Thư gửi em Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Yên Bái

FB Nguyễn Huy Toàn

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Yên Bái, ngày 10 tháng 7 năm 2017

Em Phạm Sỹ Quý thân mến!

Mấy hôm nay cả nước đang xôn xao, nể phục về tài làm kinh tế của em, nhiều người muốn lên Yên Bái để học tập, có người lại muốn xuất bản cả sách về cách làm giàu nữa. Vì một người từ buôn chổi đót, chè khô, lá chít mà vươn lên làm giàu…

Những cách làm giàu để có tiền xây biệt phủ em đã kể với báo chí và đoàn thanh tra rồi, nhưng anh nghĩ rằng, mấy cái em kể người ta khó tin, khó thuyết phục vì chẳng có chứng từ hóa đơn nào cả, thành thử cũng có người bán tín, bán nghi. Nhưng có lẽ em quên không kể đến một nghề tay trái mà em khá thành công, có cả bằng chứng thuyết phục, đó là ĐÁNH BẠC.

Bàn cờ thế Đồng Tâm

FB Nguyễn Anh Tuấn

Không rõ mọi người thế nào chứ đọc các bài báo thuật lại nội dung dự thảo kết luận thanh tra của chính quyền HN về đất Đồng Tâm tôi thấy rối rắm khó hiểu quá. Phần diễn giải dưới đây của cụ Kình đối với tôi dễ hiểu và mạch lạc hơn nhiều. Nếu có thời gian mời bạn xem toàn bộ clip, hoặc không thì đọc phần tóm tắt bên dưới.

BÀN CỜ THẾ ĐỒNG TÂM [Không rõ mọi người thế nào chứ đọc các bài báo thuật lại nội dung dự thảo kết luận thanh tra của chính quyền HN về đất Đồng Tâm tôi thấy rối rắm khó hiểu quá. Phần diễn giải dưới đây của cụ Kình đối với tôi dễ hiểu và mạch lạc hơn nhiều. Nếu có thời gian mời bạn xem toàn bộ clip, hoặc không thì đọc phần tóm tắt bên dưới.] —PHẦN 1: LẬP LUẬN PHÍA ĐỒNG TÂMToàn bộ sự việc Đồng Tâm liên quan tới hai khu đất riêng rẽ, nằm kề nhau, tạm gọi là Khu A (47,36 ha) và Khu B (59 ha).Khu A là đất dự án sân bay Miếu Môn mà dân Đồng Tâm giao cho Chính phủ từ năm 1980. Dự án sân bay treo tới nay đã 37 năm nên để tránh lãng phí, Quân đội đã giao kèo với Đồng Tâm cho phép dân canh tác và nộp tô lợi cho Quân đội suốt hàng chục năm qua. Thật kỳ khôi khi Quân đội ngồi không hưởng tô lợi trên đất vốn của dân làng trước đây, song để có đất canh tác thì dân Đồng Tâm vẫn chấp nhận, nên mọi chuyện vẫn suôn sẻ bao năm nay, mãi tới khi Viettel gần đây rục rịch có dự án triển khai tại khu vực này. Khi đó nếu Quân đội chỉ thu hồi lại Khu A này giao cho Viettel thì dù có buồn vì phải mất đất canh tác, dân Đồng Tâm vẫn chịu, vì họ chấp nhận rằng khu đất này, dù gốc gác vốn là của làng đi chăng nữa, cũng đã được giao cho Chính phủ 37 năm trước. Họ hiểu họ chỉ đang mượn đất. Có mượn thì có trả, lẽ thường tình là thế. Nhưng không, Quân đội và Viettel muốn hơn thế. Họ nhắm cả Khu B bên cạnh, địa thế đẹp hơn với vị trí 2 mặt tiền (phía Nam và phía Tây giáp tỉnh lộ DT429, nối tới đường Hồ Chí Minh). Đây chính là đất đồng Sênh trong cách gọi của dân Đồng Tâm.Tranh cãi bắt đầu từ đây. Dân Đồng Tâm cho rằng 100% Khu B là đất nông nghiệp của xã, Viettel muốn lấy phải bồi thường theo quy định (ít nhất cũng vài trăm tỷ). Phía Quân đội và Viettel dĩ nhiên không muốn thế, nhưng thái độ lại phức tạp, bất nhất. Khi thì họ kết hợp với chính quyền Hà Nội định bồi thường bố trí tái định cư chỉ cho vài chục hộ dân (gồm cả sĩ quan của họ mới mua đất ở khu này) – tức là gián tiếp thừa nhận đây không phải là đất quốc phòng. Khi thì lại cho quân về rào đất, cắm biển đất quân sự trên toàn bộ khu đất trước khi tiến hành thu hồi. Để chứng minh quan điểm của mình, cụ Kình – đại diện dân làng Đồng Tâm, đưa ra các lập luận:Một, và quan trọng nhất: Nếu là đất quốc phòng thì sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại bồi thường bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây? Chưa phạt họ chiếm dụng đất quốc phòng đã là may cho họ rồi, sao lại còn ưu đãi đền bù hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân và lập dự án bố trí tái định cư cho họ nữa? Hai, khi rục rịch có chuyện thu hồi đất, dân làng Đồng Tâm khiếu nại cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn là Quân chủng Phòng không-Không quân thì được Quân chủng đề nghị liên hệ với các cấp chính quyền Hà Nội. Thế nghĩa là đất dân sự, chứ nếu là đất quốc phòng thì sao Quân chủng đẩy trách nhiệm sang cho chính quyền Hà Nội được?Ba, nếu là đất quốc phòng thì sao chính quyền xã Đồng Tâm bao lâu nay vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã cấp tạm đất?Bốn, chính quyền Hà Nội xác định tổng diện tích đất quốc phòng ở đây là 236,9 ha, song Lữ 28 – đơn vị trực tiếp quản lý đất dự án sân bay Miếu Môn – lại thừa nhận chỉ đang nắm 208 ha, bằng đúng diện tích Chính phủ thu hồi làm sân bay 37 năm trước. Sao lại có chuyện chênh lệch tới 28,9 ha?—PHẦN 2: PHẢN BÁC TỪ PHÍA CHÍNH QUYỀNCả bốn lập luận này đều không dễ phản bác. Tuy nhiên, sau sự kiện bắt giữ cán bộ vô tiền khoáng hậu ở xã Đồng Tâm, chính quyền Hà Nội không còn lựa chọn nào khác phải chứng minh dân làng Đồng Tâm sai. Mà phải là sai hoàn toàn, thì các động thái đàn áp sau đó mới dễ được biện minh. Chính quyền Hà Nội đã làm thế nào?Bốn ngày trước khi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm, ngày 3/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị HĐND thành phố thu hồi dự án bố trí tái định cư cho các hộ dân trong Khu B (đất Đồng Sênh), với lý do thật lạ thường là “dân ở đó đã có đất, không cần tái định cư nữa” [1] Nghĩa là, để đối đáp lại lập luận thứ nhất của cụ Kình, chính quyền Hà Nội đã phải chấp nhận hi sinh phần nào lợi ích của vài chục hộ dân (hoặc là dân địa phương có liên đới với chính quyền xã, hoặc là các sĩ quan quân đội vừa mua đất đón đầu đền bù tái định cư). Động thái này mở đường đến việc công bố dự thảo kết luận thanh tra ngày 7/7, trong đó chính quyền Hà Nội kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là, chẳng có Khu A, Khu B nào cả, mà tất cả là đất quốc phòng hết. Chính quyền cơ sở đã sai khi buông lỏng quản lý, để mặc các hộ dân lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng (phản bác lập luận thứ ba của cụ Kình). Bên cạnh đó, sở dĩ cho sự chênh lệch diện tích lên tới 28,9 ha là vì “bị ảnh hưởng của thi công” và đây là đất thực hiện “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn” (phản bác lập luận thứ tư của cụ Kình). Diện tích này chưa được “các đơn vị quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ” cũng là một thiếu sót (phản hồi lại lập luận thứ hai của cụ Kình). [2]Khá khen cho chính quyền Hà Nội chỉ bằng một động thái thu hồi dự án và một bản dự thảo kết luận thanh tra đã phản bác đồng loạt 4 lập luận quan trọng của cụ Kình – người đang dẫn dắt dân Đồng Tâm đấu tranh giữ đất. —PHẦN 3: KẼ HỞ VÀ LỜI GIẢIKhông khó để thấy chính quyền Hà Nội chẳng qua chỉ đang tận dụng thế mạnh tuyệt đối của nó so với phía dân làng ở chỗ nắm giữ và tạo ra văn bản, cả cũ lẫn mới, và thông qua đó có thể kể một câu chuyện khác cho những gì đã xảy ra – một thứ sự thật thay thế (alternative fact).Tuy nhiên, kịch bản một khi đã ngụy tạo ắt hẳn có kẽ hở. Trong câu chuyện mới được kể của chính quyền Hà Nội, kẽ hở có thể nằm ở những điểm sau:Một là, tháng 5/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản 2590 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố, UBND huyện Mỹ Đức và Tập đoàn Viễn thông Viettel trong đó ghi rõ “kinh phí thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư do Tập đoàn Viettel chi trả”. [3] Nếu chính quyền Hà Nội khăng khăng đây là đất quốc phòng và dân lấn chiếm xây dựng công trình thì sao chính quyền Hà Nội lại yêu cầu Viettel bỏ tiền ra bồi thường hỗ trợ và tái định cư?Hai là, chênh lệch tới 28,9 ha với lý do “bị ảnh hưởng của thi công” là gì? Sao dự thảo kết luận thanh tra gần 2 tháng trời lại có một câu văn tối nghĩa đến như vậy? Đất nở ra vì ảnh hưởng của việc thi công công trình? Câu văn ngô nghê bất thường này cho thấy chính quyền Hà Nội dường như đang túng thiếu một lý do chính đáng trong khi thời gian thanh tra có hạn. Ba là, từ khi nào và trong văn bản nào có cái gọi là “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn”? Một dự án treo 37 năm chưa có nhát xẻng làm giai đoạn 1, và mãi mãi sẽ không thực hiện, nay lại thu hồi đất cho giai đoạn 2?Nếu chính quyền Hà Nội tự tin với những lập luận họ đưa ra trong dự thảo kết luận thanh tra, tôi đề xuất thế này: Tổ chức một cuộc đối chất được điều phối bởi các luật sư và có truyền hình trực tiếp trên báo và mạng xã hội (Facebook, Youtube), trong đó từng điểm lập luận của mỗi bên được đưa ra mổ xẻ, tranh luận trước sự theo dõi của công luận. Các văn bản (trong đó quan trọng bậc nhất là tài liệu liên quan đến cái gọi là giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn) phải được công khai, và được các luật sư mời giám định độc lập xác định tuổi văn bản, tránh tình trạng dự án năm 1980 và các văn bản về nó lại được tạo lập năm 2017. —[1] [3] http://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-rut-du-an-thu-hoi-dat-tai-dinh-cu-o-xa-dong-tam-20170703114227262.htm[2] http://www.tienphong.vn/xa-hoi/toan-bo-khu-san-bay-mieu-mon-la-dat-quoc-phong-1165402.tpoPS: Clip cụ Kình diễn giải vấn đề tranh chấp đất đai Đồng Tâm được quay ngay sau khi chính quyền Hà Nội ra lệnh khởi tố vụ án bắt giữ người trái phép ở đây (Nguồn clip: FB Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội). Sở dĩ cụ Kình phải ngồi xe lăn để trình bày vì vào ngày 15/4 cụ đã bị các sĩ quan quân đội, công an đạp gãy chân khi lừa cụ ra đồng đo mốc giới để bắt giữ. Trong clip cụ có thuật lại diễn biến của vụ hành hung, bắt cóc đó. Xem thêm ở đây: https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/1766806500000902

Publié par Nguyen Anh Tuan sur lundi 10 juillet 2017

PHẦN 1: LẬP LUẬN PHÍA ĐỒNG TÂM

Toàn bộ sự việc Đồng Tâm liên quan tới hai khu đất riêng rẽ, nằm kề nhau, tạm gọi là Khu A (47,36 ha) và Khu B (59 ha).

Khu A là đất dự án sân bay Miếu Môn mà dân Đồng Tâm giao cho Chính phủ từ năm 1980. Dự án sân bay treo tới nay đã 37 năm nên để tránh lãng phí, Quân đội đã giao kèo với Đồng Tâm cho phép dân canh tác và nộp tô lợi cho Quân đội suốt hàng chục năm qua.

‘Mừng chảy nước mắt’ khi Việt Nam chỉ có một người tham nhũng

Người Việt

9-7-2017

Tư dinh giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái. Đương sự khẳng định, khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng này là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá… Ảnh: Zing

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có “một trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.” Kết quả này tiếp tục hài hóa các tuyên bố, hứa hẹn của giới lãnh đạo Việt Nam.

Theo báo điện tử Dân Trí, kết quả cuộc khảo sát chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2006 do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố cách nay khoảng hai tháng thì Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng hạng 137/176 và vì vậy vẫn thuộc nhóm các quốc gia mà tham nhũng là “vấn nạn nghiêm trọng.”

Phải mở rộng trách nhiệm cho Bộ Quốc phòng

Vũ Thạch

9-7-2017

Trụ sở Bộ Quốc phòng có cần mở rộng hơn nữa để có thể sát nhập thêm nhiều bộ khác? Ảnh: internet

Trong tình hình kinh tế khẩn trương hiện nay, lãnh đạo đảng ta không những nên để Bộ Quốc phòng tiếp tục làm kinh tế , mà các đồng chí lãnh đạo Bộ gọi là “trách nhiệm chính trị”,  mà còn phải khai dụng tối đa tài năng của Bộ Quốc phòng vào các lãnh vực khác. Cụ thể như sau:

– Dù sao thì Bộ Quốc phòng cũng đang nắm nhiều lãnh vực kinh tế biệt lập rồi (không ai được đụng đến), nên nếu giao luôn trách nhiệm kinh tế toàn quốc cho Bộ Quốc phòng, ta có một nền kinh tế chan hòa và quan trọng là có thể bỏ được Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học & Công nghệ.

Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu

FB Nguyễn Sĩ Dũng

9-7-2017

TS Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: internet

Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu là cải cách việc tuyển chọn và bố trí nhân lực chủ chốt. Việc này đã được một số địa phương và Bộ Giao thông, Vận tải triển khai một vài năm trước đây thông qua thi tuyển cạnh tranh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cố gắng đơn lẻ, rời rạc. Với Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng của Bộ Nội vụ (được hướng dẫn thực hiện cuối tháng 5 năm 2017), cải cách thể chế quan trọng này hy vọng sẽ được triển khai đồng bộ hơn trong cả nước.

Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc quốc gia khởi nghiệp thế kỷ XX

Nguyễn Khắc Mai

9-7-2017

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)

Cụ Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, tại hội thảo 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguồn: tác giả cung cấp

I. Đông Kinh Nghĩa Thục – Điều cần đến đã đến

Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của Nhật bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga – Nhật kết thúc. Nhật đã đánh tan Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam.

Liệu còn ai “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”?

“Những người lính phải ngày đêm tập luyện trên thao trường hay phải ở doanh trại 24/24 với đồng lương còm nhìn sang những “người lính làm kinh tế” với thời gian làm việc nhàn hơn, lương cao hơn và có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn, và hệ quả là lên cấp, lên chức nhanh hơn với suy nghĩ gì? Họ sẽ đặt câu hỏi, liệu có công bằng hay không giữa lính chiến đấu và lính kiếm tiền?”

Trung Nguyễn

9-7-2017

Những người lính này nghĩ gì về chủ trương “quân đội làm kinh tế”? Nguồn: QĐND VN

Hiện nay đang rộ lên tranh luận dữ dội về chuyện quân đội có nên làm kinh tế hay không. Về phía người dân, trí thức thì hầu như đồng tình với quan điểm quân đội nên chấm dứt làm kinh tế mà tập trung vào nhiệm vụ tập luyện, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn những tướng lãnh, quan chức cao cấp nhân danh những điều có vẻ cao đẹp hay tưởng chừng có lý để bảo vệ cho những công ty quân đội được tiếp tục hoạt động.

Từng là một người lính, có bố cũng là một cựu chiến binh, bạn bè, họ hàng cũng có một số người theo nghiệp lính, tôi chỉ muốn kể ra vài câu chuyện mà tôi thấy để các lãnh đạo đảng cộng sản có thêm thông tin để ra quyết định đúng. Vì e rằng họ ở cao và xa quá, bản thân chỉ nhận được những báo cáo màu hồng của cấp dưới mà không nghe được sự thật.

Chuyện của một thời

Kông Kông

9-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi chưa bao giờ về Việt Nam để du lịch, chỉ về thời gian rất ngắn vì không thể không về: Người thân qua đời. Sau đó tranh thủ thăm viếng người còn sống để nhỡ các cụ có về cõi thì cũng tự an ủi. Lần vừa rồi đến thăm người bạn cũ, người một thời nằm trong số lãnh đạo Tổng hội Sinh viên Sài Gòn Tranh đấu trước kia. Ngày đó chúng tôi từng rất thân, rồi đường ai nấy đi vì khác chính kiến, nên khi gặp, tự nghĩ không nên nhắc đến quá khứ, chỉ thăm hỏi bạn bè một thuở, ai còn ai mất, sinh sống ra sao. Ngày đó và bây giờ!

“Dân tộc Việt Nam” đã đồng ý cho quân đội lấy đất?

FB Nguyễn Anh Tuấn

8-7-2017

Khi bị ông Bùi Văn Kỉnh, một dân làng Đồng Tâm, phản bác dự thảo kết luận thanh tra, cho rằng đất đồng Sênh là do “tổ tiên chúng tôi để lại, chênh 1m cũng là đất, phải đo đạc đàng hoàng”, Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng ngay lập tức viện dẫn “dân tộc Việt Nam” để bảo vệ quan điểm của mình:

“Đất này của dân tộc Việt Nam, sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không có đất nào là cha ông để lại…Đây là gốc của vấn đề.”

Võ Văn Thưởng và lời thách thức “không ngại đối thoại”

Lão mời các ông, đến với báo Tiếng Dân – một sân chơi hết sức Dân chủ. Nơi đó: Ai, cũng có thể đến dự – Ai, cũng có thể nói lên chính kiến của mình. Tiếng Dân, chấp nhận và tôn trọng mọi quan điểm khác biệt và không kiểm duyệt tư tưởng của bất kì một ai. Lão chắc chắn rằng họ không ngại và né tránh tranh luận. Họ cho rằng, có tranh luận, mới tìm được ra Chân lý“.

Nguyễn Tiến Dân

8-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

1- Mẹ Việt nam, chưa hề thai nghén và đẻ ra cái gọi là Đảng CS Việt nam. Ai đó, đã cưỡng hiếp ai đó. Để rồi sau đó, chót sinh ra nó, ở trên đất Tàu. Tố Hữu – một Dư luận viên cao cấp, trong một đận trà dư – tửu hậu, đã hứng chí mà phọt ra mấy vần gọi là thơ, để mô tả về cái sự kiện này:

Như đứa trẻ, sinh nằm trên cỏ.

Không quê hương, sương gió tơi bời.

Đảng ta, con của giống giòi (à quên, giống nòi).

Một hòn máu đỏ, nên người hôm nay.

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Tuổi 20 và quyền tự do phản kháng theo lương tâm

Paulus Lê Sơn

7-7-2017

Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Những cái tên được xiển dương với gương sống dấn thân vì tự do, dân chủ  và nhân quyền cho đất nước Việt Nam ngày càng trẻ hóa và nhiều hơn trong những năm gần đây. Họ là những nam thanh nữ tú đang độ tuổi 20, lứa tuổi của những ước mơ, khao khát, hoài bão, lý tưởng và đầy đam mê. Họ tự nguyện ném tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời trong chốn lao tù vì tình yêu quê hương. Họ hãnh diện và vui sướng vì điều đó.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người kêu gọi VN trả tự do cho HT Thích Quảng Độ

7-7-2017

RFA đưa tin, trong một thư ngỏ do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người ở Pháp cùng với hơn 40 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân trên thế giới, kêu gọi Thủ tướng Việt Nam hãy trả tự do cho 3 tù nhân lương tâm là hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu Đỗ Thị Hồng.

Bức thư này được đưa ra khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hamburg, Đức quốc, dự hội nghị thượng đỉnh G-20.

Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế

BBC

6-7-2017

Duyệt binh ở Việt Nam. Ảnh: HOANG DINH NAM/Getty Images

Từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, cho tới Hoa Kỳ, không ở nước nào mà quân đội ‘tham gia làm kinh tế’ như ở Việt Nam, theo các khách mời nói với BBC.

Từ California, Hoa Kỳ, hôm 06/7/2017, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói về quân đội Mỹ:

“Ở Hoa Kỳ, quân đội không đi làm kinh doanh, họ có thể có những nhiệm vụ nghiên cứu, làm sao để giải quyết những bài toán của tương lai. Và một số kết quả nghiên cứu đó cho đến bây giờ đưa ra chuyện chúng ta mới dùng iPhone, điện thoại thông minh…là xuất phát từ quân đội ra.

ĐÃ TAN HÀNG RÃ ĐÁM CHƯA?

Phạm Trần

5-7-2017

Sách: Phòng, Chống “Tự Diễn Biến” “Tự Chuyển Hóa” Trong Cán Bộ, Đảng Viên Hiện Nay. Ảnh: internet

Đội ngũ lãnh đạo tuyên truyền và làm công tác bảo vệ độc tài cai trị cho đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã quáng gà trong lý luận để loạn ngôn trong hành động.

Hiện tượng này đang lên cao trong phong trào được gọi là “phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên”, thi hành song song với công tác đổi mới cơ cấu lãnh đạo trên mọi lĩnh vực sau Hội nghị Trung ương 5/Khóa đảng XII từ ngày 5 đến 10/05/2017.

Đứng đầu chỉ huy đợt tiến công mới là Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương, kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tuy còn quá sớm để kết luận phong trào làm sạch mới nội bộ đảng sẽ phải kéo dài bao nhiêu năm, nhưng hiện nay chưa có bằng chứng và yếu tố tốt để giúp đảng viên tin công tác khó khăn này sẽ kết thúc thành công vào cuối nhiệm kỳ khoá đảng XII, năm 2021.

Trần Hoàng Phúc ‘không xúc phạm ông Hồ Chí Minh’

VOA

5-7-2017

Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc (phải) và nhà tranh đấu Nguyễn Đan Quế, tháng 4, 2017. Ảnh: Facebook Lê Thăng Long

Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc không xúc phạm ông Hồ Chí Minh như các cáo buộc trên mạng, theo gia đình và các blogger Việt Nam nói với VOA-Việt ngữ.

Trần Hoàng Phúc vừa bị bắt tại Hà Nội. Anh là thành viên của YSEALI – nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Đông Nam Á do tổng thống Barack Obama thành lập – và là người tham gia các hoạt động dân chủ, nhân quyền.

Thông báo về việc “bắt bị can để tạm giam,” do đại tá Trần Quốc Khánh, Công an Hà Nội, ký tên ghi ngày 3/7, nói rằng Trần Hoàng Phúc phạm vào Điều 88 Bộ Luật Hình sự.”

VN: Quân đội làm kinh tế là ‘nhiệm vụ chính trị’

BBC

5-7-2017

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đồng tình về kết hợp kinh tế với quốc phòng, theo báo Quân đội Nhân dân. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP

Kết hợp kinh tế với quốc phòng là nhiệm vụ chính trị, không phải vì kinh tế đơn thuần, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam hôm 04/7/2017 dẫn lời một cựu Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng cho hay.

“Tôi đồng tình với nội dung các bài viết về vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng của Báo Quân đội nhân dân nêu lên gần đây. Cách đây ít lâu, khi thực hiện cuốn hồi ký “Đời chiến sĩ”, tôi cũng dành nhiều tâm sức tổng kết vấn đề này,” Đại tướng Phạm Văn Trà được dẫn lời nói trong bài báo ‘Kết hợp kinh tế với quốc phòng – nhiệm vụ chiến lược lâu dài: chủ trương lớn vẫn nguyên giá trị’.

Thần Tượng

Thùy Nguyễn

4-7-2017

Bài viết của tác giả Thùy Nguyễn, hiện là bác sĩ ở TP Westminster, California, Hoa Kỳ.

Thế giới thay đổi và Việt Nam cũng phải thay đổi.

Sau 75, chúng tôi trở thành kẻ thua cuộc, cho dù chưa bao giờ ra trận, cho dù vào năm 75, chúng tôi vẫn còn là học sinh.

Họ là kẻ chiến thắng và họ có thể chửi chúng tôi bất cứ lúc nào trong những buổi họp tổ dưới cái tên gọi mỹ miều: Phê và Tự Phê. Chúng tôi học cách im lặng để sống, một con giun học cách lách mình để tránh khỏi cái đạp nghiền nát của kẻ mệnh danh là con người vĩ đại làm nên kì tích cho dù thân phận giun dế chẳng làm hại đến ai và rồi trở thành hèn lúc nào cũng không hay. Hôm xem phim The Hunter Games, tôi khóc ngon lành, cả một quá khứ dường như sống dậy. Một thời kinh hoàng mà tôi đã từng sống qua.

Quan hệ Việt-Trung và Vấn đề Biển Đông

Thái Văn Cầu

5-7-2017

CTN Trần Đại Quang (phải) tiếp Phạm Trường Long, Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ. Ảnh: internet

Là Uỷ viên Bộ Chính trị, đồng thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Phạm Truờng Long (PTL) chỉ đứng sau Tập Cận Bình trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự TQ. Do đó, sự kiện PTL bất ngờ “rút ngắn” chuyến thăm chính thức VN chưa từng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung.

Ba điểm quan trọng:

1. Ngay trước chuyến thăm của PTL (diễn ra trong hai ngày 18-19/6/17), TQ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đang đàm phán ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Đứa con nào cũng cần có mẹ

Ngô Thị Kim Cúc

4-7-2017

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Khi hình ảnh trước tòa của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xuất hiện trên mạng, nhiều người biết cô phải kinh ngạc kêu lên: Sao lại thế này?

Đó là vì người ta phải thấy Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong chiếc áo thun mà ngực áo có hình in, còn bên dưới là chiếc quần màu hồng, hoàn toàn tương phản với hình ảnh quen thuộc của cô từ trước đến nay.

Nhà nước CSVN đã mặc thị nhìn nhận đảo Tri Tôn không thuộc chủ quyền của VN

FB Trương Nhân Tuấn

4-7-2017

Đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN mà TQ đang chiếm giữ. Ảnh: internet

Vụ tàu khu trục của Mỹ, chiếc US Stethem, áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm chủ nhựt, 2 tháng bảy, đã tạo phản ứng hết sức gay gắt nơi TQ. Phát ngôn nhân BNG Trung quốc ông Lục Kháng cho rằng hành vi của tàu chiến Mỹ là « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ». Ông này cũng cho biết TQ sẽ đưa tàu chiến và phi cơ chiến đấu đến khu vực.

Báo chí cho biết chuyện này xảy ra sau cú điện thoại của ông Trump cho Tập Cận Bình về vụ Bắc Hàn.

Nhân lễ Độc Lập Hoa Kỳ, cảm ơn đất nước và những con người…

Đỗ Phương Khanh

4-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Từ ngày rời xa quê hương, mỗi khi có dịp hội họp, có chào cờ, là tôi không kìm được nước mắt, thương nhớ biết là bao quê hương tôi, đồng bào tôi…

Và cũng qua những dòng nước mắt nhạt nhòa ấy, có lần tôi nhìn thấy tấm lòng của một người cảnh sát Hoa Kỳ.

Đó là một ngày 30 tháng Tư đã qua lâu rồi, nhưng tôi chưa bao giờ quên toàn cảnh câu chuyện.

Em là Sự Thật

Phạm Đình Trọng

4-7-2017

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Một nhà nước tồn tại bằng dối lừa bịp bợm

Sợ Sự Thật như cú cáo sợ mặt trời

Em là Sự Thật

Sự Thật của nhân dân khổ đau suốt gần một thế kỉ bởi học thuyết máu Mác – Lê – Mao

Ba mươi tám tuổi đời em đã có ba mươi tám năm mất quyền làm người, mất quyền yêu nước

Phải sống bơ vơ, lạc loài, lưu vong ngay trên chính quê hương máu thịt của mình

Nhờ có mạng xã hội, người bất đồng chính kiến VN trở nên dạn dĩ hơn, dù bị đàn áp

New York Times

Tác giả: Julia Wallace

Dịch giả: Song Phan

2-7-2017

Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động  nhân quyền nói rằng khi công an thẩm vấn anh hồi năm 2011, anh không có ai để giúp đỡ. Nhưng bây giờ với những người ủng hộ trên Facebook, “Tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa”, anh nói. Ảnh: Quinn Ryan Mattingly cho báo NYT.

HÀ NỘI, Việt Nam – Một blogger nổi tiếng và là nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam đã bị kết án tuần trước đến 10 năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia, gồm có việc chia sẻ tài liệu tuyên truyền chống nhà nước trên mạng xã hội.

Các chuyên gia giám sát về nhân quyền của LHQ lên án việc giam cầm blogger nổi tiếng Mẹ Nấm

Cao ủy NQ LHQ

30-6-2017

Dịch giả: Nguyễn Khanh

30-6-2017

Blogger Mẹ Nấm và nỗi lo ngại của các chuyên gia LHQ về tình trạng nhân quyền ở VN

GENEVA (30 Tháng 6 năm 2017) – Việt Nam phải chấm dứt những hình thức nhắm tới các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, các chuyên gia về nhân quyền LHQ * đã lên tiếng thúc giục ngay sau khi một blogger nổi tiếng bị bắt.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà hoạt động nhân quyền bảo vệ môi trường, có tên gọi là Mẹ Nấm, đã bị Nhà nước đưa ra tòa với tội danh tuyên truyền chống nhà nước, sau khi bà đã viết các bài trên blog phê phán chính quyền. Bà bị tuyên án tù 10 năm vào ngày 29 tháng 6 sau một phiên tòa kéo dài một ngày, và sau 9 tháng bị giam giữ.

Những ngày đen tối của đảng

Mạnh Kim

4-7-2017

Ảnh biếm họa: Thiên đường Cộng sản “Tôi không thể tin vào mắt mình”. Nguồn: internet

Ngay cả những đảng viên nòng cốt và trung thành nhất, tôi tin họ cũng đang run sợ từng ngày trước sự đổ nát toàn diện của đất nước. Kinh tế, xã hội, chính trị… đều đang trong tình trạng hỗn độn chưa từng có. Chưa bao giờ sự “quang vinh” của đảng lu mờ bằng lúc này và khả năng lãnh đạo đất nước của đảng bị mất niềm tin tuyệt đối bằng lúc này.

Dân chúng không còn ngờ vực. Họ đã có thể khẳng định: đảng là một tổ chức bất toàn và ngày càng bất lực. Hệ thống báo chí tuyên truyền trở nên tuyệt vọng trong việc truyền tải những thông điệp mị dân. Sự tẩy não của hệ thống tuyên truyền đang bị phá sản.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước…

Trung Nguyễn

4-7-2017

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Bản án 10 năm mà nhà cầm quyền dành cho chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) đã gây ra sự căm phẫn cao độ với đảng cầm quyền. Từ người dân bình thường đến những người nổi tiếng như Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng kí tên và viết trên trang Facebook của mình ủng hộ chị Quỳnh.

Thời kì phát xít hóa

Với một người mẹ đơn thân phải chăm sóc hai con nhỏ và một mẹ già, chỉ lên tiếng một cách ôn hòa trên mạng internet để phản đối bất công xã hội như Formosa gây ô nhiễm môi trường, công dân “tự tử” bất thường trong đồn công an,… bản án 10 năm tù đã gây xúc động sâu xa cho những ai còn quan tâm tới đất nước. Nó cũng báo hiệu một thời kỳ đàn áp khốc liệt hơn nhằm kéo dài thời gian tồn tại của chế độ.

Công An Hà Nội bắt thêm một người ‘phạm vào Điều 88’

VOA

4-7-2017

Trần Hoàng Phúc. (Hình: Người Việt)

Trần Hoàng Phúc, thành viên YSEALI – nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Đông Nam Á do tổng thống Barack Obama thành lập – đồng thời là người tham gia vào các hoạt động dân chủ, nhân quyền, vừa bị bắt tại Việt Nam.

Thông báo về việc “bắt bị can để tạm giam,” do đại tá Trần Quốc Khánh, Công An Hà Nội, ký tên ghi ngày 3 tháng Bảy, có đoạn, Trần Hoàng Phúc “có hành vi tàng trữ tài liệu, đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam trên mạng internet phạm vào Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.”

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân (phần 2)

Đỗ Mai Lộc

4-7-2017

Tiếp theo phần 1

Phần 2. Cụ Huỳnh Thúc Kháng

Công bố chính thức về cụ Huỳnh Thúc Khảng qua website của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quê hương Cụ, như sau:

“Ngày 10/8/1927, ông sáng lập ra nhà in và báo tiến Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này ông vừa làm chủ nhiệm nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng dân. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đến năm 1946, khi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước. Thời gian này cụ còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến hành chính nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân (phần 1)

Đỗ Mai Lộc

4-7-2017

Ảnh báo Tiếng Dân số đầu tiên ngày 10/8/1927. Nguồn: internet

Phần 1. Báo Tiếng Dân

90 năm trước, ngày 10 tháng 8 năm 1927 báo Tiếng Dân ra đời số đầu tiên ở xứ Trung kỳ Việt Nam thuộc Pháp.

Người Pháp xâm lược Việt Nam, được cho là thực thi những chính sách hà khắc, đã tước đi nhiều quyền tự do, quyền con người ở nước thuộc địa; nhưng ông Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne vẫn quyết định cho phép thành lập tờ báo Tiếng Dân ký ngày 12/2/1927, có trụ sở chính đặt ở Huế, do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ nhiệm và Chủ báo.