Lại mang ảnh cũ của ông Trần Đại Quang ra đánh lừa dân

LTS: Trưa nay, một số tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin: Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, như VietNamNet, Lao Động, Zing… bằng những hình ảnh và thông tin cũ, để chứng minh Chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn còn đang ở Việt Nam!

Những hình ảnh và tin tức mà báo chí đăng tải hôm nay, đã được lấy từ bài viết ngày 5/9/2017, trên trang Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch“.

Vì sao CSGT công khai làm luật? (tiếp theo)

Nguyễn Hoài Nam

11-9-2017

Tiếp theo bài trước

Ảnh: internet

Hai quán cà phê rất đông khách, nhưng để có chứng cứ rõ trong một thời gian dài từ ngoài mùng 10 đến 20 hằng tháng ngày nào mình cũng ghé uồng cà phê. Cái khó là không biết người đàn ông kia nhận tờ báo cũ của mấy người lạ vào giờ nào, chả lẽ ngồi suốt này chỉ với ly cà phê? Hơn nữa đây sát nhau có hai quán, vì thế lúc thì họ ngồi quán này, lúc thì ngồi quán bên. Có hôm tôi đang ngồi quán này thấy người đàn ông tới vào quán bên, biết chắc vài phút sau mấy người đàn ông lạ mặt sẽ tới, tôi trả tiền sang quán bên ngồi gọi cà phê tiếp để bí mật đặt máy ghi hình…

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại đi Nhật chữa bệnh

Ngọc Thu

10-9-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Cuba, Herminio Lopez Diaz, hôm 28/8/2017. Nguồn: báo Tuổi Trẻ.

Một nguồn tin khả tín từ Nhật, báo cho Tiếng Dân biết: Tối thứ Năm 7/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bay qua Nhật chữa bệnh. Chuyến đi này dự định kéo dài khoảng một tuần, đến ngày 14/9 ông Quang sẽ trở về Việt Nam, nhưng không rõ lần này ông Quang có về được không.

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Lịch sử

Nguyên tác: Từ Song Minh

Dịch và giới thiệu: Nguyễn Duy Chính

6-9-2017

Lời nói đầu: Theo điện thư của một bằng hữu, chúng tôi đọc được một bài báo trong Võ Hán Văn Sử Tư Liệu (武漢文史資料) [số 99 ra tháng 1 năm 2001], nguyên tác của Từ Song Minh (徐雙明) do Khổng Khả Lập (孔可立trích lại trên http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm  viết về cuộc đời bà Tăng Tuyết Minh (曾雪明), người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh.

Tác giả của bài báo này có liên hệ gia tộc, vợ ông ta gọi bà Tăng Tuyết Minh là bà cô. Tăng Tuyết Minh là em út (cùng cha khác mẹ) của Tăng Cẩm Tương, ông nội của vợ Từ Song Minh. Để có thêm một số chi tiết về cuộc đời bí mật của người lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi lược dịch những điểm chính. Bài viết nguyên thủy có chỗ không được minh bạch lắm, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho rõ ràng hơn. Nguyên tác vốn từ Võ Hán nên quan điểm chính trị rập theo đường lối Hoa lục. Phần viết về tiểu sử và văn thơ của Hồ Chí Minh chúng tôi cắt bỏ vì thấy không cần thiết. Những chữ trong ngoặc vuông là của người dịch phụ thêm.

Hỏi và Đáp: Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam

Luật Khoa

Quỳnh Vi

6-9-2017

Vụ kiện thế kỷ. Ảnh: internet.

Tại sao ông Trịnh Vĩnh Bình lại kiện được chính phủ Việt Nam và có thể đòi được một khoản tiền lớn? Liệu người Việt Nam có thể kiện chính phủ Việt Nam như ông Bình hay không? Bao giờ thì có kết quả vụ kiện?

Trong những tuần vừa qua, thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình – một công dân Vương quốc Hà Lan gốc Việt Nam – đã nộp đơn kiện tại một tòa trọng tài quốc tế (international arbitration court) – yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ đô la đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc này.

Ken Burns và Lynn Novick nói về cuộc chiến Việt Nam

New York Times

Tác giả: Jennifer Schuessler

Dịch giả: Tấn Chi

Hiệu đính: Minh Trần

1-9-2017

Lính thủy quân lục chiến hành quân ở Đà Nẵng, VN năm 1965. Nguồn: AP/ PBS

Năm 1990, Ken Burns quay bộ phim “Nội chiến” thu hút lượng khán giả kỷ lục cho đài PBS và bắt đầu khôi phục lại sự yêu thích của công chúng về đề tài này. Gần ba thập niên với hơn 20 bộ phim tài liệu sau đó, có lẽ ông ấy là thương hiệu phim lịch sử đáng tin cậy nhất của đất nước, một biểu tượng được người Mỹ yêu thích như môn bóng chày (chủ đề của bộ phim tài liệu gồm 9 phần trong năm 1994 của ông) và món bánh nhân táo (một trong những đề tài ít ỏi truyền thống của Mỹ mà ông không làm).

Dân Quảng Bình tố cáo, bao giờ “Kiểm điểm, xử lý nghiêm” đảng viên, cán bộ sai phạm?

Nguyễn Tuấn Bình

2-9-2017

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải phóng mặt bằng (GPMB) quốc lộ 1A (dự án năm 1997 và năm 2013) để tiêu cực, biển thủ tiền nhà nước và tước đoạt nghiêm trọng của nhân dân hàng trăm tỷ đồng, xâm hại quyền và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của công dân nên bị tố giác, được báo chí quan tâm phản ánh mạnh mẽ. Nhờ vậy, sau gần 2 năm, vụ việc mới kết luận dân tố cáo được báo chí lên tiếng là “có căn cứ”. Vậy mà kết luận “Kiểm điểm xử lý nghiêm” đã hơn một năm hiện vẫn còn trên giấy, khiến dư luận nhân dân bức xúc, hoài nghi…

Lê Trọng Nghĩa, người đối thoại với Trần Trọng Kim

Nguyễn Đình Cống

2-9-2017

Đại tá Lê Trọng Nghĩa. Ảnh: internet

Tháng 8/ 1945, chàng thanh niên Nghĩa là đại diện của Việt minh, sau này là thư ký riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bị Cộng sản bắt bỏ tù vì tội chống Đảng, chết trong nỗi ân hận vì chưa được minh oan.

Ngày 9 tháng 3 /1945 Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 vua Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp trước đây. Tháng 4/ 1945 giải tán Triều đình phong kiến, thành lập Chính phủ với Thủ tướng Trần Trọng Kim và các Bộ trưởng, tạo lập thể chế Quân chủ lập hiến. Nhật muốn thành lập chính phủ thân với họ để chống lại Mỹ, nhưng Chính phủ ông Kim gồm những người trong tầng lớp trí thức tinh hoa, họ thật sự yêu nước, không chịu lệ thuộc vào Nhật, đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho dân tộc.

Tương Lai: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng

Tương Lai

1-9-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 11

Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam, đảng của Hồ Chí Minh

GS Tương Lai tại buổi lễ tưởng niệm những người con của đất nước đã ngã xuống bảo vệ Tổ Quốc. Nguồn: tư liệu

Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.

Kỳ 7: Lại chuyện ông Trần Mai Hạnh và tạp chí Nhà báo và công luận

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 7) – Kỳ 7: Lại chuyện ông Trần Mai Hạnh và tạp chí Nhà báo và công luận

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

18-6-2004

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam — Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc — Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát — Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?  —  Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Ông Trần Mai Hạnh, TBT đầu tiên của tạp chí NB&CL. Nguồn: NB&C

Giữa lúc cuộc điều tra vụ án bị kéo dài theo chiều hướng “chìm xuồng”, nhiều cán bộ chuyên viên có tâm huyết tại cơ quan quản lý dược lúc bấy giờ cũng đã không thể ngồi yên mà liên tục đứng ra viết đơn khiếu nại cơ quan điều tra gửi lên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước… thì đột nhiên trên tạp chí Nhà báo và Công luận của Hội Nhà báo Việt Nam xuất hiện những lời lẽ được chuẩn bị công phu để tích cực bảo vệ cho những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật tại Cơ quan Quản lý dược của Bộ Y tế, đồng thời “nã đạn” ngược lại những nhà báo đã có công phanh phui vụ tham nhũng tày đình này.

Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 6) – Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

17-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam — Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc — Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát  —  Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?

Trong khi dược sĩ Tạ Ngọc Dũng bị khởi tố về một tội danh “rất nhẹ” và cuối cùng được “tha bổng” như chúng tôi đã nêu ở bài trước, thì dược sĩ Phan Xuân Lễ, nhân vật có đủ bằng chứng phạm tội lại hoàn toàn vô can trước một cuộc điều tra kéo dài. Nếu quyết tâm lật lại vụ án thì không cần phải mất nhiều công sức, các cơ quan có trách nhiệm vẫn có thể thấy ngay những chứng cứ không thể chối cãi của một cuộc chạy tội vô cùng trắng trợn…

Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế – Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

15-6-2004

Logo Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam — Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc  — Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Sau khi dược sĩ Phan Văn Tín – một người được coi là “hiền hành và yếu đuối” – tự sát, vụ án trở nên phức tạp. Những người có tội trong vụ án tìm mọi cách đổ tội cho ông…

Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 4) – Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

15-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao  — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam  —  Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Chưa đầy một tháng sau khi Cơ quan điều tra của Bộ Nội vụ vào cuộc, trưa 5/3/1993, dược sĩ Phan Văn Tín, Vụ trưởng Vụ Quản lý dược đã tự sát chết tại nhà riêng. Cái chết thương tâm của dược sĩ Tín đã gây sốc trong dư luận. Đến thời điểm lúc bấy giờ đã có hàng chục bài báo phanh phui những sai phạm tại Vụ Quản lý dược. Nhưng ngay lúc đó báo chí hầu như không thông tin về cái chết này.

Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 3) – Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

14-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao và kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Được cấp 1 số đăng ký, loại thuốc đó có thể được nhập hàng chục, hàng trăm tấn vào thị trường Việt Nam không bị bất cứ hạn chế nào. Hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc đã được Thanh tra Bộ Y tế phát hiện là đã được cấp số đăng ký lậu.

Tuy câu chuyện xảy ra hơn 10 năm rồi nhưng đến giờ vẫn còn mang tính thời sự. Thời sự ở chỗ, mặc dù đã có kết luận thanh tra, nhưng hàng trăm loại thuốc đó vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam không hạn chế số lượng và những kẻ bất chấp luật pháp, bất chấp sức khỏe của nhân dân cho đến giờ vẫn được coi là vô tội…

Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 2) – Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

13-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: Khều

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt, vì nó liên quan đến sức khỏe của nhân dân nên được Nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Bộ Y tế được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý thuốc, Vụ Quản lý dược là cơ quan trực tiếp giúp Bộ Y tế làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này. Thế nhưng những người có trách nhiệm của cơ quan này lúc đó không những không kiểm soát được chất lượng thuốc chữa bệnh mà còn cố tình “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng nhập khẩu ào ạt vào Việt Nam…

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 1)

LTS: Nhân vụ bê bối của Công ty CP VN Pharma, bắt tay với Cục Quản lý Dược (tên gọi trước ngày 13/8/1996 là Vụ Quản lý Dược) và Bộ Y tế để trục lợi trên thân xác người bệnh, hiện đang làm rúng động công luận, Tiếng Dân xin đăng lại loạt bài phóng sự điều tra gồm 7 kỳ, của hai nhà báo Hoàng Hải Vân và Võ Khối, để độc giả có cái nhìn rõ hơn về những vụ bê bối đã và đang diễn ra bên trong cơ quan này hàng chục năm qua. Loạt bài này đã được đăng trên báo Thanh Niên từ tháng 6 năm 2004.

____

Thanh Niên

Kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

11-6-2004

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho ông Trương Quốc Cường năm 2016, khi ông Cường còn giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý dược. Hiện ông Cường là Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: SK & ĐS

Hơn 10 năm trước, một số người ở Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế đã có hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng: 158 loại thuốc đã được cấp số đăng ký “khống”, hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc khác cũng được cấp số đăng ký cho các công ty dược nước ngoài mà không hề thông qua Hội đồng xét duyệt. Những loại thuốc đó, trong đó có nhiều thuốc kém chất lượng đã được nhập khẩu ào ạt vào thị trường Việt Nam gây tác hại khôn lường đến sức khỏe của nhân dân… Đây là một trong những vụ án trọng điểm lúc đó, được Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng kiên quyết điều tra xử lý. Tuy nhiên, vụ án đã bị “chìm xuồng”, không hề được đem ra xét xử.

Cục Quản lý Dược đã quản lý như thế nào?

LTS: Nhân dịp nhà báo Mai Bá Kiếm nhắc lại sự kiện dược sĩ Phan Văn Tín, Vụ trưởng Vụ Quản lý dược, treo cổ tự tử chết ngày 5/3/1993, cũng như những vụ bê bối tham nhũng ở cục này từ thời Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trọng Nhân, Tiếng Dân xin được giới thiệu lại hai bài viết cũ của ông Mai Bá Kiếm, bút danh Vương Linh, đăng trên báo Phụ Nữ, 21 năm trước, năm 1996.

____

Phụ Nữ

Cục quản lý dược đã quản lý như thế nào? – Phần 1

Vương Linh

Số 96/ năm 1996

Nguồn: Cục Quản lý Dược

Báo Phụ Nữ số ra ngày 14/4/1993 đã đăng bài vụ quản lý dược bộ y tế: “cửa ngõ” nhập thuốc tây dỏm, phản ảnh việc Vụ trưởng Vụ Quản lý dược Phan Văn Tín qua mặt hội đồng xét duyệt, cấp số đăng ký cho hàng trăm mặt hàng thuốc, mà không kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng!

Vụ án này sau đó đã được khởi tố điều tra, rồi đình chỉ. Bộ Y tế đã đổi tên Vụ thành Cục Quản lý Dược, thay thế lãnh đạo cục và thành phần hội đồng xét duyệt. Và gần đây nhất, ngày 11/7/96, bộ y tế đã ban hành quy chế đăng ký thuốc thay thế quy chế cũ. Tuy nhiên, bao đổi thay về hình thức đó vẫn chưa làm cho công tác quản lý thuốc chặt chẽ và hiệu quả hơn!

Nhân sự kiện LS Nguyễn Văn Đài bị truy tố hai điều luật: Bàn về điều 79 BLHS

Nguyễn Lê Vũ

26-8-2017

Ông Nguyễn Văn Đài và Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain trong một lần gặp ở Hà Nội trước khi LS Đài bị bắt. Nguồn: Facebook

Lời mở đầu: Cách nay hơn 600 ngày, luật sư Nguyễn Văn Đài bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Đã quá thời hiệu giam giữ để điều tra, nên CSVN cáo buộc LS Đài thêm tội danh ở Điều 79. Ta thử tìm hiểu xem điều luật rất ưa dùng này của mọi chế độ độc tài CS có lịch sử và biến tướng của nó ra sao.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Nghi can Nguyễn Hải Long đã đích thân lái chiếc xe từ Praha đến Berlin

Hiếu Bá Linh

24-8-2017

Thông cáo báo chí ra ngày hôm nay của Tổng Công tố viên Liên bang Đức cho biết, theo kết quả điều tra cho đến nay nghi can Nguyễn Hải Long, 46 tuổi đã đích thân lái chiếc xe từ Praha đến Berlin vào ngày 20.07.2017, tức là 3 ngày trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Tiết lộ mới: Chiếc xe thứ hai Audi-Limousine trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

24-8-2017

Ảnh minh họa: Chiếc xe thứ hai, Audi-Limousine, trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: internet

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 sáng ngày 23.07.2017 giữa thủ đô Belin, tại công viên Tiergarten, gần khách sạn Sheraton. Một vài nhân chứng đã thấy Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ Việt Nam đi cùng, đã bi một số người dùng vũ khí cưỡng bức đẩy lên một chiếc xe mang biển số CH Séc. Đó là chiếc xe 7 chỗ ngồi, hiệu Volkswagen (VW) của Đức, kiểu xe: Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

German Embassy Hanoi

14-8-2017

Quốc kỳ 2 nước Việt – Đức

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Viện Hán Nôm bị móc ruột và rao bán tài liệu quý trên mạng

Blog Tễu

Nhiều tài liệu quý của viện Nghiên cứu Hán Nôm bị bán trên thị trường

TS. Nguyễn Xuân Diện

Nguyên PGĐ Thư viện Hán Nôm

25-6-2017

Ảnh chụp tài liệu được rao bán trên mạng

Viện Nghiên cứu Hán Nôm bị móc ruột đưa đi bán khắp nơi (Trung Quốc, Đài Loan, …) trong nhiều năm qua, giờ lại bị đưa tài liệu quý hiếm lên mạng Thư viện Nhân học. Tôi chưa bao giờ liên hệ với cá nhân hoặc tổ chức của cái gọi là Thư viện Nhân học, cũng chưa bao giờ quản lý bản Scan hay bản gốc Hán Nôm (kể cả suốt 20 năm làm việc tại Thư viện), mà bọn họ viết lời cảm ơn cứ như là tôi đã tuồn tài liệu cho bọn họ! Rất lưu manh!

Mấy hôm nay, dư luận trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm rất bức xúc khi được tin nhiều tài liệu quý, chưa  được khai thác đã bị tuồn bản scan màu ra bên ngoài và được phân phát bởi một tổ chức có tên “Thư Viện Nhân Học” được đặt tại Hàn Quốc.

Em gái đòi công lý cho anh trai đã bị giết chết

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

Kính gửi:         

– Bộ Công An

– Quý tổ chức bảo vệ quyền con người.

– Quý cơ quan ngôn luận, báo chí, đài phát thanh. 

Tôi là Phạm Thị An. Năm sinh: 1992. Nghề nghiệp: buôn bán. Chỗ ở hiện tại: khối 1, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xóm 8, xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Tôi làm đơn này để kêu cứu khẩn cấp về việc anh trai tôi là Phạm Văn Đồng bị giết hại tại khối Châu Hưng, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.

Nghệ An đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng

Tâm Ngọc

29-7-2017

Nghệ An – Chiều tối ngày 29 tháng Bảy năm 2017,  tại Giáo xứ Vĩnh Hoà diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng bị nhà cầm quyền Nghệ an bắt hôm 24 tháng Bảy. Cùng thời điểm nhiều Giáo xứ tại Giáo phận Vinh đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng, và cho công lý, hòa bình, cho những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù.

TNLT Trần Thị Nga bị kỷ luật sau khi tòa xử án vì không nhận tội

Paulus Lê Sơn

28-7-2017

Bà Trần Thị Nga vừa bị nhà cầm quyền kết án 9 năm tù giam hôm 25 tháng Bảy năm 2017 theo điều 88 Bộ luật hình sự. Sáng 27 tháng Bảy gia đình của bà Nga tổ chức thăm gặp nhưng trại tạm giam Hà Nam từ chối và đưa ra lý do “Bà Nga đã CỨNG ĐẦU, QUYẾT TÂM CHỐNG ĐỐI ĐẾN CÙNG, Vì thế Trại đang phải thi hành KỶ LUẬT“.

Tuyên bố của các tổ chức XHDS, phản đối bản án dành cho bà Trần Thị Nga

27-7-2017

Bà Nga tại phiên tòa ngày 25/7/2017. Ảnh: báo Nhân Dân

Vào ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử vội vã trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 9 năm tù giam 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.

Chúng tôi nhận định như sau:

1) Phiên tòa tuy mang danh nghĩa công khai nhưng lại cấm đoán cả những người thân của bà Trần Thị Nga được vào tham dự; bên ngoài trụ sở tòa án nhiều người dân đến ủng hộ bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng an ninh ngăn cản, trấn áp và đánh đập;

Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

FB Vũ Thư Hiên

27-7-2017

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười. Ảnh: internet

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

Bối cảnh lịch sử

Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Tổng bí thư Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận thanh tra (kỳ 21)

Nguyễn Văn Tung

26-7-2017

Ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐ thành viên Mobifone. Ảnh: internet

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Văn phòng Trung ương Đảng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư đến Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc thanh tra làm rõ nghi án tham nhũng Mobifone mua AVG (ngày 28/7/2016), cho đến nay, các sai phạm đã quá rõ ràng, mức giá thẩm định cũng đã được xác định. Tuy vậy, các nhóm lợi ích đang chi phối mạnh Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ để trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra. Chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone đã bị bỏ trống gần 2 tháng mặc dù Điều lệ có quy định phải bổ nhiệm Chủ tịch mới trong vòng 2 tháng kể từ khi Chủ tịch hiện tại bị miễn nhiệm.

Luận cứ bào chữa cho bà Trần Thị Nga của LS Hà Huy Sơn

25-7-2017

LS Hà Huy Sơn. Ảnh: internet

Luận cứ Ls Hà Huy Sơn trình bày tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 25/07/2017, TAND tỉnh Hà Nam.

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn là người bào chữa cho bị cáo Trần Thị Nga xin trình bày luận cứ bào chữa như sau:

I. Tóm tắt vụ việc:

Ngày 21/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hà Nam tiếp nhận 01 DVD gồm 11 video clip do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam chuyển đến thu được từ FB “Thuy Nga”, “Tran Thi Nga” và Youtube “Trần Thúy Nga”.

Tường thuật trực tiếp phiên xử nhà hoạt động Trần Thị Nga

25-7-2017

21h45′: Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa hôm nay:

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

16h50′: Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, tòa tuyên xử Thúy Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế.

Gia đình Thúy Nga trong một lần đi biểu tình chống TQ. Ảnh: internet