15-8-2018
Vụ 500 biển xe xanh sai đối tượng, vừa được chính Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa nhận là cấp cho “doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo”.
15-8-2018
Vụ 500 biển xe xanh sai đối tượng, vừa được chính Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa nhận là cấp cho “doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo”.
3-7-2018
Hôm nay, tôi viết những dòng này trong bối cảnh đất nước nằm trước nguy cơ Bắc thuộc, hàng ngàn ngư dân khốn đốn vì Formosa, hàng chục nhà hoạt động nhân quyền tên tuổi đang trong lao tù…, quả thật có thể đoán trước rằng những tâm tư dưới đây sẽ bị phớt lờ đi vì những điều tôi chia sẻ “có vẻ” chẳng quan trọng mấy so với hàng chục vấn đề nổi cộm khác. Nhưng tôi nhận thấy trách nhiệm của chính mình ở đây và sự cần thiết phải nêu bật câu chuyện không chỉ mang tính lương tâm mà còn là biểu hiện của tư duy này.
25-6-2018
Hôm nay, trăng sáng. Thầy Hỷ đi dọc theo sàn nước. Mùi xà-bông giặt đồ cỏn phảng phất: “Không biết hồi nãy sư chú nào giặt đồ mà trễ vậy ta!?” Thầy nghĩ thầm.
Thầy bưng tách trà xuống cốc cho sư phụ. Từ sàn nước xuống dưới cốc sư phụ khá xa. Cốc sư phụ nằm thoai thoải dưới sườn đồi. Thầy vừa đi vừa miên man suy nghĩ về những cuộc biểu tình vừa qua của đồng bào, tới cốc sư phụ lúc nào không hay. Cốc… cốc… cốc…
9-5-2018
Thái Hà (09.05.2018) – Nhằm các cơ quan có trách nhiệm phải ra quyết định yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công và mang máy móc ra khỏi khu đất 5A-5B Quang Trung, Hoàn Kiếm thuộc sở hữu của Nhà Dòng, sáng nay, quý soeurs đã cầm băng rôn đến trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo.
Nhiều người đã chú ý đến đoàn người mặc tu phục cầm băng rôn với dòng chữ “Đề nghị dừng thi công trên mảnh đất Nhà Dòng – số 5 Quang Trung” và cả băng rôn ghi nội dung bằng tiếng Anh.
Chân Hồ
4-5-2018
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ là một trong số rất nhiều dự án bất động sản đầy ‘tai tiếng’ khác đang được phanh phui. Đáng nói, tại các dự án này, người ta sẵn sàng đạp đổ nhà thờ, chùa chiền, tu viện… để đổi lấy đất đai và tiền bạc – một dấu hiệu của sự suy tàn đến cùng cực?
“Tấm bản đồ bị thất lạc” ở Thủ Thiêm đang trở thành đề tài gây bức xúc trong dư luận. Đa phần các tầng lớp trí thức đều lên tiếng bảo vệ cho những người dân Thủ Thiêm – người bị buộc phải rời khỏi mảnh đất gắn bó để nhường chỗ cho các dự án kinh tế, khu đô thị sầm uất, tráng lệ…
3-5-2018
Mấy tuần nay, nhiều người dân Sài Gòn bàn nhiều về việc thành phố chuẩn bị đập Dinh Thượng Thơ ở số 59-61 Lý Tự Trọng để xây tòa nhà hành chính mới. Theo lịch sử của thành phố, toà nhà này được xây dựng năm 1864, đến nay được 154 năm. Nó cũng là một trong những kiến trúc đầu tiên của thành phố này, có cả trước nhà thờ Đức Bà. Do vậy, việc phá bỏ toà nhà gây nhiều phản ứng trong dư luận và người Sài Gòn lo sợ rồi đây, những di tích của Sài Gòn sẽ bị biến mất, ký ức Sài Gòn sẽ bị xoá nhoà.
28-4-2018
Mình có một trải nghiệm cá nhân với Hội thánh Đức Chúa trời. Hôm kia, trước khi báo chí tấn công, mình đậu xe trước một trường đại học nọ thì có một bạn nữ đến hỏi mình có nghe về “tàu Seon” và “Hội thánh Đức Chúa trời” bao giờ chưa. Mình buồn cười quá bảo rồi, nghe “bên kia” rồi. Bạn ớ ra hỏi “bên kia là bên nào” ạ. Mình cười tiếp và bảo anh không theo tôn giáo, cảm ơn em. Bạn lịch sự đi chỗ khác.
31-3-2018
Tui có thằng bạn học chung hồi lớp đệ thất, đệ lục. Hắn vốn ở quê ra Đà Nẵng học, quê hắn đâu ở trong Quế Sơn. Hắn tánh lầm lì, ít nói, học cũng chẳng khá chi lắm, nhưng cũng thuộc loại siêng. Hắn ngồi sau lưng tui, lại đi về cùng đường nên cũng hơi thân với nhau. Hình như ba hắn đi tập kết ra Bắc, hắn ở với mẹ trong căn nhà nhỏ trong hẻm đường Ông Ích Khiêm. Học được hai năm thì hắn bỏ học, mất tích. Nghe đồn hắn về quê tham gia du kích.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
26-3-2018
Từ một bức ảnh gây phẫn nộ
Bức ảnh chụp Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lai Châu tiếp Đức cha Anfonso Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Một Giáo phận bao gồm 10 tỉnh Tây Bắc, vào sáng ngày 20/3/2018 được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt với một làn sóng phẫn nộ dâng trào.
Người ta phẫn nộ với một thái độ ngông cuồng, hống hách của các quan chức cộng sản, cứ tự coi mình như cái rốn của vũ trụ mà không biết rằng chính Hồ Chí Minh đã định nghĩa họ chỉ là đầy tớ nhân dân.
17-3-2018
Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là người giữ vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong cơ quan lãnh đạo và giám sát tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Một nhà sư nắm giữ vị trí trọng yếu như vậy chắc hẳn phải là một Cao tăng, phải là người uyên bác, thông tuệ về Phật pháp, cũng như có một trình độ và khả năng vượt trội trong việc thuyết pháp và nghiên cứu phật học.
Tuy nhiên, đối với hòa thượng Thích Thanh Sam, công chúng chỉ biết tới ông không phải vì những khả năng vượt trội của một chân tu mà vì ông là một đảng viên đảng Cộng sản được trao danh hiệu “50 năm tuổi Đảng”.
Thật vậy, ông không để lại cho Phât giáo Việt Nam một công trình nghiên cứu Phật học nào, tác phẩm biên khảo, dịch thuật kinh sách Phật giáo cũng không. Khả năng thuyết pháp của ông cũng không được ai nhắc đến.
Tôi cố gắng tìm kiếm một bài thuyết pháp của ông để giới thiệu đến với công chúng để nhiều người hiểu hơn về ông, nhưng bất thành. Tôi chỉ tìm được một bài phát biểu hiếm hoi dài 7 phút của ông cách đây 9 năm về trước, nhân dịp ông tham dự Lễ khởi công xây dựng chùa Cương Xá-do thầy Thích Thanh Cường (biệt danh sư thầy “Thích Iphone”) làm trụ trì.
Nghe qua bài phát biểu của Hòa thượng Thích Thanh Sam, tôi không hiểu nổi với cách thể hiện như vậy mà ông lại được tấn phong lên bậc Cao tăng, suy cử nắm giữ vị trí trọng yếu trong Giáo hội?
Không có lời giải thích nào thỏa đáng hơn ngoài việc ông được Đảng của mình “cơ cấu” vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Về lý thuyết, nghe qua có vẻ tréo ngoe khi Đảng có chủ thuyết vô thần lại cho phép Đảng viên của mình trở thành một chức sắc lãnh đạo tôn giáo. Nhưng về thực tế, sẽ không khó hiểu khi tiếp cận với nguyên tắc “Đảng lãnh đạo toàn diện”. Tức là Đảng muốn lãnh đạo một tổ chức tôn giáo, Đảng sẽ cho phép một số ít đảng viên trở thành chức sắc tôn giáo hoặc chức sắc tôn giáo được gia nhập Đảng. Các chức sắc-đảng viên như vậy sẽ được “cơ cấu” lên những vị trí cấp cao trong Giáo hội tôn giáo đó, qua đó nhanh chóng giúp Đảng có thể lãnh đạo được tôn giáo đó.
Bạn đánh giá như thế nào về hiện tượng này, qua trường hợp của Hòa thượng Thích Thanh Sam?
KHI ĐẢNG VIÊN ĐƯỢC "CƠ CẤU" VÀO GIÁO HỘI Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là người giữ vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong cơ quan lãnh đạo và giám sát tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Một nhà sư nắm giữ vị trí trọng yếu như vậy chắc hẳn phải là một Cao tăng, phải là người yên bác, thông tuệ về Phật pháp, cũng như có một trình độ và khả năng vượt trội trong việc thuyết pháp và nghiên cứu phật học.Tuy nhiên, đối với hòa thượng Thích Thanh Sam, công chúng chỉ biết tới ông không phải vì những khả năng vượt trội của một chân tu mà vì ông là một đảng viên đảng Cộng sản được trao danh hiệu "50 năm tuổi Đảng".Thật vậy, ông không để lại cho Phât giáo Việt Nam một công trình nghiên cứu Phật học nào, tác phẩm biên khảo, dịch thuật kinh sách Phật giáo cũng không. Khả năng thuyết pháp của ông cũng không được ai nhắc đến.Tôi cố gắng tìm kiếm một bài thuyết pháp của ông để giới thiệu đến với công chúng để nhiều người hiểu hơn về ông, nhưng bất thành. Tôi chỉ tìm được một bài phát biểu hiếm hoi dài 7 phút của ông cách đây 9 năm về trước, nhân dịp ông tham dự Lễ khởi công xây dựng chùa Cương Xá-do thầy Thích Thanh Cường (biệt danh sư thầy "Thích Iphone") làm trụ trì.Nghe qua bài phát biểu của Hòa thượng Thích Thanh Sam, tôi không hiểu nổi với cách thể hiện như vậy mà ông lại được tấn phong lên bậc Cao tăng, suy cử nắm giữ vị trí trọng yếu trong Giáo hội?Không có lời giải thích nào thỏa đáng hơn ngoài việc ông được Đảng của mình "cơ cấu" vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Về lý thuyết, nghe qua có vẻ tréo ngoe khi Đảng có chủ thuyết vô thần lại cho phép Đảng viên của mình trở thành một chức sắc lãnh đạo tôn giáo. Nhưng về thực tế, sẽ không khó hiểu khi tiếp cận với nguyên tắc "Đảng lãnh đạo toàn diện". Tức là Đảng muốn lãnh đạo một tổ chức tôn giáo, Đảng sẽ cho phép một số ít đảng viên trở thành chức sắc tôn giáo hoặc chức sắc tôn giáo được gia nhập Đảng. Các chức sắc-đảng viên như vậy sẽ được "cơ cấu" lên những vị trí cấp cao trong Giáo hội tôn giáo đó, qua đó nhanh chóng giúp Đảng có thể lãnh đạo được tôn giáo đó.Bạn đánh giá như thế nào về hiện tượng này, qua trường hợp của Hòa thượng Thích Thanh Sam?
Publié par Phạm Lê Vương Các sur vendredi 16 mars 2018
Lò Văn Củi
16-3-2018
Anh Bảy Thọt cười ha ha:
– Kỳ này Diêm Vương lại hết cô đơn rồi, có bạn rồi, sướng hé.
Ông Hai Xích lô hỏi:
– Chà, cha nội nào mà dữ thần ôn vậy, dám làm bạn với Diêm Vương luôn?
4-3-2018
Mình thử đoán mò xem nhá:
1. Tranh ấn thường là các quan chức, hy vọng có Ấn của Đức Thánh Trần sẽ được thăng quan, tiến chức to hơn, nhiều bổng lộc hơn; có Ấn, có uy của Đức thánh yểm trợ sẽ không sợ các đồng chí hại mình, kiểu như mấy đồng chí Yên Bái xử nhau, hay như anh Thăng, Thanh… thì khốn. Một số dân làm ăn, muốn nhờ uy Đức Thánh để làm ăn lớn, gian tham mà không sợ bị trừng phạt…
4-3-2018
Chưa bao giờ đất nước hỗn loạn trong đồng bóng dị đoan mê tín như ngày nay. Chuyển sang kinh tế thị trường thì nhà nước bé lại, không còn nắm giữ sứ mệnh chăm lo miếng ăn giấc ngủ của dân nữa, bởi vậy dân không còn tin nhiều vào nhà nước. Lẽ ra đó là điều tốt nếu như thay vì tin vào nhà nước thì người ta tin vào chính bản thân mình. Nhưng đằng này không. Người ta tin vào mọi thứ thần linh đồng cốt.
4-3-2018
Tối qua, anh bạn ở nước ngoài gọi điện hỏi thăm, nói chuyện một lúc thì câu chuyện chuyển qua hiện tượng dâng sao giải hạn đầu năm ở Việt Nam. Từ câu chuyện với anh và từ mấy hôm nay mạng xã hội tràn ngập hình ảnh hơn trăm ngàn người tập trung ở một ngôi chùa để xin lễ bị không ít người chửi mắng là ngu muội, tôi viết bài này để đi tìm lời giải cho một hiện tượng xã hội.
Tôi nhớ cách đây sáu hay bảy năm gì đó, vào ngày mùng 1 tết, tôi chạy cái xe máy cà tàng từ Hà Nội về nhà ông anh kết nghĩa ở Bắc Ninh chơi. Nhà anh có điện thờ và đầu năm thường có đông con nhang phật tử đến dâng sao giải hạn và hầu đồng khai xuân. Anh biết tôi không mê tín, anh bảo: “Cô về chơi để biết về một nét văn hóa tâm linh của miền Bắc.” Năm nào tôi không về miền Nam ăn tết thì tôi thường về đó ăn tết với anh chị. Và tôi thích thú với cách người ta trang trí điện thờ, cách người ta hát, gõ, đàn và múa hầu đồng.
Tôi về đó chơi nhiều vì mỗi khi anh câu được cá ở sông Như Nguyệt thì đều gọi điện bảo tôi về ăn, những cuộc nói chuyện trong các bữa cơm, trong các dịp lễ tết…làm tôi tuy không tin nhưng có một sự hiểu biết chút chút về tâm linh, về văn hóa cúng kiến. Lại nói về ngày mùng 1 năm đó, tôi chạy từ Hà Nội về, còn cách khoảng 5km thì tới nhà anh chị thì xe dở chứng. Đề, đạp mãi mới nổ máy, vào số 1 là tắt, không chạy được. Mùng 1 nên không một tiệm sửa xe nào mở cửa. Đường phố vắng vắng, chẳng có ai giúp. Tôi, mặc váy, đi đôi bốt cao gót, hết đề tới đạp, hết leo lên rồi tuột xuống mà vẫn không thể làm cho cái xe chạy, tôi dắt bộ.
Trời lạnh mà mồ hôi mồ kê ướt hết cái áo váy và thấm ra cái áo khoác ở ngoài, đôi giày bốt cao gót làm cho việc đẩy xe trở nên khó nhọc gấp bội. Tôi lê lết được hơn 1km, đẩy xe lên được cái dốc ở gần chợ thì đứng thở, mệt đuối. Gọi cho ông anh không được. Tuyệt vọng. Trong lúc đó, tự nhiên trong đầu tôi lại nảy ra cái ý nghĩ van vái thổ công, và sau đó tôi khấn lầm bầm đại khái là xin thần thổ công cho nổ được máy xe để về được tới nhà! Xong, tôi đạp máy xe, vô số, ok. Mừng quá, chạy về tới nhà ông anh mà vừa thấy ngộ nghĩnh vừa không giải thích được. Câu chuyện đó bị quên lãng cho tới khi tôi viết bài này.
Ngược về vài chục năm trước, năm tôi 9 tuổi, ba vừa mất được vài tháng. Hôm đó, mẹ bị cảm sốt, bà nằm trên giường rên hư hư. Tôi rất sợ hãi vì sợ mẹ lại chết giống ba. Tôi không biết làm cách nào để mẹ khỏi bệnh, khỏi đau đớn. Trong cái cơn bấn loạn đó tôi chợt nhớ ra tôi hay thấy mọi người hái lá nấu nước xông để chữa cảm. Tôi điểm lại trong đầu những loại lá cần phải hái: Là chanh, lá bưởi, lá sả, hương nhu, lá tre, húng, gừng và dây lá giác.
Tôi cắp cái rổ tre vào hông, đi một vòng hái được các loại lá, chỉ thiếu mỗi dây lá giác. Lá giác là loại dây leo mọc hoang, thường bò ở hàng rèo hoặc bám trên các cây cao. Kiếm khắp vườn không có, tôi đi loanh quanh xóm để tìm. Tôi gặp một dây lá giác leo trên một cành cây chìa ra đường đi. Tôi lấy cây khều, nhẩy lên vói, vừa nhảy lên vừa dùng cành cây nhỏ để vói tới dây giác… nhưng không được. Loay hoay rất lâu mà vẫn không hái được, tôi ngồi bệt xuống đất muốn khóc. Cái đầu đứa con nít chỉ biết là phải có lá giác kèm vào các loại lá khác để nấu xông, chỉ có như vậy thì mẹ mới khỏi bệnh, nó không biết rằng thiếu dây giác cũng không sao.
Nó cũng không biết là phải chạy đi lấy ghế, lấy thang hay nhờ người lớn. Nó ngồi đó ngước mắt nhìn chùm dây giác lủng lẳng trên cao một cách tuyệt vọng. Nhớ tới khuôn mặt nhăn lại và tiếng rên vì đau của mẹ, nỗi sợ mẹ chết lại bao trùm lấy nó. Và nó cho rằng nếu mẹ chết thì đó là lỗi của nó vì nó đã không hái được chùm dây giác về nấu nồi xông cho mẹ. Nó thấy cô đơn và tuyệt vọng. Bất giác, nó nhớ các bà các chị hay vái trời vái phật mỗi khi họ gặp chuyện gì đó không giải quyết được. Nó lẩm bẩm vái trời phật cho mẹ nó hết đau, nó xin chịu đau cho mẹ, nó xin nó hái được chùm dây giác.
Đoạn, nó đứng dậy, cầm cái nhánh cây, cố sức bật nhảy lên, vung tay cầm nhánh cây với chùm dây giác. Tới rồi. Được rồi. Nó rớt xuống kéo theo chùm dây giác. Nó té bệt xuống đất, cơn đau buốt bất ngờ ở cổ chân chạy lên tới óc làm nó điếng người mất một lúc. Nó vơ chùm dây giác, vui mừng, nhẩy cò cò về nhà. Gom hết các loại lá hái được, rửa sạch, cho vào nồi nấu cho mẹ nồi xông. Dù rất đau mỗi khi bước đi, nhưng về đến nhà nó cố ý tỏ vẻ bình thường không cho mẹ biết. Mẹ nó sau khi xông thì khỏe hơn (chắc cũng do uống thuốc gì đó nữa nên khỏi bệnh) và con bé đinh ninh cơn đau nó đang chịu ở chân là nó đang gánh cái đau cho mẹ nó và lời van vái của nó đã có hiệu nghiệm! Câu chuyện trên cũng chẳng bao giờ được kể.
Qua hai câu chuyện ở hai hoàn cảnh và độ tuổi với tầng hiểu biết, nhận thức rất khác nhau của chính tôi kể trên, ta thấy có một điểm chung duy nhất: Trạng thái bất an, tuyệt vọng.
Ở câu chuyện thời tuổi thơ, ta có thể lý giải là do con nít thiếu hiểu biết và ngây thơ nên tin vào những điều tâm linh, mê tín. Nhưng ở câu chuyện thời tôi đã lớn, mới cách đây chưa tới chục năm, ta giải thích thế nào? Rõ ràng là tôi lúc bấy giờ đã có nhận thức, có hiểu biết và không tin vào tâm linh, chỉ tin vào khoa học và những gì có thể chứng minh, nhưng trong một trạng thái cô đơn, tuyệt vọng, tôi đã khấn vái một thế lực siêu nhiên không có thực ban cho mình một điều may mắn để tôi giải quyết tình huống của mình.
Trong cái đám đông hơn trăm nghìn người ngồi chờ dâng sao giải hạn, trong đám đông cả triệu người đi lễ bà chúa Xứ, trong đám đông hàng nhìn người đi lễ bà chúa Kho và khắp các chùa, đền, miếu mạo trên cả nước… ta thấy có rất nhiều thành phần từ người lao động, nông dân, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân, người kinh doanh, người làm nghề, công chức, quan chức… đủ cả, với các tầng hiểu biết, nhận thức, kiến thức khác nhau, họ có một điểm chung duy nhất: Tâm trạng bất ổn. Dù họ là ai, nghành nghề nào thì rõ ràng họ đều cảm thấy bản thân và gia đình đang sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều bất ổn, tâm trạng họ không hề có được sự bình an. Họ phải luôn nơm nớp lo sợ, sống trong trạng thái bất an, không biết ngày mai chuyện gì xảy đến với mình. Và với khả năng của bản thân, họ không thể giải quyết được vấn đề nên họ buộc phải tìm đến với thế lực siêu nhiên.
Một xã hội mà ăn cái gì cũng sợ nhiễm độc, sợ bệnh tật, đi ra đường thì không biết chết vì tai nạn giao thông lúc nào, con cái ra đường thì không biết chúng sẽ bị lôi kéo vào các thói xấu nào đang đầy rẫy ngoài kia, công việc, làm ăn có thể bị mất trắng, phá sản chẳng theo một quy luật nào, thậm chí cái nhà mình đang ở cũng không phải của mình mà có thể mất bất cứ lúc nào chỉ vì một thằng có tiền nào đó nó cứ hứng muốn giải tỏa để xây cái mả mẹ gì đó và nó chỉ cần đền bù giá rẻ mạt là xong, cãi kiện nó đánh, nó bỏ tù.. Thậm chí, nói cái gì cũng phải lựa lời mà kheo khéo nếu không muốn bị đám đông chửi, đánh, đâm… nhìn nhau cũng bị đánh chết cơ mà. Và những đứa cố gắng thay đổi cái môi trường xã hội đó bằng cách phản biện xã hội, bằng cách đấu tranh với chính quyền thì bị trù dập, bị kiểm soát, bị kết an, bỏ tù và tù ngày càng nặng… thì con người ta biết trông vào đâu, bấu víu vào đâu để vượt qua nỗi sợ và nỗi bất an để tồn tại ngoài trông chờ vào thế lực siêu nhiên?
Con người khi được sống trong một môi trường xã hội có sự bình ổn nhất định, được phát triển, làm việc, cống hiến, được nói, được bảo vệ bằng một nhà nước có luật dành cho mọi người chứ không ngoại lệ, an sinh xã hội được đảm bảo một cách tương đối thì họ có cần phải trông chờ vào một thế lực siêu nhiên nào không? Về văn hóa, niềm tin tâm linh vào một tôn giáo nào đó chắc chắn là có nhưng mê tín, ngông muội, trông chờ hoàn toàn vào đó thì không.
Lý giải như thế để thấy, chửi mắng họ là một điều rất dễ, nhưng việc chửi mắng thậm tệ đó thật ra không giải quyết được vấn đề. Họ-chúng ta-là những kẻ thật đáng thương biết mấy trong xã hội, trong thời cuộc này. Nghĩ cách để niềm tin vào tâm linh kia biến thành niềm tin vào một điều cụ thể, chuyển hóa nó thành động lực để thúc đẩy, làm thay đổi xã hội từ bất an thành bình an là một việc rất khó và cần rất nhiều thời gian lẫn công sức, trí tuệ. Trong quá trình đó, chửi mắng thậm tệ đám đông không làm cho họ nhận ra vấn đề, chỉ làm cho họ xa lánh thêm. Họ cần sự thấu hiểu và hướng dẫn, không cần sự phán xét.
3-3-2018
Có một điều mà có khi hỏi người dân, nhất là những người hay đi Chùa lễ bái là Phật ở đâu thì chưa chắc họ đã biết và trả lời nổi câu hỏi đó.
Phật không ở Chùa. Phật trước đây trước khi hành hương và đi truyền giáo lý, đạo pháp đã ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề để tự triết nghiệm và tu đạo, để thấu hiểu các giá trị về đời sống, nhân sinh, quả nghiệp, luân hồi,…sau đó vì thấy những cảnh sống khổ cực của dân chúng và sai lạc của những đạo phái khác (như đạo Bà La Môn, dành cho tầng lớp quý tộc, tăng lữ; hay đạo Kỳ Na giáo mà tu khổ hạnh kiểu hành xác) nên Đức Phật mới hành khất khắp nơi để truyền thụ giáo lý do mình giác ngộ nhằm diệt khổ đau và tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho nhân sinh.
3-3-2018
Tôi vừa được một người bạn cho xem cái lá ấn mà bạn có được từ Hoàng Thành Thăng Long.
Đây là lá ấn do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long lén lút khai ấn và phát ấn trong ngày 9 tháng Giêng âm lịch mới rồi. Nói lén lút, là bởi vì không có báo chí nào đưa tin về việc Khai ấn, chịch ấn và Phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long. Vậy nhưng vẫn có ấn.
Lá ấn có mấy chữ: SẮC MỆNH CHI BẢO, Thăng Long Hoàng Thành, Tích Phúc Vô Cương. Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo được đóng từ một quả ấn gỗ đặt làm tại phố Hàng Quạt.
Có một mảnh giấy màu vàng, sáng màu hơn có chữ TRẦN bằng chữ Nho, rồi các chữ tiếng Việt: Hoàng Thành Thăng Long, Tân Xuân Khai Ấn, Lộc Phúc Muôn Nhà. XUÂN MẬU TUẤT.
2-3-2018
Mồng 6 tháng Giêng vừa rồi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến đánh trống khai Hội Chùa Bái Đính năm 2018. Nghe không thông tí nào!
Chùa Bái Đính dù lớn tới đâu, rộng tới đâu, có bao nhiêu kỷ lục nội địa và thế giới, dù gắn với bao nhiêu ông vua ông tướng, dù được tư nhân đầu tư mở rộng gấp nhiều lần diện tích ban đầu thành một quần thể du lịch tâm linh hoành tráng tới đâu, dù thu hút đông đảo khách thập phương tới đâu thì lễ hội chùa này vẫn là một lễ hội tôn giáo.
22-2-2018
Chùa Bái Đính là 1 ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn ẩn mình trên núi hàng ngàn năm nay. Giờ vẫn y nguyên như vậy. Tập đoàn Xuân Trường, một con bạch tuộc khổng lồ ở Ninh Bình, từ khi lọt vào danh sách “sân sau” của 3X, đã bằng nhiều thủ đoạn, thâu tóm hàng ngàn héc ta đất rừng xung quanh đó để xây dựng một tổ hợp “chùa” dập khuôn phong cách Trung Quốc, vận hành theo mô hình “trang trại”, nuôi hàng trăm vị sư, có thứ tự, lớp lang hẳn hoi, mạo xưng là “khu du lịch tâm linh”, mạo nhận 2 chữ “Bái Đính”, biến “Bái Đính” thành một “thương hiệu” của (thực chất là) cỗ máy in tiền khổng lồ đó.
Thục Quyên
31-1-2018
Trên Facebook xuất hiện lời tố cáo của Đạo tràng Út Trung về âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền hầu đàn áp tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tận gốc rễ, triệt mọi quyền tự do của gia đình ông Bùi Văn Trung được thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập theo tôn giáo của họ.
Ông Bùi Văn Trung, sanh năm 1964, là giáo viên, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), cư ngụ tại ấp Phước Bình, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam, rất tích cực sống theo giáo lý để mong đóng góp, xây dựng đạo đức trong xã hội. Là con trai út nên trong nhà có nhiều đám giỗ. Nhân dịp những lễ cúng giỗ này, ông Trung thường có chương trình thuyết giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cho những người đến tham dự. Từ đó Đạo tràng Út Trung thành hình kể từ năm 2005.
Trần Quang Thành
16-1-2018
Lời giới thiệu: Năm 2017 là một năm giới bạo quyền cộng sản tiến hành khủng bố, đàn áp những hoạt động yêu nước, đòi dân chủ, dân sinh, vừa trắng trợn vừa tinh vi. Từ thành phố Huế, linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành, đã tố cáo “giới bạo quyền cộng sản ngày càng bộc lộ dã tâm triệt hạ tự do tín ngưỡng và tôn giáo”. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng nghe:
9-1-2018
Xét rằng
1- Rất nhiều Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước biết tới Đan viện Thiên An của các Tu sĩ dòng Biển-Đức tại Thừa Thiên-Huế. Đây là một cộng đoàn tu trì Công giáo đã có mặt tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế từ năm 1940. Với bao công sức qua nhiều thế hệ, các đan sĩ đã tạo được một cơ ngơi rộng 107 ha gồm tu viện, vườn cây, hồ nước và rừng thông (chiếm phần lớn diện tích) để tạo điều kiện thanh tĩnh mà tu hành. Rừng thông này đã và đang là bộ phổi của thành phố Huế, đồng thời là chỗ du ngoạn trong lành và tự do. Còn tu viện là một tụ điểm tâm linh ngời sáng trong cả khu vực. Thiên An quả là một ân nhân của xã hội, vừa trên phương diện sinh thái, vừa trên phương diện tinh thần.
LM Phan Văn Lợi
5-1-2018
Trước việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục không đặt Việt cộng vào danh sách CPC, bất chấp yêu cầu liên tục của các tổ chức nhân quyền quốc tế, kính mời quý vi đọc bản tạm tổng kết dưới đây.
22-12-2017
Hội đồng Liên tôn Việt Nam và nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Lên tiếng về cách hành xử của nhà cầm quyền nhân ngày Nhân quyền và lễ Giáng Sinh
Toàn thể nhân loại đang sống trong bầu khí của Ngày Quốc tế Nhân quyền (10-12) và Lễ Giáng sinh (25-12-2017). Đây là 2 thời điểm quan yếu, nhắc cho mọi công dân và mọi chính phủ khắp hành tinh nhớ tới nghĩa vụ tôn trọng các quyền cơ bản của mỗi một con người, cũng như nghĩa vụ xây dựng bình an hòa hợp trong toàn xã hội. Hai nghĩa vụ này làm nên nét văn minh của nhân loại hôm nay.
20-12-2017
Trong bài ngắn CHIA RẼ TÔN GIÁO LÀ PHẢN QUỐC, có bạn đã đặt câu hỏi, băn khoăn rằng nếu có người lợi dụng tôn giáo để chống phá, không dùng bạo lực thì không có lẽ nhẫn nhịn để họ làm càn. Nhân tiện đây xin đăng lại câu trả lời, để những ai chưa đọc có dịp tham khảo. Cũng là cách để cho những ai tham gia xung đột tĩnh tâm mà tìm ra lối thoát. Dưới đây là 10 điểm cốt lõi cần được soi sáng khi giải quyết mâu thuẫn tôn giáo đang nổi cộm ở Nghệ An.
18-12-2017
Ngày 17/12/2017 truyền thông đã đưa lên những hình ảnh đau lòng và hổ thẹn về sự kiện ở giáo xứ Kẻ Gai (Hưng Nguyên, Nghệ An).
TẠI SAO LẠI XẨY RA TÌNH TRẠNG CHIẾM ĐẤT XÂY NHÀ THỜ?
Theo tin đăng trên trang của Đài PT TH Nghệ An thì “vào sáng 17/12/2017 hàng trăm bà con giáo xứ Kẻ Gai ở xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An đã đổ ra xây nhà thờ trên diện tích 9000 m2 chưa được cấp đất. Mặc dù trước đó chính quyền đã cấp giấy chứng nhận 6704 m2 (và thêm 1000 m2 vào năm 2015) cho giáo xứ để xây dựng nhà giáo lý nhưng giáo xứ không nhận.”
15-12-2017
Nguồn tin của chúng tôi cho biết hàng trăm công an, dân phòng và cảnh sát cơ động kéo đến giáo xứ Đông Kiều và chặn tất cả mọi lối đi ra vào. Mấy ngày nay công an liên tục sách nhiễu và yêu cầu người dân tháo dỡ hàng đá Noel của giáo xứ. Đã có người dân bị “côn đồ” chém bị thương và một thầy giáo đã bị bắn vào đầu.
Hôm qua các linh mục trong giáo hạt Đông Tháp đã đến hiệp thông dâng lễ và cầu nguyện cho người dân nơi đây. Lãnh đạo huyện đã cảnh cáo “nếu giáo xứ không tháo dỡ hang đá thì có chuyện gì xảy ra chúng tôi không chịu trách nhiệm.”
7-12-2017
Kính gởi:
– Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
– Quý Chức sắc và Tín đồ mọi tôn giáo.
– Các Chính phủ Dân chủ năm châu.
– Các Cơ quan Nhân quyền quốc tế.
Xét rằng:
1- Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) được lịch sử ghi nhận như một vĩ nhân của Đất nước, vì đã hoạt động chống Thực dân Pháp qua việc thành lập Dân chủ xã hội đảng với mục tiêu cách mạng con người, cách mạng dân tộc, cách mạng xã hội. Ngài cũng được vinh danh như một thánh nhân của Tôn giáo, vì đã thành lập Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, thu phục hàng triệu tín đồ, đem lại vô vàn lợi ích cho tâm linh con người, cho văn hóa Dân tộc và cho tinh thần Đất nước.
4-12-2017
Trong những loạt bài trước, tôi có cập nhật thông tin cho biết vào tháng 7 – tháng 8/2017, ông Trịnh Hữu Anh – Phó phòng Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) thành phố Hồ Chí Minh bị hai người dân là anh Trần Minh Phát và chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền khiếu nại vì ban hành quyết định sai quy định pháp luật không cho anh chị nhập những quyển sách Chuyển Pháp Luân (sách hướng dẫn học Pháp Luân Công). Chị Ngọc Hiền đã gửi thêm một đơn phản ánh về thái độ hành vi và quan điểm ủng hộ Trung Quốc của cán bộ Trịnh Hữu Anh gây ảnh hưởng đến quyền lợi người dân là chị.
9-11-2017
Liên quan đến sự việc một số công dân khiếu nại văn bản ban hành bởi Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TPHCM không cho họ nhập khẩu sách học Pháp Luân Công, trong khi các đơn khiếu nại của người dân là anh Trần Minh Phát và chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền chưa nhận được phản hồi từ Sở TTTT TPHCM thì vào ngày 09/11/2017, chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền tiếp tục chia sẻ trên mạng Đơn phản ánh người cán bộ tên là Trịnh Hữu Anh hiện đang giữ chức danh Phó phòng Xuất bản, In và Phát hành của Sở TTTT TPHCM.