Báo Nhật bàn về sự vắng bóng của Chủ tịch Quang

BBC

25-8-2017

Chủ tịch Trần Đại Quang cùng lãnh đạo Nga, Trung Quốc và các nước khác tại hội nghị Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh giữa tháng 5/2017. Ảnh: Getty images

Tờ Nikkei, báo kinh doanh phiên bản trên mạng, vào hôm 25/08 có bài với tựa ‘Vietnam president’s mysterious absence raising eyebrows’ (Sự vắng bóng bí ẩn của Chủ tịch Việt Nam gây thắc mắc).

Bài của tác giả Atsushi Tomiyama nói về biểu hiện được mô tả là bất thường về nghi lễ ngoại giao trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai ông họ Nguyễn đau đầu với hai ông họ Trịnh

FB Huỳnh Ngọc Chênh

25-8-2017

Ảnh: internet

Đó là ông TBT Nguyễn Phú Trọng và ông TT Nguyễn Xuân Phúc. Còn hai ông kia là doanh nhân Việt Kiều yêu nước Trịnh Vĩnh Bình và doanh nhân nhà nước tham nhũng Trịnh Xuân Thanh.

Ông Nguyễn Phú Trọng đương nhiên là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước để “đầu thú”. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu chính phủ kế thừa hậu quả để lại của các tiền nhiệm, nên phải đối mặt trực tiếp với vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN.

Tội ác giết người!

Nhà Quản Lý

Hoa Trinh

24-8-2017

Ảnh: Nhà Quản Lý

(NQL) – “Vụ việc nhập khẩu 9.000 hộp thuốc ung thư giả, là tội ác giết người hàng loạt chứ không phải đơn giản chỉ là tội buôn lậu hay làm giả chứng từ”.

LTS: Vụ việc “tập đoàn” tuồn thuốc ung thư giả vào bệnh viện mà kẻ cầm đầu là VN Pharma đã dấy lên nỗi phẫn nộ tột cùng của xã hội trong những ngày này. Một bài viết trên trang cá nhân của một nhà báo, xét thấy tiếp nối được dòng sự kiện và mối quan tâm của độc giả, có nhiều điều để suy ngẫm, Nhà Quản Lý xin giới thiệu đến bạn đọc.

Hôm nay, tôi vừa đọc bài báo của bộ trưởng Tiến, bài viết hay, cảm động: Áo blu trắng nhuốm máu. Hành động côn đồ của kẻ hành hung BS cần được nghiêm trị. Nhưng thưa Bộ trưởng, giá như chị viết một bài về thuốc ung thư giải và hàng trăm tỷ mà công ty dược VN Pharma chung chi cho ngành y tế thì toàn cảnh bức tranh y tế VN sẽ đầy đủ hơn.

Khao khát sống là bản năng của con người. Một bệnh nhân ung thư cũng khao khát sống cho dù với họ, khao khát đó phải trả giá bằng tháng ngày gian khổ chống chọi với bệnh tật bị sang chấn về mặt tinh thần, bị khuyết tật về thể xác, và tốn kém rất nhiều về tiền của.

Gian nan, chật vật, mà sự sống thì rất đỗi mong manh. Và đáng nói là, niềm khao khát sống, niềm tin của họ được giao trọn vẹn cho bệnh viện và các bác sỹ. Bởi đó là những người duy nhất có thể giúp họ kéo dài sự sống hoặc may ra thoát khỏi lưỡi hái của thần chết.

Ung thư theo quan niệm của rất nhiều người là án tử lúc nào cũng treo lơ lửng, nhưng ung thư không phải là chết là chấm dứt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, chất lượng thuốc tốt ung thư bị khống chế, có thể kéo dài thời gian sống không bệnh cho bệnh nhân, 5, 10, 20, 30 năm. Điều này thực tế đã chứng minh. Và tôi là một trong bệnh nhân ung thư đã trải nghiệm, minh chứng cho điều đó.

Vậy mà người đứng đầu công ty dược đã thản nhiên nói, nhập thuốc ung thư giả là bình thường… Tôi nghe mà rợn cả mình!

Nó chỉ bình thường với bè lũ lợi ích, bởi họ rất hài lòng với việc đem tiền về túi. Thuốc ung thư giả có khác gì thuốc độc. Nó có thể tước đoạt đi cơ hội sống của bao nhiêu sinh mệnh. Vì vậy, nhập lậu thuốc, thuốc giả, để thuốc quá hạn… đều là hành vi của tội ác giết người hàng loạt, cần nghiêm trị.

Vì sao thuốc kém chất lượng vẫn ngang nhiên trúng thầu, đi lại tung tăng trong cơ thể bệnh nhân, trong khi quy chế đấu thầu thuốc vào bệnh viện là không dễ? Bởi hàng trăm tỷ của chỉ một công ty dược đã thao túng cả lương tâm từ bác sĩ đến người quản lý bệnh viện, đến các cơ quan có quyền khác nữa. Họ phải chung chi từ khâu duyệt, cấp vi da nhập khẩu, cấp phép lưu hành, cấp mã số được in trên bao bì. Rồi khâu xét duyệt thầu, có khi còn cho cả quân xanh, quân đỏ.

Chồng tôi là dược sỹ có thâm niên hơn 40 năm, nói, để xin được một số đăng ký thuốc được phép lưu hành trên thị trường vô cùng gian nan, có khi kéo dài hàng năm. Có được số đăng ký, mỗi loại thuốc nhập khẩu vào Việt Nam đều phải xin quota. Mỗi lần xin quota lại một lần xét duyệt nghiêm ngặt. Vậy tại sao hàng lậu, hàng giả vẫn tồn tại? Câu hỏi nhức nhối có lẽ câu trả lời lại không khó.

Bọn buôn lậu, hàng giả, xin cấp quota theo chuyến hàng. Chúng nhập khẩu thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn độ chất lượng kém, giá thành rẻ, biến hóa làm giả xuất xứ Canada, Mỹ để nâng giá thuốc mà vẫn lọt qua cửa Bộ y tế. Bộ Y tế đã không kiểm duyệt hay cố tình không biết để vẫn cấp phép lưu hành? Đây là câu hỏi mà dư luận muốn các nhà chức trách trả lời.

Khi nhóm lợi ích trong y tế được đồng tiền cầm tay chỉ lối, thì con đường đi đến nghĩa địa của bệnh nhân quả là rất gần.

Vụ việc nhập khẩu 9.000 hộp thuốc ung thư giả, là tội ác giết người hàng loạt chứ không phải chỉ là tội buôn lậu hay làm giả chứng từ.

Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng tôi rất cần một lời giải thích, và cam kết khi bà còn là tư lệnh ngành. Có lẽ ảo tưởng chăng, khi mà văn hóa từ chức, hoặc cúi đầu xin lỗi dân sẽ không bao giờ xuất hiện ở Việt Nam.

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
* Tiêu đề do tòa soạn đặt.

Bộ Y tế “chiến” với báo chí?

Tuổi Trẻ

Bộ Y tế nói sẽ ‘đề nghị xử lý’ báo chí đăng tin sai về bộ trưởng

L. Anh

24-8-2017

TTO – Bộ Y tế vừa có thông cáo báo chí cho biết sẽ xử lý nghiêm về vụ Công ty VN Pharma kinh doanh thuốc giả, kể cả các trường hợp đăng thông tin làm ảnh hưởng uy tín của Bộ trưởng.

Phiên tòa xét xử vụ buôn lậu thuốc ung thư, làm giả con dấu, tài liệu xảy ra tại công ty Cổ phần VN Pharma đang diễn ra tại TP.HCM – Ảnh: HỮU KHOA/ TT

Vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả: Tâm thư của một công dân gửi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

TTT/ Soha

Y Sinh Tuệ Lâm

23-8-2017

Sổ khám bệnh trải dọc hành lang để đăng ký lượt khám. Ảnh: Soha

Mong Bộ trưởng hãy công khai danh sách bác sĩ của các bệnh viện nhận hoa hồng của VN Pharma, đặng để tôi và nhân dân biết đường mà phòng tránh…

Là một công dân kinh sợ bệnh ung thư, nhất là sợ khi mình hoặc người thân lâm bệnh lại rơi vào tay những bác sĩ “ăn” hoa hồng của mấy công ty dược rồi kê thuốc chống ung thư dỏm, tôi mong Bộ trưởng hãy công khai danh sách bác sĩ của các bệnh viện nhận hoa hồng của VN Pharma, đặng để tôi và nhân dân biết đường mà phòng tránh…

Lại là bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến!

Blog RFA

Song Chi

23-8-2017

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Infonet.

Hóa ra trong xã hội này ác nhất chưa chắc đã là đám công an, mặc dù bọn này chuyên bóp nặn, xách nhiễu dân lành và sẵn sàng bạo hành dân tới chết chỉ vì những lỗi vi phạm giao thông nhỏ nhặt hay những vụ việc mà bằng chứng chưa rõ ràng, ngay trong lúc mới tạm giữ để điều tra. “Thành tích” của bọn này còn thua xa một mình chị Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nước nhà. Dưới thời của chị, đã từng xảy ra bao nhiêu scandal rúng động về nghiệp vụ lẫn y đức của ngành y, bao nhiêu cái chết oan do sai sót về chuyên môn hoặc do cẩu thả, tắc trách của bác sĩ, nhân viên y tế…

Luật sư Võ An Đôn và giới hạn của quyền tự do biểu đạt

FB Phạm Lê Vương Các

23-8-2017

LS Võ An Đôn. Nguồn: FB LS Đôn.

Luật sư Võ An Đôn đang chuẩn bị đối mặt với án phạt kỷ luật từ Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên (Đoàn Luật sư) – nơi ông là thành viên vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cho rằng LS Đôn có nhiều bài viết trên FB và các bài phỏng vấn trên báo chí có nội dung nói xấu luật sư, kích động và xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu đến “uy tín của Đảng, Nhà nước và Luật sư Việt Nam”.

Việc làm này của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có phù hợp với luật định hay thể hiện hành vi tùy tiện, vô pháp?

Tàu Trung Quốc số hiệu 46106 tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam

LTS: Cuối cùng thì cũng có một bài báo “lề phải” đã gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác nữa. Tàu 46106 chính là con tàu Trung Quốc đã liên tục tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, mà trang Tiếng Dân đã nhiều lần nhắc tới trong các bản tin hàng ngày.

Thế nhưng, vẫn chưa nghe một “cơ quan chức năng” nào lên tiếng phản đối hành động cướp bóc của con tàu này. Những người đứng đầu các cơ quan của đảng và nhà nước: im lặng. Bộ Ngoại giao: im lặng. Các cơ quan ban ngành đoàn thể của đảng và nhà nước: im lặng

Không một ai đứng về phía ngư dân, lên tiếng phản đối hành động cướp bóc, khủng bố của tàu Trung Quốc, mà chỉ có Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam lên tiếng: “Đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có tiếng nói phản đối và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam“.

____

Người Lao Động

Văn Duẩn

23-8-2017

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án hành động của những người trên tàu Trung Quốc số hiệu 46106 đã liên tiếp tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá với hàng chục ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa.

Một tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, phá tài sản – Ảnh: Tử Trực

Ngày 23-8, tin từ Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam Trần Văn Quý vừa ký văn bản kịch liệt phản đối và lên án các hành động của những người trên tàu Trung Quốc đã tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá Việt Nam.

Bài 2: Công ty VN Pharma trúng thầu khủng ở các bệnh viện như thế nào?

Kimteho

8-1-2016

Biệt thự ông Hùng mua tại 177/1 Nguyễn Văn Hưởng tặng bà Kim Tiến giờ mang tên ông Hoàng Quốc Cường (con trai bà Tiến). Ảnh: Kimteho

Tiếp theo Bài 1: Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế liên quan đến VN Pharma

Sau khi ông Nguyễn Minh Hùng, tổng giám đốc VN Pharma mua tặng cho gia đình bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến căn biệt thự rộng 500 m2 (trị giá 60 tỉ đồng, đứng tên ông Hoàng Quốc Cường, con trai bà Tiến, ngay liền kề phía sau với căn biệt thự số 177 Nguyễn Văn Hưởng nơi gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang sinh sống), Công ty VN Pharma đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của gia đình bà Bộ trưởng.

Bài 1: Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế liên quan đến VN Pharma

LTS: Nhân sự kiện lãnh đạo công ty VN Pharma bị đưa ra xét xử vì nhập thuốc chữa ung thư giả, chúng tôi thấy có hai bài viết sau đây, xuất hiện trên mạng từ đầu năm ngoái, nói về mối liên hệ giữa công ty VN Pharma với Bộ Y tế ra sao, cũng như mối quan hệ của lãnh đạo công ty này với cá nhân và gia đình bà Bộ trưởng Y tế như thế nào.

Hai bài cung cấp nhiều thông tin, nhưng do không có điều kiện kiểm chứng, chúng tôi xin được đăng lại tại đây để quý độc giả giúp kiểm chứng, cũng như chỉ cho chúng tôi biết đâu là thông tin thật hoặc thông tin nào không thật, giúp chúng tôi đính chính thông tin. Hai bài viết này cũng đã được trang “Bộ trưởng Bộ Y tế hãy từ chức” đăng lại năm ngoái.

_____

Blog Kimteho

8-1-2016

Ngôi biệt thự được cho là của bà Bộ trưởng Y tế tại số 177 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quận 2, TP HCM. Nguồn: Kimteho

Ngày 11/11/2015, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã có văn bản số 989/ANĐT(P6) gửi Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế về việc làm rõ trách nhiệm của Đồng chí Bộ trưởng trong việc nhập khẩu cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita cho Công ty VN Pharma.

Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an khởi tố, điều tra vụ án “Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng đồng bọn buôn lậu thuốc chữa bệnh”, xảy ra tại Công ty VN Pharma, Tp. Hồ Chí Minh (Điều đáng nói đây là một vụ án kinh tế nhưng không phải do Cục Cảnh sát kinh tế – Bộ Công an (C46) điều tra mà được giao Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) và Cục An ninh điều tra – Bộ Công an (A92) trực tiếp điều tra phá án, như vậy đây không đơn thuần là một Vụ án kinh tế thông thường mà lý do chúng tôi sẽ nói ở những phần sau). Văn bản Bộ Công an cũng cho biết “đây là vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và an toàn sức khoẻ con người được dư luận xã hội quan tâm”.

Tiêu chuẩn chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước…

Pháp luật TP

Nghĩa Nhân

22-8-2017

Các đại biểu chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XII. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư phải là người tiêu biểu nhất về đạo đức và trí tuệ của toàn Đảng.

Đó là một những nội dung được quy định rõ trong Quy định 90 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành mới đây.

Theo Quy định 90, các chức danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cứng đối với các chức danh nói trên là đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh/thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Trung ương quyết định).

Ngoài ra, mỗi chức danh cần có những phẩm chất, năng lực phù hợp với từng vị trí cụ thể.

Tiêu chuẩn Tổng Bí thư

Tổng Bí thư là chức danh cao nhất trong Đảng, do Trung ương bầu ra trong số ủy viên Bộ Chính trị.

 Theo Quy định 90, Tổng Bí thư phải là người có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư phải là người tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị, xây dựng Đảng. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Có bản lĩnh chính trị, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài. Phải có phẩm chất, năng lực quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, quốc gia, dân tộc.

Tổng Bí thư cần có năng lực lãnh đạo, điều hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm.

Ba chức danh Nhà nước

Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là ba chức danh đứng đầu Nhà nước, do Quốc hội bầu. Do đặc thù chức năng, nhiệm vụ luật định, Quy định 90 của Bộ Chính trị đặt ra một số tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh.

Với Chủ tịch nước, phải có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng và phải có hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Với Thủ tướng Chính phủ, phải có năng lực nổi trội trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế-xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước…

Với Chủ tịch Quốc hội, phải là người quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong chỉ đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…

Chủ tịch Quốc hội phải có khả năng hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị Quyết Quốc Hội bị “lạm dụng”? Hay ai đang làm giáo dục Việt nam ra nông nỗi này?

NAGL

15-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau thông báo về việc World Bank (Ngân hàng Thế giới) chấp thuận cho khoản vay 77 triệu đô la Mỹ nhằm cải cách giáo dục phổ thông (“GDPT”) [1] vào cuối năm 2016, đề án cải cách GDPT được bật đèn xanh để thực hiện theo lộ trình, mà thực tế đã bị chậm gần 2 năm so với dự kiến [2].

Lần đầu tiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (“Ủy ban”), sau hơn 1 tháng đưa ra công luận lấy ý kiến, đề nghị Bộ GD-ĐT cân nhắc kiến nghị lùi thời điểm triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.  Đồng thời, Ủy ban yêu cầu Bộ GD-DT giải trình về “báo cáo về kinh phí – Kinh phí thực hiện Đề án xây dựng chương trình, sách giáo khoa GDPT lần này, cũng như kinh phí thực hiện các đề án khác liên quan đến việc đổi mới GDPT“. 

Chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam, không gọi ngụy quân, ngụy quyền!

Tuổi Trẻ

18-8-2017

TTO – Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam… Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử VN.

Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới – Ảnh: V.V.TUÂN

Chính phủ dừng nhận chìm, dân biển mừng rơn!

LTS: Bài trên báo Pháp Luật TP dưới đây, cho thấy dư luận đã lắng xuống sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quyết định dừng biện pháp nhấn chìm chất nạo vét xuống biển, thay vào đó, đưa những chất ô nhiễm này lên bờ, đổ xuống cạnh bờ để lấn biển.

Sự kiện này có thể được ghi nhận: báo chí, các nhà khoa học và người dân đã thành công khi tiếng nói phản đối của mọi người đã giúp bảo vệ khu bảo tồn Hòn Cau. Nhưng sự thành công này đã che lấp mối nguy kinh hoàng hơn cho hàng triệu dân cư ở Bình Thuận, bởi chính họ là những người sẽ phải sống chung với ô nhiễm khí thải, xỉ thải từ các nhà máy và tàu than xả ra ngay trên bờ và duyên hải, đe doạ sức khoẻ họ, kể cả thai nhi.

Nên lắng nghe dân

Tuổi Trẻ

Lê Thanh Tâm

16-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: DAD/ báo TN

TTO – Dẫu biết phải xã hội hóa việc đầu tư hạ tầng giao thông, buộc phải đầu tư BOT trên đường độc đạo và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Nhưng phía sau sự “chăm chăm bảo vệ lợi ích” nhà đầu tư ấy là gì?

Xung đột ở trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang ngày càng trở nên nóng hơn, các diễn biến phức tạp tại trạm này đã gây ra kẹt xe trầm trọng, khiến cho chủ đầu tư có lúc phải buông xuôi bằng cách xả trạm.

Nới tay siết cổ dân

FB Trung Bảo

16-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Trung Bảo

Sau một tuần diễn ra cuộc cách mạng tiền lẻ ở Cai Lậy, giá vé đi qua trạm thu phí ở đây đã được giảm. Đây là sự thoả thuận giữa Ban giám đốc BOT Cai Lậy và Bộ GTVT, không có sự tham gia của giới tài xế, theo những gì báo chí tường thuật. Trước đó, trạm này đã “thất thủ” trước những bó tiền lẻ nên phải xả trạm không thu phí suốt một ngày.

Cuộc họp giữa Bộ GTVT và Ban giám đốc BOT Cai Lậy đưa tới kết quả giảm giá vé không phải là điều mà mọi người yêu cầu. Người ta yêu cầu trạm thu phí này phải được đặt đúng chỗ, tức ở đường tránh chứ không phải trên quốc lộ. Cuộc họp không coa mặt bất kỳ ai đại diện cho giới tài xế, những người trả tiền.

Một nền tư pháp đa tốc độ

Blog VOA

Bùi Tín

14-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình nhà nước Việt Nam. Ảnh: VOA

Vụ án Trịnh Xuân Thanh, đang bị tạm giam 4 tháng để điều tra, rồi đây sẽ được xử án ra sao?

Có nhiều khả năng xảy ra vì đây sẽ là một vụ án chính trị, được dư luận trong ngoài nước rất quan tâm, không thể xử qua loa, theo nghị quyết của bộ chính trị như xưa nay được.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

German Embassy Hanoi

14-8-2017

Quốc kỳ 2 nước Việt – Đức

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Cần phân định rõ rệt “bí mật quốc gia” và “bí mật của đảng”

Trương Nhân Tuấn

12-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Báo chí trong nước đăng tin Quốc hội đang bàn về Luật bảo vệ bí mật nhà nước. Theo các bản tin thì từ năm 2001 đến nay đã có tới trên 800 tin tức thuộc loại “bí mật nhà nước” đã bị tiết lộ, trong đó có nhiều tin “tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo.”

Thế nào là “bí mật nhà nước”? CSVN sử dụng từ “nhà nước” để chỉ cho “quốc gia”. Vấn đề là từ “nhà nước” hay “nhặp nhằng” với “chính phủ”. Trong khi “quốc gia”, theo định nghĩa của quốc tế công pháp, “quốc gia” bao gồm ba thành tố “dân chúng, lãnh thổ và một chính phủ”.

Ánh sáng mặt trời và gió: Nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu

Kỹ sư Phạm Phan Long

Viet Ecology Foundation

California, tháng 8/2017

Năng lượng tái tạo từ gió và ánh sáng mặt trời đã nhanh chóng vượt qua các nguồn năng lượng hóa thạch, hạt nhân và cả thủy điện vì hiệu quả kinh tế cao và phát thải thấp. Bài này trình bày về hiện tượng biến đổi khí hậu và so sánh các nguồn năng lượng qua yếu tố y tế, môi sinh và kinh tế để kết luận: Ánh sáng mặt trời và gió là hai nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu

Việt Nam “xoay trục” về phía Mỹ

Trương Nhân Tuấn

10-8-2017

Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Mỹ tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Alex Wong/ Getty Images.

Sự việc TQ hăm họa vũ lực ở lô dầu khí 136-03 hồi trung tuần tháng sáu 2017 đã khiến cho VN “xoay trục” về hướng Hoa Kỳ.

CSVN đã bỏ phí một khoảng thời gian 8 năm quí giá, hai nhiệm kỳ của TT Obama, để có thể “kết thân” với Hoa Kỳ với tư thế “khá hơn hiện nay” trong chính sách “chuyển trục” của đại cường. Thời gian 8 năm đã có thể gắn bó, VN đã có thể trở thành “cường quốc trung bình” trong khu vực, theo lời hứa của các lãnh đạo Hoa Kỳ.

Nguyên thủ quốc gia & định chế chủ tịch nước

FB Huy Đức

10-8-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: VNN

Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Cuộc trò chuyện với chủ cho thuê xe chở Trịnh Xuân Thanh từ Berline sang Praha

Nguyễn Thi

9-8-2017

Hiếu Bùi, chủ cơ sở Hiếu Bùi Travel. Nguồn: Bùi Quang Hiếu

Trong bữa ăn sáng, đang tào lao chuyện trên trời dưới biển, đột nhiên người bạn ghé tai nói nhỏ: Xe chở Trịnh Xuân Thanh (TXT) từ Đức về đây là xe của Hiếu Bùi. An ninh Đức đã cẩu xe về bên họ rồi!

Trong mấy ngày gần đây, vụ TXT đang là một chủ đề nóng bỏng, đi đâu cũng nghe nhiều người bàn tán, từ thế giới mênh mông trên mạng, các cuộc gặp gỡ bạn bè, cho đến bữa cơm gia đình. Người ta hóng từng chi tiết mới. Tin “xe của Hiếu Bùi” có tính kích thích khá mạnh đổi với dân làm báo cộng đồng tại CH Séc.

Cấm xe máy ở các thành phố lớn: Loay hoay tìm giải pháp thay thế

Kiều Phong

9-8-2017

Kẹt xe ở Sài Gòn. Ảnh: internet

Để cai ma túy cho một con nghiện ma túy, ngày nay người ta áp dụng phương pháp cho con nghiện hút hoặc uống một thứ thuốc khác có mùi vị tương đối giống nhưng không gây hiệu quả gì đáng kể. Đây là biện pháp thay thế, để xóa đi một tật xấu nào đó thì người ta sử dụng biện pháp thay thế cho đối tượng, sau đó từ từ cai hẳn. Để giảm thiểu rồi tiến tới xóa bỏ xe máy ở Hà Nội và TP.HCM, cũng cần phải có một biện pháp thay thế khả dĩ.

Vụ xử 14 cựu cán bộ hôm nay, không liên quan gì đến vụ Đồng Tâm

8-8-2017

Hôm nay TAND huyện Mỹ Đức, Hà Nội xét xử 14 cựu cán bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Mỹ Đức, sai phạm trong công tác quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức. Nhưng người dân xã Đồng Tâm cho rằng, vụ xét xử này không liên quan đến vụ tranh chấp đất của người dân Đồng Tâm, dẫn đến cuộc khủng hoảng giữa người dân với chính quyền, diễn ra hồi tháng Tư.

TS Nguyễn Quang A nói rằng, dù vụ xử này không liên quan tới vụ khủng hoảng ở Đồng Tâm, “nhưng sẽ được báo chí vống lên là một phần của vụ Đồng Tâm để lót đường cho vụ khủng bố bà con Đồng Tâm. Nếu là vụ liên quan đến Đồng Tâm thì phải đưa kẻ đã ký quyết định bắt cụ Kình và ba-bốn người ở Đồng Tâm, cũng như mấy kẻ đã ra tay hành hung cụ Kình ra tòa xét xử; đưa bọn nào lấp liếm nói đồng Sênh thuộc sân bay Miếu Môn ra công khai bắt chúng đưa ra bằng chứng, nếu không đưa được bằng chứng thì đưa ra tòa“.

Việt Nam làm gì để giảm căng thẳng với Đức?

BBC

7-8-2017

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg ngày 7/7/2017. Ảnh: ODD ANDERSEN/Getty Images

Một số nhà quan sát nước ngoài bày tỏ lo ngại về hệ lụy của ‘khủng hoảng ngoại giao’ Việt – Đức liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh.

Một cựu đại sứ Đức nói với BBC ông cho rằng vụ việc “trên cả nghiêm trọng” này là một “bước lùi” cho quan hệ Việt – Đức, trong khi một chuyên gia về nghiên cứu Đông Nam Á người Đức đánh giá vụ việc này có tính “nhạy cảm” vì Đức đã có Chương trình Hội thoại Nhà nước Pháp quyền với Việt Nam từ năm 2009.

Khả năng Việt Nam đưa ra một lời xin lỗi chính thức và thừa nhận đã có hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Đức là “gần như không thể có”, một nhà nghiên cứu pháp lý về truy bắt tội phạm xuyên biên giới bình luận với BBC.

Các giải pháp công trình thủy lợi chống ngập úng TP HCM là bảo vệ khu vực giàu, đẩy ngập úng đến khu vực nghèo

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

1- Quyền lực và ý chí chinh phục thiên nhiên:

Tp. HCM không có LŨ, LỤT, gây thảm họa chết người và thiệt hại tài sản. Thành phố chỉ có NGẬP ÚNG, gây phiền toái mà thôi. Nước cống rãnh, phân, rác các loại thực sự đã làm ướt bẩn chân người dân. Trước Đổi Mới (năm 1986) ngập úng ít xẩy ra, kể cả sau những cơn mưa lớn. Tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây, theo đà với sự phát triển bùng nổ của Tp. HCM, ngập úng ngày càng gia tăng gây bức xúc thường xuyên cho dân.

“Dòng sông bên lở bên bồi” và “Nước chảy chỗ trũng” là hai qui luật khoa học được phát hiện không tốn 1 xu

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

Sạt lở bờ sông ở An Giang ngày 22/4, nhấn chìm 14 căn nhà. Ảnh: Thiên Nhiên.

Tuần vừa qua, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cho chúng ta ăn no đủ những thông tin về sạt lở đất bở sông, bờ biển. Cũng đúng là còn nhiều nhà khoa học thường “tô hồng” cho những hô hào hay cao hứng của các lãnh đạo.

Bao nhiêu năm nay rất nhiều quy hoạch tổng thể/ chiến lược này, nọ, kia; cho cả nước, cho vùng, cho khu vực, cho địa phương (cho giai đoạn 5, 10, 15 và 20 năm) đã sử dụng khá nhiều nguồn lực trong và ngoài nước (thuế của dân), làm xong rồi cất ngăn kéo.

Có phải nơi bãi nhận chìm bùn cát thải từ NM điện Vĩnh Tân chỉ có cát không thôi?

TS Lê Xuân Thuyên

7-8-2017

Đâu phải ở nơi đó không có ai

Cộng đồng đang tỏ rõ sự quan tâm lo lắng trước việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát xuống vùng biển gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Bình Thuận) và đã được Bộ TN&MT đồng ý về nguyên tắc. Không chỉ có vậy, nếu vấn đề êm xuôi thì công ty này còn có thể xin đổ thêm nhiều triệu mét khối bùn thải nữa trong thời gian tới.

Các ‘hợp đồng xấu’ đưa VN đến nguy cơ phải đền bù tiền tỷ đã trở thành tiền lệ?

TN/ TTTG

Nguyên Nga – Chí Nhân

7-8-2017

Trong trường hợp Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 bị chậm tiến độ, VN có thể phạt chủ đầu tư thay vì đền bù cho họ . Ảnh: Đào Ngọc Thạch/Thanh Niên

Thông tin dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân bị chậm tiến độ, bên có lỗi sẽ bị phạt đến 620.000 USD/ngày (tương đương 14 tỷ đồng) mà Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà công bố đang gây sốc dư luận.

Đáng lo ngại, các “hợp đồng xấu” đưa VN đến nguy cơ phải đền bù tiền tỉ đã trở thành tiền lệ.

VN có thể phạt ngược chủ đầu tư

“Có ý kiến đưa vật chất nạo vét luồng này mang đi xa 100 km đổ, chi phí đó cũng được tính vào giá điện. Bất cứ phương án nào đưa ra cũng cần cân nhắc kỹ vì mỗi chi phí phát sinh sẽ trở thành gánh nặng cho người dân khi bị đổ vào giá điện”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.