FBI điều tra vũ khí quyền lực mềm của chính quyền Trung Quốc

Thiên Thảo

19-2-2018

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về các mối đe doạ trên toàn thế giới vào ngày 13/02/2018 tại Washington, một quan chức cấp cao của FBI cho biết Cục điều tra Liên bang Mỹ đang tiến hành điều tra Viện Khổng Tử – tổ chức “giáo dục” được ví như vũ khí quyền lực mềm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mạng lưới hoạt động tại hơn 100 quốc gia.

Đục bia rồi đục luôn cả thơ

FB Nguyễn Anh Tuấn

17-2-2018

Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” – một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.

Tại sao Trung Quốc muốn che giấu cuộc chiến tranh xâm lược 17/2/1979?

FB Nguyễn Ngọc Chu

17-2-2018

Ngày 17/2/1979 Trung Quốc huy động 60 vạn quân, bất ngờ tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới 1400 km.

Từ sau cuộc xâm lược đê hèn đó, trong quan hệ với Việt Nam, nhà cầm quyền Bắc Kinh luôn luôn muốn phía Việt Nam không nhắc đến cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2 năm 1979 của Trung Quốc.

39 năm, cuộc chiến biên giới Việt – Trung

FB Trần Đức Anh Sơn

17-2-2018

Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội, phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học… ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.

Ngày 17-2-1979: Không được quên những ngày này, không được quên những người này

FB Hoàng Hải Vân

16-2-2018

Ngày 17-2-1979: Có thể khép lại quá khứ, hướng tới tương lai gì đó, nhưng không được quên những ngày này, không được quên những người này.

Sau đây là 29 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 mà tôi thống kê được từ 10 năm trước. Có thể còn nhiều hơn. Đó là những người anh dũng nhất trong cuộc chiến đấu. Và còn rất nhiều, rất nhiều các liệt sĩ ngã xuống trên biên giới phía Bắc mà nhiều người vẫn chưa tìm được hài cốt. Và còn rất nhiều, rất nhiều liệt sĩ ngã xuống để bảo vệ biên giới Tây Nam. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Trường Sa. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 nữa…

Việt Nam-Trung Quốc: “Hai Quốc gia, Một trạm Kiểm soát Cửa khẩu”

VOA

6-2-2018

Hơn 100 người Việt tụ tập trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại trung tâm Hà Nội hôm 17/02/16 để tưởng niệm kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt-Trung. Những tấm biểu ngữ ghi hàng chữ “Ngày 17/2/1979, Nhân dân sẽ không quên”. AP Photo/ Tran Van Minh.

Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận việc thành lập một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”. Dự kiến dự án này sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm nay.

Tại sao không thể có bước đột phá ngoại giao ở Biển Đông

Viet-studies

Tác giả: Gregory Poling (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

25-1-2018

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly).

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm

LTS: Thiếu tướng Lê Mã Lương nói: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Nhưng đòi lại bằng cách nào khi Hoàng Sa đã được đem ra đổi chát để lấy súng đạn, mang đi bắn vào người anh em đã ra sức giữ nó?

Tướng Lê Mã Lương nói: “Không chỉ chính quyền VNCH mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó cũng có những sơ suất. Sơ suất đó là chúng ta vì hoàn cảnh khách quan, vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam và thêm vào đó cũng có lúc chúng ta quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là “ông bạn lớn” đã có một ý đồ rất lớn và thâm hiểm như thế“.

Chuyên gia nói với Trung Quốc: nếu không hợp tác, nghề cá ở biển Đông có thể sụp đổ

Mongabay

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

21-12-2017

  • Hơn một nửa số tàu đánh cá trên thế giới hoạt động ở biển Đông, nơi mà quyền chủ quyền là chủ đề gây tranh cãi gay gắt giữa các nước ven biển.
  • Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biển đang nhanh chóng trở thành nơi xảy ra thảm hoạ môi trường, sự sụp đổ gần kề của một trong những vùng thuỷ sản sinh sản nhiều nhất thế giới.
  • Hiện một nhóm chuyên gia gồm các nhà chiến lược địa chính trị cũng như các nhà sinh vật học biển đang kêu gọi các bên tranh chấp cùng hợp lại để quản lý và bảo vệ nguồn cá và môi trường biển.
  • Việc quản lý hiệu quả phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa rõ liệu nước này, hiện sức mạnh khống chế trên biển với sự thèm muốn rất lớn về hải sản, sẽ chịu hợp tác hay không.

Chuyện cũ viết tiếp

Tương Lai

26-12-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 26

Những ngày sao mà da diết nhớ Hà Nội. Nghe Tùng Dương hát “Hà Nội tôi” của Nguyễn Cường càng nôn nao nỗi nhớ “Hà Nôi năm tháng rất xưa, tình yêu tôi không bao giờ cũ, chạm vào đâu cũng thấy thân thương, hàng cây góc phố con đường…”.

Việt Nam – Quốc gia mất nước – Kỳ 3: Hồn nhiên bán nước

FB Mai Quốc Ấn

19-12-2017

Tiếp theo: Kỳ 1: Việt Nam – Quốc gia mất nướcKỳ 2: Những kẻ cướp nước âm thầm

Ở 2 bài viết trước tôi đã cảnh báo về việc quốc gia đang nghèo nước và bị cướp nước. Trong bài viết này, tôi sẽ tiếp tục nói thêm về việc bán nước.

Bán nước không hiểu đơn thuần là bán nước (H2O) mà là bán cả những gì liên quan đến nước và khiến số lượng lẫn chất lượng nước suy thoái về lâu dài.

Ví dụ về cát. Một tài nguyên liên quan mật thiết đến nước, đi theo phù sa và lắng lại ở cát bãi bồi, hình thành cù lao hay nằm trong lòng sông, cửa biển và bãi biển. Cát bị khai thác quá độ đến mức Chính phủ phải cấm khai thác cát trên toàn quốc.

Việt Nam – Quốc gia mất nước — Kỳ 2: Những kẻ cướp nước âm thầm

FB Mai Quốc Ấn

17-12-2017

Tiếp theo kỳ 1: Việt Nam – Quốc gia mất nước

Nước là tài nguyên. Kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Điều này tạo ra một hệ sinh thái đa dạng. Thật đau đớn khi viết bài trước về vấn đề Việt Nam mất nước về chất và về lượng.

Hôm nay tôi lại viết tiếp về việc mất nước vị bị cướp nước! Cụ thể là cướp nước trong sản xuất công nghiệp.

Việt Nam – Quốc gia mất nước

FB Mai Quốc Ấn

16-12-2017

Ảnh: internetÂ

Chúng ta mất nước, một cách đều đặn nhưng nhanh chóng và diễn ra mỗi ngày. Những suy nghĩ sai lầm mà sách giáo khoa đã dạy khiến người Việt càng ngộ nhận và cố chấp hơn trong việc thừa nhận quốc gia đang mất nước.

Lượng nước bình quân đầu người tại Việt Nam vào khoảng 9.000 m3/năm, vào loại trung bình trên thế giới. Con số này nhỏ bé hơn hơn nhiều so với các quốc gia giàu nước như Canada (79.000m3/người), Peru (60.000m3/người), Chile (60.000m3/người), Colombia (44.000m3/người).

Tầm nhìn “Hòa bình kiểu Trung Quốc” của ông Tập

Viet-studies

Tác giả: Sandy Pho

Dịch giả: Huỳnh Hoa

10-12-2017

Tập Cận Bình. Nguồn: Sputnik

Trong bài diễn văn dài 3 tiếng đồng hồ đọc trước đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017, tổng bí thư Tập Cận Bình công bố cuộc trở lại hợp lý của Trung Quốc ở vị trí trung tâm của thế giới và hứa hẹn sẽ “đóng góp lớn hơn nữa cho nhân loại”. Ông ta cũng truyền bá mô hình quản trị đất nước của Trung Quốc (chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc) như một “sự lựa chọn mới mẻ cho… các quốc gia… mong muốn tăng tốc phát triển và duy trì nền độc lập của chính mình”.

Trung Quốc ngày càng quyết liệt chiếm giữ Hoàng Sa, Trường Sa

FB Mai Thanh Hải

6-12-2017

Ảnh: FB Mai Thanh Hải

* Năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện 5.236 lượt chiếc tàu cá Trung Quốc hoạt động tại khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ (2.485 tàu), Miền Trung (877 tàu), khu vực Trường Sa và phía Nam (1.874 tàu); tính đến tháng 9.2016, đã phát hiện 15516 lượt tàu cá (trong đó khu vực Trường Sa và phía Nam là 10.265 lượt chiếc).

Trở lại Cao Bằng, đôi điều suy ngẫm!

Hàn Vĩnh Diệp

3-12-2017

Trước đây, do yêu cầu của công tác, chúng tôi thường xuyên đi lại một số tỉnh miền biên ải phía bắc: Lạng Sơn, Hải Ninh (Quảng Ninh), Cao Bằng, Hà Giang… Trong các chuyến đi ấy, chúng tôi thường được nghe các bạn hữu, bà con nhân dân địa phương nói chuyện về việc phía Trung Quốc di chuyển cột mốc biên giới với sự trợ lực của lực lượng võ trang lấn chiếm đất đai của nước ta.

Vượt trên quan hệ ngoại giao bình thường giữa Trung Quốc và Việt Nam

LTS: Một bài viết đưa ra nhiều quan điểm rất lạ, của một giáo sư Trung Quốc và một nghiên cứu sinh tiến sĩ, người Việt Nam, cô Đỗ Quỳnh Anh, hiện là nghiên cứu sinh ngành Quan hệ Quốc tế, tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc.

Bài viết này, nếu không thấy tên tác giả là người Việt Nam, có thể nói, rất giống những bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời báo hoặc Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, mà dịch giả Trung Nguyễn nói rằng: “Cô Đỗ Quỳnh Anh này đi khám ADN chắc có gen là người Trung Quốc“.

____

Modern Diplomacy

Tác giả: Wang Li Đỗ Quỳnh Anh

Dịch giả: Trung Nguyễn

17-11- 2017

Người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội. Ảnh: internet

Đối với đa số các học giả bị ám ảnh bởi lý thuyết thực dụng, Trung Quốc và Việt Nam không thể duy trì một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau do những ký ức lịch sử và quan ngại địa chính trị. Ngay cả Henry Kissinger đã lập luận rằng, “với sự sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, sự cạnh tranh mang tính tự nhiên và lịch sử giữa hai nhà nước cộng sản sẽ bắt đầu, dẫn tới một chiến thắng của địa chính trị đối với ý thức hệ”.

Như vậy, Bắc Kinh đã bị bắt buộc phải đối mặt với một cơn ác mộng chiến lược từ biên giới phía Nam. Đúng một phần, nhưng đó không phải là bức tranh toàn cảnh của mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trong những thập niên vừa qua.

Trump gây ra xung đột bằng cách chơi trò hòa giải

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Trúc Lam

14-11-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một cuộc họp song phương ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2017. Ảnh:Jim Watson / AFP / Getty Images.

Hoa Kỳ đang tạo ra những vấn đề [rắc rối] ở Châu Á, bằng cách đề nghị hòa giải những căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Donald Trump có ý gì khi ông ta đề nghị làm “trung gian” trong tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông? Hôm Chủ Nhật, trong chuyến thăm chính thức tới Hà Nội, Tổng thống Trump nói với người đồng nhiệm Việt Nam rằng: “Nếu tôi có thể giúp hòa giải hoặc phân xử, xin vui lòng cho tôi biết … Tôi là người làm trung gian rất tốt và là người phân xử rất giỏi“.

Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách ngoại giao dân tộc vị chủng?

Viet-studies

Tác giả: Harry Krejsa  Anthony Cho

Dịch giả: Huỳnh Hoa

Đã nổi lên những dấu hiệu cảnh báo!

Khắp thế giới, các chính phủ từ Ba Lan tới Miến Điện đang khơi dậy tình cảm dân tộc vị chủng (ethnonationalist) để củng cố sự ủng hộ cho những chương trình chính trị mà nếu không sẽ gây chia rẽ. Ở các nước nhỏ hơn và thuần chủng hơn, xu hướng này chủ yếu biểu lộ ở sự chuyển dịch chính sách đối nội theo kiểu hướng nội, chẳng hạn như chính sách hạn chế nhập cư và bảo hộ kinh tế của Hungary dưới quyền tổng thống Viktor Orban. Còn ở các nước lớn, hùng mạnh hơn về kinh tế, tình cảm dân tộc vị chủng có khuynh hướng tạo điều kiện cho chính sách ngoại giao hiếu chiến. Lịch sử có rất nhiều những hậu quả kinh khủng về chủ nghĩa dân tộc vị chủng từ các nước lớn lan ra sân khấu thế giới – và đã có những dấu hiệu cho thấy đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc, có thể là ví dụ mới nhất.

Liệu Tập có tắm biển Hội An như Giang, Hồ?

Blog VOA

Bùi Tín

27-10-2017

Lồng đèn Hội An được chọn làm quà APEC. Ảnh: internet

Đà Nẵng đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc họp quốc tế lớn APEC – Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gồm có hơn 20 nền kinh tế. Các nguyên thủ quốc gia, như tổng thống Trump, tổng bí thư Tập Cận Bình, thủ tướng Shinzo Abe, tổng thống Putin… cùng đại diện Ngân Hàng thế giới WB, quỹ Tiền tệ quốc tế IMF… sẽ đến dự.

Trung Hoa bành trướng rất thâm, không chừa một dịp nào để mở rộng ảnh hưởng, cả thế và lực. Với cuộc họp APEC này cũng vậy.

Trung Quốc Đang Âm Thầm Tái Định Hình Thế Giới

ĐSK Biển Đông

Tác giả: Anja Manuel

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

25-10-217

Con đường tơ lụa của TQ. Nguồn: Google

Thị trấn Gwadar ở Pakistan cho đến gần đây vẫn tràn ngập những căn nhà gạch màu đất bụi với khoảng 50.000 ngư dân. Bao quanh là những vách đá, sa mạc, và Biển Ả Rập, đây là nơi tận cùng bị lãng quên của trái đất. Giờ thì nó là một trung tâm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, và thị trấn nhờ thế mà chuyển biến. Gwadar đang trải qua một cơn bão xây dựng: các cảng container mới cứng, các khách sạn mới, và 2.900 km đường siêu cao tốc và đường sắt cao tốc để kết nối nó với các tỉnh miền Tây nằm trong đất liền của Trung Quốc. Trung Quốc và Pakistan muốn biến Gwadar thành một Dubai mới, trở thành một thành phố mà cuối cùng sẽ là nơi cư ngụ của hai triệu người.

“Căn Tính Dân Tộc” và sự “Ăn Mày Dĩ Vãng” của các Thế Hệ Cầm Quyền đã và đang đưa Việt Nam vào Ngõ Cụt

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

23-10-2017

Hãng tin Reuters đã nhận xét phần trình bày của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: “diễn văn dài, rất nhiều trà”. Ảnh: REUTERS

1. Trông người mà ngẫm đến ta

Những ngày này, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông là những thông tin và hình ảnh về Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc. Tâm điểm của sự kiện này chủ yếu tập trung vào một nhân vật duy nhất là Tập Cận Bình với “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đã công khai với thần dân mình cũng như toàn thế giới.

Người Việt gây quỹ tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc

VOA

Ha Nguyen

11-10-2017

Vua đồ cổ Hoàng Văn Cường ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: VOA

Cùng lúc Việt Nam xoay sở để giữ hòa bình với nước láng giềng Trung Quốc, một trong những công dân Việt tin ông có thể đóng góp cho kho vũ khí của Hà Nội: bộ sưu tập đồ cổ của ông.

Ông Hoàng Văn Cường nói có thể huy động được hàng chục triệu đô la bằng cách bán mọi thứ từ long sàng đến trống đồng cổ 2.500 năm. Ông hứa sẽ hiến số tiền này cho nhà nước để họ có thể hỗ trợ ngư dân ở ngoài Biển Đông, nơi Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền về một số quần đảo. Ông kỳ vọng Hà Nội sẽ sử dụng một phần số tiền của ông để tăng cường quân đội, nếu nổ ra đụng độ giữa hai nước.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Mỹ gửi tuần duyên hạm vào Biển Đông khiêu khích Trung Quốc

Vũ Ngọc Yên

6-9-2017

Mỹ khiêu khích Trung Quốc hay quyết tâm thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông? Từ nhiều năm qua, Trung Quốc tự cho quyền sở hữu các đảo và ghềnh đá ở Biển Đông, nơi một số quốc gia trong vùng cũng xem là lãnh hải của mình. Trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, chính quyền Mỹ đối đáp bằng cách ứng gửi tàu tuần tra và việc này có nguy cơ gây ra tranh chấp giữa hai nước.

Trong thập niên qua, Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng qua các vụ bồi đắp đảo nhân tạo cũng như xây dựng các căn cư quân sự ỡ Biển Đông. Các hành động này đã làm cho các quốc gia trong vùng bất bình phản đối. Mỹ cho biết, Trung Quốc đã mở thêm biên cương ngoài biển hơn 1300 mẫu qua việc chiếm cứ đảo, bãi san hô và các ghềnh đá trong vùng giao lưu thương mại. Không chỉ vì lý do kinh tế mà Trung Quốc kiên trì chíến lược giành chủ quyền trên Biển Đông.

Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước

Thanh Niên

Ngọc Mai

3-9-2017

Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay một loại vũ khí đặc biệt, đủ sức “đe dọa” 1/4 dân số thế giới mà không tốn một mũi tên viên đạn.

Sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng hơn 87.000 con đập lớn nhỏ, Trung Quốc đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỉ người ở các nước phương nam.

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông: Việt Nam đang bị dồn vào chân tường

FB Trương Nhân Tuấn

2-9-2017

TQ tập trận trên biển trước đó. Ảnh minh họa. Nguồn: SCMP

Việc hải quân TQ đang tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt, trong một vùng biển rộng lớn, (bao gồm 11.000 cây số vuông biển thuộc vùng Kinh tế độc quyền của VN), cách Đà Nẵng 75 hải lý, không phải là hành vi mang bản chất gây hấn đầu tiên của TQ. Cũng ở khu vực biển này, năm 1997 và năm 2003 TQ đã cho giàn khoan Kantan 03 vào khai thác lô 113 trên thềm lục địa của VN, ngoài khơi Thừa Thiên, Huế. Năm 2014 TQ cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của VN, cách đảo Hải Nam 130 hải lý trong khi cách đảo Lý Sơn của VN là 120 hải lý.

Hãy áp dụng thông lệ quốc tế vào thể chế chính trị

Trung Nguyễn

2-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã chỉ đạo đội quân “mang bản chất giai cấp công nhân” chào mừng dịp kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám “cướp chính quyền” và Quốc khánh 2/9 của đảng Cộng sản Việt Nam bằng cách tập trận ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong suốt tháng 8 và kéo dài tới tháng 9.

Báo chí trong nước cũng đã đưa tin về sự kiện này và Bộ ngoại giao Việt Nam vẫn phản đối như thường lệ. Còn quân đội cũng “mang bản chất giai cấp công nhân” dưới sự lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện” của đảng Cộng sản Việt Nam thì không phản ứng gì trước việc quân đội Trung Cộng dương oai, diễu võ ngay trong nhà mình.

Tại sao Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc chiến Trung – Việt trên Biển Đông?

Nguyễn Văn Do

2-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trước hết chúng ta cần thôi ảo tưởng về kẻ địch mà ngàn năm nay mang dòng máu tham bá lãnh thổ. Chúng ta cần nhìn vào thực tế để nhận diện rõ ràng nhất về kẻ thù chúng ta là ai? Thứ nữa chúng ta bắt buộc phải có cái nhìn chiến lược cho đất nước trong 30 năm tiếp theo mà cơ sở cứ liệu cho tầm nhìn và kế hoạch là nhìn thẳng vào cục diện thế giới đang xoay chuyển và sự phát triển có tính “phân vùng” đối với các khu vực trên thế giới.

Ở bài này, tôi muốn bàn về việc tại sao Hoa Kỳ chẳng những không can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Trung – Việt tại Biển Đông, cũng như TRƯỚC MẮT chỉ thực hiện những động thái NHẸ tại khu vực nóng này.

Chuyên gia: ‘TQ tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với VN’

VOA

1-9-2017

Một tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trân bắn đạn thật ở Biển Đông năm 2016 (ảnh tư liệu). Nguồn: AP

Theo một bản tin của Reuters, Trung Quốc hôm 1/9 thúc giục Việt Nam nhìn nhận một cách “bình tĩnh và có lý trí” về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, vào lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng trở nên xấu đi liên quan đến vùng biển chiến lược nằm trong vòng tranh chấp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng các cuộc tập đó mang tính thường niên. Tin của Reuters cho hay bà Hoa nói thêm là nơi tiến hành tập trận ở khu vực tây bắc Biển Đông, thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.