Một sỹ quan Việt Nam Cộng hoà làm mọi cách để che chở một anh lính Cộng sản trong suốt 7 năm

Phan Thúy Hà

22-2-2021

Năm 1966, anh lính bị thương trong một trận đụng độ với quân đội Mỹ ở Tây Nguyên, anh bị bắt, đưa về sư đoàn 23 Bộ binh VNCH. Tại đây người sỹ quan tên là Hùng đã hỏi cung anh lính cũng tên Hùng. Sau hai ngày trò chuyện, người lính không thể nào hiểu được, từ lúc đó trở đi anh được hưởng một chế độ quan tâm đặc biệt, suốt 7 năm bị bắt làm tù binh, từ Tây Nguyên về trại Lê Văn Duyệt rồi nhà tù Biên Hoà và cuối cùng là đảo Phú Quốc. (Câu chuyện phải được kể ra bằng một bài viết dài chứ không chi tiết logic được qua một đoạn stt).

Nhạy cảm quá khứ chiến tranh

Dương Quốc Chính

6-5-2023

Việc Việt Nam phản đối một công ty và bưu chính Úc về việc họ sản xuất vật phẩm lưu niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi VNCH là rất vô lối. Bởi vì đây là đồng tiền kỷ niệm liên quan đến lịch sử thì phải tôn trọng lịch sử. Úc rút quân khỏi VNCH, là một quốc gia được nhiều nước công nhận, và chính VNDCCH cũng công nhận là 1 bên để ký hiệp định Paris.

Sự nhầm lẫn đáng tiếc

Nguyễn Thông

26-4-2020

Nhà máy dệt Vinatexco hiện đại do người VN đầu tư, năm 1961. Ảnh tư liệu của tạp chí LIFE.

Trên địa chỉ phây búc của một người tử tế, kiến thức sâu rộng, vừa có cái tút (status) về thực chất của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, kinh tế miền Nam trước ngày 30.4.1975.

Phải công nhận tác giả đã chịu khó mày mò, lục tìm, trích dẫn những tư liệu để khẳng định rằng sự phát triển, giàu có, no đủ của miền Nam trong những năm chiến tranh chỉ là thứ phồn vinh giả tạo, dựa hơi Mỹ, được Mỹ viện trợ, bơm hơi cho. Nó (Mỹ) mà cắt một cái, chết ngay tức tưởi. Nó nuôi chiến tranh chứ nuôi gì dân chúng…

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 1)

Lê Nguyễn

20-12-2021

Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ… Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động.

Trân trọng!

***

Với thế hệ những thanh niên nay ở vào tuổi 70-80 trở lên, cuộc chiến 20 năm đã khiến họ phải gánh chịu muôn vàn tổn hại, dù họ từng sống ở miền Nam hay trên đất Bắc. Họ là những con ốc vít quay cuồng trong guồng máy chiến tranh và không ít người đã bị nghiền nát trong đó. Tầng tầng lớp lớp thanh niên miền Bắc mười tám đôi mươi, chưa biết mùi đời, đã ôm súng lao vào chiến trường miền Nam và hàng triệu người trong số họ không còn có dịp trở về mái nhà thân yêu cũ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng trăm ngàn người còn vất vưởng hồn xác ở một góc rừng nào!

Trong tình tự dân tộc, có những lúc tình cờ nghe đến chương trình “nhắn tìm đồng đội” trên hệ thống truyền thông, mình ứa nước mắt nhìn từng tấm ảnh ố vàng của những chàng trai trẻ ở cùng thế hệ của mình đã ra đi, chẳng trở về. Chiến tranh thật vô cùng tàn nhẫn!

Thế hệ mình trong Nam không quá bi thảm như thế, dù cho tuổi trẻ cũng bị nghiền nát ít nhiều bởi cỗ xe chiến tranh. Hầu hết họ có cơ hội đến trường, khi vào quân ngũ cũng có những điều kiện tối thiểu đề sống, khi ngã xuống, được đơn vị hay người thân lo cho một chỗ an nghĩ lâu dài. Bù lại, khi chiến tranh kết thúc (4.1975), nếu may mắn còn sống sót, họ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn, các trại cải tạo mở rộng cửa đón họ, những ai không thể chịu đựng nỗi cảnh tha hương trên chính đất nước của mình thì tìm đường ra đi, đánh cược mạng sống của bản thân cùng gia đình với sóng gió đại dương hay với bọn hải tặc khát máu.

Ngày nay, tuy hòa bình vãn hồi đã lâu, sự bình an vẫn chưa thể đến với nhiều người, họ tiếp tục vật vã với số phận, mỗi người một hoàn cảnh, và xã hội tiếp tục sự phân hóa cố hữu, kìm hãm những cơ hội phát triển cần thiết sau một thời gian dài tổn thất nặng nề về nhiều mặt.

Từ “trí thức” sử dụng trong nhan đề loạt bài này có một ý nghĩa tương đối và thay đổi tùy theo cách hiểu của mỗi người. Tôi viết theo cách hiểu của phần lớn người miền Nam trước 1975 khi đề cập đến những người đã ít nhất tốt nghiệp bậc đại học.

Thật ra, điều đó chẳng có gì quan trọng, vì khi viết loạt hồi ức tủn mủn này, tôi chỉ có tham vọng moi móc cái trí nhớ có nguy cơ bị cùn mằn của mình để vớt vát lại một số kỷ niệm về bản thân hầu giúp các bạn trẻ có được một vài hình ảnh chân thực về xã hội Việt Nam vào những thập niên 1980 -1990 mà tôi đã trải qua với những thăng trầm, buồn vui, sướng khổ.

Tất nhiên, đó chỉ là những mảnh ghép nhỏ nhoi gắn vào bức tranh đời rộng lớn, choáng ngợp, với đầy đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái ố. Nếu đó là một vở kịch thì cá nhân tôi là một diễn viên tồi mà kịch bản thì cứ thay đổi từng cảnh, từng hồi. Mong các bạn đừng kỳ vọng nhiều vào những hồi ức này, vì nó được kể lại dựa hoàn toàn vào trí nhớ, mà trí nhớ thì không phải lúc nào cũng trung thành với ta, nhất là với một người đã trải qua khá nhiều cung bậc phù trầm của khúc nhạc đời đang ở vào giai điệu cuối.

I) BƯỚC CHUYỂN NGOẠN MỤC CỦA SÀI GÒN – TPHCM VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN 1980

Những năm tôi còn sống tại trại cải tạo Long Thành (Đồng Nai), anh em tù ở trong những dãy nhà dài có 4 gian rộng, mỗi gian chứa khoảng 70-80 người. Tối tối, anh em tập trung ở một gian duy nhất để nghe đọc báo, thường là báo Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, thỉnh thoảng có báo Tin Sáng của nhóm “lực lượng thứ ba” trước 1975 (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận…).

Người được chỉ định đọc báo hàng đêm cho gần 300 con người đó tại nhà 2 (A14) lại là… tôi, có lẽ nhờ ở giọng đọc suôn sẻ, rõ ràng. Cũng từ nhiệm vụ bất đắc dĩ này mà khi trở về xã hội, tôi nắm được nhiều tin tức về môi trường sống mà mình bắt đầu hòa nhập từ tháng 4.1982, ít bỡ ngỡ hơn nhiều người.

Khi còn ở trại Xuyên Mộc, áo của anh em tù đều được đóng 4 chữ tắt bằng sơn đen: CTXM, tức “Cải Tạo Xuyên Mộc”, mà nhiều anh em diễn dịch một cách hài hước là “Chết Tại Xuyên Mộc”. Việc đóng dấu này được áp dụng hầu như ở tất cả các trại cải tạo, để nếu người tù trốn trại, lẫn trong dân, sẽ dễ bị phát hiện, tố giác.

Trong ngày đầu tiên trở về cuộc sống mới 12.4.1982, tôi mặc bộ bà ba đen còn mới do người nhà gửi vào cho. Mình không thấy mình ra sao, song người dân thấy mình khá lạ, biết là tù mới được tha. Mỗi anh em được trại phát cho một khoản tiền đủ để đi xe ngoài về đến nhà, song khi biết rõ chân tướng anh em, chẳng nhà xe nào chịu lấy tiền cả.

Chiều hôm ấy, trên chuyến xe buýt từ Bà Chiểu chạy ngang ngả tư Bảy Hiền, tôi đứng cạnh một phụ nữ trẻ. Biết là dân đi tù về, cô hỏi chuyện tôi, sau một vài câu, cô quay đi chỗ khác và nói nhỏ: ”tối nay có một gia đình hạnh phúc, và còn có bao gia đình buồn!” (sao giống câu nói của ông Võ Văn Kiệt sau này quá!). Cô nói với chính mình, nhưng tôi nghe được, đoán rằng chắc cô cũng là vợ hay em gái của một người tù cải tạo vẫn còn ở trại, gia đình đang mong ngóng ngày về. Bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, tôi hình dung đôi mắt cô ướt long lanh, và hình ảnh cô, câu nói ấy, ám ảnh tôi suốt nhiều ngày liền.

Từ những bài báo tôi đọc cho anh em tù nghe khi còn ở trại Long Thành, và những tìm hiểu sau này, cùng với sự bình tâm suốt gần 7 năm tù, tôi trở về cuộc sống bình thường không với sự hụt hẫng như nhiều người khác. Tôi được biết vào những năm 1981-1982, dưới sự lãnh đạo của lần lượt hai ông Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, rồi Nguyễn Văn Linh, Sài Gòn –TP.HCM đã có những bước chuyển ngoạn mục, tiêu biểu là việc thử nghiệm giao dịch với các thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) mà đại diện là hai nước-vùng lãnh thổ gần gũi với chúng ta: Hong Kong-Singapore. Có lẽ nhờ ở sự tư vấn của những nhà “tư sản dân tộc” có nhiều kinh nghiệm buôn bán với các thị trường TBCN trước 1975, các vị lãnh đạo trên sớm triển khai một mô hình hoạt động vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa không đi chệch khỏi quỹ đạo XHCN.

Vào thời điểm đó, trong xuất nhập hàng với hai thị trường trên, TP.HCM xuất cho họ chủ yếu là hàng thủy hải sản tươi và khô (cá, mực, tôm, hải sâm, vi cá …) và hương liệu quý (trầm, kỳ nam, quế kẹp…). Khi ấy, hầu như các tỉnh có nhiều hải sản như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… đều chưa có một hệ thống chế biến hải sản để xuất khẩu, nên nguyên liệu chảy về Sài Gòn ồ ạt, các cơ sở đông lạnh cũ (trước 1975) và mới tha hồ thu hút nguyên liệu để chế biến, cung cấp việc làm cho nhiều lao động lúc bấy giờ.

Về nhập khẩu, TP.HCM nhập về từ hai thị trường trên nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Nguyên liệu cho sản xuất nhiều nhất là sợi cho ngành dệt và các loại hạt nhựa cho sản xuất hàng gia dụng, pin, ắc-quy, xi măng… Hàng tiêu dùng nhiều nhất là bột ngọt, vải và một số nhu yếu phẩm khác.

Trị giá hàng xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và hai thị trường Hong Kong- Singapore được tính bằng đô la Mỹ (USD), song đó chỉ là về mặt hạch toán, trên thực tế, sự mua bán diễn ra dưới hình thức “hàng đổi hàng” và hàng hóa được gọi là “hàng đối lưu”. Ta xuất hàng qui ra USD, ta nhập về cũng tính bằng USD, trị giá hàng nhập trừ vào trị giá hàng xuất, khoản chênh lệch còn lại là công nợ giữa hai bên.

(Còn tiếp)

Tôi chống mọi phương pháp đấu tranh bạo lực

Trương Nhân Tuấn

13-9-2023

Chuyện Việt Nam nâng tầm quan hệ với Mỹ, nhiều người nói là tuyên giáo từ nay sẽ thất nghiệp. Chuyện này đúng sai, hậu xét. Có một điều chắc chắn là, tuyên giáo đã hoàn tất một phần việc “chuyển giao sứ mạng” bôi nhọ, chụp mũ của họ cho lực lượng “giám thị cờ vàng” ở hải ngoại.

Nguyên nhân chính khiến Mỹ muốn thay thế ông Diệm

Dương Quốc Chính

3-11-2020

Đại sứ Henry Cabot Lodge và TT Ngô Đình Diệm. Ảnh: Getty images

Nguyên nhân này chắc nhiều người biết rồi. Nếu không có Mỹ bật đèn xanh thì không có tướng tá nào dám đảo chính, vì đảo chính được đi nữa mà Mỹ không ủng hộ, thì cũng chả thể nào mà lãnh đạo đất nước được. Nhưng lý do chính khiến Mỹ quyết định từ bỏ ông Diệm là gì?

Thương tiếc một người bạn hiền lương

Lê Nguyễn

2-1-2024

Cuối năm 1970, khi tôi đặt chân lên mảnh đất Côn Sơn (nay là Côn Đảo) với tư cách một công chức tình nguyện ra làm việc tại Cơ sở Hành chánh Côn Sơn, thì anh Trần Quan Hội đã là Chủ sự phòng Viễn thông từ lâu rồi.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 6)

Lê Nguyễn

19-1-2022

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3Phần 4Phần 5

Từ trái qua: Lê Nguyễn, Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật, Lê Nam Hải, Bửu Chương. Trừ Lê Nguyễn, Lê Nam Hải là đại úy Tiểu đoàn trưởng TĐ Tâm Lý Chiến VNCH, bốn ngưởi còn lại thuộc nhóm tù Huỳnh Văn Trọng – Vũ Ngọc Nhạ. Ảnh tư liệu

III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

2) ĐIỀU BẤT NGỜ TRONG CUỘC SỐNG

Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa

Dương Quốc Chính

26-10-2020

Hôm nay là ngày thông qua hiến pháp đệ nhất cộng hòa nên được dùng làm ngày quốc khánh. Anh em “bò đỏ” và DLV vẫn hay đi tuyên truyền bố láo về chế độ Ngô Đình Diệm, thực ra họ cũng chả biết sự thật thế nào. Gần đây có nhiều tài liệu đã được giải mật ở trong nước cũng như hải ngoại, để hậu thế có cái nhìn khách quan hơn về chế độ cũ.

Môn Văn trong nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa

Thái Hạo

7-4-2023

Môn Văn “nát”, có phải vì đã đổi tên thành Ngữ văn?

Mặt thật sau tấm khiên ngày Thương Binh Liệt Sĩ

Blog RFA

Gió Bấc

27-7-2023

Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh, quá nhiều người Việt đã hy sinh vì đất nước. Đất nước có ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong, ghi ơn tấm gương anh hùng vì nước quên thân là cần thiết. Nhưng đó là ngày nào? Thiết lập trên cơ sở nào? Tất cả phải chính danh, phải phù hợp lịch sử và lợi ích quốc gia. Việc đảng nhà nước cộng sản áp đặt ngày 27-7 làm ngày thương binh liệt sĩ là đánh tráo lịch sử, cưỡng ép, đánh tráo ngôn từ và khoét sâu hơn vết thương nồi da xáo thịt mà chính họ đã gây ra.

Quấy rối chương trình Tri ân Thương phế binh VNCH để được gì?

Kông Kông 

20-7-2017

Một buổi tri ân Thương phế binh VNCH tại Sài Gòn. Ảnh internet

Vì các chương trình mục vụ tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn, dày đặc nên để có được một ngày/mỗi tháng tổ chức giúp đỡ Thương Phế Binh VNCH thì quý Linh mục và người tình nguyện không thể thực hiện theo ý mình mà phải dựa vào thời khóa biểu ngày nào nhà thờ vắng và phải hoàn tất mọi sinh hoạt trước 5 giờ chiều. Vì thế không thể có ngày cố định. Trở ngại lớn khác là ngày nhà thờ vắng phải trùng hợp với ngày quý Linh mục không quá bận và những người tình nguyện có thể hy sinh việc riêng để phụ giúp, vì người tình nguyện hầu hết còn lo sinh kế, phải nghỉ việc ngày đó.

Nhân chuyện Du học sinh Việt Nam dẫm đạp lên lá cờ của chế độ VNCH…

Lê Nguyễn

5-5-2021

Câu chuyện vẫn đang rất “hot” trong cộng đồng người Việt Nam sống ở Úc và lan truyền đến các mạng xã hội trên thế giới. Song điều này có đáng ngạc nhiên không?

Sự bội ước huỷ diệt bản chất của quốc gia

Trương Nhân Tuấn

6-5-2023

Có nhiều lý do giải thích vì sao nhà nước CSVN lại yêu cầu Úc không lưu hành đồng tiền có biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ.

Về hành động chà đạp cờ vàng của một du học sinh ở Úc

Lưu Trọng Văn

9-5-2021

Cháu Thịnh có quyền ủng hộ cờ đỏ sao vàng, có quyền không ưa, không chào cờ vàng ba sọc đỏ mà nhiều người Việt ở Úc coi là cờ đại diện của mình.