Thêm chút hiểu biết về “đặc khu” thời Chúa Nguyễn

FB Lại Nguyên Ân

13-7-2018

Ở những “đặc khu” thời xưa, nếu phân tích kỹ, cũng sẽ thấy việc thương nhân ngoại quốc lũng đoạn kinh tế bản xứ, cướp đoạt không ít của cải, tài nguyên, đồng thời gieo rắc ảnh hưởng văn hóa của họ.

Bắc Kinh Tung Tiền Thao Túng Chính Trị Úc

Nguyễn Quang Duy

5-6-2018

Tập Cận Bình lên nắm quyền với chiến lược dùng tiền ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế và xã hội từng quốc gia để từng bước khuynh đảo thế giới. Trong đó có cả việc họ tung tiền tài trợ cho các đảng chính trị tại Úc, mua chuộc các chính trị gia, giới khoa bảng, tài trợ truyền thông ảnh hưởng đến dư luận,… nói chung là lũng đoạn cả hệ thống chính trị ở Úc.

99 năm cảng Darwin của Úc vào tay Trung Cộng

Nguyễn Quang Duy

1-7-2018

Tuần trước Lưỡng Viện Quốc Hội Úc thông qua hai Đạo Luật chống can thiệp chính trị từ ngoại bang và gián điệp công nghiệp. Mặc dù cả 2 Đạo Luật không giới hạn ngoại bang là nước nào nhưng ngay trong Quốc Hội đã công khai bàn tới là Trung Cộng.  

Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

30-6-2018

Tiếp theo phần 1

Tàu họa: quá trình áp chế bằng bạo quyền ngầm

Hệ chế (khống chế, kiềm chế, ức chế), song hành với hệ xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm lăng) luôn dựa lên hệ bạo (bạo quyền, bạo lực, bạo động), cả ba thường được thể hiện qua cách “chơi ngang”, “chơi gác”, “chơi đểu” của kẻ khống chế đè lên đầu nạn nhân của nó. Kẻ xâm lược dùng áp chế qua bạo quyền ngầm luôn có ít nhất ba chiến lược: áp đặt quyền thống chế trên chính trị, quân sự, ngoại giao, mà cả lên kinh tế, tài chính, vật chất, chưa hết, nó áp đặt để áp chế cả về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật của nó qua truyền thông, qua thương mại, qua xuất nhập khẩu.

Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

29-6-2018

Không nhìn thấy Tàu nạn hóa là có lỗi và sẽ có tội với tổ tiên Việt.

Không tìm hiểu Tàu họa hóa có lỗi và sẽ có tội với Việt tộc.

Không nhìn thấu Tàu hoại hóa có lỗi và sẽ có tội

với chính nhân cách công dân Việt của mình.

Tàu nạn là ngữ văn nói lên nội hàm để nhận định rõ về hằng trăm mối đe dọa tới từ lãnh đạo Bắc Kinh qua các ý đồ xâm lấn, xâm lăng, xâm lược, luôn được nuôi dưỡng bởi thâm ý đồng hóa Việt tộc của chúng.

Tàu nạn hóa là ngữ pháp được dùng như động từ qua các hành động vừa ác, vừa độc, vừa hiểm của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đang thao túng trên toàn bộ xã hội Việt, đất nước Việt, dân tộc Việt. Ngữ văn và ngữ pháp này vạch mặt chỉ tên bọn lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng luôn giữ sự tôn trọng với nhân dân Trung Quốc, với đất nước Trung Quốc, với văn hóa Trung Quốc.

Các ngữ vựng: Tàu tặc, Tàu nạn, Tàu họa, Tàu hoại, dùng để làm sáng tỏ xã hội học thực tiễn tới từ xã hội học thực tế, trong đó ta nhận ra trong phân tích cũng như trong giải thích, trong diễn luận cũng như trong lập luận một quá trình – mà cũng là một quy trình – đi từ lao nô hóa nhân lực Việt tới nô lệ hóa nhân dân Việt, cùng khởi xướng với các chiến lược, chiến dịch trộm, cắp, cướp, giật đất, biển, đảo của Việt Nam:

  • Nơi nào là lãnh thổ của Việt tộc mà bị Tàu chiếm, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào là nhân công Việt bị Tàu bóc lột, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào là môi trường Việt bị Tàu làm ô nhiễm, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào là tài nguyên Việt bị Tàu làm moi móc, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào có lãnh đạo Việt bị Tàu mua chuộc, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào có nội gián Việt làm tay sai cho Tàu, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào có cơ quan quảng bá văn hóa Tàu, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào có truyền thông phục vụ cho tuyên truyền Tàu, chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào có các tổ chức mua bán bất động sản phục vụ Tàu chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.
  • Nơi nào có các tổ chức mua bán nội tạng phục vụ Tàu chỗ đó đang bị Tàu nạn hóa.

Phương pháp luận thống hợp về hệ chế (khống chế, kiềm chế, ức chế)

Phương pháp thống hợp dựa trên ba chuyên ngành chủ đạo về các chủ thuyết liên quan trực tiếp tới hệ chế (khống chế, kiềm chế, ức chế), tại đây tôi xây dựng các phân tích dựa trên ba tác giả là ba tư tưởng gia có công trình cá nhân trong không gian học thuật này:

  • Chính trị học qua chủ thuyết khống chế toàn trị của M.Gauchet,
  • Triết chính trị về kiềm chế qua độc quyền của M.Foucault,
  • Xã hội học về ức chế bằng áp lực của P.Bourdieu.

Là môn sinh của ba nhà tư tưởng trên, tôi không những sử dụng các tác phẩm, các công trình cá nhân, các công bố khoa học qua báo cáo chính thức của họ, mà tôi sử dụng cả các bài phỏng vấn, các phát biểu tại các hội nghị, hội luận, hội thảo… Tôi tận dụng cả các cuộc đàm thoại của họ với đối tác, các cuộc đối thoại của họ với các đối thủ không đồng ý với họ, chính tại đây ta sẽ thấy các luận thuyết của họ được họ mài dũa sắc bén khi có được điều kiện va chạm với các phản biện không cùng trường phái với họ. Tôi cũng không quên khai thác -sâu và rộng- các câu trả lời của họ trước các môn sinh của họ.

Tàu tặc: quá trình khống chế bằng bạo lực ngầm

Trong quá trính này, Tàu tặc không những xâm lược qua hệ thống chính quyền nhất là qua ĐCSVN đã nhận và chịu sự điều khiển và chi phối của họ từ khi thành lập đảng là năm 1930, liên tục khuất phục Tàu cho tới mật nghị Thành Đô với Tàu tặc đã chọn con đường cứu đảng, đã bỏ con đường cứu dân, cứu nước, một chỉ bảo rất rõ, nó càng ngày càng rõ khi ĐCSVN không công khai hóa mật nghị này. Trừ giai đoạn của “chặt cầu để trực diện chống Tàu”, sau khi có Liên Xô bao che của Lê Duẩn từ 1977-1979, càng ngày ta càng thấy chưa bao giờ ĐCSVN lệ thuộc vào hệ chế (khống chế, kiềm chế, ức chế) như ngày hôm nay dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng.

Khống chế bằng bạo lực ngầm luôn lan trải trên nhiều lãnh vực của một đất nước như Việt Nam trực tiếp hàng ngày nhận lãnh tất cả các hành động bạo lực của Tàu tặc, từ các phương án để Tàu tặc vào khai thác tài nguyên đến cạn kiệt cho đến phương án bóc lột lao động Việt ngay trên đất nước Việt. Với các hệ lụy từ ô nhiễm môi trường tới các hành vi tổ chức buôn nội tạng người Việt… với chiến thuật hối lộ mọi cơ chế, từ hàng dọc trong lãnh đạo qua các công trình phải để Tàu tặc làm chủ thầu, tới cách sử dụng người Việt đứng tên để mua đất cho Tàu tặc.

Việt Nam không phải là trường hợp độc nhất của châu Á, hiện nay Camphuchia, Lào, Miến Điện và gần đây là Sri Lanka đã bán đất và hải cảng để trả nợ cho Tàu tặc. Xa hơn nữa là châu Phi đang vô cùng khốn đốn, vì chưa có kinh nghiệm lịch sử như Việt Nam về quá trình khống chế bằng bạo lực ngầm. Hiện nay, đã có một số quốc gia châu Phi đã bị quá trình này bắt buộc phải bỏ, loại, trừ, hủy mọi hợp tác với Đài Loan, qua sức ép của Tàu tặc. Và, bản thân Âu châu cũng không thoát được quá trình này, người Tàu không những mua bất động sản, mà cả các ruộng nho, các lâu đài là những nơi tiêu biểu không những cho du lịch mà cho văn hóa, cho nghệ thuật biết sống của người Âu châu.

Chính tại Âu châu, các chuyên gia đang xem lại toàn bộ các quá trình tìm lợi tức qua du lịch, trong đó du lịch Tàu đã đang gây những hậu quả rất lớn cho nền kinh tế, mà hiện nay Âu châu cũng không biết là họ đang lời hay đang lỗ. Nhưng họ đã rút ra được một kết luận là mỗi lần hợp tác với Tàu thì sẽ chỉ thấy lợi cho Tàu, mà không biết thua thiệt về mình sẽ ra sao? Thí dụ điển hình người Tàu tổ chức các mạng lưới lậu vé tại các bảo tàng viện của Pháp từ nhiều năm nay, mà bây giờ các lãnh đạo các bảo tàng viện mới biết, trong đó bảo tàng Louvre bị thiệt hại nặng nhất; cùng lúc các mạng xã hội du lịch Tàu bó buộc các thương gia của Âu châu phải sử dụng mạng quảng cáo du lịch của Tàu mới có khách Tàu, đây cũng là những kinh nghiệm mà dân chúng các nước Âu châu mới khám phá ra với các kinh nghiệm ban đầu trong cách gian lận kiểu Tàu, mà người Việt đã biết từ lâu.

Việt Nam là quốc gia có nhiều kinh nghiệm về quá trình khống chế bằng bạo lực ngầm nhưng chúng ta chưa có một công trình khoa học nào để mô hình hóa quy trình này, chính các công trình học thuật để mô hình hóa các ý đồ của kẻ đã xâm lấn ta và đang có ý đồ xâm lược ta; giúp ta sẽ thấy rõ “đường đi nước bước” của kẻ xâm lăng. Tôi xin đề nghị các chỉ báo thực nghiệm sau đây, luôn đi cùng với các mô thức trong con tính của kẻ có ý định, ý muốn, ý đồ xâm lược ta, và luôn đặt các phân tích sau đây vừa trong bối cảnh lịch sử giữa Ta và Tàu tặc, vừa trong hiện trạng đất nước, xã hội, dân tộc Việt:

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm bằng cách đánh lên tư duy nạn nhân phải quy phục nó, vì sợ sức mạnh của nó hoặc sợ có tai họa tới từ chuyện xung đột với nó. Chính nó giật dây và thao túng các lãnh đạo của quốc gia bị nó kiềm kẹp phải giấu dân chúng của mình về các điều kiện khi chấp nhận sự khống chế của nó, trong đó kẻ khống chế và lãnh đạo của quần chúng bị khống chế đồng lõa cùng nhau là không cho chuyện chấp nhận khống chế nổi lên mặt quan hệ của hai bên trước quần chúng qua truyền thông. Chính đây là thảm họa cuả mật nghị Thành Đô với các lãnh đạo ĐCSVN làm hệ lụy cho bi kịch của đường lối quy thuận Tàu tặc hiện nay của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cần Tàu để tồn tại, mặc dầu biết rõ hệ xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm lăng) của Tàu tặc.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm không cần có tên gọi thật về bản chất của sự khống chế, mà ngược lại dùng chiêu bài mỵ dân qua đạo đức giả để đạt được hiệu quả cao, bằng cách đặt tên ngược lại với sự thật (láng giềng tốt, đồng chí tốt…). Đây là bị kịch của Việt tộc từ gần một thế kỷ nay khi chấp nhận thụ động sự cai trị của ĐCSVN, một đảng không hề được dân tộc bầu ra. Chính ĐCSVN dùng tuyên truyền để phản sự thật, mà không cho xã hội phản biện, lấy sự phản chân lý để cai trị nhân dân, và nhồi não dân chúng phải sống với cái phản sự thật, chính cái phản chân lý để làm mất đi lẽ phải trong cuộc sống.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm, cụ thể là dùng cảnh cáo để đe dọa, dùng đe dọa để chuẩn bị trừng phạt, và quá trình trừng phạt thường là trừng phạt ngầm trong bí mật nội bộ giữa các lãnh đạo, mà hiện nay là trấn áp và hãm hại các lãnh đạo chống Tàu tặc, từ vô hiệu hóa tới cô lập hóa mà không ngần ngại dùng tà thuật của kẻ sát nhân là khủng bố, thủ tiêu, ám sát. Cùng lúc, nó khổ sai hóa các kẻ tuân phục nó trong quan hệ giữa quyền lực, nghe nó thì sống và có tiền, có quyền, còn không nghe lời nó là mất tất cả, kể cả mạng sống. Đây là thảm kịch của ĐCSVN, giữa các mafia đang thanh trừng lẫn nhau, trong đó các vây cánh sống còn, luôn tranh đua nhau trong cạnh tranh là “phải lấy lòng Tàu”, để nó bao che và bảo kê cho mình, đó cũng là hiện thực nhục nhã của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang “cạnh tranh lấy lòng Tàu” với bè nhóm của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù cả hai bên đều tuyên bố rất mỵ dân trước quần chúng là luôn bảo vệ chủ quyền của đất nước.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nạn nhân của nó là các kẻ lãnh đạo của dân tộc nạn nhân là phải kềm chế môi trường xã hội, các cuộc đấu tranh trong dân chúng, cùng lúc ngăn chặn truyền thông trung thực, mà làm ngược lại là nâng truyền thông tuyên truyền luôn liên tục tấn công vào các phong trào xã hội vì nhân quyền, các phong trào đấu tranh của quần chúng vì độc lập, tự do và dân chủ. Chặn sự thật cùng lúc luôn đánh để diệt các chủ thể bảo vệ sự thật. Đây chính là thảm trạng của các chủ thể đấu tranh vì độc lập, toàn vẹn lảnh thổ, tự do, dân chủ và nhân quyền, họ luôn bị khủng bố, bắt bớ, giam cầm với các bản án rất nặng nề, nhưng không có các phong trào lớn trong quần chúng bảo vệ họ, trong khi các hội đoàn, các cơ quan quốc tế theo sát và bảo vệ các nạn nhân này qua nhiều mạng lưới truyền thông quốc tế.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm, luôn đóng vai vừa là: thủ phạm, vừa làm trọng tài, và nó tổ chức luôn tòa án, quyết định luôn bản án, trong đó tự nó tha tội cho nó, và trừng phạt những ai chống nó, và bất chấp công pháp quốc tế. Đây là trò mà Tàu tặc làm hàng ngày trong nhiều năm qua trên Biển Đông, vẽ đường lưỡi bò và bắt các nước láng giềng phải tuân theo, mặt dầu tòa án quốc tế đã công bố là nó hoàn toàn trái phép: trái công pháp quốc tế! Tại Biển Đông, Việt Nam là quốc gia phải trả giá rất đắt không những bị chiếm đảo, chiếm biển, mà cả lãnh đạo ĐCSVN vẫn cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước cảnh chúng hằng ngày bắn giết ngư phủ Việt, cấm Việt Nam cho các công ty khai thác dầu khí ngay trên thềm lục địa của mình.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm biến khuyết điểm của nạn nhân thành khuyết tật của họ, vừa trên thân thể, vừa trên tư duy qua quan hệ hằng ngày mà nạn nhân vô tri hóa, vô minh hóa, vô giác hóa bởi bị che mắt, bởi tư lợi trước mắt, mà không thấy hết dã tâm của kẻ có ý đồ thống trị mình. Đây là thí dụ diễn ra hằng ngày trên toàn diện lãnh thổ Việt: người Việt dùng tên của mình để đi mua đất cho người Tàu, chính Tàu tặc sẽ dùng con đường bất động sản này để xâm lấn ngầm, mà trước mắt là lũng đoạn xã hội Việt, và lâu dài là để khống chế Việt tộc qua con đường di dân Tàu và nhập cư mà trong quá trình đó thì Tàu làm chủ nhân, và dân Việt làm tớ.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm trong đó thủ phạm không cần tự giới thiệu về mình, và cũng không cần định nghĩa hành động của mình, nhưng ngược lại nó kể tội rất rành mạch về khuyết điểm và nhược điểm của nạn nhân trong vòng khống chế của nó. Đây là bài học về Formosa đã ô nhiễm hóa cả một môi sinh rất lớn tại miền Trung, mà vốn đầu tư chính đang thao túng trong hậu đài không phải là Đài Loan mà của Trung Quốc, qua sự thông đồng và thỏa hiệp với các lãnh đạo của ĐCSVN thân Tàu tặc. Từ Tổng bí thư tới Bộ Chính trị, từ Trung ương đảng tới chính phủ đương nhiệm không có công bố nào minh bạch về số liệu và dữ kiện, từ chứng từ tới điều tra về hậu quả Formosa, mà hậu nạn của nó ai cũng biết là qua nhiều thế hệ mai hậu. Đây sẽ là thước đo của kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm để tăng cấp bạo động lên một mức cao hơn, với một thâm ý độc ác hơn, để “ngầm đo cường độ và mức độ bán nước” của các lãnh đạo, mà lịch sử Việt đã có Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống…

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm luôn gây sức ép vừa đặt nạn nhân của nó vào vòng kiềm tỏa như luôn bị mắc nợ, từ đó chấp nhận cúi đầu làm nô lệ, nhận sự áp chế vừa qua ý thức, vừa qua vô thức bằng phản xạ lo sợ trong phòng ngự, mang tâm lý thường trực của kẻ thụ động trước chủ nợ, và sự lo sợ này có thể kéo dài cả kiếp người, rồi tác hại lên con cháu, chấp nhận thủ phạm khống chế mình đi trên vai, lưng, đầu của mình. Đây là chiến lược rất mới của Tàu tặc trong thế kỷ XXI này, mà ta chưa thấy trong lịch sử của hai nước Việt-Trung, mà đây chính là thủ thuật của lãnh đạo Bắc Kinh đang tự biến mình thành chủ nợ lớn nhất thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, trên nhiều châu lục. Trong bối cảnh này, các quốc gia thiếu nợ phải bán đất, bán tài nguyên, tức là bán chủ quyền cho Tàu khai thác cho tới cạn kiệt tài nguyên, vật liệu ngay trên đất nước của mình. Sri-Lanka mới rơi vào bẫy này, sau khi Hy Lạp cũng đã rơi khi nhượng quyền khai thác hải cảng của mình cho Tàu, và nhiều quốc gia châu Phi cũng bị gài bẫy, đang nằm trong danh sách này. Đây cũng là cái bẫy đang sập xuống Việt Nam với quá trình bỏ phiếu của quốc hội tháng 6 năm 2018 này, trước hiểm họa đồng ý lập ra ba đặc khu: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc với quyền khai thác 99 năm (gần 1 thế kỷ với 4 thế hệ) mà khi mua được và khai thác được thì Tàu tặc sẽ có các phương án di dân, nhập cư, từ đó thôn tính Việt Nam mà không cần dùng bạo động quân sự nổi, như đã dùng tại Tây Tạng trong thế kỷ qua.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm với quá trình của chủ nợ, thì kẻ làm chủ luôn mua rẻ và bán lại rất đắt, từ bất động sản tới các sản phẩm của nông nghiệp, từ dịch vụ tới khoa học kỹ thuật, trong đó quốc gia nạn nhân phải cung cấp công nhân với lương bổng thấp, điều kiện lao động tồi, và cả một hệ thống hàng dọc từ định chế tới cơ chế chịu nhận hối lộ qua các mô thức tham nhũng, mà kẻ khống chế đặt ra và bày vẻ cho tay sai của chúng phải tuân thủ để có tư lợi và được sống còn. Lúc cần xiết cổ nạn nhân thì chúng sẽ dùng phân lời cao cùng với xảo thuật đổi hợp đồng, thay giao kèo, và chúng có thể dùng nhân lực của chúng đã được chúng thuần hóa, đã chấp nhận mọi điều kiện lương bổng và lao động tồi tệ nhất, đó chính là nhân dân của chúng. Trung Quốc có quá trình bóc lột tận xương tủy giữa Hán tộc với nhau, đây là điểm xấu của lịch sử Tàu, mà các lãnh đạo Tàu tặc dùng như một lợi thế, một vũ khí để lấy người Tàu thay người Việt. Đây chính là loại nhà tù vô hình của khống chế kiểu tầu mà các nước nhỏ chung quanh Trung Quốc biết rất rõ: công nhân và nhân viên Tàu nhận làm các công việc nhọc nhằn nhất, trong điều kiện tủi nhục nhất để kiếm sống. Mà họ luôn có “đủ người nhờ biển người” từ chiến tranh tới kinh tế, từ di dân tới nhập cư. Các quốc gia kề cạnh với Trung Quốc luôn phải nhận họa kiếp về số lượng, đây là một chân lý đã được hình thành rất lâu và luôn có trong tư duy của lãnh đạo Bắc Kinh. Giữa cuộc chiến tàn khốc huynh đệ tương tàn giữa miền Nam và miền Bắc, trong đó ĐCSVN luôn bị dẵm chân, dẵm lưng, dẵm mặt, thì có lần Mao Trạch Đông đã nói thẳng vào mặt của Lê Duẩn là hắn ta đã có chiến dịch di dân Tàu xuống Việt Nam và xuống tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

– Kẻ xâm lược dùng khống chế qua bạo động ngầm thường thao túng các hợp tác song phương trên thượng nguồn, biến nó thành các hợp đồng bất chính giữa bọn khống chế và các lãnh đạo tham nhũng của các quốc gia nạn nhân, với hiệu quả rất cao mà ông bà ta đã đúc kết qua ngạn ngữ “cầm dao đằng chuôi”, như chủ nợ khi xiết nợ thì chúng vừa dùng luật pháp cùng lúc dùng xảo thuật chính trị để vô hiệu hóa pháp luật. Chính lãnh đạo Bắc Kinh sẽ là kẻ tuyên bố đầu tiên để dồn ép các lãnh đạo ĐCSVN vào đường cùng, để phục vụ ý đồ đô hộ Việt tộc của chúng bằng cách đe dọa sẽ bày biện hóa các văn bản với các chứng từ thỏa thuận về mật nghị Thành Đô. Cũng như chúng đã tung ra chứng từ về văn bản có chữ ký của thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyện nhượng chủ quyền Hoàng Sa cho Tàu tặc. Chưa hết, chúng sẽ là đám ma đầu tiên phá vỡ huyền thoại Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc, suốt đời hy sinh vì đất nước, quên cả chuyện lấy vợ và lập gia đình, và lần này với tất cả đầy đủ chứng cớ là nhân vật này “có vợ lẻ Tàu, con rơi gốc Tàu”, và trước đó đã có bao nhiêu mối hoang tình tại Âu châu. Các nạn nhân bị ô nhiễm tư duy qua nhồi sọ của ĐCSVN về “đạo đức Bác Hồ” sẽ phải “chưng hửng” vì đã quá vô tri làm nạn nhân trong quá trình giáo dưỡng vô minh hóa bằng cách thần tượng hóa nhân vật này.

***

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các lập luận qua nghiên cứu của VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) qua www.facebook.com/vungkhaluan/

____

Mời đọc lại các bài khác của tác giả: Thư gởi tuổi trẻ của Việt tộc  —  Thư gởi các đảng viên của ĐCSVN: Trả lại thẻ đảng để nhận lại nhân phẩm Việt!  —  Thư gởi các ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN  —  Thư gởi các đại biểu Quốc hội: Cúi đầu bấm nút, rồi cúi đầu quỳ gối!  —  Thư gởi các Bộ trưởng của chính phủ: Chạy chức hay chạy dân? —  Thư gởi các nhà lãnh đạo tương lai của Việt tộc: Lãnh đạo nhận nhân lý, nhập nhân trí

Đại nạn Trung Hoa thời cận đại

Trần Gia Phụng

25-6-2018

Vào gần cuối thế kỷ 19, bị các nước Tây phương đe dọa, Trung Hoa khốn đốn không kém Việt Nam, nhưng triều đình nhà Thanh (cai trị Trung Hoa 1644-1911) vẫn tự nhận Trung Hoa là thượng quốc, có ưu quyền đối với Việt Nam.

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

27 Thực thể trên Biển Đông

AMTI/CSIS

Người dịch: Phan Trinh

Lời người dịch: Bài này cung cấp hình ảnh của 27 thực thể – 7 tại Quần đảo Trường Sa, 20 tại Quần đảo Hoàng Sa – gồm các đảo, đá, bãi cạn, bãi xà cừ, cồn cát đang bị Trung Quốc kiểm soát.

Chủ nghĩa Phát xít: CHXH kiểu Trung Quốc và CHXH Quốc gia Đức, cặp bài trùng (Phần 2)

FB Nguyễn Thọ

23-6-2018

Tiếp theo phần 1

Phố Trung Quốc tại Chicago – Mỹ. Ảnh: internet

3-Bành trướng lãnh thổ:

Nếu dùng từ „Đức Quốc Xã“ để gọi Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia Đức (NAtional soZIalism = NAZI), thì cũng nên gọi Chủ nghĩa Xã hội mang mầu sắc Trung Quốc là „Trung Quốc Xã“.

Quá tự tin vào lực lượng vật chất và truyền thống quân phiệt Phổ, Hitler đã không ngần ngại phát động chiến tranh để giành lãnh thổ. Đầu tiên, Hitler nhắm tới các quốc gia lân bang có người Đức sinh sống là Áo, Tiệp Khắc và Ba-Lan. Người Áo cùng huyết thống nên sa ngay vào cái bẫy „Chủng tộc thượng đẳng“ của Hitler thì khỏi phải nói. Ba-Lan và Tiệp Khắc thì tuyệt vọng cầu cứu các cường quốc phương Tây vốn đang thỏa hiệp với Hitler (xin google „Hiệp ước Munich“ sẽ rõ).

Xóa nhòa biên giới Biển Đông

Foreign Affairs

Tác giả: Bonnie S. Glaser Gregory Poling

Dịch giả: Phan Trinh

5-6-2018

Đá Subi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: Francis Malasig / Reuters

Trích dẫn một số nội dung đáng chú ý: Chính sách “hợp tác phát triển” là chủ trương từ thời Đặng Tiểu Bình, tóm gọn trong 12 chữ “Chủ quyền chúc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” (chủ quyền của ta [TQ], gác qua tranh chấp, hợp tác phát triển). Mục tiêu của “hợp tác phát triển”, nói cách khác, là thúc đẩy các nước tranh chấp, chấp nhận chủ quyền của TQ.*

Chủ nghĩa Phát xít: CHXH kiểu Trung Quốc và CHXH Quốc gia Đức, cặp bài trùng (Phần 1)

FB Nguyễn Thọ

22-6-2018

Xưa nay tôi chỉ viết về những gì biết rõ quanh tôi và có dẫn chứng rõ ràng. Nhưng những sự kiện xung quanh các cuộc biểu tình ngày 12.06, các tranh luận về luật An ninh mạng, về 3 đặc khu kinh tế mà trong thực tế đã bắt đầu ra đời từ năm 2016 đang làm tôi lo ngại. Thấu hiểu mối lo của quan chức Việt Nam trước việc đồng bào mình chống lại sự phụ thuộc Trung Quốc, chứng kiến những âm mưu áp dụng các sắc luật phi dân chủ của Trung Quốc vào Việt Nam, tôi thấy phải viết về Chủ nghĩa Phát xít Trung Hoa để nêu bật mối đe dọa.

Các bạn công an, quân đội, hãy nhìn toàn cảnh lịch sử nhé

FB Đỗ Ngà

6-6-2018

Thời đại CS nắm quyền là thời đại Bắc Kinh nắm đầu Hà Nội nhiều nhất. Và nếu xét từ ngày CS nắm giữ quyền lực đến nay, ta nhìn rất rõ những bước tiến của Bắc Kinh và bước nhượng bộ của Hà Nội.

Đặc khu kinh tế Boten ở Lào và bài học nhãn tiền

LTS: Quốc hội Việt Nam đang thảo luận, chuẩn bị thông qua dự luật đặc khu kinh tế, cho phép người nước ngoài thuê tới 99 năm, ở ba khu vực: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Người dân Việt Nam lo sợ nguy cơ Trung Quốc tìm cách xâm lăng Việt Nam qua con đường thuê lãnh hải, lãnh thổ ở ba vị trí đắc địa kia, bởi họ hiểu tâm địa của những người anh em láng giềng “16 chữ vàng, 4 tốt” của lãnh đạo CSVN, cũng như những gì đã và đang diễn ra ở các đặc khu trên các nước khác như Lào, Sri Lanka… đã làm cho người Việt Nam khiếp sợ.

Khai thác dầu khí: Rủi ro khi tìm kiếm ở các lô dầu khí trên biển Đông

Reuters

Tác giả: James PearsonGreg Torode

Dịch giả: Trúc Lam

23-5-2018

HANOI / HONG KONG (Reuters) – Một số lô dầu nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam ở khu vực Biển Đông, được phân định bởi “đường chín đoạn” của Trung Quốc, cơ sở cho những tuyên bố gây tranh cãi của Bắc Kinh đối với hầu hết tuyến đường biển giàu tài nguyên.

Nghe thường dân trả lời

Trương Minh Ẩn

21-5-2018

Sáng nay bầu trời khá đẹp, không khí mát mẻ, có mây nhiều nên không có nắng gắt, cùng với dư âm cơn mưa lớn tối qua nên khá dễ chịu. Tôi dạo một vòng quanh Sài Gòn chơi. Ngẫu hứng bỗng dưng muốn làm… nhà báo. Khoái gì thì làm nấy, phó thường dân nên chẳng có sợ, chẳng ràng buộc gì cả. Vì có cái “mác” dân đen, tôi chắc chắn mình không có cơ hội ngắm nghía thôi chứ đừng nói là phỏng vấn quan chức, vả lại, ngày Chủ Nhựt gần hết là ngày ăn chơi của quan, cửa đóng then cài, làm sao mà gõ được. Thôi đành kiếm người cùng cảnh ngộ hỏi chuyện vậy. 

Thưa ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Đại cục là đại cục nào?

VTC

Khánh Tú

19-5-2018

(VTC News) – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, việc đoàn khách nước ngoài mặc áo in bản đồ có “đường lưỡi bò 9 đoạn” chỉ là một sự cố nhỏ, nên ứng xử mềm dẻo không để ảnh hưởng đến đại cục đang khiến dư luận sôi sục.

Dư luận đang hết sức bất bình trước sự việc tối 13/5 vừa qua, tại sân bay Cam Ranh, đoàn khách du lịch 14 người đến từ Trung Quốc sau khi cởi áo khoác ngoài, đã để lộ ra chiếc áo phông in bản đồ có “đường lưỡi bò 9 đoạn”.

Vấn đề là, báo cáo về vụ việc này, vị Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch của ta lại cho rằng, đó chỉ là một sự cố nhỏ, nên ứng xử mềm dẻo không để ảnh hưởng đến đại cục.

Câu nói này được ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát ra trong buổi làm việc với Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, với vai trò là Tổ trưởng Tổ công tác Thủ tướng cùng Tổ công tác làm việc, kiểm tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Cũng cần nói thêm, trong buổi làm việc ấy, ông Tuấn đã rất phấn khởi, hào hứng báo cáo về những thành tích trong việc thu hút khách du lịch nước ngoài. Có lẽ, chính vì đang “say sưa trên chiến thắng”, nên ông đã xem nhẹ vấn đề khi cho rằng, điều mà nhiều người cho rằng hết sức nghiêm trọng kia chỉ là “sự cố nhỏ” (?!). Và ông lo rằng, nếu không nhẹ nhàng, mềm dẻo, sẽ khiến khách du lịch Trung Quốc họ giận, như vậy ảnh hưởng đến “thành tựu” mà ngành của ông đang giành được?

Du khách Trung Quốc đến Cam Ranh mặc áo thun có bản đồ hình lưỡi bò. Ảnh: Internet

Từ suy luận ấy, chắc hẳn, cái “đại cục” mà ông Tuấn nhắc đến và lo ngại bị ảnh hưởng, chính là lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm đi chăng?

Nếu đúng ông nghĩ vậy, thì ông đã nhầm, hoặc, ông đã chỉ nghĩ đến cái trước mắt, cho riêng ngành mình, mà không biết rằng, cái “đại cục” thực sự nhiều người nghĩ đến nó rộng lớn và thiêng liêng hơn nhiều.

Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, đối với mỗi quốc gia, vấn đề chủ quyền dân tộc là trên hết và thiêng liêng nhất. Bất cứ kẻ nào vi phạm hoặc cố tình phớt lờ, xuyên tạc, xâm phạm điều đó đều là kẻ xấu, cần phải xử lý.

Trong trường hợp cụ thể này, đoàn du khách 14 người đến từ Trung Quốc đã cố tình vi phạm điều thiêng liêng nhất mà bất cứ người Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc nào cũng đều trân trọng bằng mọi giá, giữ gìn, đó là chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Tất nhiên, những du khách kia họ chưa có biểu hiện xâm chiếm nước ta, nhưng, ở góc độ nào đó, họ đã “chiếm” trong suy nghĩ, bằng hành động tinh vi, nguy hiểm, xấc xược. Họ thừa biết sự nhạy cảm và ý nghĩa của cái đường lưỡi bò vô lý, khiến cả thế giới đang lên án kia. Vậy nhưng, họ vẫn cố tình mang nó khi đến đây với danh nghĩa là đi du lịch.

Tôi tin là họ không hề “vô tình” khi mặc những chiếc áo ấy. Vì, không ai lại vô tình một cách trùng hợp như vậy. Kể cả nếu vô tình thật, thì họ đã mặc nó từ ở nhà, ngay trong khi làm thủ tục nhập cảnh, chứ không phải đợi đến lúc đã qua khâu kiểm tra an ninh tại sân bay mới cởi áo khoác rồi để lộ ra.

Có thể khẳng định, hành động mặc áo phông tập thể của đám du khách là có ý đồ xấu. Ý đồ thực sự của họ là gì, tất nhiên ta không thể đoán biết hết được. Song, chỉ cần nhìn bằng cảm quan, có thể thấy, đó là hành động không thể chấp nhận được.

Khi đến bất cứ một quốc gia nào, những người có nhận thức đều phải hiểu và thuộc nằm lòng câu nói “nhập gia tùy tục”. Những người có tiền, đi du lịch, để nghỉ ngơi, thư giãn, mua sắm, họ càng phải biết điều đó. Nếu đó không phải là những du khách đến từ Trung Quốc, chúng ta có thể rộng lòng châm chước, vì nghĩ rằng những người này đến từ nước khác, không tìm hiểu tình hình thế giới, nên vô tình mua áo đồng phục và mặc ngẫu nhiên khi đến Việt Nam.

Nhưng đây là những người Trung Quốc, họ thừa biết đường 9 đoạn trơ trẽn và bất hợp pháp kia là gì, có ảnh hưởng thế nào đến quan hệ giữa hai nước. Họ đã cố tình mang theo nó, như để trêu ngươi, xúc phạm với người bản địa. Sâu xa hơn, rất có thể, đó còn là một âm mưu mang tính chính trị, theo tư tưởng bành trướng đặc trưng. Họ muốn truyền tải cái thông điệp sai trái rằng “đường 9 đoạn” kia thuộc về họ, và giờ là lúc họ mang đi truyền đạt với thế giới, trước hết là người dân Việt Nam, nơi ảnh hưởng trực tiếp.

Đương nhiên, điều đó là không thể chấp nhận đối với bất cứ người dân Việt Nam yêu nước nào. Chỉ tiếc rằng, không hiểu sao, một người làm đến chức Tổng cục trưởng lại có vẻ ngây thơ, coi nhẹ ý nghĩa chính trị của hành động xấc láo ấy.

Thử hỏi, nếu cơ quan chức năng không kịp thời phát hiện, để chúng mặc những chiếc áo ấy “diễu” vào địa phận nước ta, sau đó, trên báo chí, truyền thông xã hội thế giới xuất hiện những hình ảnh rồi chú thích với dòng chữ “ Đường 9 lưỡi đã xuất hiện và được Việt Nam chấp nhận”, lúc đó, ông Tuấn sẽ nghĩ như thế nào? Lúc đó, vấn đề đại cục là gì? Có phải chỉ là những con số thống kê lượng khách du lịch đến từ Trung Quốc nữa không?

Tôi biết, trong đường lối phát triển kinh tế nước ta hiện nay, du lịch là ngành được ưu tiên và kỳ vọng rất lớn. Nhưng theo tôi, chúng ta không thể chấp nhận sự phát triển, thu hút du khách bằng mọi giá, bất chấp những yếu tố khác, đặc biệt là vấn đề an ninh, chính trị.

Một nhóm người này làm được, sẽ mở đường cho những nhóm khác. Rồi, các nhóm khác sẽ ngày càng đông hơn. Lần này chỉ là đường lưỡi bò trên chiếc áo phông, lần sau sẽ là những chiếc băng rôn, khẩu hiệu, là những câu tuyên bố ngang ngược, láo xược khác. Lúc đó chúng ta xử lý ra sao?

Phải coi đây là chuyện lớn, không thể là “sự cố nhỏ” được. Chỉ khi coi nó là chuyện lớn, đặc biệt nghiêm trọng, ta mới có cách xử lý quyết liệt, hợp lý để vừa giữ được tinh thần tự tôn dân tộc, nhưng vẫn thu hút được khách du lịch đến với nước ta. Cách đó là gì ư? Theo tôi, trước hết phải xử lý nghiêm, từ chối nhập cảnh đối với những du khách kia, lưu vào sổ “đen”, cấm vĩnh viễn những kẻ đó quay lại.

Đồng thời, chúng ta phải cảnh cáo nghiêm khắc công ty lữ hành trực tiếp môi giới, dẫn đoàn khách đó sang; yêu cầu họ cam kết không tái phạm. Cùng với đó, lập tức ra quy định, bất cứ đơn vị kinh doanh du lịch nào để du khách có hành động xâm phạm, xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam sẽ bị xử phạt nặng, thậm chí ngưng hợp tác. Chỉ có vậy, mới có thể khiến những ai đến với đất nước ta có cái nhìn đúng đắn và thực sự tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ và con người Việt Nam.

Nếu ai cũng coi đây là “sự cố nhỏ” và lo ảnh hưởng đến cái “đại cục” mơ hồ nào đó, thì, cái “đại cục” thật sự bị xâm phạm nghiêm trọng lúc nào cũng chẳng biết đâu.

‘Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật’

BBC

Bill Hayton

9-4-2018

Trung Quốc ngày nay vẽ bản đồ và tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa theo ‘đường chữ U’ được dựng từ cách diễn giải, dịch thuật sai lầm, theo tác giả Bill Hayton. STR/AFP/Getty Images

Biển Đông là nơi nguy hiểm, bởi nơi đây có những tranh giành, tranh cãi chồng chéo giữa các nước.

Tình trạng tranh giành xảy ra đối với các nguồn tài nguyên biển. Tình trạng tranh giành xảy ra trong việc giữ thế cân bằng quyền lực trong khu vực.

Cá Rồng Đỏ: Chính hãng Repsol bị TQ ‘gây áp lực’?

BBC

1-4-2018

Repsol là đối tác được Việt Nam thuê tiến hành các hoạt động thăm dò trong dự án Cá Rồng Đỏ, theo giới quan sát. Ảnh: Getty Images

Có nguồn tin nói trong diễn biến ở Biển Đông liên quan dự án Cá Rồng Đỏ, chính đối tác của phía Việt Nam là hãng Repsol đã ‘chịu tác động của Trung Quốc’ và đề nghị phía Việt Nam ‘cho tạm dựng’ dự án khoan lại, một nhà phân tích chính trị, an ninh và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nói với BBC hôm thứ Sáu.

Trung Quốc quả là… tài!

Blog VOA

Trân Văn

31-3-2018

Ảnh: Reuters

Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có nhiều nhà. Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có một căn to hơn, đông người hơn và có vẻ khá giả hơn những nhà khác.

Bên cạnh căn dường như to nhất, giàu nhất xóm ấy là một căn nhà nhỏ. Dân trong xóm chú ý tới cả hai không phải vì sự khác biệt về mức độ bề thế, phát đạt giữa hai căn nhà – những khác biệt vốn xóm nào cũng có – yếu tố khiến thiên hạ bận tâm là quan hệ, cách ứng xử kỳ quái của hai chủ nhà, đặc biệt là chủ căn nhà nhỏ.

Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa

VNTB

Tác giả: Koh Swee Lean Collin

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

30-3-2018

Người Việt Nam tập hợp gần ĐSQ Trung Quốc tại Seoul, Nam Hàn, hôm 24/7/2016, trong một cuộc mít tinh phản đối chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Ảnh: AP/ Ahn Young-joon

Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của Lính thủy đánh bộ Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, động thái này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.

Trung Quốc “bắt nạt” các công ty dầu khí trên Biển Đông như thế nào?

Luật Khoa

Cafe Luật Khoa

29-3-2018

Ảnh: internet

Sự kiện chính phủ Việt Nam dừng dự án Cá Rồng Đỏ, một dự án dầu khí quan trọng ở biển Đông, do áp lực từ Trung Quốc đang làm nóng lại các tranh luận về tranh chấp biển Đông tại Việt Nam.

Có thể điểm qua một số dữ kiện cơ bản của vụ việc:

Dự án mỏ khí Cá Rồng Đỏ là dự án mỏ sâu của Việt Nam nằm ngoài khơi biển Đông tại Lô số 07/03, thuộc Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km.

Điệp vụ Biển Đỏ: Ban Tuyên giáo đang bỏ trống lĩnh vực điện ảnh!

FB Nguyễn Ngọc Chu

28-3-2018

Phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) đang làm cho công chúng phẫn nộ vì tuyên truyền sức mạnh hoang vẽ của hải quân Trung quốc tại Biển Đông Nam Á. Để lọt phim này là tội của “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện”.

Nhưng tội đầu têu là công ty TNHH CJ CGV – đơn vị nhập phim. Vì lợi nhuận CJ CGV đã nhập bất phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, bất chấp mọi lợi ích của Việt Nam.

Bộ Văn Thể Du làm gián điệp cho Tàu?

LTS: Chuyện Trung Quốc mang chủ quyền biển đảo lồng vào phim “Điệp vụ Biển Đỏ“, có thể thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh. Sau khi bộ phim được trình chiếu rộng rãi ở VN, báo chí lên tiếng báo động, Bộ Văn hóa phản bác: ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ không liên quan tới chủ quyền biển đảo.

Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cho rằng, những hình ảnh, âm thanh và lời thoại ở 36 giây cuối phim “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”, không có căn cứ để kết luận phim Điệp vụ Biển Đỏ có liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo.

Lời thoại “Lãnh hải Trung Quốc” đó chính là quần đảo Trường Sa của VN mà Trung Quốc chiếm đóng và đang xây nhiều đảo nhân tạo. Thế nhưng, Bộ Văn Thể Du cho rằng bộ phim đó không có gì sai, và Bộ này đang tiếp tay, giúp Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh. Phải chăng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Việt Nam đang làm gián điệp cho Trung Quốc?

_____

Thanh Niên

Lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông!?

27-3-2018

Đó là khái niệm mà Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) trả lời về bối cảnh hạm đội Trung Quốc xuất hiện trong đoạn cuối của phim Điệp vụ Biển Đỏ. Thật bức xúc khi ‘lãnh hải Trung Quốc’ ấy chính là quần đảo Trường Sa của VN.

Xâm Lăng Không Tiếng Súng: Trung Quốc Biến Nợ Thành Lãnh Thổ

Lê Minh Nguyên

17-3-2018

Trong chiến lược xây dựng đế quốc của Trung Quốc, dựa theo mô hình của Hoa Kỳ là bằng kinh tế và dùng quân sự hậu thuẩn phía sau, nhưng lộ liễu và võ biền hơn, đó là hình ảnh anh thương gia mặc đồ vest tay xách chiếc cập đầy tiền nhưng trên vai có mang khẩu súng, TQ vừa muốn khai thác thị trường và tài nguyên thế giới vừa biến các nước cận biên thành chư hầu. Kế hoạch “Vành Đai và Con Đường” còn gọi là “Con đường tơ lụa của thế kỷ 21” (BRI – Belt Road Initiative), với số tiền tung ra khoảng 1,700 tỷ đôla mỗi năm và 26,000 tỷ đôla tính đến năm 2030 đang biến nợ của các quốc nghèo thành lãnh thổ của Trung Quốc (http://cnb.cx/2tWJJUV).

FBI điều tra vũ khí quyền lực mềm của chính quyền Trung Quốc

Thiên Thảo

19-2-2018

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về các mối đe doạ trên toàn thế giới vào ngày 13/02/2018 tại Washington, một quan chức cấp cao của FBI cho biết Cục điều tra Liên bang Mỹ đang tiến hành điều tra Viện Khổng Tử – tổ chức “giáo dục” được ví như vũ khí quyền lực mềm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mạng lưới hoạt động tại hơn 100 quốc gia.

Đục bia rồi đục luôn cả thơ

FB Nguyễn Anh Tuấn

17-2-2018

Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” – một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.

Tại sao Trung Quốc muốn che giấu cuộc chiến tranh xâm lược 17/2/1979?

FB Nguyễn Ngọc Chu

17-2-2018

Ngày 17/2/1979 Trung Quốc huy động 60 vạn quân, bất ngờ tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới 1400 km.

Từ sau cuộc xâm lược đê hèn đó, trong quan hệ với Việt Nam, nhà cầm quyền Bắc Kinh luôn luôn muốn phía Việt Nam không nhắc đến cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2 năm 1979 của Trung Quốc.

39 năm, cuộc chiến biên giới Việt – Trung

FB Trần Đức Anh Sơn

17-2-2018

Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội, phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học… ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.

Ngày 17-2-1979: Không được quên những ngày này, không được quên những người này

FB Hoàng Hải Vân

16-2-2018

Ngày 17-2-1979: Có thể khép lại quá khứ, hướng tới tương lai gì đó, nhưng không được quên những ngày này, không được quên những người này.

Sau đây là 29 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 mà tôi thống kê được từ 10 năm trước. Có thể còn nhiều hơn. Đó là những người anh dũng nhất trong cuộc chiến đấu. Và còn rất nhiều, rất nhiều các liệt sĩ ngã xuống trên biên giới phía Bắc mà nhiều người vẫn chưa tìm được hài cốt. Và còn rất nhiều, rất nhiều liệt sĩ ngã xuống để bảo vệ biên giới Tây Nam. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Trường Sa. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 nữa…

Việt Nam-Trung Quốc: “Hai Quốc gia, Một trạm Kiểm soát Cửa khẩu”

VOA

6-2-2018

Hơn 100 người Việt tụ tập trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại trung tâm Hà Nội hôm 17/02/16 để tưởng niệm kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt-Trung. Những tấm biểu ngữ ghi hàng chữ “Ngày 17/2/1979, Nhân dân sẽ không quên”. AP Photo/ Tran Van Minh.

Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận việc thành lập một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”. Dự kiến dự án này sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm nay.