2-8-2020
Người dân Nha Trang không thể quên cái bể bơi trên Hòn Xện thuộc khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú đã đổ ụp xuống khu dân cư giữa tháng 11/2018. Bao người mất mạng, thương tích, bao gia đình ly tán…
1-8-2020
Hẳn nhiều bạn biết rằng tôi lên tiếng chống lại Sun Group ròng rã mấy năm nay. Bắt đầu từ khi họ khai thác đỉnh Bà Nà bằng cách chặn hẳn con đường lên núi để bán vé cáp treo. Bạn không cần ở Đà Nẵng, bạn chỉ cần có internet và search về tất cả các công trình của Sun trên khắp Việt Nam này, tôi đố bạn tìm được một công trình mà không có điều tiếng. Nếu không cưỡng chiếm con đường đi chung thì cũng là phá rừng phá biển phá núi chặn sông.
Long Pham. P.E.
24-7-2020
Lời tác giả: Là người làm công tác nghiên cứu khoa học, tôi không thuộc đảng phái nào để phải ràng buộc phải viết theo chủ trương của tổ chức chính trị. Tôi đã đọc và trình bày về thành tích biểu của Tổng thống Trump và bài này tôi viết về cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Long Pham, P.E.
22-7-2020
Phỏng dịch và tóm tắt theo bài gốc của Stacy Feldman và Marianne Lavell trên Inside Climate News.
Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump là nỗ lực giúp năng lượng hóa thạch không bị cản trở, bất chấp ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
21-7-2020
Nhìn những hình ảnh mưa lũ ở Hà Giang mà ai cũng thấy đau lòng. Chỉ mấy tiếng mưa mà tất cả chìm trong nước lũ. Ngoài lí do rừng đầu nguồn bị tàn phá, nước lũ hình thành rất nhanh, theo phân tích của các nhà khoa học còn có một nguyên nhân rất quan trọng là từ những sai lầm nghiêm trọng do QUY HOẠCH. Quy hoạch gì mà tất cả các công trình ôm hết lấy ven sông, ven suối như be bờ. Tất cả các đường thoát nước ra sông Lô đã bị các loại công trình chắn hết. Một đoạn sông ngắn mà có tới 3 thủy điện chắn dòng thì nước thoát đi đâu?
Còn nhớ thành phố Đà Nẵng cũng có năm bị “đại hồng thuỷ”, xe cộ ngập hết, người ta đi lại bằng thuyền. Bờ sông, bờ biển cũng bị be lại hết bằng công trình và resort, khách sạn. Và điều này đúng với cả Sài Gòn, cứ mưa là ngập, mưa là bì bõm.
17-7-2020
Mấy ngày hôm nay Hà Nội ngào ngạt mùi rác. Số là có một vùng chuyên đổ rác của thủ đô bị ô nhiễm quá mức, công nghệ xử lý lạc hậu, không đền bù quy hoạch nơi ở tử tế cho dân, nên cả xã người ta đổ ra chặn luôn xe chở rác không cho vào mấy hôm rồi.
Asia Sentinel
Tắc giả: David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
1-7-2020
Ngân hàng cấp vốn và công ty mua điện đều vắng mặt
Trong nhiều năm, các nhà bảo vệ môi trường đã nói rằng, công việc xây đập trên sông Mê Kông là một ý tưởng tồi và họ đã đúng. Cái giá phải trả cho môi trường là đáng kể cho vùng đông bắc Thái Lan, to lớn cho Lào và khổng lồ hơn về phía hạ lưu ở Campuchia và miền tây Việt Nam.
Nguyễn Thái Nguyên
6-7-2020
Chuyện đập Tam Hiệp thì cả ở Trung Quốc và Thế giới đã bàn tán nhiều năm rồi. Kẻ bảo không nên làm mà tiêu biểu nhất là chuyên gia Thủy lợi Hoàng Vạn Lý, người mà nếu ở vào triều đại vua chúa có thể xếp vào hàng “Gián nghị Đại phu”.
5-7-2020
Tôi theo dõi hình thái mưa kỳ quái ở miền Nam Trung Quốc một tháng qua thì thấy rằng con đường tiếp năng lượng cho mưa dài ngày ở Trung Quốc có xuất phát từ một front lạnh đới cao ở Ấn Độ Dương (xem hình thứ 2).
4-7-2020
Có vẻ mọi người đang nhầm. Mình kí tên vào Bản kiến nghị yêu cầu xem xét lại khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ không phải là để cứu khu dự trữ sinh quyển số 1 Việt Nam này. Xét đến bối cảnh người dân Saigon có vẻ như đang theo dõi và cổ động cho cơn sốt bất động sản ở Cần Giờ hơn là nghĩ đến tương lai của lá phổi xanh này, thì không việc gì phải mất công để save nó cả.
Nguyễn Tuấn Khoa
3-7-2020
Sự kiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư dự án thủy điện (DATĐ) Luang Prabang trên dòng chính Mekong đang gây phẫn nộ từ phía người dân. Với công suất 1,460 MW TĐ Luang Prabang chắc chắn sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng hạn-mặn cho ĐBSCL.
3-7-2020
Là một người nghiên cứu về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai, tôi thấy rằng dự án này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua nhà ở đây và rủi ro cho các vùng đệm xung quanh. Vì vậy, những cơ quan chức năng cần có quá trình đánh giá lại và cân nhắc thấu đáo về chi phí, lợi ích và tác động môi trường của dự án.
28-6-2020
Mực nước của con sông lớn nhất Đông Nam Á có thể ở mức thấp nhất trong vòng một thế kỷ.
Nguyễn Tuấn Khoa
22-6-2020
Trên dòng chính Mekong, Luang Prabang (1460 MW) là đập thủy điện lớn thứ hai trong số 9 đập thủy điện thuộc lãnh thổ Lào-Thái-Miên, đang được Tập Đoàn Dầu Khí VN (PVN) chuẩn bị khởi công vào đầu tháng 7/2020.
1-6-2020
Kính gởi: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng kính gởi: Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
25-5-2020
Cách đây mấy ngày tôi đưa hình ảnh phân tích ảnh vệ tinh về việc mất rừng tự nhiên trong vòng 20 năm qua và đất rừng nguyên sinh bị thay thế bằng cây công nghiệp. Bài viết đã được chia sẻ ở nhiều trang cá nhân và nhiều diễn đàn. Đa số các ý kiến phản hồi cho rằng những hình ảnh phân tích đó đúng với thực tế mất rừng tự nhiên. Một số ít khác cho rằng đó là phân tích tào lao của một kẻ ngồi phòng lạnh viết bài.
Nguyễn Đăng Anh Thi
21-5-2020
Thêm thủy điện Sanakham, dòng chính sông Mekong càng “nghẽn mạch”.
Ngày 11.05.2020, Ủy hội sông Mekong (MRC) ra thông báo về việc Chính phủ Lào sẽ tiến hành Tham vấn trước cho dự án thủy điện Sanakham. Ngày bắt đầu chính thức của sáu tháng thực hiện thủ tục Tham vấn trước dự kiến sẽ được quyết định tại cuộc họp của nhóm công tác gồm đại diện của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ngày 16.6.2020.
Ba năm và sáu con đập chặn dòng Mekong
Dự án thủy điện Sanakham nằm trên dòng chính hạ nguồn sông Mekong, cách thủ đô Viêng Chăn (Lào) khoảng 155 km về phía hạ lưu, cách bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc Việt Nam khoảng 1.737 km. Dự án này có công suất 684 MW với tổng vốn đầu tư ước tính 2,073 tỷ USD. Dự kiến việc khởi công xây dựng dự án sẽ được thực hiện trong năm 2020 và hoàn tất để đưa vào vận hành năm 2028.
Điện năng sản xuất ra từ thủy điện Sanakham chủ yếu được bán sang Thái Lan [i].
Chủ đầu tư dự án Sanakham là Công ty thủy điện Datang Sanakham (Lào). Đây là công ty con của China Datang Corporation (CDT), một trong năm công ty phát điện lớn nhất Trung Quốc. CDT là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 2002 và được trực tiếp quản lý bởi Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc [ii].
Tính đến thời điểm giữa tháng 5.2020, Sanakham là con đập thủy điện thứ sáu được Lào trình ra MRC để thực hiện thủ tục Tham vấn trước. Đã có hai con đập gồm Xayaburi và Don Sahong lần lượt được đưa vào vận hành từ tháng 10.2019 và tháng 01.2020. Hai dự án dù chưa xây dựng nhưng đã vượt qua thủ tục Tham vấn trước, gồm Pak Beng và Pak Lay lần lượt hoàn tất tháng 06.2017 và tháng 04.2019.
Dự án thứ năm là Luang Prabang bắt đầu Tham vấn trước từ tháng 10.2019, lẽ ra sẽ hoàn tất vào tháng 04.2020. Nhưng do đại dịch COVID-19, cuộc họp của Ủy ban liên hợp bốn quốc gia Mekong để thảo luận tuyên bố chung của dự án Luang Prabang đã được hoãn lại đến ngày 04.6.2020.
Như vậy, chỉ trong vòng ba năm qua, đã có hai con đập được đưa vào vận hành, bốn con đập khác đang được ráo riết chuẩn bị để hiện thực hóa trong vòng tám năm tới. Dòng chính hạ nguồn sông Mekong đang dần “nghẽn mạch”, như cảnh báo của bác sỹ – nhà văn Ngô Thế Vinh, người đã vượt hành trình dài 4.800 km dọc dòng Mekong từ Tây Tạng xuống Biển Đông [iii].
Báo cáo đánh giá tác động tích lũy của 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ nguồn Mekong (2017) [iv] và Nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững lưu vực Mekong (2019)[v] do MRC chủ trì thực hiện đã nhận định rằng những tác động tích lũy kinh tế – xã hội – môi trường do chuỗi đập này gây ra với Việt Nam là vô cùng nghiêm trọng. Theo đó, chuỗi đập này làm gia tăng mức độ tổn thương của cư dân ĐBSCL do hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún đất, xói lở bờ sông và ven biển, cùng với những mất mát về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, năng suất nông nghiệp và sinh kế người dân.
Cửa bán điện của Luang Prabang càng hẹp
Trong 6 con đập đang và sẽ tạo ra sự “nghẽn mạch” của dòng Mekong, có sự tham gia tích cực của một doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Đó là Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), người tiên phong phát triển dự án thủy điện Luang Prabang bằng việc ký kết một thỏa thuận với Chính phủ Lào từ tháng 10.2007.
Dự án Luang Prabang có công suất 1.460 MW, quy mô lớn thứ hai nhưng đã chiếm hơn 15% tổng công suất trong tổng số chín dự án thủy điện được quy hoạch trên dòng chính Mekong thuộc lãnh thổ Lào. Một doanh nghiệp đã được lập ra để đóng vai trò chủ đầu tư dự án Luang Prabang là Công ty TNHH Năng lượng Luang Prabang (LPCL). PV Power nắm 38% cổ phần của LPCL, hai cổ đông khác gồm Công ty TNHH PT (Lào) nắm 37% cổ phần và Chính phủ Lào nắm 25% cổ phần [vi].
Với vị trí địa lý và thị trường điện trong khu vực, dự án Luang Prabang chỉ có hai thị trường chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam. Như đã phân tích trong bài “Canh bạc Luang Prabang – Bài 1: Hiệu quả tài chính còn để ngỏ” [vii], do đặc điểm kỹ thuật của dự án Luang Prabang, ước tính giá bán điện sang Thái Lan phải trong khoảng 7,5 – 8,6 UScent/kWh và về Việt Nam phải trong khoảng 8,6 – 9,6 UScent/kWh thì dự án này mới có hiệu quả về mặt tài chính.
Nếu bán sang Thái Lan, giá điện của Luang Prabang sẽ cao hơn từ 14% đến 30% so với giá điện của Xayaburi. Nếu bán về Việt Nam, giá điện của Luang Prabang sẽ cao hơn từ 1,8 đến 2 lần so với khung giá phát điện do Bộ Công thương ban hành, vốn đang duy trì ở mức 4,8 USCent/kWh.
Chính ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT của PV Power, phát biểu trên Báo Đầu tư ngày 24.6.2019 rằng “dự án tốt” khi bán điện về Việt Nam với giá là 9,38 UScent/kWh. “Tuy nhiên, để triển khai dự án này, PV Power sẽ phải xây dựng cơ chế đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ và có thể phải xin ý kiến Quốc hội. Quan điểm của PV Power là không hiệu quả sẽ không đầu tư”, ông Kỳ nói [viii].
Theo tính toán của tác giả bài này, nếu Việt Nam chấp nhận giá điện 9,38 UScent/kWh như PV Power mong đợi, thì ngân sách để bù giá điện là 4,6 USCent/kWh. Với lượng điện năng thương phẩm 6.231 GWh/năm, thì ngân sách hàng năm phải chi ra để bù giá cho Luang Prabang lên đến trên 285 triệu USD.
Tính trong tối thiểu 30 năm chu kỳ dự án, khoảng bù giá này là 8,6 tỷ USD.
Lưu ý rằng PV Power nắm 38% cổ phần trong dự án, Chính phủ và doanh nghiệp Lào cùng nắm 62% cổ phần dự án. Do đó, trong khoảng bù giá nêu trên, PV Power sẽ nhận được 3,3 tỷ USD, còn Chính phủ và doanh nghiệp Lào sẽ được nhận 5,3 tỷ USD.
Với Thái Lan, chính phủ nước này đã thu hẹp quy mô nhập khẩu điện từ Lào xuống còn 3.500 MW đến năm 2037. Nghĩa là bảy dự án Pak Beng, Luang Prabang, Pak Lay, Sanakham, Pak Chom, Ban Khoum và Phou Ngouy trên lãnh thổ Lào với tổng công suất đến 8.000 MW phải khốc liệt cạnh tranh nhau để bán điện cho Thái Lan. Chỉ tính riêng bốn dự án đã, đang và chuẩn bị Tham vấn trước, gồm Pak Beng (912 MW), Pak Lay (1.320 MW), Luang Prabang (1.460 MW), và Sanakham (684 MW) thì tổng công suất đã lên đến 4.376 MW, dư ra đến 876 MW công suất chưa biết bán cho ai. Hơn thế nữa, dự án Luang Prabang cũng có vị trí bất lợi nhất để bán điện sang Thái Lan trong số bốn dự án đó, do có khoảng cách truyền tải điện năng xa nhất.
Vì vậy, có thêm dự án Sanakham, cửa bán điện của dự án Luang Prabang sang Thái Lan ngày càng hẹp. Trong khi đó, nếu chấp nhận mua điện của Luang Prabang, Việt Nam sẽ phải mở đường cho việc chi ra hàng tỷ USD ngân sách từ tiền đóng thuế để hỗ trợ cho PV Power, cho Chính phủ và doanh nghiệp Lào.
Vì sao Sanakham nộp hồ sơ tham vấn sau Luang Prabang?
Ngày 31.7.2019, Chính phủ Lào thông báo cho Ban thư ký của MRC về ý định Tham vấn trước cho dự án thủy điện Luang Prabang. Chưa đầy hai tháng sau, ngày 09.09.2019, Lào gởi tiếp thông báo về ý định Tham vấn trước cho dự án thủy điện Sanakham, ngay sau khi hồ sơ Tham vấn trước dự án Luang Prabang được đệ trình đến MRC. Vì muốn tập trung vào việc Tham vấn trước cho Luang Prabang, nên MRC phải hoãn lại việc thông báo về thủ tục Tham vấn trước cho Sanakham đến ngày 11.05.2020 [ix].
Việc tham vấn liên tiếp hai dự án này có mối quan hệ gì với nhau?
Có luồng ý kiến chủ đạo cho rằng Việt Nam nên chủ động đầu tư vào Luang Prabang để “chủ động tham gia từ khâu thiết kế”, vì “Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào đầu tư và chi phối các hoạt động của thủy điện ở Lào”[x]. Nghĩa là, vì một nỗi sợ vô hình về việc “Trung Quốc nhảy vào” nên Việt Nam “cần chọn cái dở ít nhất trong những cái dở” như ý kiến của ông TS Tô Văn Trường bằng việc khuyến khích PV Power đầu tư vào Luang Prabang?
Theo Hồ sơ tham vấn trước của dự án thủy điện Sanakham do chủ đầu tư Datang chuyển cho MRC[xi] thông qua Ủy ban sông Mekong quốc gia Lào, điều đáng chú ý nhất là toàn bộ tài liệu đều ghi thời hạn lập tháng 10.2018. Đặc biệt, còn có một tài liệu ghi là Hội thảo Tham vấn & Khởi động (PNPCA Consulting & Opening Workshop) ngày 30.10.2018. Như vậy, Datang đã sẵn sàng mọi tài liệu để trình lên MRC và có thể bắt đầu thủ tục Tham vấn trước từ cuối tháng 10.2018. Điều gì khiến họ không làm điều đó mà phải chờ đến gần một năm để Luang Prabang thực hiện tham vấn trước, rồi ngay lập tức “lật ngửa quân bài”, gởi hồ sơ đệ trình dự án Sanakham lên MRC?
Không loại trừ khả năng đây là một tính toán chiến thuật của Công ty thủy điện Datang Sanakham. Vào thời điểm sẽ diễn cuộc họp của Ủy ban liên hợp các quốc gia Mekong để xem xét hồ sơ Tham vấn trước dự án Sanakham khoảng hơn sáu tháng tới, mọi thảo luận và quyết định của ủy ban này đối với dự án Luang Prabang đều sẽ được thông báo công khai. Lúc ấy, nếu Việt Nam quyết định ủng hộ PV Power đầu tư vào Luang Prabang, sẽ không còn một cơ hội nào cho Việt Nam phản đối Sanakham.
Trong khi còn chưa thấy một doanh nghiệp Trung Quốc (tưởng tượng) nào đó “nhảy vào” Luang Prabang, thì đã lù lù một công ty “bằng xương bằng thịt” là CDT xuất hiện để tích cực thúc đẩy dự án Sanakham. Việc khuyến khích PV Power đầu tư vào Luang Prabang bất chấp hậu quả và việc Datang lật con bài tẩy Sanakham nói lên điều gì?
Một là, kiên quyết yêu cầu PV Power rút ra khỏi dự án Luang Prabang, tổng hợp thông tin về những thiệt hại của ĐBSCL do các dự án thủy điện đã vận hành gây ra để bằng mọi cách về ngoại giao và pháp lý nhằm yêu cầu Lào (và Trung Quốc) tuân thủ quyền sử dụng nguồn nước công bằng và hợp lý trên dòng Mekong.
Hai là, ủng hộ PV Power, chuẩn bị ngân sách để hỗ trợ PV Power, Chính phủ Lào và doanh nghiệp Lào đồng thời chối bỏ quyền phản đối của Việt Nam đối với tất cả các dự án thủy điện trên dòng chính Mekong.
Việt Nam sẽ chọn gì: kiên định với lập trường cách đây gần 10 năm, hay làm ngược lại với những gì đã nói?
Ngày 19.04.2011, trong Thông cáo báo chí của MRC về việc các nước hạ nguồn Mekong đưa quá trình Tham vấn trước về dự án Xayaburi lên cấp Bộ trưởng, Việt Nam đã bày tỏ các mối quan ngại sâu sắc về việc thiếu các đánh giá thỏa đáng, đầy đủ và toàn diện về các tác động xuyên biên giới và lũy tích mà dự án này có thể gây ra cho khu vực hạ nguồn, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Việt Nam đề nghị trì hoãn dự án này và các dự án đề xuất xây dựng đập thủy điện khác trên dòng chính sông Mekong ít nhất là 10 năm.
“Việc trì hoãn nên được nhìn nhận một cách tích cực là một cách để có thêm thời gian cần thiết để chính phủ các nước ven sông tiến hành các nghiên cứu toàn diện và mang tính định lượng cụ thể hơn về tất cả các tác động lũy tích có thể có,” Tiến sỹ Lê Đức Trung, trưởng đoàn Việt Nam, phát biểu[xii].
Mặc dù Hiệp định Mekong 1995 không cho phép một quốc gia nào có quyền phủ quyết đối với các dự án được đề xuất trên dòng chính Mekong, nhưng điều đó không có nghĩa bất cứ một quốc gia nào cũng có thể thực hiện các dự án của họ mà bất chấp quyền lợi của các quốc gia khác. Việc thực hiện bất kỳ dự án nào mà không có sự đồng thuận của Ủy ban liên hợp thuộc MRC sau khi kết thúc quy trình Tham vấn trước đều vi phạm Hiệp định Mekong 1995. Điều này từng xảy ra với Xayaburi và Don Sahong khi Lào cho phép các chủ đầu tư hai dự án này tiến hành thi công dù không có bất cứ đồng thuận nào sau khi kết thúc Tham vấn trước [xiii].
Về nguyên tắc, khả năng khởi kiện chính phủ Lào ra các tòa án quốc tế về việc vi phạm Hiệp định Mekong 1995 vẫn còn để ngỏ cho các quốc gia Campuchia, Thái Lan và Việt Nam [xiv]. Việc Campuchia ra quyết định hoãn phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong 10 năm tới [xv], gồm Stung Treng và Sambor, không chỉ là một bước đi đúng đắn về việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thân thiện môi trường hơn mà còn có thể tạo điều kiện cho những hành động pháp lý quyết liệt hơn của quốc gia này đối với các dự án thủy điện trên lãnh thổ Lào.
Nguyễn Đăng Anh Thi – Chuyên gia Năng lượng và Môi trường (Canada)
[i] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/sanakham-hydropower-project/
[ii] http://www.cccme.org.cn/shop/cccme8991/introduction.aspx
[iii] https://nguoidothi.net.vn/phong-van-ngo-the-vinh-nguoi-di-doc-4-800km-song-mekong-3533.html
[iv] http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/Council-Study/Cumulative-impact-assessment_Council-Study.pdf
[v] http://interactive.mrcmekong.org/council-study-findings/council-study-findings/
[vi] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/luang-prabang-hydropower-project/
[vii] https://nguoidothi.net.vn/canh-bac-luang-prabang-bai-1-hieu-qua-tai-chinh-con-de-ngo-22993.html
[viii] https://baodautu.vn/pv-power-cho-nhung-du-an-khung-d102574.html
[ix] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/sanakham-hydropower-project/
[x] https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/viet-nam-nen-chu-dong-tham-gia-du-an-thuy-dien-luang-prabang-1136499.html
[xi] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/sanakham-hydropower-project/
[xii] http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/lower-mekong-countries-take-prior-consultation-on-xayaburi-project-to-ministerial-level/
[xiii] http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/PNPCA-brochure-Viet-v2-LR-spreads.pdf
[xiv] https://www.internationalrivers.org/sites/default/files/attached-files/xayaburi_legal_analysis_vietnamese.pdf
[xv] https://nguoidothi.net.vn/truoc-noi-lo-han-han-campuchia-dung-cac-ke-hoach-thuy-dien-tren-song-mekong-22813.html
14-5-2020
Đã 7 tháng không có mưa, có những nơi 8 tháng chưa có mưa. Một số nơi mưa rào cục bộ được vài cơn rồi tịt hẳn để lại nỗi trông chờ của người nông dân trong vô vọng.
28-4-2020
Năm 1995, tôi được sang Thái Lan học khóa “Viết báo về môi trường” do Quỹ Tưởng Niệm Ký giả Đông dương – IMMF (Indochina Media Memorial Foundation) tổ chức.
Tác giả: Mikhail Gorbachev
Dịch giả: Nguyễn Hoàng Ánh
15-4-2020
Lời dịch giả: Cùng với Bill Clinton, founders của Google, Gorbachev là một trong những người mình biết ơn nhất. Không có họ thì đến giờ mình vẫn còn ngắc ngoải trong một lớp học cũ nát, nhai đi nhai lại mấy hiệp định XHCN ngớ ngẩn để nhận vài đồng lương chết đói.
17-4-2020
Con tàu, đúng hơn là sà lan tự hành chứa được 1.200 m3 nước trong khoang sẽ được nghỉ ngơi sau 2 tuần ngược xuôi trên dòng Mekong, hút nước ở vùng ngọt chở về vùng nhiễm mặn, để cứu sống những vườn cây trái héo rũ hạ nguồn. Anh em “thủy thủ đoàn” cũng phải lên bờ, về với gia đình và cuộc mưu sinh sau giãn cách xã hội. Những gì còn lại là trách nhiệm của chính quyền, là quyết định của mẹ tự nhiên cho nước lớn ròng ngọt mặn.
16-4-2020
Năm 2020, ĐBSCL gặp hạn mặn, khoảng 0.7% diện tích lúa bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, vụ Đông Xuân các địa phương cho xuống giống sớm nên đã hạn chế được tác động của hạn mặn, lại trúng mùa nên sản lượng cơ bản là tương đương cùng kỳ 2019.
15-4-2020
Cô bé Thụy Điển 17 tuổi Greta Thunberg đã tạo ra cơn bão môi trường trong giới trẻ. Nhưng cô cũng có nhiều kẻ thù. Người ta mắng cô bé là đồ kiêu ngạo, vắt mũi chưa sạch. Có người chửi chỉ vì cô dám thách thức các hệ thống chính trị hiện hành. Có người chỉ vì muốn bênh Tổng thống Trump là người luôn phê phán Greta. Có người vì sợ phải từ bỏ cuộc sống đầy tiện nghi. Đó là quyền của mọi người, tôi không có ý kiến.
Nguyễn Đăng Anh Thi
9-4-2020
Tiếp theo bài 1
Thời hạn 6 tháng của quá trình tham vấn trước của dự án thủy điện Luang Prabang kể từ ngày 08.10.2019 đã cận kề. Giờ là lúc Việt Nam, đại diện là Ủy ban sông Mekong Việt Nam, chuẩn bị báo cáo đưa ra ý kiến chính thức đến Ủy hội Mekong quốc tế (MRC) về dự án này.
Nguyễn Đăng Anh Thi
8-4-2020
Dự án thủy điện Luang Prabang không đảm bảo bất cứ lợi ích nào về kinh tế – xã hội – môi trường cho Việt Nam và các nước trong khu vực.
8-4-2020
Bộ Tài chính kiến nghị tạm dừng xuất khẩu loại gạo tẻ thường (được biết đến là gạo cấp thấp của giống IR 50404) đến hết ngày 15/6/2020 để đảm bảo mua đủ gạo dự trữ quốc gia. Trong đó, Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood-1) và các doanh nghiệp thành viên là đơn vị thực hiện hợp đồng cung cấp gạo dự trữ.
6-4-2020
Năm 1996, cô giáo dạy Hóa Võ Thị Ánh Xuân chuyển sang làm chuyên viên văn phòng, sau 4 năm dạy học rất tốt tại An Giang.