Đơn tố cáo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho người theo dõi, chụp ảnh đe dọa gia đình tôi

LTS: Chúng tôi có nhận được “đơn tố cáo khẩn cấp”, của ông Nguyễn Thắng Cảnh, là một đảng viên, sĩ quan lực lượng vũ trang nhân dân, tố cáo ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương, gửi tin nhắn đe dọa.

Đại hội XIII, đốm lửa từ những hung thần Quảng Ngãi

Thu Hà

10-5-2020

Cội nguồn tội ác…

Lê Viết Chữ sinh ngày 20-1-1963 tại Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Chữ xuất thân từ kỹ sư hàng hải, công tác tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT). Để tiến thân, Chữ ráng “phấn đấu” và vào đảng CSVN ngày 28-5-1994.

Thời gian vẫn ghi dấu những chặng đường của bác sĩ mũ đỏ Đoàn Văn Bá

Ngô Thế Vinh

6-10-2020

Trung uý Bá đã biểu lộ lòng can đảm phi thường, bất chấp nguy hiểm cho sinh mạng mình và chỉ quan tâm tới những người bệnh, với kết quả là ông đã cứu được nhiều mạng sống. Những hành động dũng cảm của Trung uý Bá phản ánh phẩm chất lớn lao của bản thân ông và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Quỹ Nhân Đạo Ukraina

Nguyễn Khắc Mai

11-3-2022

Chiều nay, lúc 16 giờ, ngày 11-2-2022, chúng tôi gồm Nguyễn Nguyên Bình, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Trần Minh và Nguyễn Khắc Mai đã đến Sứ quán Ukraina ở Hà Nội trao tận tay bà Đại biện Lâm thời của sứ quán Ukraina ở Hà Nội số tiền 25 triệu (Hai mươi lăm triệu đồng).

VOA gỡ bài viết làm Thủ tướng Việt Nam xấu hổ

Washington Post

Tác giả: Paul Farhi

Dịch giả: Dương Lệ Chi

15-11-2022

Một bài viết về những lời bình luận không mang tính ngoại giao của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bị thu được khi ông nói chuyện qua micro đã lan truyền nhanh chóng — trước khi hãng tin [VOA] do Hoa Kỳ tài trợ, đã bị gỡ bỏ sau khi có khiếu nại từ đại sứ quán của ông ta.

Thắng lợi kép

Mạc Văn Trang

17-3-2023

Cuộc biểu tình vào 12/3/2023 của hơn 300 người Việt ở Ba Lan, trước Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Warsaw, lên án việc lạm thu, hống hách của các nhân viên sứ quán tại đây, đã đem lại kết quả thực tế và nhiều ý nghĩa.

Nước Nga bế tắc và bần cùng trong chiến tranh

Kim Văn Chính

10-9-2023

1. Chuyện Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Nga, tưởng đùa, hóa ra là thật

Nga phải mua vũ khí của Bắc Triều Tiên là điều đã phải làm trong cả năm qua rồi, nhưng mới ở quy mô nhỏ.

Đảng và Nhà nước phải chịu trách nhiệm về “quả bom” Vạn Thịnh Phát!

Mai Hoa Kiếm

22-11-2023

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, đảng cộng sản nắm quyền “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”. Tất cả mọi thứ, từ cho phép thành lập ngân hàng, cơ cấu lại ngân hàng, xử lý công nợ… đều được chính phủ trình Bộ Chính trị, xin ý kiến. Thế nhưng, khi sự cố xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống của người dân; thì những kẻ “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” lại trốn tránh trách nhiệm.

Nguyễn Công Khế trong hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải

BTV Tiếng Dân

17-1-2024

Lời giới thiệu: Nhân sự kiện ông Nguyễn Công Khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên bị bắt hôm qua, chúng tôi xin được đăng lại phần viết về ông Nguyễn Công Khế trong hồi ký “Lời Ai Điếu” của nhà báo Lê Phú Khải. Phần này nằm trong “Chương 7K: Mặt thật của các Tổng Biên tập“, mà chúng tôi đã đăng trên Tiếng Dân trong ngày đầu tháng 7 năm 2017, khi tác giả gửi tới.

Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng

Lê Văn Đoành

18-3-2024

Suốt tuần vừa qua, chính trường Việt Nam nóng như lửa đốt, với nhiều đồn đoán xoay quanh số phận chính trị của nhân vật Võ Văn Thưởng, đương kim chủ tịch nước.

Biến động nhân sự cấp cao ở Trung ương

Nông Văn Tiềm

6-6-2024

Cuộc chiến ở cung đình Cộng sản Việt Nam đang từ từ đi vào hồi kết. Phe công an đang chiếm thế thượng phong. Các phe khác thúc thủ, chờ cơ hội phản công, nhưng xem ra sức tàn lực kiệt, khó có khả năng xoay chuyển tình thế.

Phe thắng cuộc

Mọi người đều biết rằng, ông Tô Lâm chính là đạo diễn kịch bản có một không hai trong lịch sử đảng CSVN, khi ông ta lần lượt “cưa” ghế của bốn nhân vật chóp bu: Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai để ông ta nhảy lên ngồ ghế chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026.

Là nhân vật A2, Tô Lâm chắc chắn hưởng suất “nhân sự đặc biệt” để vào tiếp tại đại hội đảng khóa 14. Tuy nhiên, tham vọng của Tô Lâm chưa dừng lại ở đây, cái đích mà ông ta nhắm tới là ghế A1 – Tổng bí thư. Vì vậy, mọi chướng ngại vật trên đường đua, cần phải bị dỡ bỏ.

Sau khi Vương Đình Huệ bị “cưa” ghế, rời chính trường về quê nuôi mẹ già ở Nghệ An và Tô Lâm đăng quang chủ tịch nước, cục diện cung đình thay đổi chóng mặt.

Trong nhóm chóp bu, lãnh đạo chủ chốt hiện nay được mặc định là nhóm gồm 6 nhân vật: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trần Thanh Mẫn, Lương Cường và Lê Minh Hưng.

Ảnh: Sáu nhân vật chóp bu: Từ trái qua: Cường, Chính, Trọng, Lâm, Mẫn, Hưng. Nguồn ảnh: TTXVN

Nguyễn Phú Trọng hiện nay nằm viện 108, không dự họp quốc hội, không có mặt tại các sự kiện quan trọng gần đây ở trụ sở Trung ương đảng. Các đồ đệ của ông ta là Huệ, Thưởng, Mai đã bị đốn ngã, ông Trọng hiện giờ xem như chỉ còn là biểu tượng, mà không có quyền lực.

Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Lê Minh Hưng cùng một phe và là phe mạnh nhất hiện tại, tạm gọi họ là “phe thắng cuộc”.

Trần Thanh Mẫn là nhân vật trung dung, không có gì nổi trội. Mẫn được đôn lên ghế chủ tịch Quốc hội, chẳng khác gì “buồn ngủ gặp chiếu manh”, do Vương Đình Huệ bị phế bỏ, Trương Thị Mai bỏ cuộc chơi vì quá mệt mỏi, nhân sự “trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị” không còn ai. Hơn nữa, đưa Mẫn lên, mang tính cơ cấu vùng miền, có đại diện Nam Bộ trong tứ trụ.

Trần Thanh Mẫn có nhiều “tì vết” trong quá khứ, giờ khôn ngoan thì ngồi im hưởng lộc, nếu không thì sẽ bị nghiền nát.

Còn Lê Minh Hưng thì sao? Hưng quê Hà Tĩnh, nhưng từ lâu đã là người của phe công an. Hơn chục năm qua, Hưng công tác trong ngành công an.

Hưng là con trai Lê Minh Hương, bộ trưởng Bộ Công an giai đoạn 1996-2002. Tốt nghiệp cử nhân tiếng Pháp từ trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hưng được tuyển vào Bộ Công an, thuộc biên chế của Cục Tình báo Đối ngoại. Sau đó Hưng được biệt phái, cài cắm sang làm chuyên viên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Vụ Quan hệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lê Minh Hưng có hai anh trai:

– Trung tướng Lê Minh Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam.

– Thiếu tướng Lê Minh Hà, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2022-2025.

Cả hai anh trai của Hưng đều nhờ ơn Tô Lâm nâng đỡ, đưa lên. Vì vậy từ lâu, Hưng đã là người của “phe thắng cuộc”.

Lương Cường phe quân đội, từng là Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng (BQP) khoá 12. Tại đại hội 13, khi Ngô Xuân Lịch nghỉ, Lương Cường gần như chắc chắn nhận suất bộ trưởng BQP. Tuy nhiên, vì uy tín thấp nên Hội nghị cán bộ chủ chốt quân đội đã gạch Lương Cường và bầu cho Phan Văn Giang. Giang vượt qua Cường, vào Bộ Chính trị khoá 13, nắm ghế bộ trưởng BQP. Lương Cường cay lắm, nhưng đành thúc thủ.

May cho Cường là bà Mai bỏ cuộc, do hết người nên ông Trọng đành đưa Cường ngồi vào ghế Thường trực Ban Bí thư. Lương Cường cũng có nhiều “tì vết”, nên biết thân biết phận, ngồi im đó mà hưởng đặc quyền đặc lợi đến đầu năm 2026.

Cặp Tô Lâm – Phạm Minh Chính hiện đang làm chủ cuộc chơi. Cán cân quyền lực đang nghiêng hẳn về họ. Bốn nhân vật được bổ sung vào Bộ Chính trị tại hội nghị Trung ương 9 vừa qua là Lê Minh Hưng và Đỗ Văn Chiến thuộc “phe thắng cuộc”, Lương Cường và Nguyễn Trọng Nghĩa thì đã bị “phe thắng cuộc” nắm thóp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn làm chủ tình hình.  Trong một diễn biến hôm 28-3-2024, con rể của ông Chính là Hoàng Ngọc Phương đã thôi chức Phó Tổng Giám đốc VietinBank để chuyển sang làm thư ký của ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tảo thanh

Tình hình nhân sự cấp cao hiện đang rất “nóng”. Những thông tin rò rỉ gây bất ngờ đối với những người quan tâm tới thời cuộc.

Lê Minh Khái có thể sắp bị “cưa” ghế phó thủ tướng, xin thôi tất cả các chức vụ để về quê. Khái là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ từ hồi Huệ còn ngồi ghế Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Thay Khái sẽ là Lê Thành Long, bộ trưởng Bộ Tư pháp và là đồng hương xứ Thanh của Phạm Minh Chính.

Trần Lưu Quang cũng sẽ rời ghế Phó Thủ tướng để nắm ghế Trưởng Ban Kinh tế Trung ương hiện đang bỏ trống. Quang đang đà đi lên, được quy hoạch vào Bộ Chính trị khoá 14.

Thay Trần Lưu Quang là nhân vật gốc Huế, Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đảng.

“Xô viết Nghệ Tĩnh” là địa danh nức tiếng và lừng danh về phong trào cách mạng. Đảng Cộng sản có 12 nhân vật làm Tổng bí thư, thì Nghệ Tĩnh góp mặt bốn nhân vật: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập.

Bộ trưởng Bộ Công an khét tiếng trong lịch sử cũng là người xứ Nghệ: Trần Quốc Hoàn.

Khoá 13 có 200 Uỷ viên Trung ương, Hà Tĩnh chiếm 12, Nghệ An chiếm 14. Bộ Chính trị có 18 thành viên, thì Nghệ Tĩnh được 4: Nghệ An 3, Hà Tĩnh 1.

Nhưng từ khi các trận đấu đá, tranh giành quyền lực diễn ra, phe Nghệ Tĩnh bị đánh cho tan nát. Hiện “phe thắng cuộc” đang tập trung tài liệu, chứng cứ sai phạm để “bứng” Trần Hồng Hà ra khỏi cái ghế Phó thủ tướng. Kinh hoàng hơn, nhiều hướng tấn công đang nhắm vào Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Cả Hà và Tú đều là dân Hà Tĩnh.

Đánh cờ trong bóng tối

Không để rơi vào cái kết tệ hại như Trần Đại Quang, nên Tô Lâm đã tính trước các nước cờ. Trần Quốc Tỏ, em trai Trần Đại Quang, mặc dù là thứ trưởng thường trực, nhưng không có thực quyền. Các chức danh Thủ trưởng Cơ quan An Ninh điều tra, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, đều do người của phe Tô Lâm nắm.

Khi lên vị trí A2, ngồi ghế chủ tịch nước, Tô Lâm vẫn quyết giành ghế Bộ trưởng Công an cho đàn em số 1 là Lương Tam Quang.

Một đàn em khác của Tô Lâm là tướng Nguyễn Duy Ngọc, được đưa lên Chánh Văn Phòng Trung ương đảng. Một Uỷ viên Trung ương “vé vớt” như Ngọc lại ngồi ghế thủ trưởng. Trong khi đó, Nguyễn Đắc Vinh quê Nghệ An, Uỷ viên Trung ương ba khoá 11, 12, 13 lại làm cấp phó cho Nguyễn Duy Ngọc!

Sắp tới, thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ bổ nhiệm hai tân thứ trưởng Bộ Công an thay cho Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc. Một người là đệ tử của Phạm Minh Chính là Nguyễn Ngọc Lâm; người còn lại là đệ tử của Tô Lâm, tướng Phạm Thế Tùng.

Bàn cờ chính trị Việt Nam, được các cao thủ lão luyện giấu mặt, ra tay sắp đặt quá hoàn hảo. Giới theo dõi chính trường kháo nhau, ông Nguyễn Phú Trọng đã thua hoàn toàn trong ván cờ cân não này!

Từ nay đến đại hội 14, mọi thế đánh đều phụ thuộc vào cách chơi nhanh hay chậm của phe thắng cuộc mà thôi.