Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Virgina Bennett phát biểu, trao đổi trực tuyến với nhà vận động Vũ Quốc Ngữ từ Hà Nội, tại Ngày Vận động cho Việt Nam tại điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 29/6/2017. Ảnh: VOA
Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Vào đầu giờ chiều nay, vụ án tiếp tục với phần tranh luận. Ban đầu là luật sư Võ An Đôn và tiếp đến là luật sư Nguyễn Khả Thành. Tôi là người cuối cùng đối tụng với kiểm sát viên.
Sáu vấn đề chủ yếu tôi đặt ra:
Một. Kết luận điều tra và Cáo trạng viện kiệm sát buộc tội bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoàn toàn dựa vào bốn bản kết luận giám định của 03 (ba) vị giám định viên khác nhau về lĩnh vực thông tin và văn hoá. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông và Nghị định 132/2013 không quy định thẩm quyền về giám định tư pháp của Bộ Thông tin truyền thông và cấp địa phương là Sở TTTT. Nên nếu không có thẩm quyền giám định thì việc giám định có giá trị pháp lý hay không?
Căn cứ vào cáo trạng buộc tội Mẹ Nấm-Như Quỳnh, sẽ có không ít nhân vật hoạt động có thể “thích hợp” thậm chí “vừa vặn” hơn, trong “khuôn khổ” cái gọi là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tuy nhiên, Mẹ Nấm vẫn “được chọn”. Cách thức chọn bắt – bắt ai, bắt lúc nào, bắt như thế nào – không bao giờ là ngẫu nhiên. Được cân nhắc và tính toán, nó phải tạo hiệu quả tâm lý. Phải mang lại hiệu ứng truyền thông. Phải đưa đến một tác động xã hội và dẫn đến một sự sợ hãi lan rộng. Người ta thậm chí lường trước cả phản ứng dư luận, trong cũng như ngoài nước.
Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kimđột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.
Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.
Ai lại không thấy sự ngược đời trên những tờ báo qua sự so sánh phiên toà Nga-Mỹ và phiên toà Mẹ Nấm. Một đằng là sự ngập tràn thông tin, tường thuật chi tiết và hấp dẫn bằng mọi hình thức thể hiện. Phía còn lại là sự im lìm đáng sợ dù vụ xử này hội đủ điều kiện để “câu” view thậm chí có thể cao hơn vụ kia.
Có nên trách báo chí và những người làm báo? Chỉ nên buồn cho nghề báo. Buồn vì chúng tôi có những người đủ khả năng và sự chuyên nghiệp để đưa tin nhưng mãi mãi bị kiềm hãm bởi óc quản lý của những cảnh sát tư tưởng còn rơi rớt lại từ thời Stalin. Bạn có thể yêu cầu chúng tôi đấu tranh cho nghề nghiệp của mình. Đành trả lời đó phải là câu chuyện dài của cả một xã hội, không thể trút hết lên vai nhà báo dù đúng là họ có vai trò quan trọng.
Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói “lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt lưỡi” để răn đe những kẻ mồm loa mép giải chuyên nói những điều gian dối để lừa người.
Nhưng với người Cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khoác lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết quả tốt sẽ tăng cao.
“Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng ‘chống tham nhũng’ chỉ là cái cớ, vì tham nhũng được gọi là giặc nội xâm và coi như không có một quan chức lớn nào không tham nhũng. Vì thế lồng trong cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ đang xảy ra là cuộc chiến nội bộ dưới một nhãn mác mới”.
Kông Kông
28-6-2017
Cuộc chiến tranh Bắc/Nam 1954 – 1975 chấm dứt với phe miền Bắc thắng vào ngày 30 tháng Tư. Cuộc chiến đó do đảng cộng sản miền Bắc chủ trương với danh nghĩa “Giải Phóng”.
Sau “giải phóng” thì người dân cả nước được thấy rõ sự thật. Người miền Nam thấy được “thiên đường” cộng sản “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Đồng bào miền Bắc thấy được “miền Nam đồi trụy, đói rách vì bị Mỹ Ngụy ác ôn bóc lột”.
Một chi tiết đặc biệt trơ trẽn, không những được nêu rõ trong cáo trạng mà còn được nhắc nhiều lần trên báo công an nhân dân để buộc tội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là việc chị được vinh danh và nhận giải “Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015” của tổ chức Civil Rights Defenders (CRD).
Ai cũng biết đây là một tổ chức có tiếng ở Thụy Điển, không phải ai cũng dễ dàng được họ lựa chọn và vinh danh. Việc một người phụ nữ Việt Nam được trao giải thưởng cao quý này đáng lẽ phải là một niềm tự hào của Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền lại dùng nó để bôi nhọ và buộc tội người phụ nữ này.
Các Vụ Bắt Giữ Và Xét Xử Nhà Hoạt Động Thể Hiện Quyết Tâm Dập Tắt Tiếng Nói Phê Bình Của Hà Nội
(New York) Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh “Mẹ Nấm”) và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với cô. Công an bắt cô từ tháng Mười năm 2016 và tống đạt cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Tòa án Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa dự kiến sẽ mở phiên xử bà vào ngày 29 tháng Sáu năm 2017.
Nếu bây giờ bạn đặt dòng chữ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” vào ô tìm kiếm của trang Google lừng danh, thì chưa đầy một giây sau, cái trang web ấy sẽ cho bạn khoảng hơn 15 vạn kết quả mà đa phần trong số đó đều cho rằng ông Hồ Chí Minh là tác giả.
Trong số ấy, có trang Xây Dựng Đảng khẳng định nguồn gốc hai câu ấy được ông Hồ Chí Minh dùng mở đầu bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958. Sau đó, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958 [1].
Con đường nào, thể chế chính trị và kinh tế nào biến trần thế thành thiên đàng hay biến thế gian thành địa ngục? Câu trả lời đã rất rõ khi nghiêm túc đối chiếu và so sánh trong mọi lãnh vực giữa Đức và VN trong 70 năm qua. Một bên là chế độ Dân chủ Đa nguyên và Kinh tế Thị trường, còn bên kia là chế độ độc đảngtoàn trị và Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN!
Đức và VN có một số điểm tương đồng. Về mặt dân số và diện tích tương đối ngang ngửa với nhau, VN 331.114km² và gần 92 triệu dân, Đức 357.376km² và trên 81 triệu dân.[1] Cả hai nước đều là sản phẩm của Thế chiến thứ 2 và Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, hay còn gọi là giữa Cộng sản và Tự do. Cả VN và Đức đều bị chia đôi.
Đã gần hai tháng sau cái ngày 18/05, ngày ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát ra thông điệp đối thoại, khiến bao người ngơ ngác, bao người sững sờ. Cuối cùng thì vẫn im lặng, không có gì xảy ra. Ban Bí thư chưa ra được bản hướng dẫn. Có thể sẽ chẳng có bản hướng dẫn nào cả. Với thái độ kẻ cả ngạo mạn vốn có, đối thoại với những người lãnh đạo trong chế độ độc đảng cầm quyền có thể vẫn chỉ là ảo tưởng.
“Sự ngạo mạn đần độn” đã làm những người cộng sản đi từ sai lầm này sang sai lầm khác, không phải chỉ ở Việt Nam. Trung Quốc từng có một cơ hội cải cách thành một chế độ dân chủ.
1. Độc quyền tư tưởng, độc quyền chân lý và hệ lụy tất yếu
1.1 Từ khi ra đời đến nay, “Đảng ta” vốn chỉ sùng bái và tôn thờ duy nhất chủ nghĩa Mác-Lênin. Nói cho cùng, đây là chuyện hết sức bình thường vì đó là quyền tự do tư tưởng của Đảng (chính xác hơn là của những người trong Đảng, theo Đảng). Tuy vậy, điều không bình thường là Đảng ta hiện nay (ước khoảng 4 triệu người) lại buộc cả dân tộc với hơn 90 triệu dân còn lại phải tôn thờ và sùng bái giống như mình. Người xưa bảo: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Ấy vậy mà Đảng ta đã dùng sức mạnh của toàn hệ thống chính trị áp đặt lên toàn thể dân chúng (“Điều 4” của Hiến pháp năm 2013) để mình độc quyền lãnh đạo dân tộc và đất nước. Đây rõ ràng là sự xâm phạm thô bạo quyền tự do tư tưởng của 90 triệu dân chúng ngoài Đảng; là nguyên nhân cốt tử nhất làm cho con người Việt Nam tụt hậu và trì trệ trước hết là về tư duy và nhận thức so với các dân tộc, quốc gia tiến bộ khác trên thế giới. Bởi lẽ, tri thức nhân loại ngoài học thuyết Mác-Lê, còn biết bao chủ thuyết khác, điều hay khác; Đảng si mê Mác-Lê là quyền của Đảng cớ sao lại bắt ép người khác cũng si mê như mình?
Ngày 27/6, công an huyện An Phú tỉnh An Giang đã ra thông báo bắt giam ông Bùi Văn Trung và con trai là Bùi Văn Thâm về tội “gây rối trật tự công cộng”, theo điều 245 Bộ Luật Hình sự, theo tin từ gia đình.
Từ An Giang, chị Bùi Thị Diễm Thúy, con gái của tín đồ Đạo Tràng Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung cho VOA-Việt ngữ biết:
“Sáng nay Công an huyện An Phú có đến đưa thông báo lệnh tạm bắt giữ ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm, theo khoản 2 Điều 245 ‘gây rối trật tự công cộng.’”
Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.
Về bài viết “Sự thức tỉnh vĩ đại”, đăng trên báo An ninh Thế giới, ngày 20-6-2017, tác giả đã suy tư và đụng đến một vấn đề rất quan trọng và cũng rất nhạy cảm: TƯ HỮU.
Nó quan trọng và cũng rất kỳ lạ. Người VN chúng ta ai cũng biết nhờ câu trích trong Tuyên Ngôn độc lập của HCM mà ta biết được tư tưởng đại thể về Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Tuyên ngôn này được quốc hội Mỹ giao cho 5 nghị sĩ, trong đó Jeffeson là người chủ trì phác thảo, có đoạn: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc…”
Hôm nay nhân ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (26/6), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đã tổ chức hai cuộc gặp gỡ các đại diện tổ chức xã hội dân sự và những nhà hoạt động tại Hà Nội và Sài Gòn, để cùng nhau thảo luận về đề tài: “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam”.
Việt Nam là nước đã ký kết Công ước Chống tra tấn ngày 07/11/2013 và phê chuẩn Công ước ngày 05/02/2015.
Người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, ngoài việc có thể bị bắt giam bất cứ khi nào, còn phải đối diện với tình trạng bạo lực, bạo hành của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng, có đến 70-80% số người bất đồng chính kiến, người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã từng bị đánh đập bởi công an và côn đồ được công an chỉ đạo.
Đã 28 năm qua từ cuộc Thảm Sát 4 tháng Sáu. Máu Holocaust vẫn còn sống động với các nhân chứng. Độc tài ở Đông Âu và Liên Sô đã qua, nhưng tại sao chúng ta người dân Trung Quốc vẫn còn nằm dưới sự đàn áp của độc tài? Đối với nhiều người, đây là một điều vô lý. Nhưng nằm phía dưới bề mặt của sự vô lý này, phải có lý do sâu thẳm cho chúng ta thấu hiểu và suy nghĩ về nó.
Từ những cuộc tập hợp lớn (vào mùa Xuân năm 1989) để tuởng niệm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), các cuộc biểu tình bắt đầu nở rộ ra trên khắp Trung Quốc. Không chỉ sinh viên, mà cả người lao động và thường dân cũng đã dần dần nhập cuộc đi vào dòng chính phản đối, thậm chí còn bao gồm tất cả đảng viên các cấp của Đảng CS lãnh đạo trừ Ủy Ban Trung Ương Đảng CSTQ.
“Trong những ngày ồn ào, náo nhiệt của mùa Thu năm đó (1945), toàn thành phố khu nào cũng đều tổ chức một bữa cơm gọi là ‘Cơm Đoàn Kết’, trong đó các nhà ở hai dẫy phố đều đem bầy bàn ăn ra đường để mọi người ăn chung với nhau một bữa. Thực đơn có món Rau muống luộc được đặt tên là ‘Món Độc Lập’, món Giá xào là món ‘Tự Do’, món Muối vừng là món ‘Hạnh Phúc’. Ối chà chà, lòng người dân Hà Nội vào thời điểm đó, ai cũng hân hoan, phấn khích, và ai cũng đều tưởng như mình đã được ôm cả mớ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc vào lòng mình”.
Sáng mồng Một, Thế ngủ dậy trễ. Chàng đã trải qua một cơn giấc ngủ dài đầy mộng mị. Có lúc Thế thấy mình đang đi trên con đường làng ở gần bến Trung Hà, nơi thuyền bè cập vào thị xã Vĩnh Yên. Con đường này dẫn từ tỉnh lỵ đi ra một cánh đồng mênh mông, hai bên đường có trồng những cây Gạo cao ngất trời, nở đầy hoa đỏ rực.
Hoa Gạo nhìn thì rất thô, cánh của nó thật dầy lại chẳng hề có mùi thơm. Nhưng mầu sắc của nó thì tuyệt vời. Trên những chòm cây cao chót vót, các chùm hoa Gạo nom như từng mảng mầu hồng tươi vạch những nét chấm phá trên mầu xanh trong vắt của nền trời. Khi hoa Gạo rụng xuống hai bên lề đường, mầu hoa trải thành những vạch đỏ dọc theo những mảng cỏ xanh mướt ở hai bên đường làm cho khung cảnh ở đấy càng thêm rực rỡ như trong bức tranh của một họa sĩ tài hoa.
Một ngày đầu tháng 6 này, ông Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt động dân chủ, đến cơ quan ngoại giao Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh và gặp ông Tổng lãnh sự. Chuyện không có gì đặc biệt bởi ngoài quốc tịch Việt Nam, ông còn là công dân Pháp và đã đi lại với các cơ quan ngoại giao của Pháp ở Việt Nam nhiều lần. Ông hoàn toàn không chuẩn bị đón nhận tin dữ nào.
“Nghe ông Tổng lãnh sự thông báo tôi đã bị tước quốc tịch Việt Nam, tôi như chết lặng, choáng váng đầu óc”, ông Hoàng nói với tôi qua một cuộc gọi trên internet.
Trước đó hai tuần, ngày 17/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tước quốc tịch của ông mà không nói rõ lý do cũng như không thông báo cho ông biết.
Ông Hoàng nói “họ chỉ thông báo miệng cho phía Pháp rồi ông Tổng lãnh sự nói cho tôi biết”.
Niềm Tin là một trong nhiều yếu tố căn bản quan trọng trong đời sống con người và sinh hoạt xã hội. Niềm Tin là Đạo Đức xã hội. Không có Niềm Tin, con người không phát triển. Con người không phát triển sẽ tạo ra một xã hội bất ổn và không phát triển.
Thiếu Niềm Tin, ngay cả những giao dịch đơn giản nhất cũng không thể thực hiện được. Một cú điện thoại giao dịch mua bán, một cái click “chuột” để đặt hàng, một ngân phiếu trả tiền chỉ với chữ ký mà không cần con dấu, và ngay cả những lời hứa, giao dịch, hợp đồng bằng lời nói, chứ chưa cần đến chứng từ pháp lý, tất cả đều phải dựa trên Niềm Tin để tiến hành.
Còn nhớ hơn 10 năm trước đây, ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị về việc dân sự hóa các đơn vị kinh tế trong lực lương vũ trang.
Suốt 10 năm qua, dễ thấy, cả quân đội lẫn công an – hai bộ phận cấu thành lực lượng vũ trang quốc gia – chẳng những không chịu buông các đơn vị kinh tế của họ, mà còn nâng đỡ để chúng ngày một phình to hơn. Rất nhiều trong số những đơn vị kinh tế này, hoặc là cấu kết với các nhóm lợi ích thân hữu, hoặc là dựa hơi những ông chủ mang súng, khoác quân phục đầy quyền lực của họ, gây ra vô số hệ lụy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Năm 2004 về thăm Việt Nam, tôi gặp cô cháu gái tốt nghiệp bác sĩ tại đại học Y khoa năm 1998, đang làm việc ở bệnh viện Sài gòn. Trong bữa ăn tối tại một nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng, thấy tôi chăm chú lắng nghe truyền hình đang nói về vấn đề người dân thành phố ở một vài quận phải sử dụng nước bị ô nhiễm để sinh hoạt, cô cháu bác sĩ của tôi nói: “Chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng nước sạch đó chú”.
Câu nói khiến tôi quay lại nhìn đứa cháu của mình. Nếu câu nói phát xuất từ một người nông dân hoặc một kẻ ít học thì chẳng có gì đáng nói hay phải tranh luận. Đằng này câu nói do một bác sĩ được đào tạo 6 năm từ một trường y khoa chính thống, thuộc giới trí thức phát ra, khiến tôi thật sự ngạc nhiên và cảm thấy hơi buồn lòng. Tôi hỏi lại:
Như vậy là sau hơn tám tháng bị giam cầm, Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng sẽ “được” đưa ra tòa án xét xử và kết tội. Gọi là “được đưa ra tòa” vì thời gian bị giam cầm trong trại tạm giam để điều tra của Quỳnh so với nhiều người tù cùng chí hướng khác ngắn hơn. Nhưng chớ tưởng đấy là “chính sách nhân đạo” của đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Khoan nói về sức ép quốc tế và công luận áp đặt lên nhà cầm quyền qua vụ bắt Quỳnh, không ai biết trong tám tháng qua, chuyện gì đã xảy ra với blogger này trong bốn bức tường nhà giam.
Trong suốt hơn 8 tháng qua, cứ mỗi 2 tuần là tôi lặn lội đến trại giam công an tỉnh Khánh Hòa để gửi quần áo và thực phẩm, cũng như hy vọng được gặp con tôi – là người cho đến giờ phút này trên nguyên tắc pháp lý vẫn là một công dân vô tội khi chưa có bản án xét xử của tòa. Trong suốt hơn 8 tháng, tôi vẫn đinh ninh là con tôi vẫn bị giam ở đó, an ninh Khánh Hòa vẫn thông báo là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam cầm tại Nha Trang.
Tuy nhiên, sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi.
Có lẽ bất cứ ai trải qua năm tháng cắp sách tới trường đều được học về Trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong đó chương V có bài thơ Đất Nước của ông trong chương trình học phổ thông Trung học. Đất Nước là gì trong trái tim của mỗi người con dân đất Việt, càng lớn lên, càng trưởng thành thì cảm nhận về Đất Nước thêm rõ ràng và thấm đậm hơn trước những biến cố mà Đất Nước đang trải qua.
Đề thi ngữ văn năm nay đưa ra trích đoạn trong bài Đất Nước, từ đó nói lên cảm nhận và quan điểm của mình. Đất Nước là gì sao mà nghe mông lung trìu tượng đến như vậy? Nhưng nó lại gần gũi, thân thương như chính sinh hoạt cuộc sống của ta vậy. Đó là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là điểm hẹn hò, là nỗi nhớ, là tình yêu đôi lứa.
LỆNH KHỞI TỐ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: ĐÒN ĐÁNH GIẬP ĐẦU RẮN
Phạm Đình Trọng
22-6-2017
Quyền lực của nhà nước bình thường đã đầy sức mạnh. Một nhà nước tham nhũng, ngoài sức mạnh quyền lực còn có sức mạnh đồng tiền và sức mạnh của những thế lực ngầm mafia liên kết với nhau. Sức mạnh đó là vô cùng khủng khiếp. Sức mạnh khủng khiếp của quyền lực nhà nước tham nhũng như cơn bão lốc giúp những nhóm lợi ích thổi bay những người nông dân chân chất hiền lành khỏi mảnh đất ngàn đời của họ, để nhóm lợi ích cướp trắng mảnh đất là nguồn sống hiện tại, là quá khứ xương máu, mồ mả ông bà tổ tiên, là sự bảo đảm cho tương lai bền vững của những người nông dân sống nhờ đất, chết về đất.
Với sức mạnh khủng khiếp đó, những nhóm lợi ích dân sự đã nuốt chửng hàng trăm hecta đất màu mỡ là loại đất nông nghiệp cho năng suất cao nhất ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Dương Nội, Hà Nội, ở Từ Sơn, Bắc Ninh…
Vừa qua, nhân việc Công an khởi tố “Vụ Đồng Tâm”, một số người cho rằng Bản cam kết ông Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung viết tay và ký không có giá trị pháp lý vì không có con dấu. Đó là một nhận thức quá ngây ngô, quá ấu trĩ.
Trên thế giới hình như con dấu đóng trên các giấy tờ có tác dụng như một thông tin, một sự làm chứng hoặc xác nhận chữ ký. Ngay như ở Hiệp định Paris về Việt Nam, chỉ có chữ ký của 4 Ngoại trưởng mà không có một con dấu nào. Ở Việt Nam, thời trước năm 1945 và sau này dưới chính thể VNCH, tôi không biết chức năng con dấu như thế nào. Riêng dưới chính thể VNDCCH và CHXHCNVN con dấu và các loại giấy tờ có vai trò quá quan trọng. Một số người làm nhiệm vụ kiểm tra dựa vào, tin vào giấy tờ và con dấu hơn là người thật việc thật. Tôi đã bỏ công tìm hiểu nguyên nhân, nhưng chưa đi đến kết luận cuối cùng nên nêu ra để các bạn nào quan tâm tìm hiểu thêm. Có lẽ vì người ta xem giấy tờ và con dấu của các cơ quan là rất quan trọng nên mới sinh ra nhiều bọn làm giả, bắt hết bọn này lại mọc ra lũ khác.
Năm nào cũng như năm nấy, ngày gọi là Báo chí Cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam (21/6) được thổi phồng và tô son cho đẹp chế độ nhưng những cái tai điếc và con mắt thông manh của nền báo chí ấy lại cứ hiện ra mỗi ngày một nhiều.
Bằng chứng thì hàng hà sa số, nhưng lần kỷ niệm 92 năm nay (21/6-1925 – 21/6/2017) Ban Tuyên giáo, cơ quan đảng chỉ đạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan kiểm soát nhà báo lại cứ muốn chứng minh báo chí là diễn đàn của nhân dân, khiến chiếc áo bù nhìn lại phình to hơn.