Tác giả: John Bolton
Dương Lệ Chi, chuyển ngữ
24-1-2021
John Bolton từng là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump và là tác giả của cuốn sách: “Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký của Nhà Trắng“.
Trung Quốc đã vinh danh tôi bằng một sự bất ngờ trong ngày [Biden] nhậm chức, đó là trừng phạt 28 cựu quan chức chính quyền Trump, trong đó có tôi, vì nhìn chung không tử tế với các chính quyền độc tài của họ. Tuy nhiên, mục tiêu thật sự của Trung Quốc là chính quyền Biden lúc đó mới ra đời vài phút – một gợi ý về những điều sẽ xảy ra, nếu chính quyền này không theo đúng nhịp điệu của Bắc Kinh.
Tổng thống Biden bây giờ có cơ hội để nghĩ tới các mối quan hệ Trung – Mỹ một cách chiến lược, trên toàn bộ các vấn đề chính trị, quân sự và kinh tế. Lập biểu đồ về hướng đi sai lầm và những hậu quả tiêu cực đối với Mỹ và phương Tây nói chung, có thể đang bị biến dạng.
Năm 1989, George H.W. Bush đã tiến hành một cuộc đánh giá tương tự về quan hệ Xô – Mỹ. Bị chỉ trích vì sự chậm chạp và ban đầu quá đa nghi, tuy nhiên, Bush cũng đã đúng. Phản ứng điều chỉnh của ông đối với tình trạng bất ổn ở Đông Âu, đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Hiệp ước Warsaw và sự ủng hộ năm 1991 của ông dành cho Boris Yeltsin đã dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Tự do tìm thấy một sự mở đầu mà chỉ ít người tin là có thể.
Không cần thiết phải lập kế hoạch chiến lược, nhưng sau cựu tổng thống Donald Trump, ngay cả những việc đơn giản cũng cần được trình bày lại. Các phương tiện truyền thông thường tập trung vào các quyết định rời rạc, nhưng câu hỏi cơ bản là, liệu người kế nhiệm của ông ta có suy nghĩ và hành động một cách chiến lược hay không. Trump đã không suy nghĩ hay hành động một cách chiến lược. Ông ta đã không đọc các tài liệu chiến lược quan trọng đặt trước mặt ông ta, hoặc là không tiếp thu chúng. Việc “ra quyết định” hỗn loạn của ông ta đã dẫn từ mối quan hệ gần gũi (ít nhất là trong suy nghĩ của ông ta) với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đến một cuộc chiến thương mại.
Nếu Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai, ông ta có thể sẽ quay trở lại mối quan hệ gần gũi và một thỏa thuận thương mại thảm hại, đó chỉ là khởi đầu. Trước ngày bầu cử 3/11 “kiên quyết” của mình, ông ta tìm cách gặt hái những lợi ích chính trị được nhận thức từ việc tấn công “virus Tàu”. Cơn sóng thần sau bầu cử về các lệnh trừng phạt và các trò lừa ngoại giao khác từ chính quyền ông ta, phản ánh một thực tế rằng, ông ta không còn chú ý đến nó nữa.
Về mặt chính sách, các biện pháp này phần lớn là đúng và lẽ ra phải được thực hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, như đã trình bày, chúng không nhất quán về mặt chiến lược mà chỉ đơn giản là sự bổ sung vào quần đảo các dấu chấm, cấu thành quyết định của Trump. Bắc Kinh thấy rõ điều này và do đó, tấn công phủ đầu ngay từ khi nhiệm kỳ của Biden bắt đầu, hy vọng sẽ thu hồi vốn nhiều nhất có thể.
Dĩ nhiên, vấn đề quan trọng ở chỗ, chính quyền [Biden] có theo đuổi chiến lược đúng đắn hay không. Chính vì tôi vừa bác bỏ sự thiếu nhất quán trong chiến lược của Trump, vừa lo sợ rằng Biden là một phiên bản được hâm nóng lại từ chính sách Trung Quốc khập khiễng của Tổng thống Barack Obama, nên cần phải có một cuộc tranh luận thật sự, cả trước công chúng và Quốc hội, về bản chất chiến lược Trung Quốc của Biden. Điều đó không phải là đòi hỏi quá nhiều.
Các ý kiến ngắn gọn không phù hợp với nhiệm vụ chiến lược khó khăn là kết hợp các nguồn lực của Hoa Kỳ với các mục tiêu chính sách của Trung Quốc, nhưng đây là một số dấu hiệu chính. Một khi Đặng Tiểu Bình tách khỏi chủ nghĩa Mác chính thống hồi cuối thập niên 1970, chính sách Trung Quốc của Mỹ dựa trên tiền đề, cải cách kinh tế sẽ tạo ra sự tự do trong nước ngày càng tăng, và trên phạm vi quốc tế, Trung Quốc sẽ là một “nước liên quan có trách nhiệm”, tham gia vào “một sự trỗi dậy hòa bình”. Cả hai dự đoán đã được chứng minh là sai, như Ngoại trưởng Antony Blinken ngầm thừa nhận trong phiên điều trần [ở Thượng viện] chuẩn thuận ông gần đây.
Chúng ta cần biết, liệu ông Biden có chia sẻ kết luận này hay không và bắt nguồn từ đó, bởi vì rủi ro rất cao. Ví dụ, Trung Quốc không còn có thể được coi là một đối tác thương mại bình thường. Trump đã làm cho nó lùi lại, điển hình là khi ông ta thường xuyên mô tả Liên minh châu Âu không chỉ giống như Trung Quốc, mà còn tệ hại hơn.
Liên minh châu Âu thường mặc cả các nhà đàm phán thương mại Hoa Kỳ, là một mối quan tâm chính đáng; nhưng Trung Quốc không chỉ tìm kiếm lợi thế thương mại mà còn tìm kiếm quyền bá chủ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và sau đó là toàn cầu. Đây là một nguyên nhân đáng báo động hơn nhiều so với thuế ô tô của Liên minh châu Âu. Chỉ riêng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc đã là một mối đe dọa an ninh quốc gia tối quan trọng, không phải là vấn đề thương mại khó hiểu.
Tương tự, sự hiếu chiến về mặt quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, các thiết kế của họ đối với Đài Loan, sự gia tăng khổng lồ trên toàn bộ khả năng quân sự của họ và sự bắt nạt của các nước tử tế khác (chẳng hạn như ngược đãi Canada về việc bắt bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Hoa Vi, hồi năm 2018, theo yêu cầu của chính phủ Mỹ), tất cả đều ngược lại với bất kỳ khái niệm nào về sự trỗi dậy hòa bình. Đối mặt với những hành động khiêu khích của Trung Quốc như thế, việc cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng của Mỹ mà một số đảng viên đảng Dân chủ tìm kiếm, sẽ khó có thể đưa ra giải pháp. Thay vào đó, cần phải có một sự gia tăng mạnh, và không chỉ bởi vì Trung Quốc.
Hiểu bản chất mối đe dọa của Bắc Kinh cũng rất quan trọng. Đây không phải là một cuộc đấu tranh ý thức hệ hay Chiến Tranh Lạnh. Trung Quốc không theo đuổi lý thuyết của chủ nghĩa Mác, mặc dù các chính sách đối nội của họ chắc chắn không có gì để khuyến khích họ. Ông Tập không chỉ tiêu diệt người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số không phải người Hán khác, mà còn dập tắt tự do tôn giáo và phá hủy phong trào ủng hộ dân chủ của Hồng Kông. Suy nghĩ của người Mỹ không hài lòng với “sự kết hợp dân sự-quân sự” hay “điểm tín dụng xã hội”, theo đó Bắc Kinh dùng để đo lường mức độ xứng đáng của công dân nước mình. Đây không phải là chủ nghĩa cộng sản tại nơi làm việc, mà là chủ nghĩa độc tài, thuần túy và dễ hiểu. Việc hiểu sai nó thành chủ nghĩa Marx 2.0 sẽ cản trở sự rõ ràng về chiến lược, chứ không phải nâng cao nó.
Cuối cùng là vấn đề tiến trình. Tranh luận về chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc phải là… chiến lược. Chúng ta làm trầm trọng thêm tình trạng đảng phái chính trị nếu các cuộc tranh luận về chính sách là về tính cách hơn là về thực chất. Bởi vì Trump không “chấp nhận” chính sách, ông ta coi những lời chỉ trích từ kẻ thù chính trị của mình là một sự sỉ nhục cá nhân và chửi họ tan nát. Các đối thủ của ông ta đã đáp lại một cách tử tế và tình trạng đảng phái trở nên tồi tệ hơn. Trump bây giờ là chuyện của ngày hôm qua, như phong cách chính trị của ông ta nên [là chuyện quá khứ], đặc biệt trong các vấn đề an ninh quốc gia.
Obama “trẻ tuổi tài cao” còn phải chịu “co vòi” và “lép vế” trước Tàu cộng mà
tác giả này còn đặt tin tưởng vào ông già lú lẫn với gần 50 năm làm chính trị
hết sức mờ nhạt vì không để lại dấu ấn gì đáng nhớ thì lời khyên này khác nào
….như gíó thổi vào nhà trống ??!!
Bài viêt phản ánh tầm nhìn chiến lược giàu kinh nghiệm của một chính trị gia tầm cơ quốc tế,từng là cố vấn an ninh quốc gia của TT Mỹ.Trước đây giới phân tích chính trị quốc tế liệt kê John Bolton “diều hâu” cũng hơi quá đáng
Ngu chết. Chết dưới bàn tay Khửa. Cái chết đã đc báo trước