5-3-2023
Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng 3 năm 1979.
5-3-2023
Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng 3 năm 1979.
Nguyễn Quang Dy
19-2-2023
Có lẽ đây là một câu hỏi cần thiết mà giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đặt ra để giải đáp, vì cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn là yếu tố quan trọng nhất tác động tới quan hệ quốc tế và trật tự thế giới trong những thập kỷ tới của thế kỷ 21. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó giải đáp nhưng lại dễ gây tranh cãi, vì trong một thế giới “hậu sự thật”, có nhiều tin vịt và quan niệm trái chiều, người ta rất dễ nhầm lẫn và khó nhất trí.
Tác giả: Lê Đức Dục – Đức Bình
17-2-2023
Trong mỗi mặt trận, mỗi cuộc chiến, hay chỉ là một trận đánh, hầu như sẽ có vài người lính được trở về để sống và kể lại. Ông Hoàng Như Lý, cựu trinh sát đồn biên phòng Pò Hèn, là một người như thế.
Ông Lý chính là nhân chứng 10 năm trước đã kể với chúng tôi về cuộc chiến sáng 17-2-1979 chống quân Trung Quốc, với 45 cán bộ chiến sĩ của đồn hy sinh, qua sự kết nối của thượng tá Bùi Văn Điểm – chính trị viên đồn biên phòng Pò Hèn.
Loạt bài đầu tiên về câu chuyện Pò Hèn bi tráng đăng trên Tuổi Trẻ có được nhờ ông “bắc cầu” với những nhân chứng khác.
Người được chọn
Sau loạt bài về Pò Hèn đúng 10 năm trước, chương trình “Tháng 3 biên giới” ra đời với sự phối hợp của báo Tuổi Trẻ cùng Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.
Câu chuyện về trận chiến Pò Hèn với những buồn vui, bi tráng được thức dậy, những đồng đội được kết nối, những kiếm tìm được thắp lên từ tấm lòng người cựu binh là trinh sát của đồn biên phòng Pò Hèn từ cuối năm 1974 đến tháng 2-1979.
Những ngày mưa rát biên ải đầu năm 2013 đó, chúng tôi không thể quên hình ảnh người cựu binh tuổi ngoài 60 trên chiếc xe Kia Morning, mà ông đùa là “con cóc”, ngược xuôi trên con đường hẹp nham nhở ổ gà ổ voi từ Móng Cái lên Pò Hèn.
Rồi từ Pò Hèn, ông đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà tình nghĩa của liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm, ra ngôi trường đã từng mang tên chị bên pho tượng đứng ở sân trường…
Gặp lại Hoàng Như Lý trong lần trở lại Pò Hèn này, chứng kiến những gì ông đã làm vì đồng đội suốt 10 năm qua, chúng tôi càng tin ông chính là “người được chọn”.
Những người đến với Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn chỉ dâng hương, tưởng niệm và tham quan tại đài tưởng niệm, nhưng với Hoàng Như Lý, hình ảnh những đồng đội hy sinh ở chốt đồi Quế, chốt trạm kiểm soát cửa khẩu hay ở đài quan sát đồi Tây luôn ám ảnh ông.
Đã bao năm ông cứ lặn lội tìm lên những điểm chốt xưa, lần theo ký ức để xác định đúng nơi đồng đội hy sinh và đánh dấu lại.
Vậy rồi dịp 27-7-2017, nhân 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ, ông tập hợp các đồng đội cũ, vác ba tấm bia đá ghi tên tuổi những anh em hy sinh ở mỗi địa danh rồi vượt núi leo dốc lên dựng bia đúng ngay nơi anh em ngã xuống.
Cắm lên đỉnh đồi một ngọn cờ đỏ sao vàng để anh linh anh em quần tụ. Cứ vài tháng, dịp 17-2 và 27-7, ông lại trèo lên đó làm lễ thay cờ.
Không có một tấm lòng thiết tha trĩu nặng với đồng đội, chắc chắn khó để làm được những việc như ông Lý đã làm.
Lo cho người ngã xuống ở Pò Hèn, ông còn ngược xuôi về tận Hưng Yên để coi sóc ban thờ của anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, kết nối với gia đình Vũ Trọng Hùng (con trai liệt sĩ Vũ Trọng Hiên).
Hùng chào đời sau khi bố anh hy sinh sáu tháng. Ngày bố anh hy sinh trong trận Pò Hèn sáng 17-2-1979, anh còn là giọt máu hoài thai từ yêu thương của người lính biên phòng Vũ Trọng Hiên và cô thanh niên xung phong của lâm trường Nguyễn Thị Thê chứ chưa cưới xin gì.
Sau khi Hùng chào đời, những người lính của Pò Hèn, đồng đội của bố anh, đã tìm mọi cách để chị Thê và con được công nhận là vợ và con liệt sĩ. Giờ đây, cùng với ông Lý, Vũ Trọng Hùng cũng là một thành viên tích cực trong các công việc của nhóm mấy anh em đồn Pò Hèn còn lại.
“Ông mai” tổ chức đám cưới cho hai liệt sĩ
Nhưng điều ấn tượng nhất với mọi người là đám cưới của hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm mà ông Lý là người chủ xướng. Lần trở lại Pò Hèn này cùng ông Lý vào sáng 5-2-2023, đúng ngày rằm tháng giêng âm lịch.
Thật tình cờ làm sao, cũng đúng ngày này 44 năm trước, ngày 5-2-1979 ông Lý đã cùng đưa cả hai người lên gặp thủ trưởng để chuẩn bị về quê tổ chức lễ cưới, nhưng rồi chiến tranh ập đến và đám cưới ấy mãi mãi không thành hiện thực.
Ông Lý ngậm ngùi nhớ lại: “Ngày 5-2-1979 là ngày mùng 9 tháng giêng năm Kỷ Mùi, Chiêm và Lượng có nhờ tôi đi cùng lên gặp đồn trưởng Vũ Ngọc Mai xin phép để về quê lo chuyện cưới xin, thủ trưởng đồng ý và ủng hộ.
Nhưng sau đó tình hình biên giới căng thẳng, cả hai đều không thể thu xếp được công việc để về quê thưa chuyện với hai bên gia đình cha mẹ, mọi việc riêng tư lúc đó phải dừng lại.
Thế rồi trong trận đánh sáng 17-2-1979 ở Pò Hèn, cả Lượng và Chiêm cùng hy sinh bên nhau.
Mỗi khi nghĩ về hai người đồng đội, ông Lý cứ cảm thấy như mình vẫn còn nợ cả hai một lễ cưới mà lẽ ra nếu không có chiến tranh, rất có thể giờ đây họ cũng đã như ông, hôm sớm vui vầy bên những đứa con và đàn cháu.
Sao lại không thể tổ chức một đám cưới cho hai liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm và Bùi Văn Lượng nhỉ?
Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7-2017, ông Lý và các anh em đồng đội cựu binh quyết định kết nối giữa hai gia đình liệt sĩ Bùi Văn Lượng và gia đình liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm.
Bố mẹ của anh Lượng và chị Chiêm cũng đã qua đời, chỉ còn anh chị em ruột của hai bên. Để kết nối đầy đủ thành viên hai gia đình, thống nhất được câu chuyện về “đám cưới liệt sĩ” là việc chưa từng có, nhưng anh em vẫn cố gắng đi đi về về giữa Hạ Long và Móng Cái để thuyết phục và lên kế hoạch tổ chức lễ cưới.
Sáng ngày 6-8-2017, từ Hạ Long, chiếc xe chở các đại diện nhà trai của “chú rể liệt sĩ” Bùi Văn Lượng xuất phát đi Móng Cái. Anh trai của anh Lượng là ông Bùi Văn Huy làm trưởng đoàn.
Ông Lý nhớ lại: “Khi chúng tôi vào đến nhà gái, theo sự chỉ dẫn của em trai và em dâu của liệt sĩ Chiêm, sau khi hoàn tất việc sắp đặt sinh lễ theo nghi thức, tôi được cử đại diện cho hai họ phát biểu.
Mọi người xếp hàng nghiêm trang đứng trước bàn thờ và ảnh chân dung của hai liệt sĩ. Tôi mới nói được câu “Kính thưa vong linh hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm” thì mọi người ai cũng khóc, có người khóc thành tiếng to làm tôi nghẹn ngào khó nói lên lời.
Làm thủ tục cưới xin xong, hai bên gia đình và bạn bè của chị Chiêm anh Lượng cùng nhau dự bữa cơm thân mật mừng lễ vu quy và thành hôn của hai liệt sĩ. Qua giờ ngọ, sắp đến giờ đẹp đã được tính trước, họ nhà trai xin phép được “rước dâu” về Hạ Long.
Tấm di ảnh “cô dâu liệt sĩ” được đem lên xe hoa cùng di ảnh anh Lượng như một đôi tân lang tân nương cùng bên nhau về nhà chồng. Trước lúc tiễn đưa “cô dâu liệt sĩ” lên xe về nhà chồng tận Hạ Long, mọi người lại nước mắt đầm đìa thay cho lời tạm biệt.
Vậy là cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được nguyện vọng của cô chú Chiêm và Lượng, trong lòng cảm thấy cũng được thanh thản hơn, giờ đây cũng chỉ cầu mong vong hồn cô chú dưới suối vàng được siêu thoát”.
17-2-2023
Một trong những câu hỏi mà bạn đọc có thể thấy đâu đó khi đang tranh cãi về vấn đề chiến tranh Nga – Ukraine là, “Liên Hiệp Quốc ở đâu khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam 1979?”.
17-2-2023
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu xét lại cho kỹ, nguyên nhân đưa tới việc Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam là các chính sách sai lầm của CSVN (chớ không phải của Đặng Tiểu Bình).
16-2-2023
Tiếp theo phần I
“Điều gì các viện sử quốc doanh không làm, người lính sẽ tự làm lấy. Đó là ý nghĩ bất chợt của tôi khi đọc đến trang cuối cùng tập bản thảo của một người lính có mặt tại Cao Bằng tháng 2-1979. Hơn 180 trang viết ngồn ngộn tư liệu, đang rất thô mộc. Vì thô mộc như những người lính nên nó quá sống động và vô cùng chân thực”.
Tác giả: Sven Hansen
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
3-11-2022
Ngoại trưởng Hoekstra ra lệnh đóng cửa hai văn phòng công an bất hợp pháp của Trung Quốc. Chúng được lập ra nhằm mục đích đe dọa những người bất đồng chính kiến.
BERLIN taz | Chính phủ Hà Lan hôm thứ Ba đã yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc đóng cửa ngay lập tức hai văn phòng công an Trung Quốc ở Amsterdam và Rotterdam. Theo hãng tin ANP, những chỗ này chưa bao giờ có sự chấp thuận của các nhà chức trách Hà Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Wopke Hoekstra cho biết. Do đó, chúng “không thể chấp nhận được”.
Hôm thứ Tư, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã phủ nhận sự tồn tại của các văn phòng công an Trung Quốc ở Hà Lan. Tuy nhiên, theo Reuters, ông thừa nhận sự tồn tại của các “trung tâm dịch vụ”.
Tuần trước, truyền thông Hà Lan lần đầu tiên đưa tin về các văn phòng công an Trung Quốc. Từ đó, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ gây áp lực lên những người bất đồng chính kiến tị nạn, dưới chiêu bài cung cấp các dịch vụ như cấp giấy chứng nhận kết hôn hoặc gia hạn giấy phép lái xe.
Chính phủ Hà Lan sau đó đã công bố một cuộc điều tra, theo Bộ trưởng Hoekstra, nhằm tìm hiểu chính xác những điều mà các văn phòng ở Hà Lan, vốn được coi là bất hợp pháp, đang thực sự làm gì.
Sở công an hải ngoại là văn phòng cấp tỉnh
Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông, các văn phòng đã có ở đó từ năm 2018. Văn phòng ở Amsterdam do hai công an tỉnh Chiết Giang điều hành. Còn văn phòng ở Rotterdam nằm trong một căn hộ và do một người lính tỉnh Phúc Kiến chỉ huy.
Cả hai tỉnh miền đông Trung Quốc đều được biết đến với tỷ lệ người nhập cư cao. Cũng không có gì lạ khi chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng các hiệp hội đồng hương và lấy đó làm chính trị cho các tỉnh tương ứng hoặc toàn bộ nước Cộng hòa Nhân dân. Các hiệp hội ở hải ngoại thường là tay sai của các sứ quán.
Nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Vương Tịnh Du (Wang Jingyu), là người tị nạn chính trị ở Hà Lan, nói với báo Guardian của Anh rằng, ông đã được văn phòng công an Trung Quốc ở đó liên lạc ngay khi đến Rotterdam.
“Họ yêu cầu tôi quay trở lại Trung Quốc. Tôi cũng được bảo rằng hãy nghĩ về cha mẹ mình”, Vương nói. Sau đó anh ấy đã bị gây áp lực qua những tin nhắn và các cuộc gọi. Và anh đã bị dọa giết.
Tuần trước, tin tức về các đồn công an Trung Quốc như vậy đã xuất hiện ở một số thành phố, chủ yếu ở châu Âu, bao gồm London, Glasgow, Dublin, Paris, Madrid, Valencia, Prague, Porto và Frankfurt am Main.
Báo cáo của tổ chức Tây Ban Nha gây rúng động
Nguồn chính là một bài tường thuật của tổ chức phi chính phủ về nhân quyền Tây Ban Nha Safeguard Defenders vào cuối tháng Chín. Trong đó, tổ chức này đã liệt kê 54 văn phòng công an như vậy ở 25 thành phố của 21 quốc gia, phần lớn là ở châu Âu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bênh vực các văn phòng này vào tuần trước và bác bỏ mọi cáo buộc. Họ là những trợ thủ đắc lực trong đại dịch khi công dân Trung Quốc không thể về nhà như thường lệ.
Các văn phòng cũng phục vụ cho việc chống tội phạm xuyên biên giới, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt chủ quyền của nước sở tại.
Văn phòng công an Trung Quốc ở Frankfurt?
Tường thuật của Safeguard Defenders nêu tên một văn phòng tại Frankfurt am Main ở Đức mà không cho biết thêm chi tiết. Tuần trước, Bộ Nội vụ Hessen thông báo, sẽ điều tra bài tường thuật.
Theo Safeguard Defenders, lần đầu tiên Trung Quốc thành lập các văn phòng công an như vậy ở nước ngoài vào năm 2018. Mục đích của họ là hạn chế gian lận qua Internet và điện thoại. Nhiều kiều bào Trung Quốc bị liên lụy trong việc này, thường là vì chính họ từng là nạn nhân của những lời hứa hão huyền và tống tiền.
Theo Safeguard Defenders, cơ quan công an Trung Quốc khoe rằng, từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022, có tổng cộng 230.000 công dân của họ đã “được thuyết phục” quay trở lại Trung Quốc.
Điều này thường xảy ra với áp lực lớn đối với các thành viên trong gia đình, bao gồm cả việc cấm con cái của họ hàng đến trường. Tuy nhiên, theo bài tường thuật, các vụ lừa đảo qua Internet và điện thoại của bọn tội phạm Trung Quốc chủ yếu đến từ 9 quốc gia, trong đó 7 quốc gia ở Đông Nam Á và miền bắc Miến Điện và Campuchia là trung tâm, thì các văn phòng công an ở nước ngoài không tập trung ở đó, mà chủ yếu ở châu Âu.
Giới quan sát cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng các văn phòng trái phép này cung cấp thêm bằng chứng, cho thấy, chính quyền Bắc Kinh, với quyền lực chính trị và kinh tế ngày càng tăng, ngày càng ít có xu hướng tuân thủ các quy tắc hành xử theo luật pháp quốc tế.
31-10-2022
Quân đội Nga của Putin đã lộ nguyên hình một đội quân lạc hậu, yếu kém và chỉ còn trông chờ vào sự đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân.
21-10-2022
Loài người đang đứng trước nhiều mối đe dọa. Biến đổi khí hậu đang làm cho trái đất lúc nào đó sẽ không thể ở nổi. Mọi người đều thấy nhưng tất cả cứ tiếp tục lao vào làm cho quá trình này càng tăng tốc.
5-10-2022
Theo nội dung rút ra từ một cuộc thảo luận học giả về một thập kỷ nắm quyền của Tập Cận Bình, sau khi đảm bảo nhiệm kỳ Tổng Bí thư thứ ba vào tháng 10 tới đây, Tập sẽ phải đương đầu với những thách thức khó khăn trong nước và quốc tế. Những thành công và thất bại trong quá khứ, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân ông, làm sáng tỏ những gì ông nắm quyền trong những năm tháng sau này.
20-8-2022
Quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự giữa CSTQ, Đài Loan và Hoa Kỳ tại Đông Á luôn là một vấn nạn cho giới quan sát viên, chính khách toàn thế giới từ năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại lục địa và Tưởng Giới Thạch rút ra đảo quốc Đài Loan.
5-8-2022
Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay xung quanh Đài Loan, với các vụ phóng tên lửa liên tiếp trong ngày 4.8.
Mạc Văn Trang
26-6-2022
Tìm trong kho tư liệu, thấy bài này viết từ tháng 3-2010, đã đăng trên trang Bauxite.vn và nhiều trang mạng khác, nay đọc lại thấy:
24-6-2022
1. Ngày 23/6/2022, tại Brussels, Lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã nhận một quyết định lịch sử: Trao tư cách ứng viên gia nhập EU cho Ukraine. Nói là quyết định lịch sử vì nó đưa đến những kết luận lịch sử:
Tác giả: David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
31-5-2022
Bộ tứ và Đối tượng Tình cảm
Tác giả: Derek Grossman
Trần Ngọc Cư, biên dịch
21-3-2022
Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu khiến các nhà quan sát an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương so sánh giữa hoàn cảnh của Ukraine [đối với Nga] và hoàn cảnh của Đài Loan đối với Trung Quốc.
Tác giả: Glacier Kwong
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
11-3-2022
Một bài báo hiện đã bị xóa trên ứng dụng QQ News, thuộc sở hữu của tập đoàn internet Tencent, Trung Quốc, cho biết công ty công nghệ Huawei “sẽ đến giải cứu ngay lập tức” ở Nga trong trường hợp bị tấn công mạng. Bài báo được đăng tải cùng ngày hacker Anonymous tấn công các trang mạng nhà nước ở Nga.
7-3-2022
1. Ở phía Tây, chỉ hai tuần trước đây, trước ngày 24/02/2022, ông Putin khăng khăng rằng việc tập trung 200.000 quân thường trực Nga liên tục trong nhiều tháng ở biên giới Ukraine là để tập trận; rằng thông tin Nga chuẩn bị tấn công Ukraine là hoàn toàn vu cáo, bịa đặt; thậm chí ngày 16/2/2022 ông Putin tuyên bố kết thúc tập trận ở Belarus và tuyên bố rút 30.000 quân về nước.
Dương Tự Lập
17-2-2022
Ba năm trước, tôi gửi bài viết đăng trên Tiếng Dân: “Thiên thu định luận” và người bạn sử học của cha”. Ngay hôm sau, báo mạng Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam vội gỡ bỏ trang ảnh giới thiệu ở mục cá nhân: Các Ủy viên Trung ương Đảng – Đồng chí Hoàng Văn Hoan.
16-2-2022
Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên. Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17 tuổi.
Tác giả: Craig Singleton
Người dịch: Thân hữu Viet-studies
2-2-2022
Những lời hùng biện của ông ta đã trở nên hoang tưởng – và việc cố gắng bám trụ ở Bắc Kinh cũng không giúp được gì.
28-1-2022
Tin đang lan khắp các trang mạng của Trung Quốc, cũng như nhiều tờ báo của nhà nước, cho hay những người theo chủ nghĩa dân tộc quá khích Trung Quốc – thành phần bị gọi là “cực đoan đỏ” – đang kêu gọi tẩy chay phim The Matrix Resurrections, sau khi Keanu Reeves xác nhận sẽ tham gia buổi hòa nhạc gây quỹ từ thiện có liên quan đến Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng bị chính phủ Trung Quốc coi là một kẻ ly khai nguy hiểm, luôn bị truyền thông của Bắc Kinh bôi nhọ, can thiệp ngoại giao, thậm chí là tổ chức ám sát.
Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
27-1-2022
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang diễn ra gay gắt. Sự khác biệt giữa những tuyên bố của Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken, và thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận quốc tế.