Lá thư gởi mẹ

Nhã Duy, chuyển ngữ

25-5-2022

LGT: Cô giáo Eva Mireles, 44 tuổi với 17 năm dạy học, là một trong những người bị thiệt mạng trong vụ nổ súng tại trường tiểu học Robb Elementary ở Texas vừa qua.

Nga sẽ vỡ nợ

Helsingin Sanomat

Tác giả: Laura Kukkonen

Nguyễn Xuân Oánh, lược dịch

25-5-2022

Nga một lần nữa sẽ dẫn đến vỡ nợ, Hoa Kỳ hiện đang đóng một lỗ hổng để ngăn chặn Nga thanh toán các hoá đơn.

Tình trạng vỡ nợ của Nga vẫn có thể xảy ra do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Hiện giờ Hoa Kỳ đang siết chặt hơn và sẽ ngăn chặn các ngân hàng của họ chấp nhận các khoản thanh toán của Nga.

Chiến tranh Nga-Ukraine: Hiện tình, nguyên nhân, giải pháp và lịch sử

BPB

Tác giả: Andreas Umland

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

22-5-2022

Những ngôi mộ tập thể ở Bucha ngày 15-5-2022. Hàng trăm thi thể được tìm thấy ở Bucha sau khi quân Nga rút đi, một số bị trói tay sau lưng. Nguồn: picture-alliance, EPA

Việc Ukraina có lập trường cứng rắn hơn, các cuộc đàm phán hòa bình đã tạm dừng

New York Times

Tác giả: Anton TroianovskiValerie Hopkins

Cù Tuấn, dịch

17-5-2022

Khảo sát thiệt hại ở Malotaranivka, trong vùng Donbas của Ukraine, trong tháng này. Nguồn: Lynsey Addario/The New York Times

Sau nhiều tuần cố gắng đạt được một thỏa thuận hòa bình, các nhà đàm phán Nga và Ukraina dường như còn cách xa nhau hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc chiến kéo dài gần ba tháng nay, với các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc và hai bên công khai chỉ trích lẫn nhau.

Henry Kissinger: “Hiện nay chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới”

Financial Times

Edward Luce, thực hiện

James Politi, biên tập

Đỗ Kim Thêm, biên dịch

8-5-2022

Henry Kissinger nói rằng không có đủ các cuộc thảo luận về nguy cơ vũ khí hạt nhân. Nguồn: © Gregory Bobillot / FT

Họ yêu nhau say đắm ở Bucha – Một viên đạn của Nga đã kết thúc tất cả

New York Times

Tác giả: Jeffrey Gettleman

Thụy Mân, chuyển ngữ

2-5-2022

Iryna Abramova bên mộ chồng cô, Oleh Abramov, là người đã bị quân Nga giết hại bên ngoài ngôi nhà của họ ở Bucha, Ukraine. Nguồn: Daniel Berehulak/ NYT

Suốt gần hai mươi năm, Iryna Abramova và chồng cô là Oleh đã xây dựng một cuộc sống đầy ắp yêu thương và hạnh phúc. Giờ đây, cô ước chi chính cô cũng bị những người lính Nga hôm đó bắn chết.

Jill Biden: Những bà mẹ Ukraine đã dạy tôi điều gì về cuộc chiến này

CNN

Nhã Duy, chuyển ngữ

11-5-2022

Trong cuối tuần ngày lễ Hiền Mẫu vừa qua, Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden đã bất ngờ viếng thăm Romania, Slovakia và Ukraine, gặp gỡ cùng Đệ Nhất Phu Nhân của Ukraine là bà Olena Zelenska. Phu nhân Biden đã chia sẻ vài tâm tình của mình sau chuyến đi này qua một tản văn vừa đăng trên CNN.

Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức

Nghiên cứu Quốc tế

Robin Alexander, của Welt phỏng vấn

Nguyễn Xuân Hoài, biên dịch

11-5-2022

Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala. Nguồn: JP Black / ZUMA Press

Chuyến hành hương tế nhị của Thủ tướng Việt Nam

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, dịch

5-5-2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang phát biểu tại một hội nghị năm 2021. Nguồn: VGP

Thách thức đối ngoại lớn nhất của Phạm Minh Chính tại thủ đô Hoa Kỳ

Moldova đang cố gắng đứng ngoài cuộc chiến của Nga với Ukraina

Economist

Cù Tuấn, dịch

3-5-2022

Tổng thống Maia Sandu của Moldova. Nguồn: EPA

Tóm tắt: Một cuộc phỏng vấn với Maia Sandu, Tổng thống thân phương Tây của Moldova.

Việt Nam sử dụng tội danh “trốn thuế” để tấn công người bất đồng chính kiến

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Trúc Lam, chuyển ngữ

4-5-2022

Các nhà chức trách Việt Nam gia tăng các vụ trốn thuế đối với các nhà hoạt động, nhằm làm nhẹ bớt tình hình đàn áp của họ.

Trẻ em như một con bài mặc cả

TAZ

Lê Thanh Nhàn, dịch

29-4-2022

Nhiều trẻ vị thành niên từ Ukraine bị mang sang Nga. Moscow khẳng định, nhiều em trong số đó là trẻ mồ côi.

Đồ chơi nằm trong đống đổ nát của một tòa nhà chung cư bị Nga phá hủy ở Borodyanka, Ukraine, ngày 5-4-2022. Nguồn: Vadim Ghirda / AP

Một con đường thoát hiểm bây giờ có vẻ hấp dẫn đối với Putin chăng?

Washington Post

Tác giả: David Ignatius

Trần Ngọc Cư, dịch

26-4-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai đã chống chế với những người đến thăm Điện Kremlin rằng các đối thủ của ông đang cố gắng “giành chiến thắng trên chiến trường” và “hủy diệt nước Nga từ bên trong”. Lần này ông ta không chỉ bị hoang tưởng.

Chuyên gia tiết lộ cách Ukraine khiến quân đội Putin phải chịu thất bại ở Kyiv

Focus

Phan Ba, dịch

28-4-2022

Ảnh: Một chiếc xe tăng chiến đấu T-72 của Nga bị phá hủy hoàn toàn tại Kyiv Oblast. Nguồn: Alex Chan Tsz Yuk/SOPA Images via ZUMA Press Wire/dpa

Phóng sự Ukraina: Zelensky đã giữ vững chính quyền Ukraina như thế nào

New York Times

Tác giả: Andrew E. Kramer

Cù Tuấn, dịch

25-4-2022

KYIV, Ukraina – Xe tăng Nga lăn bánh qua biên giới và Kyiv, thủ đô Ukraina, chìm trong lo lắng và hoảng sợ. Giao tranh trên đường phố nổ ra và một đoàn xe bọc thép của Nga đang xông vào thành phố, chỉ còn cách văn phòng của Tổng thống Volodymyr Zelensky 3 cây số.

Nhà văn Thuận ở Pháp: Tôi không thể ‘sang chảnh’ để mà không đi bầu

L’OBS

Tác giả: Thuận

Joaquin Nguyễn Hòa, biên dịch

22-4-2022

Những người ủng hộ ứng cử viên Emanuel Macron. Nguồn ảnh: BBC

Lời người dịch: Chủ Nhật, ngày 24/4/2022, cử tri Pháp sẽ bầu chọn tổng thống vòng cuối, chọn lựa giữa hai ứng viên Emmanuel Macron và Marine Le Pen. Bà Le Pen có khuynh hướng cực hữu, chống di dân. Nhiều cử tri Pháp cũng ghét Macron và nói họ sẽ không đi bầu, và điều đó tạo thêm cơ hội cho bà Le Pen.

Tham nhũng là kẻ thù tồi tệ nhất của quân đội Việt Nam

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hồ Động Đình, chuyển ngữ

22-4-2022

Quân nhân Việt Nam đón Thủ tướng Ý, Giuseppe Conte tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội ngày 5/6/2019. Nguồn: Manan VATSYAYANA / AFP

Chiến tranh Ukraine làm giảm 1% các triển vọng tăng trưởng toàn cầu

UNCTAD

Đỗ Kim Thêm, dịch

24-3-2022

Một chung cư bị hư hại nặng trong cuộc chiến ở Kyiv, Ukraine © UNICEF/ Anton Skyba (the Globe and Mail)

Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6%  xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ đô la Mỹ để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay.

Quân đội quảng cáo của Nga – Thất bại của những dự án từng khiến phương Tây kinh ngạc

iDNES

Tác giả: Jiří Vojácek

Đỗ Ngọc, biên dịch

16-4-2022

Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraina trong những tuần qua, khiến thế giới bất ngờ. Sau vài tuần giao tranh, thế giới càng bất ngờ hơn bởi khả năng tác chiến kém cỏi, khí tài hỏng hóc, lạc hậu của quân Nga, hầu như không đạt được mục tiêu nào như dự kiến.

Phóng sự Ukraina: Kiev đã được bảo vệ nhờ sự thông minh của người Ukraina và sai lầm của người Nga

Financial Times

Tác giả: Tim Judah từ Hostomel, Ukraine

Cù Tuấn, dịch

16-4-2022

Tóm tắt: Các tấm xốp nhựa và điện thoại thông minh đã giúp quân Ukraina đánh bật quân Nga ra khỏi thủ đô Kyiv.

Thói hoạnh họe của Đức thật đáng xấu hổ

Der Spiegel

Tác giả: Maximilian Popp

Hiếu Bá Linh, dịch

14-4-2022

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Nguồn: Sergei Supinsky / AFP

Các chính trị gia Đức phản ứng về việc Ukraine từ chối Tổng thống Đức thăm đất nước này

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

14-4-2022

Tổng thống Đức Steinmeier (trái) và Tổng thống Ukraine Zelensky. Nguồn: Julian Stratenschulte/ dpa / Ukrinform/ Getty Images

Binh lính Syria sang Ukraine, Assad trả nợ Putin

NTV

Tác giả: Clara Suchy

Phan Ba, dịch

8-4-2022

Liệu Assad có còn nắm quyền nếu không có sự giúp đỡ của Putin? Ảnh chụp ngày 7-1-2020. Nguồn: picture alliance/dpa/TASS

Năm 2015, Nga bước vào cuộc nội chiến Syria và giúp nhà cầm quyền Assad tránh khỏi thất bại. Hôm nay thời cuộc đã xoay vần. Quân đội bị tiêu hao nhiều của Putin có thể sớm được dựng lại với sự giúp đỡ của Syria.

Sử gia Đông Âu Baberowski: Quân đội Nga là một nhà tù

NTV

Volker Petersen phỏng vấn Jörg Baberowski

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

7-4-2022

Binh sĩ Nga trong một cuộc duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng Thế chiến II. Ở Nga, quân đội được coi trọng, nhưng cá nhân không được coi ra gì cả. Nguồn: picture alliance/dpa

Tiếng đàn và tiếng đạn

Phát biểu của Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky Tại giải Grammys 2022

Đinh Từ Thức, chuyển ngữ

7-4-2022

Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky xuất hiện trên màn hình vào dịp lễ trao giải Grammy lần thứ 64, đêm Chủ Nhật 3-4-2022. Nguồn: Valerie Macon via Getty Images

Lời người dịch: Xuất thân là một diễn viên hài nổi tiếng, khi đắc cử tổng thống Ukraine vào giữa năm 2019, ở tuổi 41, đa số dư luận nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Volodymyr Zelensky. Nhưng từ khi Putin đưa đại quân Nga xâm lấn Ukraine, Zelensky ngày càng gây ngạc nhiên cho cả thế giới.

Ngoài hành động cương quyết và tài chỉ huy, đương đầu với một cường quốc mạnh hơn mình gấp nhiều lần, Zelensky và bộ tham mưu của ông còn tỏ ra vô cùng hữu hiệu trong việc vận động quần chúng và ngoại giao. Tuy là mục tiêu triệt hạ chính của Putin, và bận rộn cực độ đương đầu với chiến tranh, Zelensky vẫn họp báo, đi thăm binh sĩ, nói chuyện hàng ngày với dân chúng, và xuất hiện qua video trước những nơi rất quan trọng như LHQ, Nghị Viện Châu Âu, Quốc Hội Anh, Canada, và Quốc Hội Mỹ…, để vận động giúp đỡ.

Vào giữa tháng Ba vừa qua, đã có tin về cuộc vận động để Zelensky lên tiếng tại buổi lễ trao giải Academy Awards ở Los Angeles, thường được gọi là Giải Oscars, mà người vận động tích cực nhất là tài tử Sean Penn. Theo tin từ báo chí, ông này đã đe doạ, nếu Zelensky không được lên tiếng, ông sẽ đem nấu chảy giải Oscars của mình để phản đối.

Thay vì Zelensky lên tiếng, chỉ có 30 giây mặc niệm dành cho Ukraine. Sean Penn đã không được toại ý, và cũng chưa có tin về vụ nấu chảy giải Oscars. Tuy nhiên, cũng là điều may. Nếu Zelensky lên tiếng, lễ trao giải Oscars năm nay đã quá nặng mùi chiến tranh. Bởi vì, ngoài dự tính của mọi người, kể cả ban tổ chức, một cảnh chiến tranh đã bùng nổ ngay trên sân khấu, giữa hai diễn viên nổi tiếng, Will Smith và Chris Rock.

Will Smith tức giận lời nói đùa của danh hài Chris Rock ám chỉ cái đầu trọc của vợ mình, Smith đã lên sân khấu tặng Chris Rock một bạt tai nẩy lửa, rồi về chỗ, tiếp tục lớn tiếng chửi Chris Rock bằng những lời thô tục. Will Smith bạo động và phát ngôn tầm bậy, khiến khán thính giả liên tưởng tới Putin. Chris Rock không đánh lại, bình tĩnh tiếp tục công việc của mình, giống tác phong chịu đựng của Zelensky.

Điều nên ghi nhận là, sau vài ngày, Will Smith bị nhiều chỉ trích, nhận ra lỗi lầm của mình, đã lên tiếng xin lỗi, bầy tỏ ăn năn và hứa sẽ cố gắng thay đổi để thành người khá hơn. Sau khi bị đánh, Chris Rock được nhiều cảm tình hơn, giá vé xem anh trình diễn cũng tăng vọt. Danh hài Chris Rock đã theo kịp Zelensky. Liệu Putin có biết hối hận như Will Smith?

Một tuần sau giải Oscars, lễ trao giải Grammy đã diễn ra tại MGM Grand Garden Arena tại Las Vegas vào tối Chủ Nhật 3 tháng 4.

Vào khoảng giữa chương trình buổi lễ, Zelensky đã bất ngờ xuất hiện trong một video được quay trước trong thời gian 48 tiếng. Tiếp theo sau là màn trình diễn của John Legend với nhạc phẩm mới, mang tựa đề “Free”, gồm trích đoạn bài thơ “Cầu nguyện” đọc bởi tác giả là thi sĩ Lyuba Yakimchuck, một người Ukraine tị nạn, và đệm bởi hai nhạc sĩ Ukraine là Siuzanna Iglidan và Mika Newton. (Bản dịch tiếng Việt bài thơ “Cầu nguyện” của nhà thơ Vi Lãng đã được đăng trên Da Màu ngày 8-3-2022).

Theo nhận xét của báo Rolling Stone, màn xuất hiện của Tổng Thống Zelensky đã được ghi nhận như một trong hai mươi tiết mục hay nhất, làm lu mờ các màn trình diễn khác.

Trong Tiếng Việt, Chỉ cần đổi một dấu huyền thành dấu nặng, “tiếng đàn” tượng trưng cho hoà bình bỗng thành “tiếng đạn” biểu tượng của chiến tranh. Tâm tính và việc làm của con người cũng chỉ cần thay đổi một chút, người ta sẽ có hoà bình hay chiến tranh, hoặc ngược lại.

Sau đây là bản dịch toàn bộ lời phát biểu ngắn của Zelensky, theo bản ký tự (transcript) của Newsweek, đăng ngày 4-4-2022:

***

Chiến tranh. Cái gì trái ngược với nó hơn là âm nhạc? Sự im lặng của những thành phố bị tàn phá và những người dân thiệt mạng. Trẻ em của chúng tôi vẽ những tên lửa lao xuống, không phải là sao đổi ngôi. Hơn 400 trẻ em đã bị thương và 153 em bị thiệt mạng. Và chúng tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng vẽ nữa. Cha mẹ của chúng tôi vui mừng thức dậy vào buổi sáng trong hầm tránh bom – vẫn còn sống.

Những người thân yêu của chúng tôi không biết chúng tôi sẽ lại được bên nhau nữa không. Chiến tranh không cho chúng tôi chọn lựa ai sống và ai giữ im lặng ngàn thu. Các ca nhạc sĩ của chúng tôi mặc áo giáp thay cho lễ phục. Họ hát cho những người bị thương trong các bệnh viện. Ngay cả với những người không thể nghe họ. Dù vậy, âm nhạc sẽ vượt qua. Chúng tôi bảo vệ tự do của chúng tôi. Chúng tôi sống. Chúng tôi thương yêu. Chúng tôi ca hát.

Trên lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi đang đánh Nga, những kẻ mang đến sự khủng khiếp của im lặng với những trái bom của họ. Im lặng của sự chết.

Hãy làm đầy sự im lặng bằng âm nhạc của các bạn. Làm đầy nó hôm nay để nói lên câu chuyện của chúng tôi. Nói sự thật về cuộc chiến này trên các mạng xã hội của các bạn, trên TV. Hãy hỗ trợ chúng tôi, bằng bất cứ cách nào bạn có thể. Bất cứ cách nào – miễn là đừng im lặng. Và rồi hoà bình sẽ đến.

Gửi tới tất cả những thành thị của chúng tôi đang bị chiến tranh huỷ diệt. Chernihiv, Kharkiv, Volnovakha, Mariupol và những nơi khác. Những nơi này đã thành huyền thoại. Nhưng tôi có một giấc mơ là những người ở đó đang sống, và tự do – như các bạn đang trên sân khấu Grammy.

________

Nguyên văn lời phát biểu của Tổng thống Zelensky bằng tiếng Anh:

“The war. What is more opposite to music? The silence of ruined cities and killed people.

Our children draw swooping rockets, not shooting stars. Over 400 children have been injured and 153 children died. And we’ll never see them drawing. Our parents are happy to wake up in the morning in bomb shelters—but alive.

Our loved ones don’t know if we will be together again. The war doesn’t let us choose who survives and who stays in eternal silence.

Our musicians wear body armors instead of tuxedos. They sing to the wounded in hospitals. Even to those who can’t hear them. But the music will break through anyway. We defend our freedom. To live. To love. To sound.

On our land, we are fighting Russia which brings horrible silence with its bombs. The dead silence.

Fill the silence with your music. Fill it today to tell our story. Tell the truth about this war on your social networks, on TV. Support us, in any way you can. Any—but not silence. And then peace will come.

To all our cities the war is destroying. Chernihiv, Kharkiv, Volnovakha, Mariupol and others. They are legends already. But I have a dream of them living, and free—free like you on the Grammy stage.”

 

Biden đúng, Putin phải ra đi

New York Times

Tác giả: Bret Stephens

Trúc Lam, chuyển ngữ

5-4-2022

Vladimir Putin. Nguồn: Mikhail Svetlov/ Getty Images

Những cảnh kinh hoàng về vụ giết người hàng loạt ở ngoại ô Kyiv khiến mọi người khiếp sợ và không ai ngạc nhiên.

Tại sao Trung Quốc không làm trung gian để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, dịch

1-4-2022

Vladimir Putin (trái) và Tập Cận Bình. Nguồn: Kenzaburo Fukuhara/ Pool/ Getty Images

Nếu có một người khác ngoài Vladimir Putin có thể chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thì đó là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng cho đến nay, ông Tập vẫn đứng bên lề và có vẻ như dừng ở lại ở đó, vì do nhiều khả năng bị tổn thương chính trị ở trong nước và sự thiếu can đảm và trí tưởng tượng của chính ông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ rằng [Nga] có thể chiếm Kyiv một cách nhanh chóng và thay thế được chính phủ Ukraine. Liệu ông bị lừa dối bởi hệ thống tình báo kém cỏi hay bởi những sự tưởng tượng của chính mình về lịch sử, việc “công hãm và thu tóm” của ông đã thất bại khi đối mặt với sự kháng cự có hiệu quả của Ukraine. Sau đó, ông chuyển sang thành một cuộc ném bom tàn bạo vào các thành phố như Mariupol và Kharkiv để khủng bố dân thường buộc phải khuất phục – như ông đã làm trước đây ở Grozny và Aleppo. Kết quả bi thảm là sự kháng cự anh hùng của Ukraine, đi kèm với sự đau khổ của dân chúng ngày càng tăng.

Có cách nào để kết thúc cơn ác mộng này một cách nhanh chóng không? Có một khả năng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thấy rằng ông có một “Khoảnh khắc Teddy Roosevelt”. Sau cuộc chiến tàn khốc giữa Nga và Nhật Bản năm 1905, Roosevelt tham gia vào việc hòa giải. Ông đã gây áp lực nặng nề để các bên thỏa hiệp và cuối cùng thắng thế; do đó, thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ trong toàn cầu và đoạt giải Nobel Hòa bình.

Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Pháp (trong số những nước khác) đang cố gắng hòa giải trong cuộc chiến hiện tại của Nga, nhưng họ không có nhiều đòn bẫy với Putin như đồng minh Tập Cận Bình. Vấn đề đặt ra là liệu Tập Cận Bình có trí tưởng tượng và lòng can đảm để sử dụng nó hay không.

Cho đến nay, câu trả lời là không. Trong khi Trung Quốc từ lâu đã thể hiện mình là người bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc đã dung dưỡng cho sự vi phạm trắng trợn của Putin đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về một nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và tuyên truyền của Nga về cuộc chiến được gây ra bởi các kế hoạch của chính Mỹ để theo đuổi việc mở rộng khối NATO, mặc dù rõ ràng trong nhiều năm, các thành viên trong khối NATO không bỏ phiếu để thừa nhận Ukraine.

Việc Trung Quốc không thuận lòng để chỉ trích Nga đã khiến cho Trung Quốc đứng bên lề ngoại giao, không thể sử dụng ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng. Mặc dù các nhà kiểm duyệt Trung Quốc hạn chế hầu hết các tin tức về chiến tranh, một số người ở Bắc Kinh đã công khai tự hỏi, liệu lập trường ngoại giao hiện tại của Trung Quốc có phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia không. Ví dụ như Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, đã gợi ý rằng Trung Quốc nên làm trung gian để cung cấp cho Putin một “lối thoát” từ chính sách Ukraine thảm khốc.

Tại sao điều này có thể có lợi cho Trung Quốc? Thứ nhất, lập trường hiện tại của Trung Quốc làm suy yếu các yêu sách của họ là người bảo vệ chủ quyền, việc mà họ sử dụng để thu hút các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Quan trọng không kém là cuộc chiến đang làm giảm sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Âu, nơi Trung Quốc có giao thương cao gấp năm lần so với Nga. Cuộc chiến cũng đã đẩy giá dầu và ngũ cốc nhập khẩu của Trung Quốc lên cao. Giá ngũ cốc sẽ tăng cao hơn nếu Trung Quốc bị ảnh hưởng lũ lụt nghiêm trọng tương tự như năm ngoái.

Khi chiến tranh kéo dài và phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt, cũng có nguy cơ về các biện pháp trừng phạt thứ cấp sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc. Cung cấp cho Putin một lối thoát để giữ thể diện có thể giải quyết vấn đề này và những mối nguy hiểm khác mà cuộc chiến đặt ra. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc và thúc đẩy hình ảnh và vị thế toàn cầu của chính Trung Quốc. Thậm chí Tập Cận Bình có thể giành giải Nobel Hòa bình.

Tuy nhiên, sẽ có những cái giá phải trả liên quan đến một sáng kiến như vậy. Các nhà ngoại giao Trung Quốc thận trọng coi cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc xung đột mang tính quyết định của châu Âu. Nếu làm giảm sức mạnh của các cường quốc lâu đời như châu Âu, Mỹ và Nga, Trung Quốc có thể hưởng lợi bằng cách thoái thác và để cuộc xung đột tự thiêu huỷ. Hơn nữa, mặc dù cuộc chiến đang làm suy yếu một đồng minh (một chi phí tiềm ẩn), nó cũng thay đổi chương trình nghị sự chính trị toàn cầu theo những cách có lợi cho Trung Quốc. Mỹ khó có thể nói về việc xoay trục sang châu Á, nơi Mỹ sẽ tập trung sự chú ý vào Trung Quốc.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng Mỹ đang suy thoái, và điều này khiến họ từ bỏ chính sách đối ngoại kiên nhẫn và thận trọng của Đặng Tiểu Bình. Từ khi chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở trong nước, và Tập Cận Bình đã bày tỏ hy vọng rằng, về mặt địa chính trị, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ một cách dứt khoát vào năm 2049 – Năm đánh dấu kỷ niệm 100 năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Tất nhiên, trở ngại chính đối với giấc mơ của ông Tập là Mỹ, tiếp theo là việc Trung Quốc thiếu các đồng minh khác ngoài Nga. Tập và Putin đã tạo ra một mối quan hệ cá nhân đã củng cố những gì trước đây là một liên minh thuận tiện. Ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đã làm cho liên minh đó có phần nào kém thuận tiện hơn, Ông Tập vẫn có thể cảm thấy nên thận trọng khi “khiêu vũ với người đã đưa mình nhập tiệc”.

Bên cạnh đó, việc khởi xướng một hành động như Roosevelt có lẽ đòi hỏi trí tưởng tượng và sự linh hoạt hơn so với khả năng của giới lãnh đạo Trung Quốc. Người ta cũng phải xem xét một yếu tố chính trị trong nước mà một người bạn Trung Quốc gần đây đã chỉ ra cho tôi: Với việc Tập Cận Bình đang tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống thứ ba trong năm nay, điều quan trọng nhất đối với ông là duy trì sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với đất nước và sự kiểm soát của chính ông đối với đảng.

Khi tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, đảng ngày càng dựa vào chủ nghĩa dân tộc để hợp pháp hóa sự cai trị. Đó là lý do tại sao các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc và các trang mạng nặng lòng ái quốc đã lặp lại lời tuyên bố của Putin rằng, Ukraine là một con rối của phương Tây, và Nga đang đứng lên chống lại sự bắt nạt của Mỹ đối với cả Nga và Trung Quốc. Sự ủng hộ cho cuộc chiến của Putin phù hợp với “ngoại giao chiến binh sói” theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc.

Nhưng trong khi cuộc xâm lược của Putin đã làm đảo lộn nền chính trị thế giới, nó không thay đổi cán cân quyền lực cơ bản. Nếu có bất cứ điều gì, nó đã củng cố một chút vị thế của Mỹ. Các liên minh của khối NATO và Mỹ đã được củng cố, trong khi Đức đang nắm lấy một tư thế phòng thủ mạnh bạo hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trong nhiều thập niên. Đồng thời, thanh danh của Nga như một cường quốc quân sự đáng ngại đã phải chịu một cú đánh nghiêm trọng. Nền kinh tế Nga bị suy yếu và quyền lực mềm đang tồi tệ.

Trung Quốc không còn có thể thu phục liên minh nơi các chế độ chuyên chế với bằng chứng là gió Đông đang đánh bạt phương Tây. Trung Quốc vẫn có thể thay đổi động lực bằng cách nắm bắt cơ hội Teddy Roosevelt. Nhưng tôi nghi ngờ rằng, Trung Quốc không muốn làm như vậy.

________

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr., Giáo sư Đại học Harvard và tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2020).

Tại sao tôi thù ghét Putin

NTV

Tác giả: Denis Trubetskoy, từ Lviv

Vũ Ngọc Chi, dịch

3-4-2022

Trong khi rút khỏi khu vực Kyiv, binh lính Nga đã sát hại hàng trăm người. Hình được chụp trên đường cao tốc ở Bucha vào ngày 2-4. Photo: IMAGO/ ZUMA Wire

Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nga, tôi đến từ Krym (Crimea). Tôi là một trong những người mà Putin nói rằng ông ấy muốn bảo vệ ở Ukraine. Nhưng những gì binh lính của ông ta mang tới không phải là sự bảo vệ mà là sự hủy diệt.

Tôi không phải là anh hùng trong câu chuyện này, nhưng nó bắt đầu với tôi. Năm 1993, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, tôi sinh ra ở bán đảo Krym – ở Sevastopol, thành phố của những anh hùng. Sevastopol đã nhận được danh hiệu này sau Thế chiến Thứ hai vì thành phố đã ghi tên mình vào sử sách Nga trong cuộc chiến chống lại quân Đức, như đã từng làm trong Chiến tranh Krym giữa Nga và Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ 19 – mặc dù cả hai thành tựu trong việc phòng thủ thực sự là những việc làm anh hùng của người dân thành phố chứ không phải của quân đội Nga, như nhà nước Nga thường rêu rao.

Sevastopol đã và vẫn là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga, ngay cả vào năm 1993, hai năm sau khi Ukraine độc ​​lập, một đất nước mà tôi cảm thấy thoải mái và bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình khi còn là một thiếu niên – lúc đó là một nhà báo thể thao ham mê giải bóng đá Đức Bundesliga.

Khi Vladimir Putin sáp nhập bán đảo của tôi vào nước Nga vào tháng 3 năm 2014, với lý do được cho là cần phải bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga khỏi “cuộc đảo chính phát xít” ở Kyiv, tôi thuộc nhóm thiểu số ở Sevastopol đã chống lại hành vi vi phạm luật pháp quốc tế này. Nhưng tôi không đơn độc với thái độ này. Một trong những người, giống như tôi, đã đưa ra quyết định khó khăn khi rời Krym là thủy thủ Wladyslaw. Anh ấy đã bỏ nửa năm du hành tại các đại dương trên thế giới, nửa năm còn lại ở nhà.

Tôi biết anh ấy qua một người bạn học, con trai của một sĩ quan Nga, người sau này đóng vai trò then chốt trong việc sáp nhập Krym. Chúng tôi chỉ biết nhau nhiều hơn khi tôi đã sống ở Kyiv và anh ấy đã mua một căn hộ ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Irpin. Đó là một khoản đầu tư, mà nhiều khoản đầu tư khác sẽ tiếp nối như vậy. Có thể thấy trước rằng Irpin cuối cùng sẽ được nhập vào thủ đô, vì vậy số tiền bỏ ra dường như là một đầu tư tốt.

Chúng tôi thường dành những ngày cuối tuần vào mùa hè năm 2020 lúc có đại dịch Corona ở con đường đi dạo mới ở Irpin, nơi có cây cầu đường sắt bắc ngang qua, hiện đã bị phá hủy, cũng như ở thị trấn Butscha lân cận ở phía bắc, ngay cạnh Irpin. Chúng tôi thường uống bia và rượu cognac. Khi đó, Wladyslaw nói với tôi lý do tại sao anh ấy lại mua các căn hộ ở Irpin: “Chúng sẽ sớm thực sự đắt đỏ, chúng có thể được cho thuê với giá cao. Và trong trường hợp xấu nhất, người Nga sẽ không đến đây – vì nó nằm phía bên trái bờ sông Dnipro”.

Wladyslaw lúc nào cũng coi mối đe dọa từ Nga nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều. Điều duy nhất mà anh ta không bao giờ tính đến là khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ Belarus. Anh cũng đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự, mặc dù lẽ ra anh không phải làm điều đó: “Một lúc nào đó họ sẽ tấn công, ví dụ như để Krym được cung cấp nước. Có rất nhiều lý do. Và sau đó tôi muốn chiến đấu”. Đó là vào tháng 8 năm 2020, các nhân viên của cơ quan nghĩa vụ quân sự ở Odessa cho là anh ta điên.

“Tôi không nhớ tôi đã làm việc đó như thế nào”

Sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, Wladyslaw sẽ là một trong những người đầu tiên được gọi ra mặt trận. Tuy nhiên, anh ta đang ở Mỹ với tư cách là một thủy thủ và sẽ không trở lại trong vài tuần tới. Nhiều người thân của anh, những người mà anh muốn tổ chức cuộc di tản ra nước ngoài, đã ở lại Irpin.

Tôi có cuốn nhật ký của Weronika, một người bạn thân của Walerija, em họ của anh, kể về cuộc chạy trốn của họ vào những ngày đầu tháng Ba, khi Butscha đã trở thành địa ngục và là khu vực nguy hiểm nhất trong toàn bộ khu vực Kyiv. Cây cầu tại Irpin đã bị phá hủy và sẽ mất quá nhiều thời gian và đơn giản là quá nguy hiểm để lái xe quanh nó. Tuy nhiên, hai người đàn ông đến từ Kyiv đã đồng ý đón Weronika, Walerija và Anastassija, một người bạn của hai người. Nhưng mà họ phải tự mình băng qua cây cầu đã bị phá hủy vì những người đàn ông không thể đến đó bằng xe hơi của họ.

Weronika viết trong nhật ký: “Chúng tôi nghe thấy hàng loạt vụ nổ và phát súng kỳ lạ từ hướng chúng tôi đang đi. Lần này chúng đang ở rất gần, tôi sợ chết khiếp”. Cô đã đảm nhận vai trò lãnh đạo trong số ba người phụ nữ, vì vậy cô không được phép tỏ ra sợ hãi. “Tôi đã cố để dành nước mắt lại cho sau này. Chúng tôi đi bộ dưới cây cầu bị phá hủy và thực sự mọi thứ xung quanh chúng tôi bị phá hủy hoàn toàn. Nó có vẻ giống như bộ phim tồi tệ nhất về ngày tận thế. Chúng tôi muốn vượt qua đống đổ nát để sang phía bên kia, và chúng tôi cùng lúc mang hàng cứu trợ nhân đạo tới đó. Chúng tôi băng qua sông qua một số ống hơi chìm trong nước. Tôi không nhớ mình đã làm như thế nào. Và tôi không biết tại sao mình không bị ngã”.

Ảnh: Irpin vào ngày 2-3-2022. Thường dân băng qua cây cầu bị phá hủy – có lẽ đây là địa điểm mà Weronika và những người bạn của cô rời thành phố. Nguồn: picture alliance/dpa/EUROPA PRESS.

Họ đã qua được phía bên kia, nhưng không rõ liệu những người đàn ông có thực sự đến hay không. Những người phụ nữ tính đến việc đi bộ đến Kyiv. Việc đó sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi và sẽ rất nguy hiểm. Nhưng rồi thì chiếc xe đã đến và đưa họ đến Kyiv, từ đó Weronika, Walerija và Anastassija đón tàu qua Lviv đến Ba Lan. Hiện thời, họ đã tìm được chỗ cư trú ở gần München. Cha của Wladyslaw ở lại Irpin, ông chỉ chạy trốn vào khoảng ngày 10 tháng 3, khi chiến sự ở đó gia tăng. Wladyslaw viết cho tôi: “Ông ấy đã thoát được như thế nào, tôi không biết vì ở xa quá. Nhưng thật may mắn vì chúng tôi đã mua được những căn hộ rất gần Kyiv”.

Nga phải thua cuộc chiến này

Theo những gì Wladyslaw được biết, các căn hộ của anh ta vẫn chưa bị phá hủy. Anh ta không thể kiểm tra điều đó, cha anh ta muốn trở lại Irpin đã được giải phóng trong vài ngày tới. “Đó không phải là điều quan trọng nhất bây giờ”, Wladyslaw nói. Tuy nhiên, rất có thể binh lính Nga cũng đã cướp phá căn hộ của anh ta – đối với Irpin và Butscha, tiếc rằng đây là quy luật nhiều hơn là ngoại lệ.

Vào năm 2020 – 2021, tôi đã tham dự các bữa tiệc đêm giao thừa của Wladyslaw, gần đây nhất tôi đã đến thăm anh ấy vào mùa thu năm 2021. Hôm qua, khi tôi nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp từ Irpin và Butscha, tôi đã phải bật khóc trong giây lát – tôi biết qua những người bạn từ Borodyanka, một vùng ngoại ô Kiev khác xa hơn một chút, những gì đang xảy ra trong khu vực, nhưng tôi không thể tin được rằng, nó thật sự kinh khủng như vậy. Nhưng nó đã thật sự khủng khiếp như vậy. Tôi rất vui vì gia đình của Wladyslaw tương đối an toàn. Nhưng tôi vẫn không thể tin rằng những nơi mà chúng tôi đã cùng nhau vui đùa lại thực sự diễn ra nạn diệt chủng. Làm thế nào khác để đặt tên cho những điều quân đội Nga đã làm ở đó?

Wladyslaw và tôi cùng chung số phận. Chúng tôi đến từ một thành phố nói tiếng Nga ở Krym, nhưng chúng tôi cảm nhận mình là người Ukraine. Đó là những người như chúng tôi mà Putin tuyên bố ông ấy muốn bảo vệ lần thứ hai. Nhưng thực tế, ông ta đang phá hủy cuộc sống của chúng tôi – giống như của nhiều người khác, những người phải trải qua những điều khủng khiếp hơn nhiều so với Wladyslaw, Weronika hay tôi.

Tôi phải thừa nhận rằng: Tôi thù ghét ông ta. Nhân danh tiếng mẹ đẻ của tôi, nhân danh nền văn hóa nói tiếng Nga của tôi, nhân danh quá khứ của ông bà tôi, những người đã trải qua Thế chiến Thứ hai ở Sevastopol khi còn nhỏ, ông [Putin] đã phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất đối với đất nước tôi. Điều đó không thể tha thứ được.

Chừng nào Putin còn nắm quyền, chừng nào nước Nga còn chưa vượt qua được chế độ này, thì thế giới văn minh không nên trở lại quan hệ bình thường với Nga. Bởi vì đây không chỉ là cuộc chiến của Putin, chủ nghĩa man rợ này có sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nga. Nga phải thua trong cuộc chiến này để cứu Ukraine khỏi kẻ xâm lược này. Nhưng không chỉ có vậy: Nga cũng phải thua trong cuộc chiến này nếu nó muốn có một tương lai nào đó.

***

Cho đến nay 340 thi thể đã được tìm thấy ở Butscha

Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông Ukraine, hơn 300 thi thể dân thường đã được tìm thấy sau vụ thảm sát ở thành phố Butscha gần Kyiv. Báo Ukrajinska Pravda, trích dẫn một dịch vụ tang lễ, viết: Vào tối Chủ nhật, 330 đến 340 thi thể đã được gom lại. Việc tìm kiếm thêm nạn nhân sẽ được tiếp tục vào sáng thứ Hai. Một số thi thể được tìm thẫy chôn trong các sân sau nhà.

Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả:

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

24-3-2022

Đồ họa từ Reuters

Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.

Hitler không hạ được Boris, bây giờ Putin đã giết chết ông

CNN

Tác giả: Jens Christian-Wagner

Đinh Từ Thức, chuyển ngữ

23-3-2022

Tác giả Jens-Christian Wagner là giáo sư sử học tại Đại học Jena và Giám Đốc Quỹ Tưởng Niệm Buchenwald and Mittelbau-Dora Memorials Foundation tại Weimar, Đức. Quan điểm trong bài là của riêng ông.