Tiết lộ mới: Chiếc xe thứ hai Audi-Limousine trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

24-8-2017

Ảnh minh họa: Chiếc xe thứ hai, Audi-Limousine, trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: internet

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 sáng ngày 23.07.2017 giữa thủ đô Belin, tại công viên Tiergarten, gần khách sạn Sheraton. Một vài nhân chứng đã thấy Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ Việt Nam đi cùng, đã bi một số người dùng vũ khí cưỡng bức đẩy lên một chiếc xe mang biển số CH Séc. Đó là chiếc xe 7 chỗ ngồi, hiệu Volkswagen (VW) của Đức, kiểu xe: Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

German Embassy Hanoi

14-8-2017

Quốc kỳ 2 nước Việt – Đức

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Viện Hán Nôm bị móc ruột và rao bán tài liệu quý trên mạng

Blog Tễu

Nhiều tài liệu quý của viện Nghiên cứu Hán Nôm bị bán trên thị trường

TS. Nguyễn Xuân Diện

Nguyên PGĐ Thư viện Hán Nôm

25-6-2017

Ảnh chụp tài liệu được rao bán trên mạng

Viện Nghiên cứu Hán Nôm bị móc ruột đưa đi bán khắp nơi (Trung Quốc, Đài Loan, …) trong nhiều năm qua, giờ lại bị đưa tài liệu quý hiếm lên mạng Thư viện Nhân học. Tôi chưa bao giờ liên hệ với cá nhân hoặc tổ chức của cái gọi là Thư viện Nhân học, cũng chưa bao giờ quản lý bản Scan hay bản gốc Hán Nôm (kể cả suốt 20 năm làm việc tại Thư viện), mà bọn họ viết lời cảm ơn cứ như là tôi đã tuồn tài liệu cho bọn họ! Rất lưu manh!

Mấy hôm nay, dư luận trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm rất bức xúc khi được tin nhiều tài liệu quý, chưa  được khai thác đã bị tuồn bản scan màu ra bên ngoài và được phân phát bởi một tổ chức có tên “Thư Viện Nhân Học” được đặt tại Hàn Quốc.

Em gái đòi công lý cho anh trai đã bị giết chết

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

Kính gửi:         

– Bộ Công An

– Quý tổ chức bảo vệ quyền con người.

– Quý cơ quan ngôn luận, báo chí, đài phát thanh. 

Tôi là Phạm Thị An. Năm sinh: 1992. Nghề nghiệp: buôn bán. Chỗ ở hiện tại: khối 1, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xóm 8, xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Tôi làm đơn này để kêu cứu khẩn cấp về việc anh trai tôi là Phạm Văn Đồng bị giết hại tại khối Châu Hưng, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.

Nghệ An đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng

Tâm Ngọc

29-7-2017

Nghệ An – Chiều tối ngày 29 tháng Bảy năm 2017,  tại Giáo xứ Vĩnh Hoà diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng bị nhà cầm quyền Nghệ an bắt hôm 24 tháng Bảy. Cùng thời điểm nhiều Giáo xứ tại Giáo phận Vinh đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng, và cho công lý, hòa bình, cho những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù.

TNLT Trần Thị Nga bị kỷ luật sau khi tòa xử án vì không nhận tội

Paulus Lê Sơn

28-7-2017

Bà Trần Thị Nga vừa bị nhà cầm quyền kết án 9 năm tù giam hôm 25 tháng Bảy năm 2017 theo điều 88 Bộ luật hình sự. Sáng 27 tháng Bảy gia đình của bà Nga tổ chức thăm gặp nhưng trại tạm giam Hà Nam từ chối và đưa ra lý do “Bà Nga đã CỨNG ĐẦU, QUYẾT TÂM CHỐNG ĐỐI ĐẾN CÙNG, Vì thế Trại đang phải thi hành KỶ LUẬT“.

Tuyên bố của các tổ chức XHDS, phản đối bản án dành cho bà Trần Thị Nga

27-7-2017

Bà Nga tại phiên tòa ngày 25/7/2017. Ảnh: báo Nhân Dân

Vào ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử vội vã trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 9 năm tù giam 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.

Chúng tôi nhận định như sau:

1) Phiên tòa tuy mang danh nghĩa công khai nhưng lại cấm đoán cả những người thân của bà Trần Thị Nga được vào tham dự; bên ngoài trụ sở tòa án nhiều người dân đến ủng hộ bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng an ninh ngăn cản, trấn áp và đánh đập;

Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

FB Vũ Thư Hiên

27-7-2017

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười. Ảnh: internet

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

Bối cảnh lịch sử

Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Tổng bí thư Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận thanh tra (kỳ 21)

Nguyễn Văn Tung

26-7-2017

Ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐ thành viên Mobifone. Ảnh: internet

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Văn phòng Trung ương Đảng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư đến Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc thanh tra làm rõ nghi án tham nhũng Mobifone mua AVG (ngày 28/7/2016), cho đến nay, các sai phạm đã quá rõ ràng, mức giá thẩm định cũng đã được xác định. Tuy vậy, các nhóm lợi ích đang chi phối mạnh Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ để trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra. Chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone đã bị bỏ trống gần 2 tháng mặc dù Điều lệ có quy định phải bổ nhiệm Chủ tịch mới trong vòng 2 tháng kể từ khi Chủ tịch hiện tại bị miễn nhiệm.

Luận cứ bào chữa cho bà Trần Thị Nga của LS Hà Huy Sơn

25-7-2017

LS Hà Huy Sơn. Ảnh: internet

Luận cứ Ls Hà Huy Sơn trình bày tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 25/07/2017, TAND tỉnh Hà Nam.

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn là người bào chữa cho bị cáo Trần Thị Nga xin trình bày luận cứ bào chữa như sau:

I. Tóm tắt vụ việc:

Ngày 21/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hà Nam tiếp nhận 01 DVD gồm 11 video clip do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam chuyển đến thu được từ FB “Thuy Nga”, “Tran Thi Nga” và Youtube “Trần Thúy Nga”.

Tường thuật trực tiếp phiên xử nhà hoạt động Trần Thị Nga

25-7-2017

21h45′: Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa hôm nay:

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

16h50′: Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, tòa tuyên xử Thúy Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế.

Gia đình Thúy Nga trong một lần đi biểu tình chống TQ. Ảnh: internet

Vì sao các chế độ chuyên chế tấn công nghệ thuật?

Biên dịch: Tram Nguyen

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Degenerate Art,” a Nazi-curated exhibition, at the Haus der Kunst in Berlin, February 1938 | Photo by Reuters

Năm 1937, các nhà lãnh đạo đang lên của Đế chế thứ Ba đã tổ chức hai cuộc triển lãm nghệ thuật ở Munich. Một cuộc, “Triển lãm Nghệ thuật Đại Đức,” trưng bày thứ nghệ thuật mà Adolf Hitler xem là chấp nhận được và phản ánh một xã hội Aryan lý tưởng: những người tóc vàng đặc trưng trong tư thế anh hùng và cảnh quan mục đồng của nông thôn Đức. Cuộc triển lãm còn lại trưng bày cái mà Hitler và những kẻ đi theo gọi là “nghệ thuật suy đồi”: các tác phẩm hiện đại hay trừu tượng, và nghệ thuật của những người bị Đức Quốc xã chối bỏ—người Do Thái, người cộng sản, hoặc những người bị tình nghi thuộc về một trong hai nhóm này. “Nghệ thuật suy đồi” được trưng bày một cách hỗn độn và rối rắm, kèm theo những nhãn dán xúc phạm, graffiti và các mục catalog mô tả “bộ não bệnh hoạn của những kẻ dùng đến chổi vẽ hay bút chì.” Hitler và những kẻ thân cận đã kiểm soát chặt chẽ cách sống và làm việc của các nghệ sĩ trong nước Đức Quốc xã, vì họ hiểu nghệ thuật có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự trỗi dậy hay sụp đổ của nền độc tài của họ, và trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của họ cho tương lai của nước Đức.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”

Đào Tiến Thi

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)

17-7-2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân

Dân hai lăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

(Tản Đà)

Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

Kiến nghị v/v cấp phép xả thải bùn từ nhiệt điện Vĩnh Tân & vấn đề phát triển nhiệt điện ở VN

14-7-2017

LTS: Mặc dù đã có những khuyến cáo của các nhà khoa học quốc tế, của giới trí thức, báo chí trong và ngoài nước về vấn đề ô nhiễm không khí, đất đai, sông hồ, biển cả, cũng như nguy hiểm cho sức khoẻ của người dân; mặc dù điện năng tái tạo từ gió và mặt trời có giá thành rẻ hơn, có thể tránh được các nguy hiểm do điện than gây ra, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn giữ quy hoạch xây dựng các nhà máy năng lượng điện than tại hàng chục địa điểm trên khắp ba miền đất nước.

Đây là môt chính sách chẳng những tốn kém hàng chục tỉ Mỹ kim, mà còn gây thiệt hại cho xã hội hàng trăm tỉ USD. Thật phi lý khi chính quyền giúp cho các nhà đầu tư có lời nhiều hơn, bằng cách buộc người dân phải trả tiền điện cao hơn, lại còn bắt dân phải gánh chịu ô nhiễm, bệnh tật và môi trường suy thoái.

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Tuyên bố phản đối bản án dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Hội cựu Tù nhân Lương tâm

Hội cựu Tù nhân Lương tâm

2-7-2017

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa ngày 29/6. Ảnh: internet

Vào ngày 29-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã xét xử gấp gáp trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 10 năm tù giam dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

Chúng tôi nhận định như sau:

1) Cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đưa ra để truy tố bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không dựa trên bất kỳ chứng cứ nào được xác lập theo luật định;

Tuyên bố về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam của công dân và các tổ chức XHDS Việt Nam

Ngày 27 tháng 6 năm 2017

Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.

Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ bị kiểm duyệt hay đã tự kiểm duyệt?

Ngọc Thu

30-6-2017

Một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, ngày 27/6/2017, có tựa đề: “Phía đường băng, còn đó các anh nằm…“, đưa tin về việc Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng phát hiện “thông tin nghi vấn có nhiều hơn một ngôi mộ tập thể trong sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 năm trước“.

Bài báo có đăng hai bức ảnh đã bị cắt, dán, chỉnh sửa, đục bỏ hai chữ “lầm đường” trong câu: “Nơi đây an nghỉ những chiến sĩ lầm đường đêm mồng 1 Tết Mậu Thân. Linh thiêng xin các bạn hãy giúp cho xứ Việt Nam thân yêu của chúng ta mau thái bình”.

Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì tác phẩm “Biển chết”

28-6-2017

Nhà báo Võ Đắc Danh vừa đăng trên Facebook quyết định của Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh, kỷ luật họa sĩ Nguyễn Nhân vì ông đã cho ra đời bức ảnh “Biển chết”.

Tác phẩm “Biển chết” của họa sĩ Nguyễn Nhân. Ảnh: FB Võ Đắc Danh

Bài báo đã bị gỡ “Tập đoàn Tây Giang: Cả bộ máy biến mất bí ẩn!”

LTS: Bài báo này đăng trên báo Tầm Nhìn chẳng được bao lâu thì bị gỡ bỏ. Xin được đăng lại tại đây để quý độc giả chưa được đọc từ báo Tầm Nhìn, có thêm thông tin.

Xin nhắc lại, năm 2013, tập đoàn Tây Giang đã từng làm việc với ông Phạm Duy Cường, lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bái và có tặng cho tỉnh này 5 tỷ đồng. Năm 2015, ông Phạm Duy Cường nhận chức Bí thư Tỉnh ủy, sau đó bị bắn chết ngày 18-8-2016 trong một vụ án mà cả ba lãnh đạo cao cấp của tỉnh đều bị bắn chết, gây chấn động cả nước hồi năm ngoái.

____

27-6-2017

Các bạn ấy (ý nói cán bộ Tập đoàn) đi công tác hết rồi, còn lãnh đạo thì đi Úc hoặc ở đâu đó,… Đó là câu trả lời của bà Phạm Thu Hằng – phó Giám đốc công ty TNHH Tây Giang (trực thuộc Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Tây Giang) khi phóng viên đến liên hệ làm việc.

Cùng liên quan với vợ chồng chị Hường anh Tuấn Maritime Bank (Nguyễn Thị Nguyệt Hường cựu ĐBQH). Ảnh: internet

Một cơn gió bụi

Mạnh Kim

27-6-2017

Sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: internet

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

Hội thảo bạo lực tấn công giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Hội CTNLT

26-6-2017

Hai blogger đứng trước biểu ngữ “Phản đối đánh đập tra tấn”. Ảnh: Hội CTNLT

Hôm nay nhân ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (26/6), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đã tổ chức hai cuộc gặp gỡ các đại diện tổ chức xã hội dân sự và những nhà hoạt động tại Hà Nội và Sài Gòn, để cùng nhau thảo luận về đề tài: “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam”.

Việt Nam là nước đã ký kết Công ước Chống tra tấn ngày 07/11/2013 và phê chuẩn Công ước ngày 05/02/2015.

Người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, ngoài việc có thể bị bắt giam bất cứ khi nào, còn phải đối diện với tình trạng bạo lực, bạo hành của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng, có đến 70-80% số người bất đồng chính kiến, người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã từng bị đánh đập bởi công an và côn đồ được công an chỉ đạo.

Những bài học lịch sử mà ta học được từ cuộc Thảm Sát 4-6-1989

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

26-6-2017

Sinh viên TQ biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn với dòng chữ: “Tôi yêu cuộc sống, tôi cần thực phẩm, nhưng tôi thà chết nếu không có dân chủ”. Ảnh: internet.

Đã 28 năm qua từ cuộc Thảm Sát 4 tháng Sáu. Máu Holocaust vẫn còn sống động với các nhân chứng. Độc tài ở Đông Âu và Liên Sô đã qua, nhưng tại sao chúng ta người dân Trung Quốc vẫn còn nằm dưới sự đàn áp của độc tài? Đối với nhiều người, đây là một điều vô lý. Nhưng nằm phía dưới bề mặt của sự vô lý này, phải có lý do sâu thẳm cho chúng ta thấu hiểu và suy nghĩ về nó.

Từ những cuộc tập hợp lớn (vào mùa Xuân năm 1989) để tuởng niệm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), các cuộc biểu tình bắt đầu nở rộ ra trên khắp Trung Quốc. Không chỉ sinh viên, mà cả người lao động và thường dân cũng đã dần dần nhập cuộc đi vào dòng chính phản đối, thậm chí còn bao gồm tất cả đảng viên các cấp của Đảng CS lãnh đạo trừ Ủy Ban Trung Ương Đảng CSTQ.

Những hành vi lừa đảo và vô nhân tính đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Nguyễn Tuyết Lan

23-6-2017

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng 2 con. Ảnh: internet

Trong suốt hơn 8 tháng qua, cứ mỗi 2 tuần là tôi lặn lội đến trại giam công an tỉnh Khánh Hòa để gửi quần áo và thực phẩm, cũng như hy vọng được gặp con tôi – là người cho đến giờ phút này trên nguyên tắc pháp lý vẫn là một công dân vô tội khi chưa có bản án xét xử của tòa. Trong suốt hơn 8 tháng, tôi vẫn đinh ninh là con tôi vẫn bị giam ở đó, an ninh Khánh Hòa vẫn thông báo là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam cầm tại Nha Trang.

Tuy nhiên, sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi.

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đề nghị thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

12-6-2017

Sân golf Tân Sơn Nhất nằm cạnh đường băng sân bay TSN. Ảnh: internet

Tham gia ký tên xin gửi về email: thuhoisangolf@gmail.com. Kính mong được sự tham gia của người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

Kính thưa Thủ tướng,

Mấy hôm nay theo sát kỳ họp Quốc hội, báo chí và công luận, chúng tôi vui thấy có những đại biểu và bài báo nói thẳng nói thật về việc yêu cầu thu hồi sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi có chút hy vọng là chính phủ sẽ đáp ứng lòng dân, dẹp bỏ một thực trạng vô cùng phi lý và trơ trẽn, tệ hại đã quá lâu, bất chấp lợi ích của đất nước và nhân dân. Chúng tôi làm thư ngỏ này yêu cầu chính phủ sớm thu hồi đất sử dụng trái khoáy, khai thông lối vào và mở rộng sân bay, khắc phục tình trạng ùn tắc và quá tải từ bấy lâu nay.

Từ nhóm lợi ích du lịch

“Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân. Đất nước không còn sức mạnh vô tận của dân và xã hội không còn sức đề kháng. Đất nước chìm trong bạo lực và tội ác. Tội ác tàn phá thiên nhiên gấm vóc của dải đất Việt Nam không phải chỉ diễn ra ở Sơn Trà mà đang ào ạt diễn ra trên khắp đất nước thương yêu của chúng ta”.

Phạm Đình Trọng

9-6-2017

Một góc Sơn Trà tan hoang vì thi công hàng chục móng biệt thự trái phép. Ảnh: VNN

Con người có nhu cầu khám phá và soi mình vào cái đẹp. Cái đẹp ở những kì quan. Kì quan của thiên nhiên và kì quan do con người sáng tạo ra. Cái đẹp ở những nền văn hóa của loài người và những nét văn hóa của cuộc sống. Vì vậy con người đã rời bỏ nếp sống yên ổn, đầy đủ, nề nếp và cũng nhàm chán hàng ngày, khoác ba lô lên đường đến những miền đất lạ. Những chuyến đi đó được gọi là du lịch.

Làm du lịch là đáp ứng nhu cầu được khám phá, được soi mình vào cái đẹp của khách du lịch. Khám phá sự phong phú, đa dạng, độc đáo của thiên nhiên, khám phá tài năng sáng tạo của con người ở những miền đất lạ và khám phá bản sắc văn hóa của những cộng đồng dân cư sống trên những miền đất lạ đó.

Do ai khiến dân bất an?

Paulus Lê Sơn

9-6-2017

Đại biểu Đặng Thuần Phong. Ảnh: Võ Hải

Sáng 09.6.2017, trong thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã nêu ra 6 nội dung cần quan tâm trong đó có những việc mà ông gọi là “nỗi bất an của người Việt Nam”. Một tiếng nói lẻ loi tại nghị trường nói đúng thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay. Điều đó rất đáng hoan nghênh trong tư duy của những người suy nghĩ về đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là giải pháp làm sao thì chưa làm được và nguyên nhân do ai gây ra thì thật sự vẫn chưa thẳng thắng chỉ tên. Theo dòng lịch sử của Quốc hội đã không ít nghị viên trước đây cũng có nhiều người nói. Nhưng nói xong, chẳng thấy thay đổi bất cứ điều gì. Từ suy nghĩ trăn trở cho hiện tình đất nước biến thành tinh thần hành động dứt khoát thì còn là một hố sâu ngăn cách.

Đảng vô thần, Quốc hội vô tâm, viết luật vô nghĩa

Phạm Trần

8-6-2017

Các Mác: Tôn giáo là thuốc phiện, ru ngủ quần chúng. Ảnh: internet

Đảng Cộng sản Việt Nam vô thần chống người hữu thần không là chuyện lạ ở Việt Nam, nhưng Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 69 Hiến pháp 2013) mà làm luật vô nghĩa, để khống chế tôn giáo theo lệnh đảng, thì có bù nhìn nào hơn?

Cũng cái Quốc hội “đảng cử dân bầu” này đã viết rõ trong Điều 24, Hiến Pháp năm 2013:

1. “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.