Nạn nhân của chiến tranh và giờ đây là nạn nhân của chính quyền Trump

New York Times

Tác giả: Eric Tang Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

3-12-2018

Biếm họa của Alexis Jang

Hoa Kỳ đã trục xuất người Việt tị nạn, vi phạm thỏa thuận ký kết năm 2008. Và bây giờ Hoa Kỳ lại giam giữ vô thời hạn nhiều người khác.

Hình phạt thích hợp cho một tội phạm là gì? Hoàn cảnh khốn khổ của hàng ngàn người Việt tị nạn từng bị kết án ở Hoa Kỳ và giờ đây đang bị đe dọa với việc tạm giam hoặc trục xuất, yêu cầu một lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Diễn từ của Ngài David Attenborough, tại buổi họp các quốc gia thành viên về biến đổi khí hậu

LTS: Tiếp theo Hiệp định Paris, lần này Liên Hiệp quốc tổ chức hội thảo COP24 về Biến đổi khí hậu tại Katowice, Ba Lan. LHQ cho nhân dân thế giới góp ý kiến cho hội thảo trên một chiếc ghế ảo.

Nhà truyền thanh Anh quốc, Sir David David Attenborough đã thay mặt nhân dân thế giới, yêu cầu lãnh tụ các quốc gia hành động trước khi nền văn minh nhân loại bị suy tàn và thiên nhiên cho nhân loại tồn tại bị phá vỡ.

Liên Hiệp quốc còn lập trang mạng chỉ dẫn cho chúng ta biết mình có thể làm gì giúp nhân loại tránh thảm họa này. David Attenborough là nhà nghiên cứu sử học theo trường phái bảo tồn thiên nhiên. Sau đây là diễn từ của ông chia sẻ cùng bạn đọc.

_____

The People Seat

COP24, Katowice, Poland

Ngày 3, tháng 12, 2018

Ông David Attenborough phát biểu tại Hội thảo Biến đổi Khí hậu. Ảnh: Newshub

Kính thưa quý vị lãnh đạo, quý bà và quý ông,

‘Chúng tôi nhân dân các nước của Liên Hiệp Quốc’. Đó là dòng chữ đầu tiên trong hiến chương LHQ. Một hiến chương đặt nhân dân là tâm điểm. Một cam kết cho tất cả mọi người trên thế giới có tiếng nói về tương lai. Một lời hứa bảo vệ kẻ yếu nhất và mạnh nhất trước mọi nhân hoạ.

Sau lời khuyên của Hoa Kỳ, phải chăng Bắc Hàn đang tìm cách sao chép Việt Nam?

SCMP

Tác giả: Bennett Murray

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-11-2018

Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho ở Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA

Một cuộc họp cấp cao đã làm dấy lên những lời đồn đoán rằng, Bình Nhưỡng đang tìm cách mô phỏng kinh nghiệm của Hà Nội trong việc hòa trộn Chủ nghĩa Cộng sản với quá trình cải cách kinh tế.

Trung Quốc đổ dầu vào ngọn lửa biểu tình ở Việt Nam

Yale Global

Tác giả: Tom Fawthrop

Dịch giả: Châu Minh Dũng

29-11-2018

Yale Global Online: Nước Việt Nam có một lịch sử quan hệ lâu dài và nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc. Sau giai đoạn căng thẳng đến từ cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979 và quá trình tranh chấp Biển Đông, hai quốc gia đã tiến hành bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 để mở cửa cho hoạt động thương mại và ngoại giao xuyên biên giới. Tuy nhiên, người dân Việt Nam không dễ dàng quên đi quá khứ, tinh thần đó được thể hiện qua phong trào biểu tình mùa hè năm 2018 nhằm chống lại đề xuất xây dựng ba đặc khu kinh tế ở các vị trí rất nhạy cảm với thời hạn thuê đất lên tới 99 năm.

Bài trí thức ở Việt Nam: Trường hợp giáo sư Chu Hảo

Diplomat

Cù Huy Hà Vũ

29-11-2018

Ngày 15 tháng 11 vừa qua, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng chính trị duy nhất ở Việt Nam, đã ra thông cáo báo chí về việc khai trừ khỏi Đảng Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ.

Tôi là một nhà truyền giáo người Mỹ ở Honduras – Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh bạo lực mà họ chịu đựng

America Magazine

Tác giả: Patrick Gothman

Dịch giả: Lam Kiều Lam

27-11-2018

LTS: Người dân Mỹ bắt đầu có mặt ở Honduras từ năm 1890 và sau đó là Thủy quân Lục chiến Mỹ đã hiện diện ở Honduras từ ngày 21/3/1907. Sự xuất hiện của Quân đội Mỹ ở Honduras kể từ đó cho đến nay, có liên quan tới nguồn gốc của đoàn người di cư Honduras đến Mỹ hiện tại. Có thể nói rằng, chính sự tác động của Mỹ lên nền chính trị và kinh tế của các nước Nam Mỹ trong nhiều thập niên qua, ít nhiều đã dẫn tới tình trạng bất ổn, đói nghèo và bạo lực ngày nay ở các nước Nam Mỹ, trong đó có Honduras.

Khả năng xảy ra cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương?

Scribd

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Châu Minh Dũng

27-11-2018

Chúng tôi mong ngài trả lời hai vấn đề sau:

Câu hỏi 1: Liệu có khả năng xảy ra cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tương lai gần không?

Sau nhiều thập kỷ xung đột với băng đảng 3K, cộng đồng người Việt phát triển thịnh vượng ở Texas

National Public Radio

Tác giả: John Burnett

Dịch giả: Châu Minh Dũng

25-11-2018

Bà Hiền Trần, 66 tuổi và chú chó Lucy tại khu chung cư Làng Thái Xuân ở Houston ngày 29/10. Nguồn: Scott Dalton/ NPR

Khi những người Việt Nam tị nạn đầu tiên đến định cư ở thị trấn ven biển Seadrift, Texas, họ đã phải đối mặt với thái độ thành kiến ​​và giận dữ từ một số người dân địa phương. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào ngày 25/11/1979, khi đảng Ku Klux Klan đến làng chài này. Họ đe dọa các ngư dân Việt Nam đang cạnh tranh với ngư dân da trắng bản địa và buộc [các ngư dân Việt Nam] phải từ bỏ ngư trường ở đây rồi rời khỏi thị trấn này. Đó chỉ là một phần của làn sóng thù địch nhắm đến khoảng 130.000 người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ sau ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

Bốn thập kỷ sau, người Việt Nam vẫn đang bám trụ dọc theo vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ (US Gulf Coast). Quá trình người Việt tìm cách thích nghi với nơi này là một một trang sử đầy giá trị giáo dục, và nó cung cấp một cái nhìn, để qua đó chúng ta xem lại thái độ hiện tại với người nhập cư.

Chiến lược triệt thoái năm 1963: John F. Kennedy ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam

Tác giả: James K. Galbraith

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Lời dịch giả: Ngày 22 tháng 11 năm 2018 là kỷ niệm 55 năm ngày Tổng thống John F. Kennedy bị mưu sát tại Dallas vào năm 1963. Gần đây, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ lần lượt cho giải mật các tư liệu xem Kennedy có liên quan đến cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm hay không. Dĩ nhiên, nhiều bí ẩn chưa được hé lộ và còn cần thời gian để trả lời.

Tại sao Donald Trump sai khi bỏ qua việc phóng viên Saudi bị giết

The Economist

Dịch giả: Vũ Nguyễn

22-11-2018

TT Mỹ Donald Trump bắt tay Hoàng tử Arab Muhammad bin Salman, kẻ chủ mưu giết chết nhà báo bất đồng chính kiến Khashoggi hồi đầu tháng 10, gây chấn động thế giới. Ảnh: internet

Ít có vụ giết người vì chính trị nào khủng khiếp như vụ Jamal Khashoggi đã được ghi nhận. Phóng viên lưu đày Arab này bị xiết cổ, cắt thân thể và có lẽ thân thể bị tan trong acid tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul Thổ Nhĩ kỳ tháng trước. Tình báo Thổ cho biết tên và mặt của 15 người trong đội “ám sát” từ Riyadh trên chuyến bay riêng tới Istanbul. Tình báo Mỹ đã nghe băng thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi.

Ai sở hữu Biển Đông?

The Week

Dịch giả: Châu Minh Dũng

19-11-2018

Đá Xu Bi (Subi Reef) là một trong các đảo nhân tạo đang được Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Nguồn: Getty Images

Ông Mike Pence tuyên bố rằng, tuyến đường vận chuyển đứng giữa những tranh chấp nảy lửa này “không thuộc về bất kỳ quốc gia nào” – nhưng Bắc Kinh không đồng ý.

Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 2)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

Tiếp theo phần 1

Đây là một gánh nặng đè trĩu lên con trai tôi, mặc dù nó không nặng hơn gánh mà cha mẹ tôi đã kỳ vọng vào tôi. Tên của tôi có nghĩa là người Việt Nam, một dân tộc với những câu chuyện thần thoại yêu nước kể rằng hàng thế kỷ chúng tôi đã phải chịu đựng gian khổ để được độc lập và tự do. Và mặc dù hiện tại Việt Nam đã độc lập, nhưng lại không hề có tự do. Tôi có thể không bao giờ quay trở lại Việt Nam thì tốt hơn, bởi vì tôi không bao giờ có thể trở thành một nhà văn ở Việt Nam và tự do nói những điều tôi muốn nói mà không bị tống vào tù.

Vì vậy, tôi chọn sự tự do của nước Mỹ, thậm chí tại thời điểm khi mà câu nói “yêu thì ở, không thì cút” không còn là lời nói cường điệu nữa. Chính quyền hiện tại đang đe dọa ngay cả những công dân nhập tịch bằng việc tước quốc tịch và trục xuất. Có lẽ không phải là quá xa vời để tưởng tượng rằng một ngày nào đó một người nào đó giống như tôi, sinh ra ở Việt Nam, có thể bị tống về Việt Nam, mặc dù đã nỗ lực hơn so với nhiều người Mỹ bản địa. Nếu là như vậy, tôi sẽ không mang con trai mình đi cùng tôi. Việt Nam không phải là đất nước của nó. Nước Mỹ là đất nước của con trai tôi và có lẽ nó sẽ biết đó là một tình yêu ít phức tạp và nhiều linh cảm hơn tôi.

Tôi cũng hy vọng rằng con trai tôi cũng sẽ biết tình yêu của một người cha thông thường thì ít phức tạp hơn tình yêu của tôi. Tôi chưa bao giờ nói “I love you” khi lớn lên vì Bố Mẹ tôi chưa từng nói “I love you” đối với tôi. Điều đó không có nghĩa là họ không yêu tôi. Họ yêu tôi rất nhiều, đến nỗi họ làm việc kiệt sức ở nước Mỹ – quê hương mới của họ. Tôi rất ít khi gặp Bố Mẹ mình. Khi tôi được gặp thì họ đã quá mệt mỏi để vui đùa cùng tôi. Tuy nhiên, dù mệt mỏi thế nào đi chăng nữa, họ luôn làm bữa ăn tối, ngay cả khi bữa ăn tối thường chỉ là món lòng luộc. Tôi lớn lên từ ruột, lưỡi, dạ dày, gan, mề và tim. Nhưng tôi chưa bao giờ phải đói.

Ký ức về tình yêu bản năng mãnh liệt đó, được thể hiện trong sự hy sinh của Bố Mẹ tôi, ngấm chặt trong tủy xương tôi. Một từ hoặc một giai điệu có thể khiến tôi cảm nhận được sự sâu sắc của tình yêu đó, như khi tôi nghe lỏm một cuộc trò chuyện trong tiệm thuốc gần nơi tôi ở Los Angeles. Người đàn ông bên cạnh tôi là một người châu Á, không đẹp trai, ăn mặc giản dị. Ông nói tiếng Việt trên chiếc điện thoại di động của mình. “Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa? ” Ông ấy trông lam lũ, có lẽ thuộc tầng lớp lao động. Nhưng khi ông ấy nói chuyện với con mình bằng tiếng Việt, giọng ông ấy rất dịu dàng, âu yếm. Những gì ông ấy nói không thể chuyển ngữ được. Nó chỉ có thể được cảm nhận.

Những gì ông ấy nói không có ý nghĩa gì đáng kể trong tiếng Anh, nhưng khi được nói bằng tiếng Việt, nó có nghĩa lớn lao. “Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa? ”Đây là cách mà những người chủ chào đón những vị khách đến chơi, bằng cách hỏi họ có ăn cơm chưa. Và đây cũng là cách Cha Mẹ – những người sẽ không bao giờ nói “I love you” – thể hiện tình yêu thương với những đứa con của họ. Tôi lớn lên với những truyền thống, những cảm xúc, những sự thân mật, gắn bó này và khi tôi nghe ông ấy nói như thế với con ông, tôi như muốn khóc. Điều này cho tôi biết rằng tôi vẫn là người Việt Nam, bởi vì lịch sử nằm trong máu tôi và văn hóa nằm trong dây rốn tôi. Mặc dù tiếng Việt của tôi không hoàn hảo, tôi vẫn đang kết nối với Việt Nam và với những người Việt tị nạn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu lớn lên, một số người Mỹ gốc Việt đã nói với tôi rằng tôi không thực sự là người Việt vì tôi không nói tiếng Việt giỏi. Câu nói đó cũng gần như đồng nghĩa với câu “yêu thì ở, không thì cút”. Có nhiều cách để trở thành người Việt Nam, cũng giống như có nhiều cách để trở thành người Pháp, và có nhiều cách để trở thành người Mỹ. Đối với tôi, miễn là tôi cảm nhận chất Việt Nam, miễn là những gì thuộc về Việt Nam khiến tôi xao xuyến, thì tôi vẫn là người Việt Nam. Đó là cách tôi cảm nhận tình yêu đất nước dành cho Việt Nam, một trong những đất nước của tôi và đó cũng là cách tôi cảm nhận bản chất Việt Nam của chính mình.

Khi phản đối tất cả những ai nói “yêu thì ở, không thì cút”, tôi nhấn mạnh vào nước Mỹ đã cho phép tôi trở thành người Việt Nam và nước Mỹ được giàu mạnh nhờ tình yêu của nhiều thành phần khác nhau. Chính vì vậy, mỗi ngày tôi hỏi con trai mình đã ăn cơm chưa và mỗi ngày tôi nói với con mình tôi yêu nó. Tình yêu của đất nước và tình yêu của gia đình không khác nhau là mấy. Tôi muốn tạo dựng một gia đình mà tôi sẽ không bao giờ nói “yêu thì ở, không thì cút” với con mình, cũng giống như tôi mong muốn một đất nước sẽ không bao giờ nói như thế với bất cứ ai.

Hầu hết người Mỹ sẽ không cảm nhận được những gì tôi cảm nhận được khi họ nghe tiếng Việt, nhưng họ cảm nhận được tình yêu của đất nước theo cách riêng của họ. Có lẽ họ cảm nhận được tình yêu sâu sắc, đầy xúc cảm khi họ nhìn thấy quốc kỳ hoặc nghe quốc ca. Tôi thừa nhận rằng những biểu tượng đó không có ý nghĩa nhiều đối với tôi, bởi vì chúng vừa thể hiện sự chia rẽ lẫn đoàn kết. Quá nhiều người, từ những quan chức cao cấp nhất của chính phủ đến thường dân, đã sử dụng những biểu tượng đó để nói với tất cả người Mỹ “yêu thì ở, không thì cút”.

Không cảm nhận được quốc kỳ và quốc ca không khiến tôi mất chất Mỹ, hơn những người yêu thích những biểu tượng đó. Không phải sẽ là quan trọng hơn nếu tôi yêu ý nghĩa thực sự của những biểu tượng đó, chứ không phải là hình thức của các biểu tượng? Những giá trị nền tảng: dân chủ, bình đẳng, công lý, hy vọng, hòa bình và đặc biệt tự do, tự do viết và suy nghĩ bất cứ điều gì tôi muốn, ngay cả khi các quyền tự do và vẻ đẹp của những giá trị đó đều được nuôi dưỡng bởi máu của diệt chủng, nô lệ, chinh chiến, thực dân, chiến tranh đế quốc, chiến tranh vĩnh cửu. Tất cả những điều đó là nước Mỹ, nước Mỹ xinh đẹp và hung bạo của chúng ta.

Tôi không hiểu sự xung đột đó của nước Mỹ trong thời niên thiếu khi tôi ở San Jose, California, vào những năm 1970 và 1980. Hồi đó tôi chỉ muốn trở thành người Mỹ theo cách đơn giản nhất có thể, một phần nhằm đối chọi lại yêu cầu của Bố tôi rằng tôi là người Việt Nam 100%. Bố tôi cảm nhận tình yêu sâu đậm đối với đất nước của ông ấy vì ông ấy đã mất nó khi chúng tôi trốn khỏi quê hương Việt Nam như những người tị nạn khác vào năm 1975. Nếu Bố Mẹ tôi nắm giữ bản sắc và văn hóa Việt Nam một cách quyết liệt, đó là bởi vì họ muốn giành lại đất nước của họ – một cảm xúc, giá trị tinh thần mà nhiều người Mỹ chắc chắn sẽ hiểu.

Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1994, và Bố Mẹ tôi đã nắm lấy cơ hội đầu tiên để về thăm lại quê nhà. Họ đã về Việt Nam hai lần, không có tôi, viếng thăm quê hương đang cố thoát khỏi nghèo đói sau chiến tranh và tuyệt vọng. Không biết Bố Mẹ tôi đã nhìn thấy gì ở Việt Nam, nhưng nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Bố tôi. Sau chuyến đi thứ hai, Bố Mẹ tôi không bao giờ trở lại Việt Nam nữa. Trong bữa tiệc Tạ Ơn sau đó, Bố tôi nói: “Chúng ta bây giờ là người Mỹ.”

Cuối cùng, Bố tôi cũng đã xác nhận nước Mỹ. Tôi nên phấn khởi, trong lúc cùng gia đình ăn gà tây, khoai tây nghiền và nước sốt cranberry, là những món mà anh tôi đã mua từ siêu thị vì không ai trong gia đình tôi biết nấu những món đặc sản mà chúng tôi ăn chỉ ăn một lần vào dịp lễ Tạ Ơn. Nhưng nếu như tôi cảm thấy không thoải mái, thì đó là do tôi cố tự hỏi: Nước Mỹ (mà Bố tôi xác nhận) là nước Mỹ nào?

Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 1)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

LTS: Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, sinh năm 1971, là người Mỹ gốc Việt. Ông hiện là phó giáo sư tại Đại học USC. Ông được nhiều người Mỹ biết đến qua tiểu thuyết đầu tay “The Sympathizer”, đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Pulizer năm 2016.

Mới đây, ông Việt có bài viết đăng trên tạp chí TIME của Mỹ, có tựa đề: “Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ”. Chúng tôi xin được dịch và giới thiệu cùng quý độc giả. Bài viết khá dài, xin được chia làm hai phần, dưới đây là phần đầu bài dịch.

Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức vẫn đề cập đến vấn đề nhân quyền

Hiếu Bá Linh, biên dịch

15-11-2018

Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas vẫn đề cập đến các “trại cải tạo” nhốt người Duy Ngô Nhĩ trong cuộc hội đàm với BT Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh trên mạng

Trung Quốc phản đối kịch liệt, chống lại cuộc thảo luận tại Quốc hội Liên bang Đức về các trại cải tạo ở Tân Cương. Trung Quốc tìm cách gây áp lực lên các nghị sĩ Đức.

Việt Nam đang già đi trước khi giàu

Economist

Dịch giả: Mai V. Phạm

8-11-2018

Điều này khiến việc chăm sóc cho người già ngày càng khó khăn.

Khi bình minh vừa ló dạng ở Hà Nội, các khu vực vườn hoa bắt đầu đông đúc. Hàng trăm người già đến đây mỗi buổi sáng để tập thể dục trước khi thời tiết nóng bức khiến việc tập thể dục trở nên khó khăn. Nhóm những người đam mê tập thể dục ngày càng đông đúc. Những người phụ nữ cao tuổi đang tập tai-chi trong một góc sân. Dưới bóng mát của một cái cây cao, hàng chục vũ công khiêu vũ đang đung đưa theo điệu nhạc samba. Những người khác đang đổ mồ hôi trên máy tập thể dục ngoài trời. Ông Thọ, 83 tuổi với bộ ria mép trắng gọn gàng, nói rằng ông đi bộ quanh bờ hồ mỗi ngày, dù trời mưa hay nắng.

Vấn nạn cơ bản của quan hệ Mỹ-Trung

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

7-11-2018

Có một cuộc tranh luận về các vấn đề mới ở Washington DC. Một số bạn nói rằng nó đã quá trễ, và một số bạn khác nói rằng nó vẫn còn có thể sửa chửa được tuy rằng đã trễ. Đó là cuộc tranh luận về các lợi ích cơ bản của Trung Quốc và Hoa Kỳ liệu có thể gặp nhau hay không. Nhiều nhà nghiên cứu về TQ (Sinologists) làm việc trong chính phủ Mỹ có khuynh hướng nghĩ rằng có những xung đột cơ bản nên khó mà có thể mà hoà hợp với nhau được. Nhiều nhà nghiên cứu về TQ làm việc trong các viện nghiên cứu (think tanks) nghĩ rằng không có xung đột cơ bản, và các vấn nạn là do từ các nhà lãnh đạo của cả hai bên.

Thủ tướng Pháp khẳng định đã nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam khi đàm phán thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ USD

SCMP

Dịch giả: Châu Minh Dũng

4-11-2018

  • Hơn 50 nhà hoạt động, nhà vận động nhân quyền và các blogger đã bị bắt giam sau song sắt nhà tù chỉ trong năm 2018, một trong những vụ đàn áp nhân quyền khốc liệt nhất trong những năm gần đây.
  • Các nhà phê bình luật an ninh nạng mới nói rằng, nó sẽ đóng vai trò như là một sự kìm hãm về sự bất đồng ở một nhà nước độc đảng, nơi tất cả các phương tiện truyền thông độc lập đều bị cấm.

Mối quan hệ trục trặc của Tập Cận Bình với Đặng Tiểu Bình

Nikkei Asian Review

Tác giả: Katsuji Nakazawa

Dịch giả: Châu Minh Dũng

1-11-2018

Dịp kỷ niệm hai dấu mốc 40 năm cũng là sự thử thách với nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại

Lần đầu tiên trong nhiều năm, Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh được bao phủ bởi những lá cờ Nhật Bản với hai màu đỏ và trắng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa đến thăm thủ đô Trung Quốc, theo sau là hàng trăm doanh nhân Nhật Bản, với nguyện vọng ký thỏa thuận hợp tác sau nhiều năm do dự.

Quan chức Bắc Hàn bạo lực tình dục đối với phụ nữ

Human Right Watch

Dịch giả: Mai V. Pham

31-10-2018

LTS: Sinh ra tại các nước độc tài đã là một nỗi bất hạnh. Và nỗi bất hạnh ấy nhân đôi đối với những người phụ nữ. Ở các nước độc tài toàn trị như Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam, phụ nữ vừa phải vất vả mưu sinh nuôi chồng con, vừa chịu nhiều thiệt thòi và bất công đến từ văn hóa nho giáo “trọng nam khinh nữ”. Cuộc đời của họ càng khốn khổ và đáng thương hơn khi họ là nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục.

Cuộc đàm phán hàn gắn mối quan hệ ngoại giao Đức – Việt diễn ra hôm nay

Hiếu Bá Linh, biên dịch
2-11-2018

Việt nam có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22/09/2017. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam. Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Quyền lực của ông Trọng đang che giấu điểm yếu của Việt Nam

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-10-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước ngày 23/10/2018.

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước tạo ra mức tập trung quyền lực trong tay một cá nhân chưa từng có tiền lệ, nhưng sẽ là một sai lầm khi so sánh ông ta với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trump đã giúp Trung Quốc như thế nào?

Project Syndicate

Tác giả: Yu Yongding

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-10-2018

LTS: Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, để có cái nhìn đa chiều về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng tới hai nước, cũng như các nước xung quanh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Yu Yongding, cựu Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, đăng trên tạp chí Project Syndicate.

Sự kích động đoàn người di cư của Trump đã dẫn đến bạo lực

The Atlantic

Tác giả: Adam Serwer

Dịch giả: Mai V. Phạm

28-10-2018

Lời dịch giả: Khá nhiều người Việt Nam do không nắm rõ thông tin về quy trình xin tị nạn tại Hoa Kỳ, đã vội vàng bắt chước Trump lên án nặng nề đối với những người di dân bất hợp pháp. Trong khi họ không biết rằng hầu hết những người di dân bất hợp pháp đến Mỹ là để xin tị nạn nhân đạo (asylum) theo đúng quy trình pháp lý.

Tiếp tục cai trị khi ông Trọng củng cố quyền lực ở Việt Nam

World Politics Review

Tác giả: Elliot Waldman

Dịch giả: Châu Minh Dũng

23-10-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại học Quốc gia về Dịch vụ Công ở Budapest, Hungary, ngày 11/9/2018. Ảnh: Balazs Mohai/ AP.

Khi Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời tháng trước, ngay trước khi ông lên kế hoạch thăm New York và đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, hàng loạt lãnh đạo nước ngoài gửi đến những lời chia buồn như đã thành thông lệ. Nhưng không có sự tiếc thương nào trong số các cơ quan giám sát nhân quyền, những người vốn chỉ trích sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến. Ông Phil Robertson, phó giám đốc bộ phận Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã tóm tắt phản ứng của ông trong mấy chữ: “Đấy là sự giải thoát!”

Gục ngã và đơn độc

Mekong Review

Tác giả: Will Nguyễn

Dịch giả: Châu Minh Dũng

22-10-2018

Will Nguyễn bị CA TPHCM kéo lê trên đường vào ngày 10/6/2018. Ảnh: Facebook

Người phụ nữ cao tuổi lặng lẽ bước tới và vỗ nhẹ vào vai tôi, vốn đang nhễ nhại mồ hôi dưới buổi chiều tháng Sáu tại thành phố Hồ Chí Minh. Mái tóc hoa râm, mắt hé nhìn, miệng hơi lộ các nướu răng, cô đưa một cái lon đã mở nắp và ra hiệu cho tôi uống.

Sớm nhất trong nửa năm cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam mới được ký kết và thông qua?

Hiếu Bá Linh, biên dịch

24-10-2018

Từ trái sang phải: TT Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường; Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của EU về đối ngoại và an ninh; TT Áo Sebastian Kurz, ngày 19-10-2018, tại Brussels.

“Chúng ta chỉ cần đòi hỏi những cam kết đó và nói cho rõ rằng chúng ta sẽ không phê chuẩn hiệp định thương mại nếu các yêu cầu của chúng ta không được đáp ứng. Đòi hỏi rằng nhân quyền phải được tôn trọng phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong lịch trình của chúng ta.

Thương chiến Mỹ – Trung đang làm gián đoạn các tham vọng kinh tế của Việt Nam

Stratfor

Dịch giả: Châu Minh Dũng

22-10-2018

Những điểm quan trọng

  • Thông qua quá trình tích lũy quyền lực chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xoay trục một cách hiệu quả cơ cấu lãnh đạo tập thể trong hệ thống chính trị Việt Nam, vấn đề là liệu mô hình đó có thể tiếp tục được duy trì sau cuộc chuyển đổi lãnh đạo vào năm 2021 hay không.

Việt Nam hưởng lợi thế nào từ chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Gary Sands

Dịch giả: Châu Minh Dũng

19-10-2018

Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở của chính quyền Trump đang ngày càng biểu hiện rõ nét hơn.

Trong tình hình Washington đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều phương diện – kinh tế, chính trị và quân sự – chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (free and open Indo-Pacific, gọi tắt là FOIP) của chính quyền Trump ngày càng biểu hiện rõ nét hơn. Hoa Kỳ đã cố gắng xây dựng FOIP, một cấu trúc quyền lực trong khu vực được dẫn dắt bởi cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, từ lúc ông Trump xác định khái niệm trong bài phát biểu hồi tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng.

Slovakia đe dọa sẽ tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

20-10-2018

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia Dương Trọng Minh đang có nguy cơ bị trục xuất. Ảnh: Pravda

Nếu Slovakia không nhận được lời giải thích thỏa đáng và đáng tin từ Hà Nội về cách thức Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, thì quan hệ song phương giữa Slovakia và Việt Nam sẽ bị đóng băng.

Tên của Trịnh Xuân Thanh trên hộ chiếu giả là Lưu Trung Việt?

LTS: Thông tin vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa về Việt Nam cuối tháng 7/2017 đã được phía Đức, Séc và Slovakia điều tra, tiết lộ rất nhiều chi tiết. Hôm qua, nhật báo Dennik N của Slovakia đã tiết lộ thêm một thông tin mới, rằng Bộ trưởng Tô Lâm đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng một hộ chiếu giả có tên “Trung Viet Luu”, sinh ngày 2/9/1968, để bay từ Slovakia sang Moscow.