cả mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Nga, vốn chỉ phát triển kể từ đầu cuộc chiến, và thiện chí mà họ có được ở Moscow. Đầu tháng 6, Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink đã công khai khuyến khích Ấn Độ làm điều đó. Bà nói: “Các nhà lãnh đạo Ấn Độ có tiếng nói độc đáo để đứng lên bảo vệ các nước đang phát triển và khuyến khích tiếp tục và mở rộng Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen để đảm bảo mọi người trên khắp thế giới có thể tiếp nhận thực phẩm mà họ rất cần”.

Với tư cách là một cường quốc hạt nhân, Ấn Độ cũng có thể cố gắng bảo đảm rằng, vũ khí hạt nhân không được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào trong cuộc xung đột này. New Delhi luôn ủng hộ việc không sử dụng các vũ khí hạt nhân, gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn và tin tưởng mạnh mẽ vào điều cấm kỵ hạt nhân. Ấn Độ nên kêu gọi tất cả các bên liên quan bảo đảm rằng không bên nào đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào cuộc chiến, ngay cả khi một đề xuất như vậy có thể không gây ấn tượng đối với Nga.

Để gây ấn tượng, khi bắt đầu khởi động, New Delhi nên chỉ định một đặc sứ, triệu tập các bên khác nhau trong cuộc xung đột và thực hiện các nỗ lực như đã phác hoạ ở trên. Ấn Độ cũng có thể tham gia các sáng kiến do nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau đề xuất, chẳng hạn như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và IAEA, thúc đẩy để phát triển một kế hoạch hòa bình hoặc ít nhất là các khía cạnh của một kế hoạch nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng Ấn Độ nên hành động nhanh chóng để tận dụng sự nồng ấm ngày càng tăng giữa Modi và Zelensky, và sự quan tâm mà Ấn Độ sẽ nhận được với tư cách là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới. Một khi chiến tranh kết thúc hoặc các bên đồng ý ngừng bắn, Ấn Độ cũng có thể xem xét, đảm nhận vai trò lớn hơn trong nỗ lực gìn giữ hòa bình giữa hai nước, với kinh nghiệm dày dặn trong các hoạt động gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới, một viễn cảnh mà các quan chức ở Kyiv có thể hoan nghênh, trong khi đánh giá qua các cuộc thảo luận của tôi ở đó. Bằng cách này, Ấn Độ có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc duy trì tương lai an ninh châu Âu.

Lãi nhiều, lỗ ít

Điểm không thể tranh cãi là lợi ích của Ấn Độ khi cố gắng thực hiện một vai trò như vậy. Ở cấp độ rộng rãi nhất, những hành động này sẽ cho phép chính phủ Modi nhắc nhở cho thế giới biết rằng Ấn Độ là một cường quốc quan trọng. Ấn Độ tìm cách tự tạo lập mình như là một cực trong một hệ thống quốc tế đa cực, và can thiệp theo cách này vào cuộc chiến ở Ukraine sẽ nhấn mạnh khả năng giúp duy trì trật tự toàn cầu. Điều này càng quan trọng hơn đối với Ấn Độ vào thời điểm mà Trung Quốc, nước láng giềng và đối thủ, cũng đang tìm cách tự coi mình là một nhà kiến tạo hòa bình quốc tế. Bằng cách nỗ lực hướng tới việc bảo đảm một tình trạng hòa hoãn khó chịu giữa Iran và Ả Rập Saudi, Trung Quốc đã thể hiện mình là một lực lượng địa chính trị quan trọng, điều mà Ấn Độ vẫn chưa thể hiện.

Trung Quốc đã thúc đẩy kế hoạch hòa bình của riêng mình để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, mặc dù các quan chức ở Kyiv và phương Tây không coi trọng kế hoạch này. Nhưng nỗ lực hòa giải của Trung Quốc đã cho phép họ nuôi dưỡng thiện chí ở Nga, Ukraine và châu Âu, với người Ukraine và các đồng minh phương Tây của họ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng hỗ trợ tái thiết đất nước bị tàn phá. Điều này sẽ chỉ thúc đẩy vị thế địa chính trị của Trung Quốc. Cuộc chiến càng kéo dài, nó càng làm tăng sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc và hạn chế hơn nữa khả năng và sự sẵn sàng của Nga qua việc giúp đỡ New Delhi trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh. Điều đó sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các quan chức Ấn Độ mạo hiểm làm phật lòng Nga, bằng cách thúc đẩy nước này xoa dịu sự thù địch. New Delhi không muốn cuộc chiến khiến Nga bị vùi dập và yếu đuối, mà thay vào đó, muốn duy trì một nước Nga mạnh mẽ, có thể củng cố tình trạng đa cực ở châu Á và ngăn chặn bá quyền Trung Quốc.

Cuộc chiến Ukraine cuối cùng cũng sẽ kết thúc. Trong khi đó, các quốc gia phải cố gắng kiềm chế cường độ bạo lực, chuẩn bị nền tảng cho các cuộc đối thoại chiến lược hơn và xây dựng lòng tin cho các lệnh ngừng bắn trong tương lai và có thể là một hòa ước tiềm tàng. Những nỗ lực của New Delhi có thể, tốt nhất, là làm giảm bớt những tác động tàn phá nhất của cuộc chiến; tệ nhất, họ sẽ tạo ra sự khác biệt nhỏ. Nhưng các quan chức Ấn Độ sẽ phạm sai lầm nếu họ không làm gì khi họ và thế giới đạt được quá nhiều.

***

Tác giả: Happymon Jacob là Phó Giáo sư về Ngoại giao và Giải trừ Quân bị tại Đại học Jawaharlal Nehru và Sáng lập viên Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, một tổ chức tư vấn có trụ sở đặt tại New Delhi.

Người giàu nhất Việt Nam có thể tăng gấp ba lần tài sản trong một thời gian ngắn khi đặt cược vào xe điện

Bloomberg

Tác giả: Venus Feng, Anders Melin, Manuel Baigorri Nguyen Kieu Giang

Cù Tuấn, biên dịch

8-8-2023

Tóm tắt: Tài sản của người đàn ông giàu nhất Việt Nam sắp tăng vọt lên tới 11 tỷ đô la, đưa ông lên hàng đầu của những người giàu nhất thế giới – ít nhất là trong một thời gian ngắn.

VinFast vận động Thống đốc Cooper tăng tốc xử lý khoản vay liên bang để tránh ‘gây thêm’ chậm trễ

The News & Observer

Cù Tuấn, biên dịch

6-8-2023

Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy và Thống đốc Roy Cooper vỗ tay trong buổi lễ khởi công hôm thứ Sáu, 4 tháng 8 năm 2023 tại địa điểm tương lai của nhà máy VinFast ở Moncure. Ảnh trên mạng

Nhiều tháng trước lễ động thổ vào tuần trước đối với nhà máy trị giá 4 tỷ đô la như đã hứa của nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast tại Chatham County, hồ sơ cho thấy công ty này đã tìm kiếm sự giúp đỡ của thống đốc bang North Carolina để đảm bảo có thêm tiền mặt cần thiết “để hoàn thành dự án mà không bị chậm trễ thêm”.

Nằm vạ

HĐBA Liên Hiệp quốc

Tác giả: Timothy Snyder

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

4-8-2023

Lời giới thiệu: Đây là bài phát biểu của ông Timothy Snyder ngày 14-3-2023, tại một phiên họp do Nga triệu tập ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, để thảo luận về “Russophobia“. Timothy Snyder là nhà sử học uyên bác người Mỹ tại Đại học Yale. Ông có nhiều tác phẩm lịch sử quan trọng.

Ấn Độ không thể là một siêu cường kinh tế như Trung Quốc

Project-Syndicate

Tác giả: Ashoka Mody

Đỗ Kim Thêm, dịch

28-7-2023

Ảnh minh họa. Nguồn: DIBYANGSHU SARKAR/ AFP/ Getty Images

Nhiệm vụ then chốt trong cuộc phản công của Ukraine: Săn tìm mìn

Wall Street Journal

Tác giả: Isabel ColesIevgeniia Sivorka

Cù Tuấn, biên dịch

21-7-2023

Một binh sĩ Ukraine lắp ráp máy dò kim loại trong một ngôi nhà được dùng làm căn cứ tạm thời gần Novovasylivka, miền nam Ukraine. Ảnh: WSJ

Tóm tắt: Mìn là một trong những thách thức lớn nhất đối với cuộc phản công chậm chạp của Kyiv.