Nhìn về mô hình nhất thể hóa

FB Mai Quốc Ấn

1-10-2018

Hãy khoan bàn về nhất thể hóa chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước (đang là đề tài hot). Vì cái chúng ta thấy chỉ là trước mắt. Mà cần nhìn lại những cách tạo “lỗ kim thể chế” khiến “lạc đà sai phạm” chui qua nhẹ nhàng đã thành quán tính. Nhất thể hóa mà không thay đổi thể chế để “cởi trói” doanh nghiệp, nâng cao đời sống người dân, giảm tham nhũng thì có ý nghĩa gì?

Nhất thể hóa – Trẻ trâu chơi trận giả

FB Nguyễn Tuấn Anh

1-10-2018

Cái chúng ta cần cho một quốc gia tiến bộ là bao nhiêu % ghế đối lập trong quốc hội, tổ chức nghị viện, nghị sĩ và bầu cử được giám sát ra sao, chứ không phải 2,3 hay 4 người lãnh đạo. Tổ chức nghị viện và bầu cử tốt, khắc sẽ có người lãnh đạo tốt.

Nhất thể hoá thì lại rập khuôn Trung Quốc. Còn nếu theo kiểu Tổng bí thư cuối cùng – Tổng thống đầu tiên, ta lại quay về với bài học của Nga. Chả có gì đáng vui mừng, hoan hỉ.

Chuyện lạ ở LH các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam: Tuyển người gần 50 tuổi vào biên chế nhà nước

Lê Văn Đỏ

30-9-2018

Trong khi Chính phủ đang chủ trương tinh giản biên chế, các cơ quan, ban ngành cứ 2 người nghỉ hưu thì mới được tuyển 1 suất biên chế để thay thế, vậy mà Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tuyển liền một lúc 6 suất biên chế, trong đó có người đã gần… 50 tuổi.

Đài Tiếng nói Việt Nam gỡ bỏ bài có ảnh viên chức BNG Việt Nam ngủ giữa hội trường LHQ

Hiếu Bá Linh

30-9-2018

Ảnh chụp màn hình báo mạng Iran, đưa tin viên chức BNG Việt Nam ngủ say sưa giữa phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc

Hôm qua, ngày 29/09/2018 báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam đăng bài viết “Sự thật sau bức ảnh thành viên phái đoàn Việt Nam ngủ say tại phòng họp LHQ”, nhưng chưa đầy một ngày sau đã phải gỡ bỏ bài báo này. Hiện trên Google vẫn còn lưu dấu tích của nó.

Vạn lần bất tín

Trương Minh Ẩn

29-9-2018

Mỗi khi trái gió trở trời, bà con xứ ta thường nhớ tới chai dầu gió trước tiên, rồi mới tính tới thuốc men, đi bịnh viện khám bệnh… Chuyện này làm tôi nhớ lại một loại dầu nức tiếng một thời gian dài, đó là dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín, có mặt khắp miền Nam những năm trước 1975.  

Chửi là đúng!

Ngô Ngọc Trai

29-9-2018

Có người bảo ngủ trong lúc nghỉ giải lao. Vậy tại sao không tranh thủ thời gian trống đi chuyện trò với bạn bè quốc tế để giới thiệu về VN, để vận động cho việc bầu VN thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an, việc mà đoàn VN đang làm?

Chuyện ngủ gục ở diễn đàn LHQ

FB Trương Nhân Tuấn

29-9-2018

“Một thành viên trong phái đoàn Việt Nam ngủ giữa buổi thảo luận khoáng đại tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 73 ở New York”.

Chuyện ngủ gục trong lớp học, trong giảng đường… mặc dầu có 101 lý do để “chữa thẹn” như thức khuya vì ôn bài, vì rửa chén nhà hàng… nhưng biện hộ cách nào thì đó cũng là một điều xấu hổ cho bản thân. Huống chi chuyện ngủ gục ở diễn đàn LHQ.

Hợp nhất hai chức danh và công thức’ thần thánh’

BBC

Nhà văn Võ Thị Hảo

29-9-2018

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ ba từ trái sang) trong một chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: Getty Images

Truyền thống tính toán khác thường của thể chế toàn trị được cho là thường không thích chân lý hiển nhiên.

Chẳng hạn, họ có thể thích công thức 2+2 = 5 chứ không phải 2+2 bằng 4, vì 2+2 cộng một phần không phải sự thật thì sẽ bằng 5.

Thư ngỏ gửi Quyền Chủ Tịch nước

Nguyễn Đình Cống

28- 9- 2018

Đoán rằng chức Quyền Chủ Tịch nước của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ trong khoảng thời gian ngắn vì Quốc hội sắp họp để bầu Chủ tịch. Tuy quyền không nhiều, thời gian ngắn, nhưng biết cách làm, biết việc cần làm thì Quyền Chủ Tịch vẫn có thể làm được một số điều tốt, để lại ấn tượng đẹp.

Nhóm lợi ích Bộ tài nguyên môi trường bất chấp luật lệ để giấu diếm ĐTM ra sao?

FB Nguyễn Anh Tuấn

27-9-2018

Formosa Hà Tĩnh một chiều tháng 9/2018. Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Năm 2014 Quốc Hội thông qua Luật Bảo vệ Môi trường quy định rất rõ một trong những loại thông tin môi trường PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). [1]

Nếu làm theo luật này, chẳng hạn đối với Formosa Hà Tĩnh, công chúng và báo chí sẽ biết rõ nhiều thông tin quan trọng sau:

Đám tang Trần Đại Quang: Nên tin hay không?

Đỗ Thành Nhân

27-9-2018

Báo VnExpress đưa tin: “Ban tổ chức Lễ quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, tính đến 17h hôm nay 26/9, đã có khoảng 1.500 đoàn trong nước, quốc tế với số lượng ước tính 50.000 người đến viếng cố Chủ tịch nước”.

Quy hoạch mọi thứ, trừ ‘tin yêu và hy vọng’!

Blog VOA

Trân Văn

26-9-2018

Tuần trước, VnExpress đăng phóng sự “Thiếu phòng, học sinh Hà Nội nghỉ luân phiên” (1). Theo đó, toàn bộ học sinh trường Tiểu học Chu Văn An, tọa lạc tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai chỉ được học tám buổi mỗi tuần thay vì 10 buổi mỗi tuần như các trường tiểu học bán trú khác. Có những đứa trẻ – kể cả học sinh lớp một – mỗi tuần phải ở nhà các ngày thứ hai, thứ ba, chỉ đến trường vào các ngày thứ tư và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ bảy. Ngược lại, có những đứa trẻ được đến trường vào các ngày thứ hai và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ năm rồi ở nhà!

Lăng Tự Đức

Mốt mai đây, suốt từ Nam chí Bắc, sẽ có biết bao nhiêu lăng nữa mọc lên. Sống biệt phủ, chết xây lăng. Người lấy đất ruộng, người chiếm cả ngọn núi, kẻ thì bạt cả đồi. Việt Nam trở thành địa điểm du lịch lăng mộ nổi tiếng thế giới. Tự hào thay!!!

____

FB Đỗ Duy Ngọc

26-9-2018

Nhân có phong trào xây lăng đắp mộ cho các lãnh đạo Việt Nam, những người đã qua đời và một số người đã sắp hết niên hạn. Đọc lại lịch sử để biết thêm tại sao Lăng Vua Tự Đức có tên là Khiêm lăng.

Nghĩa và tình, công và ơn

Blog VOA

Trân Văn

25-9-2018

Ông Trần Đại Quang. Ảnh: AP

Từ lúc ông Trần Đại Quang – Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua đời đến nay, mạng xã hội và các diễn đàn điện tử tại Việt Nam càng lúc càng nóng, số người bày tỏ sự thương tiếc ông Quang càng lúc càng giảm.

Độc Quyền Sách Giáo Khoa Là Nhiệm Vụ Chính Trị!

Nguyễn Quang Duy

25-9-2018

Ở các nước tự do, vai trò chính phủ giới hạn trong việc lập chiến lược, đề ra chính sách và chương trình hoạt động. Chính phủ không giữ vai trò con buôn cạnh tranh sản xuất, mua, bán và phục vụ. Nhưng Nhà nước Việt Nam thì khác, độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa.

Quốc tang của người không cầm quyền

FB Lương Vĩnh Kim

25-9-2018

Ngày 24 tháng 3 năm 1926, cụ Phan Châu Trinh qua đời. Một đám tang lạ lùng đã diễn ra trên đất nước ta. Toàn dân – không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo – đã tự nguyện để tang cho một người đã từng “Đập Đá Ở Côn Lôn”. Đám tang lớn đến mức mà Nguyễn Ái Quốc, trong một báo cáo gửi quốc tế cộng sản, đã viết “trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”.

Vì sao kẻ chết người cười ở xứ ‘Đông Lào’?

Blog VOA

Nguyễn Hùng

24-9-2018

Chẳng hiểu tại sao và từ bao giờ người ta gọi xứ ấy là xứ Đông Lào. Có thể họ buồn vì là công dân cái xứ mà muốn đi chơi đâu cũng thót cả tim vì không biết người ta có cho visa nhập cảnh không? Hay họ ngán vì ra sân bay có visa nhập cảnh rồi nhưng mấy anh công an hứng lên là bảo ‘cô thuộc diện chưa được xuất cảnh’ mà chẳng có cơ sở pháp luật nào để đưa ra cái lệnh cấm đó? Có thể họ thấy cái xứ ấy giờ còn chẳng bằng xứ Lào nên chỉ đáng gọi thế thôi? Hoặc là họ xót xa vì vừa mở miệng nói mấy câu cho sướng miệng đã phải bỏ con ở nhà đi bóc lịch 10 năm?

Quốc tang

FB Huy Đức

24-9-2018

Chính phủ nên sửa Nghị định 62. Thay vì quy định cứng 4 chức danh được tổ chức quốc tang nên đưa ra các tiêu chí.

Quốc tang chỉ nên tổ chức với người thực sự có công trạng lớn với đất nước; với một người hoặc nhiều người chết vì những hành động quả cảm hoặc chết trong những tình huống bi thảm…; với những người mà cuộc sống của họ thực sự là một tấm gương và cái chết của họ có khả năng lay động.

Lăng tẩm làm gì khi bản thân làm toàn những điều ô danh

FB Đỗ Ngà

24-9-2018

Phong kiến là gì? Phong là phong tước, kiến là kiến địa. Từ phong kiến xuất phát từ đó. Thời kì sơ khai của xã hội loài người, khi một ông vua khai quốc lên ngôi, ông ta sẽ phong tước cho con cháu dòng họ và công thần. Đi kèm với phong tước sẽ là việc chia chác đất đai cho những người ấy, điều này người ta gọi là “phân phong”.

Việc chia chác này xem như mỗi người được phong sẽ là vua trên vùng đất của mình. Chính việc phân phong đó mà quyền lực của vua ở trung ương bị mất dần qua nhiều đời sau. Thế là một quốc gia to lớn và hùng mạnh ban đầu trở thành những quốc gia nhỏ và chúng đánh nhau liên miên. Thời kì nhà Chu trước Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa cổ đại là dạng nhà nước đó – nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ. Loại phong kiến này đã đưa đất nước Trung Hoa bị xé nát thành từng mảnh nhỏ và kéo theo đí chiến tranh xâm chiếm suốt thời Xuân Thu – Chiến Quốc kéo dài hơn 500 năm.

Hiện tượng xã hội và ông Trần Đại Quang

Kông Kông

23-9-2018

Ông Trần Đại Quang, Chủ Tịch nước CH XHCN VN, chết hôm 21/9/2018 sau thời gian dài chống chọi với loại “virus hiếm và độc hại” từ tháng 7 năm 2017 khi công du Tàu cộng về. Thọ 62 hay 68 tuổi gì đó (vì có tin cho biết năm sinh của ông trên giấy khai sinh là 1950 nhưng đã sửa con số zero thành số 6, trẻ hơn đến 6 tuổi).

Thư kiến nghị khẩn cấp: Cần truy tố sư sãi làm nhục Chủ tịch nước

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

23-9-2018

Kính gửi: – Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

– Bộ chính trị

– Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Tôi là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản.

Tôi xin gửi đơn kiến nghị khẩn cấp này đến các cơ quan của Đảng một việc như sau:

Hai vấn đề của một thông báo

FB Trịnh Hữu Long

23-9-2018

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Ảnh: TTXVN

Hai từ khoá: (Bộ chính trị) “phân công” và (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) “thông báo“.

1. Khi Chủ tịch nước qua đời, Phó Chủ tịch nước đương nhiên nắm quyền Chủ tịch nước ngay lập tức theo đúng Hiến pháp. Nhưng rốt cuộc phải chờ Bộ chính trị “phân công” mới được làm. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đóng vai trò của một anh mõ làng, đó là loan tin. Như vậy, Bộ chính trị cao hơn Hiến pháp và cao hơn Quốc hội.

Chuyện này cũng chẳng có gì đặc biệt. Ai cũng biết rồi. Cái đặc biệt là người ta không ngại ngần phô diễn nó ra và không ngại ngần đi ngược lại với chính lời mình nói: “Đảng không làm thay chính quyền”.

Đôi điều suy ngẫm

Mạc Văn Trang

23-9-2018

Có bạn trách tôi, sao lại thờ ơ trước đại sự: Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần? Xin được bầy tỏ đôi điều.

Quang chết, mở ra một khoảng trống ở Việt Nam

Asia Times

21-9-2018

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Lê Quốc Tuấn

Cái chết của chủ tịch Trần Đại Quang sẽ mở rộng sự cạnh tranh giữa các phe đối lập bên trong Đảng Cộng sản cầm quyền trước một quá trình chuyển đổi lãnh đạo ngày càng không chắc chắn.

Kiến nghị về Quốc tang

FB Trần Vũ Hải

22-9-2018

Kiến nghị giảm thời gian Quốc tang từ 2 ngày xuống 1 ngày và giảm số người được hưởng chế độ “Quốc tang”.

Theo nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 “Về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức”, lễ Quốc Tang kéo dài hai ngày, dành cho cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

Vài dòng đưa tiễn ông Trần Đại Quang

Đỗ Thành Nhân

22-9-2018

Viết mấy dòng để đưa tiễn ông về nơi vĩnh hằng, mong ông thanh thản ra đi.

I. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang

Năm 2013, ông Trần Đại Quang là Bộ trưởng Công an. Cũng năm đó Quốc hội kêu gọi nhân dân tích cực góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tôi cũng tham gia viết một bài.

Thương tiếc bác Dương Danh Dy

Đào Tiến Thi

22-9-2018

Khoảng từ giữa năm 2009, tôi mới biết Trung Cộng là kẻ thù nguy hiểm (trước đó chỉ mới biết Trung Cộng “xấu bụng” thôi). Hai người khai sáng đầu tiên cho tôi là bác Tống Văn Công (cựu binh chống Pháp, cựu Tổng biên tập báo Lao động) và bác Dương Danh Dy (cựu Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc) với những bài viết đăng trên mạng.

Ông Trần Đại Quang qua đời: Kết thúc kiếp người trong đau đớn!

VNTB

Ánh Liên 

21-9-2018

Người đứng đầu nhà nước, ông Trần Đại Quang vừa mất vào sáng ngày 21.09, kết thúc chuỗi bi cực vào cuối đời.

Ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Chủ tịch nước) mất, khi cuộc chiến đốt lò nhằm vào đơn vị cũ của ông vẫn đang diễn ra,… Và nhiều người tin rằng, sự ra đi lần này sẽ khiến cho nhiều kẻ vui mừng, bao gồm cả những nhóm lợi ích đang tồn tại.

Người từng một thời hét ra lửa ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, oai phong lẫm liệt ở lễ Tuyên thệ Chủ tịch nước,… đã sớm xuống dốc về mặt thần thái và sức khỏe, và chưa hết nửa nhiệm kỳ, người dân chỉ thấy một Chủ tịch nước héo khô về mọi mặt.

Quanh một cái chết

FB Nguyễn Thông

21-9-2018

Ông chủ tịch nước qua đời lúc 10:05 sáng nay 21.9.2018 (nhằm 12.8 ta), khi đương chức. Theo thói của người xưa có văn hóa và nhân văn, “nghĩa tử là nghĩa tận”, tôi cầu cho ông siêu thoát, rũ bỏ được mọi đau đớn của cả thể xác lẫn cõi nhân sinh u ám.

Định không nói bất cứ lời nào về ông trong lúc này, nhưng chợt nhớ cách nay 1 tuần, ông nhợt nhạt như một cái xác vô hồn khi làm buộc phải làm chủ lễ đón tổng thống Indonesia, thấy thật tội nghiệp. Làm người, dù kẻ ăn mày hay ngài chủ tịch nước, sao mà khổ thế.
Xưa, cụ Nguyễn Gia Thiều viết “Thảo nào khi mới chôn nhau/Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. Không mấy ai thoát được.

Về “nghĩa tử là nghĩa tận”

FB Trịnh Hữu Long

22-9-2018

Muốn thiên hạ có “nghĩa” với mình khi mình chết thì tối thiểu khi còn sống cũng phải có “nghĩa” với thiên hạ.

Còn khi sống mà trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tội ác, hoặc im lặng về hùa với kẻ ác, thì đừng trách người ta vui mừng khi mình chết, bởi cái chết đồng nghĩa với việc không còn khả năng gây ra tội ác nữa.