Huệ Hương Hoàng
2-8-2024
LGT: Cô Huệ Hương Hoàng là cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Nghệ An. Sau đây là bài bình luận của cô về cuốn sách dành cho tuổi thơ của tác giả Thái Hạo “Hơi thở trong bàn tay”.
Huệ Hương Hoàng
2-8-2024
LGT: Cô Huệ Hương Hoàng là cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Nghệ An. Sau đây là bài bình luận của cô về cuốn sách dành cho tuổi thơ của tác giả Thái Hạo “Hơi thở trong bàn tay”.
Nguyễn Quang A
5-7-2024
Cuốn sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội” của Lê Anh Hùng là một công trình tổng quan học thuật rất công phu, đáng quý và đáng đọc.
Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.
Trong công cuộc “đốt lò” chống tham nhũng, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “phải nhốt quyền lực trong ‘lồng’ cơ chế, luật pháp…”. Cụm từ này được báo chí Việt Nam nhắc đến vào trung tuần tháng 4 năm 2016. Nói cách khác, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến vấn để kiểm soát quyền lực ít nhất từ tháng 4 năm 2016. Kể từ đó, nhất là vài năm gần đây, báo chí chính thống cũng như các nhà lý luận của ĐCSVN đã viết rất nhiều về việc “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Nói thế để thấy những người cầm quyền của Việt Nam cũng thấy vấn đề kiểm soát quyền lực là quan trọng như nhiều người khác đã thấy và được Lê Anh Hùng trình bày trong cuốn sách này.
Tuy nhiên, các dữ liệu do báo chí chính thống cung cấp, nhất là về các vụ kỷ luật (với 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị của ĐCSVN, tức là gần 40% ban lãnh đạo chóp bu khóa XIII của ĐCSVN, cùng nhiều ủy viên trung ương, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ở trung ương và các địa phương, đã bị kỷ luật, thậm chí bị mất chức hay bị vào tù), cho thấy dường như việc “nhốt” quyền lực này chưa có hiệu quả.
Vì sao?
Vấn đề là hiểu quyền lực như thế nào, “nhốt” quyền lực vào những cơ chế nào và “nhốt” ra sao? Về các vấn đề quan trọng này các nhà lý luận của ĐCSVN có thể tham khảo cuốn sách này của Lê Anh Hùng để hiểu kỹ hơn và có thể tư vấn các chính sách hữu hiệu hơn cho các nhà lãnh đạo ĐCSVN để “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, luật pháp và quan trọng hơn là để cho người dân hiểu và tìm ra những câu trả lời cho câu hỏi vì sao đó.
Tôi sẽ không giới thiệu nội dung của cuốn sách vì bạn đọc không quá tốn thời gian để đọc cuốn sách tương đối ngắn này (nhưng sẽ tốn thời gian để suy ngẫm và tìm hiểu kỹ nội dung). Trong phần còn lại tôi muốn giới thiệu thêm một chút về tác giả vì ở cuối cuốn sách tác giả giới thiệu mình chỉ thuần túy như một nhà nghiên cứu.
Trước khi bị bắt ngày 5 tháng 7 năm 2018, Lê Anh Hùng bị người ta cho là người “mắc bệnh tâm thần hoang tưởng” do anh đã công bố rộng rãi lời tố cáo (với nhiều phiên bản khác nhau có phiên bản dài gần 100 trang) một số lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN về những tội động trời. Anh đã bị tạm giữ nhiều lần trước năm 2018 và đến ngày 5 tháng 7 năm 2018 Lê Anh Hùng bị bắt theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Chưa nói đến tính vi hiến của Điều 331 (cũng như vài điều khác) trong Bộ luật Hình sự, người “lợi dụng” trong trường hợp này là Lê Anh Hùng, còn những người bị xâm phạm có thể là Nhà nước, các tổ chức hay cá nhân khác. Trong quá trình điều tra và tố tụng, không thấy bên “bị hại” nào đưa ra những lời xác nhận họ là các “bị hại” hay bất kể bằng chứng nào rằng họ bị Lê Anh Hùng xâm phạm những lợi ích nào của họ.
Ngày 6 tháng 5 năm 2019, Lê Anh Hùng bị đưa vào Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trong thời gian hơn ba năm và trở lại nơi tạm giam vào ngày 10 tháng 5 năm 2022.
Sau hơn 4 năm giam giữ, ngày 30 tháng 8 năm 2022 Lê Anh Hùng bị kết án 5 năm tù, và mãn hạn tù ngày 5 tháng 7 năm 2023.
Trong phần Dẫn nhập, tác giả ghi ngày 5 tháng 7 năm 2024, không chỉ cho thấy ngày 5 tháng 7 có tính chất đặc biệt đối với tác giả đến thế nào, mà còn cho thấy, chỉ trong vòng một năm sau khi ra tù ông đã hoàn tất cuốn sách này. Một người bị coi là mắc bệnh tâm thần mà chưa đầy một năm sau khi ra tù đã viết được cuốn sách này thì quả đáng khâm phục.
Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội của Lê Anh Hùng với các bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ và đặc biệt với 5 triệu đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng các nhà lý luận và các cán bộ cao cấp của nó.
***
Lời giới thiệu của tác giả Lê Anh Hùng
Hôm nay là ngày 5/7/2024, tròn 6 năm kể ngày tôi bị bắt (5/7/2018) và tròn 1 năm kể từ khi tôi được trả tự do (5/7/2023). Để kỷ niệm sự kiện đáng nhớ này, hôm nay tôi xin được công bố tác phẩm mới của mình – cuốn sách mang tên “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”.
“Vấn đề quyền lực ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng, rất cần có sự lý giải cặn kẽ và hướng giải quyết đúng đắn. Tôi thấy cuốn sách ‘Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội’ có nội dung bao quát, có tính hệ thống rất cao. Tôi chưa thấy ở Việt Nam, sách tiếng Việt mà có được sự tổng hợp hệ thống như vậy” – đó là nhận xét của nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, một trong những người đã đọc và bày tỏ cảm tưởng về cuốn sách.
Đây là bản PDF của tác phẩm, còn bản in của nó thì phải vài ngày nữa mới ra mắt. Tôi xin dâng tặng cuốn sách này cho những ai đã quan tâm, ủng hộ và đồng hành với tôi suốt mười mấy năm qua, và đặc biệt là cho tất cả những người Việt Nam yêu nước cả trong lẫn ngoài hệ thống vẫn đang ngày đêm trăn trở, ưu tư với vận mệnh nước nhà. Trên tinh thần đó, với bản PDF này, ai cũng có thể download tự do tại địa chỉ:
https://drive.google.com/file/d/1XhgQqZf_HULQRqEa0wl9sd6OWbwtLFT0/view
Rất mong quý vị cùng chung tay phổ biến để tác phẩm đến với càng nhiều độc giả càng tốt.
Trân trọng cám ơn quý vị!
Lê Anh Hùng
Trần Gia Huấn
16-4-2024
Barnes & Noble chuyển tiểu thuyết “Máu Rắn” của nữ văn sĩ Đỗ Hoàng Diệu tới tận nhà, chu đáo và đúng hẹn. Tôi có nó đã hơn một tháng, đọc nó mà chẳng hiểu được là bao. Chẳng lẽ, sức đọc và sức hiểu của mình xuống cấp nhanh đến thế.
Tạ Duy Anh
28-12-2023
Xin trích một đoạn trong cuốn sách dày 384 trang có tên “Tật xấu người Việt”:
Phạm Đình Trọng
22-12-2023
Bi kịch của người đàn bà với hai người chồng, là hiện thân bi kịch của cộng đồng dùng dằng giữa hai ngả đường
Từ Thức
10-9-2023
Tiếp theo kỳ 1
CÁI SỢ:
Cai trị bằng cái sợ là một chính sách, một lý thuyết chính trị của Lénine, được Staline, Mao, Pol Pot và những đệ tử Việt Nam trung thành áp dụng triệt để.
Sợ từ khi còn ngồi ghế nhà trường: “Lúc nào cũng mang nỗi sợ. Sợ mà không biết sợ gì” (GĐ. tr. 42).
“Văn đệ tứ, phải chọn giữa 3 đề, đề 2: Bình luận một câu của Trường Chinh, đề 3: Phương pháp tả người của Nguyễn Du. Cả lớp làm đề 3. Dại chi làm đề kia, viết hớ hênh một câu mất lập trường là nguy” (ĐĐNT. tr.21).
Cái sợ bám vào nạn nhân suốt đời, như một người cao tuổi, trong Gia Đình, tới nay vẫn không dám thắc mắc một chuyện gì:
“Quá nửa đêm, dân quân không canh nữa, tôi vẫn sợ. Tôi đã tiểu ra quần. Nỗi khiếp sợ năm mười lăm tuổi. Nay tám mươi hai, tôi vẫn là một ông già sợ hãi. Tôi không dám thắc mắc một chuyện gì. Muốn viết đôi điều cho con cháu biết về cha ông mình, cầm bút lên tôi lại run”.
CÁI CHẾT:
Hậu quả của sự tàn bạo là cái chết. Chết vì bị treo cổ, treo đầu nón chân, bị đánh đập, tra tấn, vì đói, vì tự tử.
– “Chị ngồi tựa lưng vào gốc cây dối, dải yếm trễ xuống, thằng con như con nhái bén vẫn đang nhay vú mẹ. Lúc đó chị đã chết rồi mà tôi không biết” (ĐĐNT. tr. 41)
– “Bà nội chết vì rét hay vì đói. Từ hôm bị trúng viên gạch thằng Kỷ, bà nằm một chỗ. Ba năm sau bốc mộ bà, thấy hai chiếc xương sườn bị gẫy” (GĐ).
HUẤN LUYỆN CĂM THÙ:
Người ta tự hỏi: Tại sao những người nông dân, vốn hiền lành, đã trở thành ác quỷ?
Con người có thể trở thành thánh, hay thú vật, tuỳ môi trường sống, tuỳ giáo dục. Lịch sử đã chứng minh điều đó, với xã hội Đức dưới thời Hitler, Nga dưới Stalin, Tàu dưới Mao, Cao Miên dưới Pol Pot. Việt Nam không phải là một ngoại lệ, nếu điều đó có thể an ủi người Việt.
Tất cả trò đấu tố đều học của Tàu, cố vấn Tàu sang dạy cách xử án, quy định tỷ số địa chủ phải mang ra làm thịt.
Đó là một xã hội xây dựng trên sự căm thù, được dạy dỗ, tập luyện từ nhỏ, từ ghế nhà trường:
– “Thầy giáo nói hôm nay nghỉ học để tối đi đấu địa chủ… Xen vào những buổi đi học bình thường là những buổi nghỉ học để tối đi dự đấu tố. Học sinh đến trường tập trung. Mỗi em một bó đuốc, vừa đi vừa hô. Tôi cũng hô to không thua gì các bạn“ (ĐĐNT. tr.64).
– “Tấm biển “Địa chủ” dựng trước sân. Tôi hất đi thì hôm sau thằng bạn học cùng trường đến dựng lên. Trước đây nó cùng đội thiếu niên, tôi liên đội trưởng, nó liên đội phó” (ĐĐNT. tr. 49).
Được dạy dỗ như vậy, bọn trẻ thơ ngây trở thành ác quỷ. Có lẽ cái giết sự ngây thơ, trong trắng của tuổi thơ, nó còn ghê rợn hơn cả chuyện giết người.
– ”Bị đuổi dạy, thầy giáo Banh nấu nước chè xanh đi bán ở các làng khác, khi về đến đầu làng bị nhóm trẻ con xúm vào đập vỡ hết bát, ném xuống sông, thầy ngồi khóc trên cầu” (ĐĐNT. tr.87).
– ”Ê con địa chủ, con địa chủ. Mấy đứa lao vào tôi. Bọn con gái không đánh được thì giật tóc, gõ đầu, cấu véo. Tan học là tôi chạy. Cả đám rượt đuổi. Đuổi theo về đến nhà. Đánh chết thằng con địa chủ này” (GĐ tr.41).
NHỤC MẠ
Giết người chưa đủ, đánh tan nát gia đình nạn nhân chưa đủ, chia nhau từng cái chổi cùn chưa đủ, còn phải nhục mạ người sống, người chết: ‘’Vườn của bác đã là vườn của nông dân. Không được chôn địa chủ trong vườn nông dân” (GĐ. tr.23).
Có lẽ cái nhục mạ nạn nhân, cái thú man rợ khi tước đoạt luôn nhân phẩm con người chỉ có dưới chế độ Cộng Sản, đặc biệt là Cộng Sản Tàu và đàn em.
Dưới những chế độ độc tài khác, thường chỉ có cái ác.
SỬA SAI
Năm 1957, Đảng nhận lỗi, sửa sai. Nhưng lỗi là lỗi của những phần tử quá khích. Đảng không thể có lỗi. Tại trường học, những ông hiệu trưởng, giáo viên trước đây được khen ngợi đã thành công trong việc giúp học sinh đấu tố nhau, bị kết tội do địch gài vào để phá hoại.
Nhà nước xin lỗi, thế là xong, yên chuyện, ai về nhà nấy, như không có chuyện gì xẩy ra. Như có người vô tình chạm vào tôi ngoài đường, xin lỗi. Dạ, không có chi.
Dù sao, chuyện Đảng công khai xin lỗi cũng cho phép gia đình nạn nhân được khóc công khai những người đã bỏ mạng. Và cho phép rất nhiều tác phẩm về cải cách ruộng đất ra đời mà tác giả không đi tù hay mất mạng.
Mặc dù vậy, cái sợ hình như vẫn đâu đó.
Đại tá nhà văn Phan Kế Toại, đề tựa cho cuốn Gia Đình, đề cao việc làm của tác giả, coi trọng việc đi tìm sự thực, không quên thòng một câu, cho chắc ăn: “Mọi người cần chung tay cố gắng trân trọng sự đổi mới, gìn giữ thành quả dân chủ để đất nước không bao giờ trở lại thời kỳ ấu trĩ như thế nữa”.
“Thành quả dân chủ”! Câu kết luận politically correct không khỏi khiến người đọc mỉm cười, khi nghĩ đến thực trạng Việt Nam ngày nay về nhân quyền, về tự do báo chí, tự do tín ngưỡng…
Trong cùng một bài tựa, ông Toại kể: “Trong gia đình tôi (…), nhiều người đã bị quy địa chủ, phú nông hoặc phản động. Người bị tịch thu tài sản, người tự vẫn, người bị bắt giam, bị cùm chân, người bị xử tử”. Dùng chữ “ấu trĩ” cho một xã hội lở lói khủng khiếp như vậy, có lẽ hơi nhẹ.
Bao nhiêu người là nạn nhân của “cách mạng?” Theo BBC, nhà nghiên cứu Mông Cổ Balazs Szalontai khai thác các tài liệu Đông Âu và Liên Xô, đưa ra con số 7,7 triệu người dân và hàng trăm gia đình “buộc phải tham gia và chịu hệ luỵ” chỉ trong đợt giảm tô. Trong đợt chính thức Cải cách Ruông đất, 4 triệu người “chịu tác động“. Tác giả Hoàng Minh Chính đưa ra con số nửa triệu người (5% dân số miền Bắc) bị chính quyền VNDCCH giết.
Riêng Cải cách Ruộng đất, theo Bernard Fall, 50.000 người bị xử tử, ít nhất gấp đôi bị tù cải tạo (BBC 3/2/2022) (2).
Le Livre Noir du Communisme (Sổ Đen của Chủ Nghĩa Cộng Sản) do sử gia Stéphane Courtois chủ biên, cũng đưa ra con số 50.000 người bị xử tử, từ 50.000 tới 100.000 người bị đưa đi tù cải tạo (3).
Le Livre Noir là một cuốn sách dày 662 trang, do các sử gia, ký giả, giáo sư Pháp biên soạn, tố cáo những tội ác của Cộng Sản quốc tế, với 100 triệu nạn nhân đã bỏ mạng để xây dựng “XHCN”.
ALEXIEVITCH và NGÀY TÀN CỦA NGƯỜI ĐỎ
Đọc Phan Thuý Hà, người ta nghĩ tới việc làm nhà văn Nga Svetlana Alexievich. Sinh năm 1948, cha người Biérusse, mẹ người Ukraine, Alexievich, trong gần 40 năm, với cây bút và máy ghi âm, đi gặp và ghi lại lời kể, tâm trạng của người Nga sau tại nạn Tchernobyl, sau ngày Nga – Xô Viết sụp đổ, trong cuộc tham chiến của Nga ở Afghanistan (1).
Trong Les Cercueils de zinc (Những chiếc quan tài bằng kẽm – 1990), bà ghi lại tâm trạng của những bà mẹ, bà vợ, có chồng con chết ở Afghanistan, để thoả mãn tham vọng của Putin. Những xác chết từ mặt trận được chở về trong những chiếc quan tài bằng kẽm (zinc).
Bà viết: “Cái can đảm chiến đấu của người Cộng Sản chỉ là huyền thoại. Chẳng có anh hùng gì cả, chỉ có những người lính trẻ bị lường gạt, đưa đi làm mồi cho đại bác, bị khủng bố, phải tiếp tục vì sợ”.
Cuốn sách nổi tiếng nhất của Alexievich, “La Fin de l’homme rouge. Le temps du désenchantement” (Cái chết của người đỏ. Thời gian vỡ mộng), được nhiều nhà phê bình coi là cuốn sách hay nhất, quan trọng nhất trong năm 2013), vạch rõ thực chất của người Cộng Sản (người đỏ), cái ảo tưởng xây dựng xã hội đại đồng, sự thực chỉ là một cuộc lừa gạt đẫm máu để nắm quyền.
Sau khi Nga Xô Viết sụp đổ trong 3 ngày, như đã lên nắm chính quyền trong 3 ngày, để viết La fin de l’homme rouge, Svetlana Alexievich đi khắp nước Nga, nghe tâm sự của những người vỡ mộng về ảo tưởng thế giới đại đồng, lạc lõng trong một thế giới mới, xa lạ.
Bà nói, “có lẽ cái thành công duy nhất của người Cộng Sản là đã huỷ hoại nhân tính, để tạo những người Nga mới, không còn nhân phẩm”.
Alexievich nói, trong một cuộc phỏng vấn, dụng ý của bà là qua những nhân chứng thực để tạo những tác phẩm văn chương.
“Mục đích của tôi không phải làm điên đầu người đọc với những chuyện kinh hoàng, nhưng rút tỉa ý nghĩa từ những cái kinh hoàng đó. Và giúp con người tiếp tục còn là con người. Làm biến dạng con người, đó có lẽ là cái duy nhất đã thành công (ở Nga Xô Viết). (Mon objectif n’est pas d’assommer (les lecteurs) par toutes les horreurs que j’écris, mais d’en extraire du sens. Et de permettre à l’humain de rester humain.Transformer l’homme. C’est peut être la seule chose qui ait marché).
Alexievich đoạt giải Nobel Văn chương năm 2015 cho toàn bộ tác phẩm của bà.
Phan Thuý Hà không có tham vọng đó. Bà chỉ ghi lại lời kể chuyện của những nạn nhân còn sống sót.
Tác giả “Đoạn Đời Niên Thiếu” viết trong lời tựa: “Sáu năm qua, viết sách, tôi được gặp [người] nhiều tuổi quê Nghệ Tĩnh. Các ông bà đều tuổi trên tám mươi, chín mươi. Họ là con của những người yêu nước, tham gia cách mạng, bị Pháp bắt tù đày vào năm 1930-31, lớn lên trong những năm kháng chiến (…). Với những gì họ trải qua, nếu không ghi lại thì tiếc quá”.
“Gia Đình”, “Đoạn đời niên thiếu” là những cuốn sách nên dịch ra ngoại ngữ, để những người ngoại quốc, hay thế hệ người Việt trẻ hiểu rõ thực trạng Việt Nam, hơn là những cuốn sách của những người chưa bao giờ đặt chân tới xứ này, hay chưa hề sống trong hoả ngục.
Cũng như những tác phẩm của Alexievich nên dịch ra tiếng Việt, để thức tỉnh những người, ở thế kỷ 21, vẫn còn là những ông già ngồi đan rổ, mơ nước Nga, như trong thơ Tố Hữu.
Cũng hy vọng sẽ có nhiều cuốn sách tương tự, ghi lại chuyện thực, của những người di cư 1954, những nạn nhân tết Mậu Thân, của boat people, hay những ngày miền Nam, trước và sau 1975.
CHUYỆN CẦN LÀM
Đã có rất nhiều sách, báo về những chuyện này, nhưng vẫn chưa đủ. Cần một tài liệu đồ sộ ghi lại các nhân chứng.
Tôi nghĩ tới chuyện này, cách đây mấy chục năm, khi viếng thăm một thư viện ở Do Thái, nơi tập trung hàng trăm ngàn sách, băng nhạc, ghi âm lời kể của những nạn nhân, hay gia đình nạn nhân Shoah còn sống sót.
Ngày nay, nhiều người Việt đã thành công ở hải ngoại, dư tài chánh, có dư khả năng làm việc đó, thay vì làm những chuyện tào lao. Thí dụ tài trợ cho những nhóm trẻ đi phỏng vấn, thu thập dữ kiện ở tất cả những nơi người Việt tỵ nạn cư trú.
Đó là chuyện khẩn cấp. Bởi vì nhiều nhân chứng cao niên đang lần lượt ra đi.
Việc làm của Phan Thu Hà, hay những việc làm tương tự, sẽ là những chất liệu quý cho những người sau này muốn viết văn, viết sử hay nghiên cứu về Việt Nam cận đại.
Nếu không, thế hệ sau này sẽ không biết gì về quá khứ. Nếu muốn tìm hiểu lịch sử đất nước chỉ có sách vở của những người muốn viết lại lịch sử, hay những người ngoại quốc, nói chuyện VN dưới lăng kính chính trị hay bác học, không có chất liệu sống.
Không ghi lại thì tiếc quá.
_________
Chú thích:
(1) Tên người, tên tác phẩm, địa danh trong bài này viết theo kiểu Pháp.
(2) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59896978
(3) Le Livre Noir du Communisme. Ed Robert Laffont, Paris 1997
Từ Thức
10-9-2023
“Vào năm giảm tô, ông nội bị bắt giam. Ông bị treo lên, đầu dọng xuống đất. Sao lại dọng đầu ông xuống đất, sau này tôi hỏi mẹ. Mẹ bảo, để cho ông có nuốt vàng vào trong bụng thì nhả ra. Họ dọng đầu ông như thế từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối. Cho đến lúc không tra khảo gì nữa thì tống vào tù”.
Nguyễn Đình Cống
22-7-2023
Tiếp theo phần 1
Mục 13: Mối quan hệ kinh tế khăng khít giữa Việt Nam và Nhật Bản
Tác giả cho rằng: “Mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu”. Ông kể ra chi tiết 6 việc đã rất thành công. Ông cảm thấy rất may mắn khi có thể kết thúc nhiệm kỳ làm việc mà không có sự hối tiếc nào. Xin chúc mừng ông.
Về cán bộ cấp cao của Việt Nam, ông tỏ ý kính phục Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi viết: “Thủ tướng Phúc luôn lắng nghe chăm chú, không có một chút khó chịu nào đối với các đề nghị của tôi”. Lời nhận xét này là chân thành, nhưng hơi vội.
Khi thấy ai lắng nghe chăm chú thì có thể xảy ra một trong hai trường hợp. Một là họ chỉ vì lịch sự mà không hiểu gì cả, hai là họ chăm chú nghe vì thu nhận được những ý quan trọng, thấm thía. Để biết trường hợp nào thì phải có khả năng quan sát nét mặt người nghe và phán đoán. Theo dõi ông Phúc trong nhiều năm tôi cho rằng ông Phúc thuộc trường hợp thứ nhất. Thế cũng là tốt, đáng khen chứ chưa đáng khâm phục.
Mục 16: Bản sắc riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam
TG viết: “Đảng Cộng sản của hai nước (VN và TQ) nhìn qua thì giống nhau về công cụ nhưng bản chất lại có sự khác nhau rất lớn. VN không phải là quốc gia “cường quyền” giống như Trung quốc. Tôi không nghĩ rằng VN muốn trở thành một đất nước giám sát, đàn áp người dân của mình bằng cường quyền. Mặc dù đi theo thể chế một chính đảng duy nhất, nhưng VN luôn cố gắng nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân …”
Đoạn vừa trích chứng tỏ TG không nằm trong chăn để biết chăn nhiều rận. Bản chất của CSVN và CSTQ có chỗ khác nhau do ảnh hưởng của truyền thống dân tộc nhưng sự khác nhau không lớn. Những việc CSTQ làm hôm trước thì hôm sau đem dạy cho CSVN, đặc biệt là những thủ đoạn của công an, những điều hành trong quân đội, những biện pháp theo dõi và khống chế nhân dân.
Điểm khác nhau cơ bản có lẽ là trong cách đối xử với trí thức tinh hoa. CSTQ rất coi trọng việc sử dụng trí thức tinh hoa của họ, nhưng lại bày mưu thâm độc cho CSVN trừ khử tinh hoa của Việt Nam bằng cách vu cáo là phần tử thù địch, chống đối.
TG viết “không nghĩ rằng VN muốn trở thành một đất nước giám sát, đàn áp người dân của mình bằng cường quyền”. Ý ấy là tốt, nhưng thực tế không phải như vậy. Cộng sản ở đâu cũng dùng cường quyền đàn áp, thủ tiêu những người dân có ý kiến, có tư tưởng khác với họ.
Về nguyện vọng của nhân dân, cần xem đó là nhân dân nào. Thực tế nhân dân có nhiều tầng lớp với các nguyện vọng khác nhau. A- Tầng lớp gắn chặt với Đảng (còn đảng còn mình), B- Tầng lớp công nông và những người lao động bình thường, C- Tầng lớp trung lưu, lao động trí óc.
Tầng lớp B là rộng lớn, là khối công nông liên minh, nguyện vọng của họ chủ yếu là được yên ổn để làm ăn, con cái được học hành. Họ không có nhiều nguyện vọng về tự do dân chủ, họ sẵn sàng làm theo yêu cầu của chính quyền và chịu đựng những bất công vừa phải do cán bộ nhà nước gây ra. CS làm cách mạng dựa vào khối liên minh này.
Tầng lớp C là một trong ba lực lượng chủ chốt phát triển xã hội. Họ có nguyện vọng cao về đời sống tinh thần, về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. CSVN nắm bắt nguyện vọng của nhân dân, nếu có chuyện đó, thì chủ yếu là đối với tầng lớp A và B mà tìm cách hạn chế đối với tầng lớp C.
Nhìn bên ngoài thì thấy CSVN quan tâm đến phát triển kinh tế. Việc đó có tác dụng nâng cao đời sống của nhân dân, nhưng chính là để đảng thu được nhiều lợi hơn, vì tài chính của đảng chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, nghĩa là từ tiền thuế của dân.
TG viết: “VN hiện đang thực hiện tinh gọn bộ máy ở cấp xã, huyện… nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời cũng là chủ tịch ủy ban nhân dân…”. Ở trang 185, 186 (mở đầu chương 6) viết, “quyết định xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị hoạt dộng hiệu lực, hiệu quả…, xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch , vững mạnh…”.
Viết cho vui thế thôi chứ không thể nào làm được. Chỉ có những người u mê, ngu tín, ngu trung mới tin vào những điều đó. Lập ra bộ máy nhà nước ba tầng chồng chéo nhau, rồi bịa ra lý luận Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ thông qua Mặt trận Tổ quốc. Ba tầng dẫm đạp nhau, tạo ra nhiều lãng phí. Nhất thể hóa được một người thì làm xoay chuyển được gì.
Đảng CSVN đã từng là một đảng làm cách mạng, nay chuyển thành một đảng cầm quyền. Phải thay đổi từ chính cương, điều lệ, tổ chức, triết lý chứ không phải cho rằng chống được tham nhũng thì sẽ xây dựng được đảng trong sạch, vững mạnh.
Mục 18: Thực trạng của những cải cách đã bắt đầu
“Cải cách” là do TG gọi còn lãnh đạo Việt Nam chỉ thích dùng từ “đổi mới”, họ rất dè dặt khi nói đến cải cách. TG viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đạo ĐCSVN đều nhận thức rõ ràng về nguy cơ trong tương lai của ĐCS. Ban lánh đạo đảng đang tích cức đấu tranh phòng chống tham nhũng…”. Tưởng như thế là đúng, là hay, nhưng chưa phải.
Ông Trọng làm trưởng ban phòng chống tham nhũng nhưng ban đó chẳng phòng, cũng chẳng chống để tham nhũng không thể xảy ra, mà chỉ điều tra, xét xử một số vụ (gọi là “đốt lò”). Nhiều người có hiểu biết ở Việt Nam cho rằng dưới sự lãnh đạo của ĐCS không thể nào phòng chống được tham nhũng. Lãnh đạo quan tâm đến cải cách nền “hành dân là chính” bằng biện pháp tinh giản bộ máy, nhưng tinh được chỗ này lại phình ra chỗ khác.
Tất cả đang vướng vào mớ bùng nhùng, càng quẫy đạp càng bị vướng nhiều chỗ. Vì sao vậy? Vì rằng tham nhũng và tệ nạn hành chính đều là bệnh do u xơ trong gan ruột của Đảng, cần giải phẫu để cắt bỏ nhưng vì bản chất cộng sản mà không dám, chỉ tìm thuốc xoa ngoài da. Vậy chưa thể nói cải cách đã bắt đầu mà đó mới chỉ là người ta tưởng là thế.
Mục 19: Hỗ trợ của Nhật Bản đối với đào tạo nhân lực và cải cách của Việt Nam
Sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với đào tạo nhân lực của Việt Nam xét về phương diện kỹ thuật là rất có hiệu quả, nhưng trong tổng thể còn thiếu một thứ quan trọng. TG viết: “Kế hoạch cải cách hệ thống chính trị mà VN đang tích cực triển khai là một thử nghiệm mang tính lịch sử nhằm thay đổi nhận thức của người dân và thay đổi mạnh mẽ cách thức tổ chức của bộ máy quản lý…., cải cách này đóng vai trò vô cùng quan trjng không chỉ với tương lai của VN ma còn đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vưc”. Thứ quan trọng tôi muốn nói tới liên quan đến “cải cách hệ thống chính trị” mà TG viết là “đang tích cực triển khai”.
TG còn viết: “Tôi hy vọng rằng, VN sẽ trở thành một xã hội mà ở đó nhân tài ưu tú, có ý chí mạnh mẽ được thỏa sức thể hiện năng lực của mình”. Xã hội mà TG hy vọng đó chỉ có thể có được dưới thể chế chính trị đã loại bỏ được độc tài của thế lực kém trí tuệ.
Cải cách hệ thống chính trị như viết ở trên là mong ước thiết tha của nhiều người dân và cũng trùng với mong đợi của TG, nhưng đó chưa phải là ý chí của lãnh đạo Việt Nam. Cải cách hệ thống chính trị phải theo hướng từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, từ bỏ ảo tưởng xây dựng chế độ XHCN, thoát khỏi sự khống chế của Trung Cộng, xây dựng nhà nước dân chủ với tam quyền phân lập, từ bỏ chế độ đảng trị, xóa bỏ hình thức “đảng cử dân bầu”, kết bạn thân thiết với các nước dân chủ.
Trước đây Nhật Bản và Việt Nam xem Mỹ là kẻ thù. Quân Mỹ đến đóng trên đất Nhật năm 1945 trong sự thù hận của dân Nhật. Nhưng rồi người Nhật đã từ bỏ được chế độ quân phiệt, đã được người Mỹ hỗ trợ xây dựng đất nước, đó là những bài mà Việt Nam phải tìm để học từ người Nhật.
TG nêu ra khá nhiều bài ‘chia sẻ kinh nghiệm” của các chuyên gia Nhật, không trình bày nội dung cụ thể, không biết trong các kinh nghiệm đó có ai mạnh dạn giới thiệu những bài học về quan hệ với người Mỹ và thể chế chính trị ở Nhật hay không.
Mục 20: Cảm tình với Nhật Bản của Việt Nam
“Trong mắt người VN, người Nhật Bản luôn gắn liền với hình ảnh chăm chỉ, chân thành, khiêm tôn, không bao giờ nói dối”. Đó là câu ở đầu mục 20. TG viết tiếp, “Bên cạnh đó, nhiều cá nhân, tổ chức của Nhật bản đã nỗ lực, bền bỉ trong suốt nhiều năm vì phúc lợi và sức khỏe của người VN. Cống hiến không mệt mỏi đó của họ đã đem lại cái nhìn đầy tích cực…”.
Điều trên là hoàn toàn đúng. Riêng tôi và tôi nghĩ rằng có nhiều người Việt cũng như tôi còn cảm phục người Nhật ở hai điểm sau:
Một là, trước năm 1945 họ đã chọn sai đường, sau năm 1945 đã kiên quyết cải cách, đã xây dựng một thể chế chính trị đảm bảo sự phát triển tự do của con người, họ đã nhanh chóng và khôn ngoan nhận ra bản chất tử tế của người Mỹ và chọn Mỹ làm đồng minh.
Hai là, người Nhật đã có một lòng tự tin lớn khi chơi thân và giúp đỡ Việt Nam, mà không sợ bị ảnh hưởng bởi phương châm “gần mực thì đen” khi chọn bạn mà chơi. Họ nổi tiếng không bao giờ nói dối, trong khi đó nói dối là một đặc tính của cộng sản và đã tiêm nhiễm ngày càng sâu rộng cho khá đông người Việt.
Lời cuối
Tác giả Umeda Kunio cho rằng, trong sách có lẽ cũng có những câu chuyện không hề dễ nghe đối với người Việt Nam, nhưng ông đã viết ra với lòng trung thực và mong ước tốt lành. Nhà Xuất bản cũng không chia sẻ hoàn toàn các quan điểm của tác giả, nhưng đã in sách với lòng kính trọng dành cho ông.
Cũng với tinh thần như vậy, tôi viết ra vài nhận xét mong được trao đổi với bạn đọc và với cả tác giả, để hoàn thiện nhận thức. Khi đọc bài này, nểu tác giả hoặc độc giả nào phát hiện điều tôi hiểu sai thì xin được chỉ giáo (xin gửi vào ndcong37@gmail.com). Tôi sẽ vô cùng biết ơn.
Nguyễn Đình Cống
22-7-2023
Sách: “Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh tự nhiên”, của tác giả Umeda Kunio, viết xong vào tháng 5 năm 2021, Nguyễn Thị Lan Hương dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, do nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2023.
13-3-2023
Giới thiệu: Ngày nay đa số mọi người chỉ biết đến chủ nghĩa phát xít một cách mơ hồ, liên quan đến bóng ma của chế độ Hitler, của nước Đức thời đảng Quốc xã. Nhiều người cũng đánh đồng chủ nghĩa phát xít vốn xuất thân ở Ý với chủ nghĩa quốc xã (nazism) của Hitler, trong khi nazism thực chất là một hình thức của chủ nghĩa phát xít. Nhà văn Ý Umberto Eco có bài phân tích chi tiết về việc tại sao người ta lại hay dùng chữ phát xít để nói về tất cả các chế độ và tư tưởng liên quan, và chỉ ra 14 dấu hiệu của chủ nghĩa phát xít.
Nguyễn Đình Cống
23-12-2022
Đó là cuốn “Chống Bầu Cử: Biện hộ cho dân chủ”, (Against Elections: The Case for Democracy) của David Van Reybrouck, do Liz Waters dịch sang tiếng Anh và Penguin Random House xuất bản trong năm 2016 từ nguyên bản “Tegen Verkiezingen” được De Bezige Bij xuất bản năm 2013, TS Nguyễn Quang A dịch ra tiếng Việt năm 2022.
Đỗ Kim Thêm
2-8-2022
Một người sống được gần một trăm tuổi, còn sinh lực dồi dào, đó là chuyện xưa nay hiếm. Hơn nữa, trong tác phẩm mới nhất: Tinh thần lãnh đạo, sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới (Leadership – Six Studies in World Strategy), cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã chứng minh ông còn đầy minh mẫn trong khả năng quan sát các vấn đề thời sự quốc tế với tinh thần cảnh giác cao độ, đó là một việc làm càng đáng ngạc nhiên hơn.
Tác giả: David Brown
Song Phan, dịch
14-8-2021
Tác giả sách: Ted Osius, do Nhà xuất bản Rutgers University Press, Chicago, phát hành, bìa cứng và sách đọc, 332 trang với ghi chú và thư mục, giá $29,95 Mỹ kim. Phát hành ngày 15/10/2021
GS Võ Tòng Xuân
3-6-2021
MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH – Mekong The Occluding River, A travelogue, bản song ngữ: Tiếng Việt – Tiếng Anh
Nguyễn Đình Cống
13-5-2021
Vừa qua tân Thủ tướng Chính phủ phổ biến cho các Bộ trưởng ý kiến tăng cường nghe phản biện. Muốn được vậy cần có nhiều người biết phản biện để trình bày với các Bộ trưởng.
Hoàng Ngọc Nguyên
2-3-2021
“Vòng Đai Xanh” của Ngô Thế Vinh được xem là một tiểu thuyết chiến tranh, được viết rất thực bởi một quân y sĩ xông pha ngoài trận tuyến.
Cuộc chiến tự vệ của người dân Miền Nam chống xâm lược của Cộng Sản Miền Bắc kéo dài đến 15 năm (1960-75), nếu không nói đến hoạt động khủng bố, phá hoại 2-3 năm trước khi chiến tranh chính thức khai mào, cho nên chúng ta không thiếu những tác giả viết về cuộc chiến đó, cảm khái từ những mất mát, đổ vỡ, tan hoang của con người, của tuổi trẻ, của gia đình, của xã hội, của đất nước vì chiến tranh. Không thiếu, nhưng chắc không thừa, không đủ khi nhìn đến “quy mô” của cuộc chiến, chiều dài của nó về thời gian và không gian, cùng với những biến chuyển phức tạp qua các thời kỳ.
7-1-2021
GS Gerald C. Hickey, cựu Giáo sư Nhân chủng Đại học Yale và Cornell, tác giả “Free in the Forest, Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands 1954-1976″, viết: “Tôi đọc Vòng Đai Xanh với nhiều quan tâm. Cuốn sách đã gợi lại ký ức về Cao nguyên vào những năm 1960s và cả những biến cố liên quan tới Phật giáo và sinh viên cũng trong giai đoạn bất an đó.
9-8-2020
LTS: Cuốn sách Mặt Trận Ở Sài Gòn của nhà văn Ngô Thế Vinh, được nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản năm 1996, sẽ được xuất bản bằng song ngữ Việt – Anh trong trong tháng 8/2020: “The Battle of Saigon – Bilingual Short Story Collection” do Văn Học Press & Việt Ecology Press xuất bản, nhằm phục vụ độc giả 2 thế hệ, ưu tiên thế hệ thứ 2 không rành tiếng Việt và cả độc giả thế giới chỉ đọc tiếng Anh.
8-8-2020
Điểm sách: Nguyễn Lập Duy, “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”, Manchester: Nhà xuất bản Đại học Manchester, 2020. 280 trang, ISBN 976-1-5261-4394-9.
26-7-2020
Cách đây nhiều tháng, đầu năm 2020, sau khi hoàn tất bản thảo “Muôn Kiếp Nhân Sinh”, GS John Vu – Nguyên Phong đã rất quan tâm và dặn dò kỹ đội ngũ First News – Trí Việt, và không chỉ dặn một lần. Qua nhiều năm trao đổi khá sâu, tôi thật sự kinh ngạc và thán phục sự hiểu biết và khả năng tiên tri, nhìn trước mọi việc trên thế giới của Giáo sư, cứ như GS là một vị nào đó trong thần thoại được cử xuống trần gian này.
Đỗ Kim Thêm
6-7-2020
Tác phẩm
Thomas Piketty, nhà kinh tế học Pháp, vừa cho ra mắt tác phẩm “Capital and Ideology” (Tư bản và Ý thức hệ). Qua tác phẩm mới nhất này, Piketty báo động về tình trạng bất bình đẳng tài sản trong toàn cầu hiện nay và đề ra việc cải cách về thuế tài sản, thu nhập và hợp tác quốc tế là một đối sách. Trên cơ sở tái tạo công bình xã hội, Piketty hy vọng, chủ nghĩa xã hội sẽ mang lại ý nghĩa đóng góp tích cực hơn cho việc xây dựng tương lai.
Tác giả
Đỗ Kim Thêm
25-5-2020
Chúng ta đang sống trong một thế giới hỗn loạn và không có đối sách. Với cuốn sách World Order, Henry Kissinger đã thảo luận về những vấn đề trật tự cơ bản cần giải quyết, đó là ngăn chặn xung đột mà tất cả các nước đồng ý thực hiện, ngõ hầu mang lại hòa bình cho thế giới.