Có phải nơi bãi nhận chìm bùn cát thải từ NM điện Vĩnh Tân chỉ có cát không thôi?

TS Lê Xuân Thuyên

7-8-2017

Đâu phải ở nơi đó không có ai

Cộng đồng đang tỏ rõ sự quan tâm lo lắng trước việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát xuống vùng biển gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Bình Thuận) và đã được Bộ TN&MT đồng ý về nguyên tắc. Không chỉ có vậy, nếu vấn đề êm xuôi thì công ty này còn có thể xin đổ thêm nhiều triệu mét khối bùn thải nữa trong thời gian tới.

Các ‘hợp đồng xấu’ đưa VN đến nguy cơ phải đền bù tiền tỷ đã trở thành tiền lệ?

TN/ TTTG

Nguyên Nga – Chí Nhân

7-8-2017

Trong trường hợp Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 bị chậm tiến độ, VN có thể phạt chủ đầu tư thay vì đền bù cho họ . Ảnh: Đào Ngọc Thạch/Thanh Niên

Thông tin dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân bị chậm tiến độ, bên có lỗi sẽ bị phạt đến 620.000 USD/ngày (tương đương 14 tỷ đồng) mà Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà công bố đang gây sốc dư luận.

Đáng lo ngại, các “hợp đồng xấu” đưa VN đến nguy cơ phải đền bù tiền tỉ đã trở thành tiền lệ.

VN có thể phạt ngược chủ đầu tư

“Có ý kiến đưa vật chất nạo vét luồng này mang đi xa 100 km đổ, chi phí đó cũng được tính vào giá điện. Bất cứ phương án nào đưa ra cũng cần cân nhắc kỹ vì mỗi chi phí phát sinh sẽ trở thành gánh nặng cho người dân khi bị đổ vào giá điện”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Nhân danh khoa học để phá hoại đất nước!

LTS: Về sự kiện Vĩnh Tân 1, báo Năng lượng Việt Nam có bài viết của ba vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Phùng, PGS TS Nguyễn Cảnh Nam và  PGS TS Vũ Thanh Ca, gửi Thủ tướng Chính phủ, nói rằng: “Trong số các ý kiến phản biện, hay thư góp ý có rất nhiều ý kiến có nội dung cảm nhận, định tính và không dựa trên cơ sở khoa học, không cung cấp những thông tin chính xác mà còn tạo ra nhiễu loạn thông tin, có khả năng gây ra những bất ổn xã hội và cản trở những hoạt động kinh tế bình thường để phát triển đất nước“.

Mặc dù mang danh là các nhà khoa học, những người có học hàm, học vị, nhưng các nhà khoa học này đã không vận dụng những kiến thức khoa học của mình để bảo vệ môi trường đất nước và người dân. Các vị này đã im lặng, không hề lên tiếng về những báo cáo gian trá đánh giá tác động môi trường, mạo danh các nhà khoa học, để Vĩnh Tân 1 có được giấy phép đổ chất thải xuống biển, tàn phá môi trường Việt Nam. Các nhà khoa học này chẳng hề bận tâm gì về chuyện Vĩnh Tân có được giấy phép nhấn chìm chất thải xuống biển nhờ sự lừa đảo!

Tương Lai: Chào mừng những huy chương vàng danh giá

Tương Lai

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 9

2-8-2017

GS Tương Lai. Ảnh: internet

Việt Nam được mùa bội thu trên các cuộc thi Olympic Quốc tế về các bộ môn toán, lý, hóa. Kể lại thành tích của họ thì đã có nhiều bài báo đã viết, ở đây chỉ xin được nói đôi điều suy tư.

Trước hết là niềm vui. Sao không vui được vì những cháu học sinh đoạt huy chương vàng tại một đấu trường quốc tế chẳng phải là sự ươm mầm của hiền tài, mà “hiền tài là nguyên khí quốc gia” như ông cha ta răn dạy đó sao? Vui và tự hào về trí tuệ của tuổi trẻ nước nhà, cho dù biết rằng “coi học sinh đoạt giải quốc tế chứng tỏ “ngành khoa học đó của Việt Nam đang lên cũng là ảo tưởng trầm trọng. Đồng nhất việc thi thố với thành tích của khoa học chuyên môn là sai lầm, vì nó không dính dáng gì đến nhau cả” như Gs Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Viện Toán học phát biều trên báo Tuổi Trẻ ngày 26.7.2017.

Đọc báo “lề phải”

FB Nguyễn Anh Tuấn

1-8-2017

Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: internet

“Sáng 30-7, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM liên quan đến một số thông tin cho rằng Bộ Công an đã dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết: “Hiện tôi chưa có thông tin gì”.

“Khi PV đặt câu hỏi về những thông tin cho là cơ quan điều tra đã di lý Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi, báo Pháp Luật TP.HCM muốn đưa thông tin chính thức từ lãnh đạo Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm nói: “Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì”. (trích)

Nóng! Ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú!

LTS: Hôm 30/7/2017, nhà báo Huy Đức đưa tin, ông Trịnh Xuân Thanh là người đã bỏ trốn và bị truy nã từ tháng 9/2016, hiện đã về nước. Ông viết trên Facebook: “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ!

Nhưng ngay sau đó, tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đính chính trên báo PLTP: “Chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền“. Hôm nay, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin, ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ đến Bộ Công an đầu thú!

***

Cập nhật lúc 20h48′, tin từ Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, cho biết:

Tin ông Trịnh Xuân Thanh chính thức được Bộ Công An đưa vào chiều 31.7. Theo đó, Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – BCA đầu thú và nhân viên ở đây đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật!

Cũng chiều nay tại Berlin, Đức văn phòng luật sư tư vấn và trợ giúp pháp lý cho Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp một câu chuyện khác!

Ông Trịnh Xuân Thanh bị hai an ninh Việt Nam bắt tại Berlin vào 10h30 sáng ngày 23.7, khi đang ra phố hẹn với một cán bộ của Bộ Công Thương qua. Vụ bắt ông Thanh có hai người Đức làm chứng. Trên thực tế, ông Thanh không có tên trong lệnh truy nã quốc tế và được Đức bảo hộ quyền lưu trú. Sau khi bị bắt cóc, ông Thanh được đưa lên xe qua một nước châu Âu khác và cưỡng ép về Việt Nam ngày 30.7.

Hiện cảnh sát Đức đang điều tra vụ việc, và sẽ sớm có thông cáo báo chí. Tiếp tục theo dõi vụ này, ha #thoibao.de“.

_____

Dân Trí

Tuấn Hợp

31-7-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 – C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đầu thú.

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong thời gian Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng các đồng phạm Vũ Đức Thuận, nguyên Uỷ viên HĐQT, cựu Tổng GĐ PVC và 3 thuộc cấp Nguyễn Mạnh Tiến – Phó tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng – nguyên Phó tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt – nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC, đã để công ty này thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam” và các đơn vị thành viên; đồng thời ra quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét 4 bị can gồm: Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, Phạm Tiến Đạt.

Với tội danh tương tự, cùng ngày Bộ Công an cũng tiến hành khởi tố đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC.

Cơ quan điều tra xác định, bị can Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn nên ngày 16/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Năm 2007, Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc PVC, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.

Báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết, năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ – PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng…

Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm, Bộ Công an đã điều tra mở rộng và bắt giữ thêm bị can Đỗ Văn Hồng (SN 12/03/1967, trú tại đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC- KB; Nguyễn Mạnh Tiến, (SN 18/8/1966, trú tại Tòa nhà CT5 Khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nguyên là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Cả 2 bị can trên đều bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trịnh Xuân Thanh tăng chức “siêu thanh” và “ngã ngựa”

Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy, nhưng vào tháng 9/2013 Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi vị trí “thuyền trưởng” PVC và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương – Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.

Sau đó không lâu, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng – Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.

Đến tháng 5/2015, Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

Ngày 22/5, Trịnh Xuân Thanh – Tỉnh uỷ viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trúng cử Đại biểu Quốc hội tại một đơn vị bầu cử ở tỉnh Hậu Giang.

Cuối tháng 5/2016, dư luận trong nước xôn xao về chiếc xe ô tô Lexus LX570 có giá trị gần 6 tỷ đồng gắn biển kiểm soát công vụ 95A-0699 lưu thông trên nhiều khu phố của Cần Thơ.

Cơ quan chức năng xác định, chiếc ô tô Lexus LX570 nói trên là phương tiện đi lại của Trịnh Xuân Thanh – nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Ngày 9/6/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.

Cũng trong ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao UB Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Bộ Công an; Ban cán sự đảng các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước; Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Tỉnh uỷ Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí, dư luận đã nêu về vụ việc này.

Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh qua các chức vụ và việc Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus tư nhân gắn biển số xanh.

Chiều 11/7, trong thông báo về Kỳ họp thứ IV và thứ V, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh; Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty PVC; Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015. Cùng đó, Ủy ban đề nghị không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 15/7, Hội đồng Bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với Trịnh Xuân Thanh.

Tại kỳ họp lần thứ 6 từ ngày 6-8/9, UB Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng đối với Trịnh Xuân Thanh.

Ban Bí thư đã nhất trí (biểu quyết 100% bằng phiếu kín) quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh.

Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố thêm tội danh “Tham ô tài sản”

Trong khi đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế, chiều 15/3, sau quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà – Cienco 5 Land, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Cấp cao tại Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), về hành vi “Tham ô tài sản”, theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.

Cùng bị khởi tố tại tòa về tội danh trên còn có các bị can: Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Đào Duy Phong, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land); Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do); Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5; Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5; Thái Kiều Hương, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Vietsan.

 

Vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải: Phải đánh giá toàn diện các tác động

LTS: Chính quyền đã không buộc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận trách nhiệm gì về các báo cáo thiếu sót và nhất là việc mạo danh các nhà khoa học. Họ cũng không rút giấy phép của Vĩnh Tân 1 về việc nhấn chìm chất nạo vét ở biển, ngược lại họ đã huy động Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát đáy khu vực này và giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phụ trách việc khảo sát, đánh giá phương án, giải pháp bảo vệ môi trường trước hoạt động nhận chìm chất thải xuống biển của Vĩnh Tân 1.

Tại sao chính quyền có thể làm ngơ trước hành vi xem thường luật pháp của Vĩnh Tân 1, cũng như sự xúc phạm của công ty này đối với các nhà khoa học nói riêng và của người dân nói chung? Tại sao Bộ Tài nguyên Môi trường lại đưa viện khảo cứu và viện hàn lâm vào phục vụ công việc khảo sát cho Vĩnh Tân 1, trong khi Vĩnh Tân 1 đã không làm tròn nhiệm vụ, không rút báo cáo, không nghiên cứu lại và nhất là công ty này có hành vi lừa đảo Bộ Tài Nguyên Môi trường và người dân?

Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan?

VOA

24-7-2017

Một dàn khoan của tập đoàn Repsol Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Việt Nam đề nghị công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh, theo một bài viết do BBC đăng tải vào sáng 24/7.

Talisman-Vietnam là công ty con trong tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha. Trước đây trong tháng này, công ty đã bắt đầu khoan thăm dò ở một vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 kilomet. Nhưng BBC dẫn một nguồn giấu tên nói rằng Hà Nội mới đây đã ‘ra lệnh’ cho công ty rời khỏi khu vực đó.

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

LTS: Bài viết “Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét” đăng trên báo Pháp Luật TP của tác giả Phương Nam đã cung cấp những thông tin để mọi người thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường qua việc cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ chất thải. Bài viết cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa từng được người nào trong 22 thành viên hội đồng thẩm định chấp nhận.

Ngay từ đầu, sự việc này đã được tiến hành bí mật, báo cáo ĐTM đã không được công bố, người dân và xã hội dân sự không được tham vấn. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN và Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bất chấp khuyến cáo của các thành viên trong hội đồng thẩm định, đã đề nghị và Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Nguyễn Linh Ngọc cấp phép cho Vĩnh Tân 1. Qua đó có thể nói, Hội đồng thẩm định đã bị Bộ TN-MT lợi dụng danh nghĩa để cấp phép cho Vĩnh Tân 1.

Đã đến lúc chính quyền ở cấp cao nhất vào cuộc, thu hồi giấy phép đổ chất thải của Vĩnh Tân 1, cũng như tiến hành khởi tố vụ án, đưa các nghi phạm và đồng phạm ra xét xử một cách nghiêm minh.

Sự chần chừ của chính quyền trong lúc này, là dấu hiệu cho thấy, lãnh đạo đất nước đã không còn quyền kiểm soát, để cho nhà đầu tư Trung Quốc làm mưa làm gió, tàn phá môi trường sống của người dân.

***

PLTP

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

Phương Nam

24-7-2017

Các thợ lặn đang lặn xuống đáy biển. Nguồn: PLTP

Dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển gần Hòn Cau không có báo cáo đánh giá tác động môi trường ở vị trí nhận chìm.

Ngày 23-7, tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng liên quan đến hai dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 và EVNGENCO 3.

Theo đó, văn bản này đề nghị trung ương xem xét, chỉ đạo, nghiên cứu phương án sử dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng làm các công trình lấn biển. Bình Thuận sẽ khảo sát, chọn và đề xuất các bộ, ngành chức năng vị trí sử dụng vật chất nạo vét để lấn biển.

Nhóm lợi ích ‘đạo diễn’ ĐTM

LTS: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là yếu tố quan trọng để chính quyền thẩm định, giúp giảm thiểu những tác động của một dự án xảy ra đối với môi trường, bảo vệ dân cư và xã hội. ĐTM phải duyệt xét toàn bộ quy trình xây dựng, hoạt động và bảo trì, xét các phương án đối phó, nhằm giảm thiểu và kiểm soát những tác động gây ra.

Nếu để chính các nhà đầu tư hay bất kỳ cố vấn nào của họ biên soạn ĐTM, không thể tránh khỏi mâu thuẫn lợi ích, khi đó ĐTM sẽ không có độ trung thực và tính chính xác. Ở Mỹ, để ĐTM có giá trị và độc lập, các nhà đầu tư thường phải trình cho chính quyền duyệt xét, chấp thuận trình độ, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách độc lập (arm length, no conflict) của các cố vấn tham gia. Các cố vấn sẽ chịu trách nhiệm và phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đủ số tiền bồi thường, nếu phạm sai lầm. 

Văn hóa ứng xử của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

FB Bạch Hoàn

23-7-2017

Trời ơi là trời. Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.

TRỜI ƠI LÀ TRỜI.Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.Không còn lời nào để bình luận nữa. Tôi chỉ tự hỏi là, người ra ghi công các Mẹ, những người đã mất cả chồng, cả con, đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, như thế sao? Người ta ghi công các Mẹ bằng cách đối xử với các Mẹ như vậy mà được sao? Tấm giấy chứng nhận kia có ý nghĩa gì khi thân Mẹ già phải đứng nhận dưới mưa, mà một cái ô cho Mẹ cũng không có?Không một thứ gì, không một điều gì có thể bù đắp được những mất mát mà Mẹ đã trải qua. Ghi công ơn như một que diêm giúp lòng Mẹ ấm lại phần nào. Nhưng, không phải cơn mưa, mà bởi cách ứng xử của Ban Tổ chức chương trình, mà bởi hành động của kẻ áo đen đi cùng Thủ tướng, có lẽ lại làm lòng Mẹ lạnh hơn.Tôi đã khóc khi xem clip ghi lại những khoảnh khắc này.Tôi hi vọng, hành động cầm ô che cho một mình Thủ tướng, mặc cho thân Mẹ già mỏng manh trong mưa gió kia, không phải chủ ý của Thủ tướng, mà bởi trợ lý cho Thủ tướng chỉ quen thói nịnh nọt, bợ đỡ, thiếu cái tâm của một con người và cái tầm của người làm chính trị. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng đứng trong mưa đâu có nề hà gì khi ông mới nhậm chức. Chính ông, trong buổi lễ này cũng ướt áo đó thôi… Nhưng, sự ngu dốt của đội giúp việc của Thủ tướng, thêm một lần nữa phá nát hình ảnh của ông trong mắt nhân dân. Tôi muốn nhấn mạnh là thêm một lần nữa, bởi qua rất nhiều bài phát biểu, tôi thật sự thất vọng về ekip cố vấn cho Thủ tướng.Báo Thanh Niên, mà cụ thể là thông qua Công ty cổ phần truyền thông Thanh niên là đơn vị tổ chức chương trình Khát vọng tuổi trẻ – Một thời hoa đỏ. Tôi nghĩ, họ nên dẹp ngay cái chương trình này là vừa. Bởi họ tổ chức không phải vì cái tâm, mà chỉ là sự kiện mang tính hình thức, chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài còn bên trong mục rỗng. Cách tổ chức cẩu thả, thiếu cả tâm và tầm của báo Thanh Niên cũng góp phần làm hỏng hình ảnh của Thủ tướng.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu muốn lấy lại được hình ảnh là một chính khách đích thực, dù không chủ đích, ông cũng cần có một lời xin lỗi.Bài viết: Bạch HoànVideo: Thanh Niên & VTV8Lời: Khóc mẹ dân oan – Như Quỳnh.

Publié par Con Đường Việt Nam sur dimanche 23 juillet 2017

Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.

Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Vấn đề quân đội làm kinh tế

Viet-studies

Vũ Ngọc Hoàng

23-7-2017

Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: internet

Vấn đề Quân đội làm kinh tế những ngày gần đây đang trở thành “điểm nóng”, được dư luận cả nước rất quan tâm, với nhiều ý kiến rất khác nhau, kể cả trong các tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ hưu trí và trong nhân dân.

Không kể động cơ, thì ý kiến khác nhau ấy có thể xuất phát từ góc nhìn, từ quan niệm, quan điểm và cách tư duy khác nhau. Mặt khác, chứng tỏ chuyện Quân đội làm kinh tế đang là vấn đề quan trọng, cần có sự thống nhất về nhận thức trên cơ sở kết luận rõ ràng và khoa học của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Phần tôi chỉ xin góp vài ý kiến nhỏ để bạn đọc tham khảo.

Hãy rút giấy phép, truy tố Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1!

LTS: Sau một loạt bê bối vừa được phơi bày trước công chúng, về chuyện mạo danh các nhà khoa học, để công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được cấp phép đổ chất thải xuống vùng biển Bình Thuận, có thể thấy sự thật này đã không được phơi bày nếu người dân không lên tiếng, xã hội dân sự không gửi kiến nghị và báo chí không phổ biến những nỗi lo ngại của các nhà khoa học.

Việc khảo sát, làm báo cáo gian dối để được cấp giấy phép đổ thải là trách nhiệm của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1. Họ đã báo cáo láo, mạo danh các nhà khoa học để đánh lừa hội đồng thẩm định. Do đó, việc đầu tiên cần phải làm là Bộ Tài nguyên Môi trường phải rút giấy phép Công ty Vĩnh Tân 1, yêu cầu cơ quan công quyền vào cuộc điều tra, truy tố hình sự công ty này và các cá nhân đã mạo danh, đệ trình báo cáo gian, coi thường luật pháp và dư luận.

Quấy rối chương trình Tri ân Thương phế binh VNCH để được gì?

Kông Kông 

20-7-2017

Một buổi tri ân Thương phế binh VNCH tại Sài Gòn. Ảnh internet

Vì các chương trình mục vụ tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn, dày đặc nên để có được một ngày/mỗi tháng tổ chức giúp đỡ Thương Phế Binh VNCH thì quý Linh mục và người tình nguyện không thể thực hiện theo ý mình mà phải dựa vào thời khóa biểu ngày nào nhà thờ vắng và phải hoàn tất mọi sinh hoạt trước 5 giờ chiều. Vì thế không thể có ngày cố định. Trở ngại lớn khác là ngày nhà thờ vắng phải trùng hợp với ngày quý Linh mục không quá bận và những người tình nguyện có thể hy sinh việc riêng để phụ giúp, vì người tình nguyện hầu hết còn lo sinh kế, phải nghỉ việc ngày đó.

Xin hỏi ông Trương Minh Tuấn

Nguyễn Đăng Quang

19-7-2017

Bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn. Ảnh: internet

Chắc phải là người có tài tuyên truyền, thuyết khách nên mới hơn 1 năm làm Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn lại nhanh chóng được cho kiêm nhiệm thêm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSVN. Gần đây ông không chỉ thể hiện là Tư lệnh “thép” trong lĩnh vực Thông tin-Truyền thông, mà còn chứng tỏ là người tiên phong và có kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô! Có lẽ đây là bước chạy đà, chuẩn bị cho xuất TBT sắp tới? Nếu đúng vậy, xin được chúc mừng ông!

Quyền lực không tạo ra nhân phẩm

TMCNN

Điền Phương Thảo

19-7-2017

Bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh Đất Việt

“… những người lạ đã nhắn tin lăng mạ, chửi bới tôi rất thậm tệ. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của tôi mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của UBND quận Thanh Xuân, bởi tôi đang là Phó Chủ tịch quận”.

 

Bà Lê Mai Trang-Phó Chủ tịch UBND Quận Thanh Xuân, đã búc xúc trình bày với báo giới như thế sau sự việc cùng một đồng nghiệp đỗ xe để ăn trưa tại đường Nguyễn Quý Đức và gây ra những “diễn biến phức tạp” khiến dư luận ồn ào sau đó.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đang mưu tính gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

18-7-2017

Máy bay Vietnam Airlines và Vietjet đậu tại Tân Sơn Nhất. Ảnh: Reuters.

Vừa nảy nòi thêm một bằng chứng về chiến thuật “câu giờ” của nhóm lợi ích Bộ Giao thông Vận tải trong vụ “sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất”.

“Câu giờ”

Tại phiên họp Chính phủ ngày 3/7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dường như thật sự nóng ruột khi đề cập đến vấn đề sân golf trong sân bay. Theo ông Phúc, sự việc này đã tồn tại từ lâu, gần đây Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông chủ trì thuê công ty tư vấn độc lập nước ngoài để xem xét, lên phương án nâng cấp, mở rộng Tân Sơn Nhất. “Bộ Giao thông phải có báo cáo kịp thời việc này, không để kéo dài gây dư luận không tốt” – ông Phúc có vẻ bức xúc.

Cán bộ, đảng viên sống ‘phô trương’ làm thủ tướng ‘trăn trở’

LTS: Báo chí trong nước đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “trăn trở” về chuyện cán bộ, đảng viên có lối sống “phô trương”. Báo Thanh Niên trích lời thủ tướng: “Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta”.

Chuyện cán bộ, đảng viên làm giàu bằng cách tham nhũng, đục khoét của công… để có được tài sản bất minh, rồi khoe khoang biệt thự, biệt phủ, những tài sản đắt tiền, đó không phải là lối sống phô trương bình thường, mà đó là ăn cướp của dân rồi mang tài sản cướp được, ra khoe với nạn nhân. Nếu thủ tướng chỉ “trăn trở”, không nhìn thấy sự khác thường qua lối sống phô trương của đám sâu dân mọt nước này, thì thủ tướng đã ngồi nhầm ghế rồi và cái “chính phủ kiến tạo” của thủ tướng xây tới Tết Công-gô cũng không xong.

____

Thanh Niên

Thủ tướng trăn trở vì cán bộ sống phô trương, gây phản cảm

17-7-2017

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Sơn La sáng 17.7

Thủ tướng bày tỏ sự ưu tư khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ ở vài tỉnh miền núi.

Dự hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Sơn La sáng nay, 17.7, Thủ tướng bày tỏ: “Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta”.

Ai mới là người làm xấu?

LTS: Trong bản tin sáng nay, Tiếng Dân có điểm tin hai tin “Ông tướng về hưu hay ông trời con?” và “Bà Phó Chủ tịch quận hay bà Phó Đoan?” Nói về thái độ trịch thượng, coi thường luật pháp và hành xử vô văn hóa của những người được cho là “công bộc” của dân: Một ông tướng vi phạm luật giao thông nhưng đe dọa, đòi bắt giam sếp của người xử phạt, còn bà phó chủ tịch thì “Vừa hiếp dân, vừa la làng!”

LS Lê Văn Luân vừa có bài viết thêm về chủ đề này, “văn hoá cửa quyền, hống hách và trịch thượng, mượn chức vụ để lộng quyền và né tránh các sai phạm của mình“. Xin được giới thiệu cùng quý độc giả.

____

FB Luân Lê

17-7-2017

Bà Lê Mai Trang, PCT quận Thanh Xuân. Ảnh: internet

Mọi người thấy rồi đấy. Rõ ràng là một hành vi vi phạm về luật giao thông đường bộ, đã không hành xử cho đúng lại còn huy động cả chính quyền cơ sở của một phường ra trông xe đỗ trong tình trạng vi phạm để đi ăn trưa. Sau còn mời người dân phản ánh lên bắt họ xin lỗi. Và giờ bà phó chủ tịch quận này còn chưa chịu dừng lại để suy nghĩ về hành vi và chịu chế tài theo luật pháp, thì lại lên báo chí thanh minh và cho rằng một số kẻ lợi dụng sự việc này để chống đối, bôi nhọ chính quyền.

Hãy nói lời xin lỗi, thưa bà Phó Chủ tịch quận

LTS: Chuyện bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân điều động cả hệ thống chính quyền ra trông xe cho bà ăn bún, đã làm nóng các trang mạng xã hội mấy ngày qua. Qua cách hành xử của một “đầy tớ của dân”, có thể thấy, họ vẫn luôn coi người dân thấp cổ bé họng như cỏ rác.

Một số cư dân mạng đã lên tiếng kêu gọi bà xin lỗi người dân, thay vì bắt dân phải xin lỗi bà. Hôm qua, LS Trần Vũ Hải cũng đã lên tiếng trên Facebook: “Bà Phó chủ tịch Quận Thanh Xuân, Hà nội cần xin lỗi dân ngay, không cộng đồng mạng xã hội sẽ đồng lòng kêu gọi bà từ chức (hay cách chức bà) vì đã sai luật lại khinh dân, lạm quyền!

“Thượng tôn pháp luật”, trước hết là phải áp dụng từ cấp lãnh đạo

Trương Nhân Tuấn

16-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hôm rồi tôi có nói về việc: Cán bộ nhà nước bây giờ mở miệng ai cũng nói “thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng”. Cái kết của status ngắn là “Nếu mấy ông cộng sản làm cái gì cũng ‘theo luật’ mà làm, đất nước đã không nghèo, xã hội không có nhiều nỗi ngang trái, oan ức như vậy”.

Vậy tinh thần của “thượng tôn pháp luật” là gì? Ai phải thượng tôn pháp luật?

Thượng tôn pháp luật là “cốt lõi” của “The Rule of Law”, một khái niệm luật học của Anh, đặt nền tảng trên “thông luật – common law”. Ý nghĩa phổ cập của “the Rule of Law”, theo định nghĩa của Qui ước của Hội đồng Châu Âu – Statut du Conseil de l’Europe, là “sự ưu việt của pháp luật – prééminence du droit”.

Tiêu chuẩn kép và lập lờ đánh lận con đen trong vụ Đồng Tâm

FB Nguyễn Anh Tuấn

13-7-2017

Sĩ quan CSCĐ lạy tạ dân làng Đồng Tâm ngày được thả. Nguồn: Reuters

13/6: Công an Hà Nội khởi tố vụ án “bắt giữ người trái phép” và “hủy hoại tài sản” ở Đồng Tâm. Dư luận dậy sóng vì (1) trước đó Chủ tịch Chung đã cam kết không khởi tố dân làng, và (2) so sánh với việc bắt giữ, đánh đập cụ Kình hôm 15/4, cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật song lại không bị khởi tố. Tuy nhiên, một số ý kiến (như của ĐBQH Dương Trung Quốc) lại cho rằng việc khởi tố là cần thiết để làm rõ đúng sai; và khởi tố vụ án không đồng nghĩa với khởi tố bị can.

27/6: Thủ tướng Phúc phát biểu quan điểm chính thức của Chính phủ trong vụ việc ở Đồng Tâm là phải xử lý sai phạm của cán bộ TRƯỚC KHI xử lý sai trái của công dân.

Hai chữ “bí mật” trên xứ Việt

Blog RFA

VietTuSaiGon

12-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hiếm có nơi nào mà hai chữ “bí mật” được sử dụng tùy tiện như Việt Nam hiện nay. Đụng thứ gì cũng nghe bí mật!

Tàu ngư dân Việt bị tàu hải giám Trung Quốc đâm chìm, bắt bớ, cướp bóc, thậm chí nổ súng giết người, bí mật!

Người Việt Nam lang thang, chui nhủi ở xứ người làm thuê, bữa no bữa đói, chị giới chủ ép đủ điều vì không được bảo vệ quyền lợi theo hợp tác quốc tế, bí mật!

“Dương Xuân i ỉ như dế kêu” (*)

FB Phạm Đoan Trang

12-7-2017

Nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung số ra ngày 8/7 rõ ràng là có ý xỏ xiên Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc khi miêu tả ông Phúc ngồi nghe hòa nhạc mà cứ quạt phành phạch bằng quyển chương trình. Chi tiết này làm cư dân mạng được một mẻ cười.

Đây đó có một thái độ than thở rất Việt Nam: Đấy, thủ tướng nước người ta thì…, nước mình thì… Cũng có người chê ông Phúc nhà quê, chả biết cái gì, thua xa người tiền nhiệm Ba Dũng.

Tin ở cụ Kình

Huy Đức

8-7-2017

Dự thảo kết luận thanh tra là tài liệu nằm trong danh mục bí mật nhà nước. Nó phải được giao cho đối tượng bị thanh tra để họ chuẩn bị tài liệu giải trình trước khi kết luận và công bố. Tôi không hiểu vì lý do gì mà tướng Chung đã phải làm một việc trái luật, công bố “dự thảo thanh tra” trước khi người dân Đồng Tâm và các luật sư của họ có thể tiếp cận văn bản, trao đổi chứng cứ, đối chiếu ranh đất…

Các báo cáo thanh tra trước đây của HN đã từng chỉ ra rằng:

Công bố dự thảo thanh tra ở Đồng Tâm: Một phép thử trái luật


Trịnh Anh Tuấn

7-7-2017

Quang cảnh buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra. Ảnh: báo TP.

Hà Nội thanh tra chậm trễ và công bố dự thảo thanh tra là trái luật

Ngày 20/04, ông Nguyễn Đức Chung về Mỹ Đức đã công bố quyết định thanh tra đất đai Đồng Tâm trong vòng 45 ngày. Tuy vậy, ngày 21/06, hơn 60 ngày sau, Đoàn thanh tra mới công bố kết thúc cuộc thanh tra. Như vậy, thời hạn thanh tra đã bị chậm đến hơn nửa tháng.

Theo luật, sau khi kết thúc thanh tra, đoàn thanh tra có 15 ngày để gửi báo cáo và có thêm 15 ngày nữa để ra kết luận thanh tra chính thức. Đến nay, chính quyền chưa có kết luận thanh tra chính thức.

Cấm luật sư nói bậy trên mạng

Võ An Đôn

6-7-2017

Ảnh minh họa: Nguồn: interent

Bộ Tư pháp đang soạn thảo và Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa ban hành văn bản cấm luật sư nói bậy trên mạng xã hội. Quy định này bị dư luận và giới luật sư phản đối, vì nó xâm phạm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của mỗi luật sư.

Hiện nay ở Việt Nam có trên 13.000 luật sư, nhưng chỉ có vài luật sư dám lên mạng xã hội viết bài, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội được dư luận quan tâm, số đông luật sư còn lại chỉ biết ngậm miệng ăn tiền.

Thủ tướng Đức có cuộc gặp ngắn TT Nguyễn Xuân Phúc đêm 6.7 ở Hamburg

Thời Báo

Trung Khoa

6-7-2017

Khách sạn Atlantic tại Hamburg là nơi Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ gặp chớp nhoáng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào đêm 6.7. Ảnh: Thời Báo

Như tin Thoibao.de đã đưa ngày 1.7, chuyến đi Đức của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chỉ với danh nghĩa nước luân phiên chủ nhà của hội nghị APEC 2017 sẽ diễn ra ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm nay. 

Hai phiên tòa im lặng

Hai phiên tòa im lặng – với một bên bị cáo phải sử dụng quyền im lặng để tự bảo vệ trước cơ quan tố tụng, với một bên là bị cáo và luật sư không có tiếng nói trong phiên xét xử.

Tri Thức VN

Xuân Tường

3-7-2017

Bị cáo Phương Nga tại phiên tòa. Ảnh: internet

Có hai vụ án được đưa ra xét xử gần như đồng thời, vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thuỳ Dung bị ông Cao Toàn Mỹ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng, và vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) với diễn tiến gây chú ý.

Vụ án Phương Nga – Cao Toàn Mỹ không chỉ là một vụ án hình sự đơn thuần. Diễn tiến trong các phiên xét xử cho thấy tố tụng có nhiều dấu hiệu bị lũng đoạn. Cả bị cáo Phương Nga và Dung đều khai vì tin tưởng điều tra viên hứa hẹn, bảo khai và ký vào sẽ được thả. Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa – bạn trai của bị cáo Dung phản cung, khẳng định bị Nguyễn Mai Phương, Cao Toàn Mỹ hướng dẫn khai, đưa ra chứng cứ (thư trao đổi qua cán bộ trại giam N.) cho thấy dấu hiệu thông cung, cho biết lời khai tại cơ quan điều tra luôn bị Cao Toàn Mỹ biết. Nhân chứng Nguyễn Văn Yên khẳng định thông qua Nguyễn Mai Phương, được nhờ đóng giả làm chủ căn nhà trên đường Nguyễn Trãi. Luật sư bào chữa cho Phương Nga cung cấp tình tiết mới với hai bản khai của Cao Toàn Mỹ và Phương Nga ghi cách nhau 20 ngày – bản khai của Mỹ (ghi ngày 9/9/2014) và Phương Nga (ghi ngày 29/9/2014) – nhưng có nội dung giống hệt nhau, cho thấy có dấu hiệu của việc sao chụp lời khai của Cao Toàn Mỹ để đưa vào bản khai của bị cáo Phương Nga.

Vì sao Thủ tướng Đức không tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc?

Thời Báo

1-7-2017

Những ngày đầu tháng 7 này, tại thủ đô Berlin của Đức không khí dường như ngột ngạt hơn bởi tiếng còi xe cảnh sát hú chạy khắp thành phố, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp được tổ chức ở Hamburg.

Thủ tướng Đức Merkel từ chối tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc với ngôn ngữ ngoại giao là “bận”. Ảnh: Thời Báo/ internet

Trên hai mươi nước từ khắp thế giới rầm rộ đổ người vào các trung tâm hội nghị. Bộ phận lễ tân của Chính phủ Đức hoạt động hết công suất, lại thêm đợt mưa lụt đang diễn ra ở miền Bắc nước Đức làm công tác điều hành trở nên rắc rối hơn. Lực lượng cứu hỏa Berlin đã phải quyết định đưa thành phố vào “tình trạng đặc biệt” bởi các thiệt hại do thiên nhiên đang gây ra ở đây.