Bà Lưu Hà, vợ góa của ông Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động Trung Quốc và người đã đoạt giải Nobel Hòa Bình, vừa xuất hiện trong một video được đưa lên mạng – đây là lần đầu tiên bà xuất hiện kể từ sau cái chết của chồng bà.
Kể từ hôm tang lễ, người ta không nhìn thấy bà Lưu Hà, người đã bị quản thúc tại gia từ vài năm nay.
Trong video ngắn này, bà nói bà cần thêm thời gian để thương nhớ ông. Bạn bè nói họ đã không liên lạc được với bà.
LTS: Sau vụ “Tiếng súng Yên Bái” gây chấn động cả nước, cướp đi mạng sống của ba lãnh đạo tỉnh này, có thể thấy, dường như các băng đảng xã hội đen đang hiện diện trong chính quyền, bởi cách hành xử của các quan chức “xã hội đỏ” không khác gì “xã hội đen”.
Sự kiện ông Đào Tấn Cường, anh của ông Đào Tấn Bằng, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà nẵng mới vừa bị bắt hôm nay vì nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, cho thấy: khi luật pháp vắng bóng, thì luật rừng lên ngôi.
BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Trọng Tài Quốc Tế tại Paris, Pháp, sẽ phân xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam đòi bồi thường tối thiểu $1.25 tỷ vào ngày 21 Tháng Tám. Việt Nam chắc chắn sẽ thua, chỉ chưa biết mức bồi thường ra sao.
Ông Trịnh Vĩnh Bình, 70 tuổi, cư ngụ tại Sài Gòn, vượt biên năm 1976, đến Hòa Lan định cư trong cùng năm rồi trở thành triệu phú nhờ cung cấp chả giò cho thị trường Hòa Lan, Bỉ, Anh.
Nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này? Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!
BOT đang nóng bỏng những ngày qua. Thật ra, nó đã được cảnh báo từ rất lâu rồi. Cách đây gần một năm (9/2016), trong bài “Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?” người viết bài này đã tập hợp ý kiến các chuyên gia và sau đó, có dẫn một câu nói của ông Đinh La Thăng, khi ấy còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT:
Việt Nam đã “hội nhập” 3 thập niên nhưng xem ra một bộ phận lớn lãnh đạo cao cấp trong đảng, hay những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, vẫn như còn đang sống trong rừng. Vụ Trịnh Xuân Thanh đổ bể, quan hệ hai bên Việt Nam và Đức căng thẳng, quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam bị de dọa.
Phía Việt Nam khư khư với lập luận Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam “đầu thú”. Trong khi phía Đức, kết quả điều tra ngày càng xác quyết: Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam “bắt cóc” tại Đức.
LTS: Tuần báo Văn nghệ TPHCM, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP. HCM, số 462 ra ngày 18-8-2017, có bài “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.
Bài báo có đoạn: “Tất nhiên không có việc bắt cóc và không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện. Chỉ là Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới“.
Có vẻ như phía Việt Nam đang vừa “đánh” vừa “đàm”. Một mặt Chính phủ Việt Nam cho người tiếp cận với Bộ Ngoại giao Đức để giải quyết vụ này, mặt khác để cây bút Vũ Hương vung bút đánh cơ quan này.
Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?
Vũ Hương
18-8-2017
Cái gai trong dư luận về phòng chống tham nhũng trong hơn một năm qua đã được nhổ ra khi Trịnh Xuân Thanh, tội phạm tham nhũng đã có lệnh truy nã quốc tế về nước, đến cơ quan Bộ Công an đầu thú. Dĩ nhiên, vụ án tham nhũng lớn này sẽ được điều tra xét xử theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, những lùm xùm, thậm chí là hệ lụy của vụ án trong quan hệ quốc tế, mặc dù vụ án chưa được xét xử đã làm dư luận phiền lòng. Mặt khác, vụ việc đã làm lộ ra thêm những kẻ xấu, những lang sói trong giới phản động ngoại quốc đối với sự phát triển của Việt Nam.
Nguyên nhân đơn giản, Trịnh Xuân Thanh đã trốn truy nã tại Cộng hòa Liên bang Đức, quốc gia chưa ký hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam hơn một năm, đã là niềm hy vọng phá hoại trật tự pháp luật Việt Nam của các thế lực thù địch. Việc Trịnh Xuân Thanh trở về đầu thú đã làm phá sản toàn bộ kế hoạch lợi dụng tội phạm này của các thế lực đen tối đó.
Cảnh sát Tiệp đã bắt giữ một người Việt Nam. Người này dường như là tên tài xế đã bắt cóc một người Việt Nam vào tháng Bảy vừa qua ở Bá-linh.
BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã có một vụ bắt giữ. Bà Frauke Köhler, phát ngôn viên của Công tố viện Liên bang, đã phát biểu với TAZ. “Tôi xác nhận, đã có một một vụ bắt giữ ở nước ngoài. Vì những lý do về chiến thuật điều tra tôi không thể nói thêm về việc này”.
Theo những điều tra của TAZ, người bị cáo buộc là tài xế của chiếc xe gây án đã bị đội đặc nhiệm của cảnh sát Tiệp bắt giữ vào hôm Chủ nhật vừa qua tại Praha. Nhiều nhân chứng mục kích cũng như một phóng viên người Việt Nam đã tường thuật với TAZ. Hiện nay vẫn chưa được biết rằng người bị bắt giữ hiện đang được thẩm vấn ở Praha hay tại trụ sở của Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe.
Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cả cộng đồng quốc tế xôn xao về việc ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt nam bắt cóc tại Đức. Sau đó, ông Thanh đã được đưa lên truyền hình Việt Nam nói là ông “tự thú” vì không muốn tiếp tục “chốn chánh” (chữ viết của chính ông). Dĩ nhiên là màn kịch diễn tồi tệ này không qua mặt được ai. Và đặc biệt là chính quyền Đức đang bực mình lại càng thấy bị nhà nước Việt Nam xúc phạm và khinh thường quá mức.
Hôm qua Thứ Năm 17/08/2017 Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA đưa tin, theo một nguồn tin đáng tin cậy trong Bộ Ngoại giao Đức tiết lộ riêng với VOA Việt Ngữ, thì Việt Nam đã chủ động đề nghị đàm phán với phía Đức để giải quyết vấn đề khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Đức nói với đài VOA hôm thứ Tư 16/08/2017: “Chính phủ Việt Nam đã tiếp cận với chúng tôi và đề nghị đối thoại với chúng tôi và chúng tôi hoan nghênh điều đó”.
Chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh đã trở thành một “vấn đề của quốc gia – affaire d’Etat” tại Đức.
“Vấn đề của quốc gia”, tiếng Pháp là “Affaire d’Etat”, là những sự việc xảy ra, hay việc có liên quan, đến “thượng tầng kiến trúc” của quốc gia.
Đối với quốc gia Đức, sự việc mật vụ Việt Nam “bắt cóc” một người đang sinh sống trên lãnh thổ nước Đức, được pháp luật Đức bảo vệ, là một hành vi xâm phạm chủ quyền nước này.
Chỉ trong 6 năm, qua hàng loạt lãnh vực kinh doanh và đầu tư sắc bén, giá trị số vốn ban đầu ông Trịnh Vĩnh Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần. Sự thành công của ông tạo ra “sức cuốn hút không bình thường,” đưa đến con đường lao lý, dẫn “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” lên đến Bộ Chính Trị. Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời điểm ấy nhận định: “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Vụ án này đã ảnh hưởng quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan ra sao? Việt Nam và ông Bình “đáo tụng đình” như thế nào? Mời độc giả theo dõi dưới đây.
Tờ Bild, nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất nước Đức, trong số báo mạng ra khuya thứ Tư 16/08/2016, đã tiết lộ một chi tiết đáng chú ý trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Sau khi Trịnh Xuân Thanh đệ đơn xin tỵ nạn ở nước Đức, thì Việt Nam yêu cầu phía Đức phối hợp bắt giữ và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước. Phía Đức đã tiến hành đúng theo thủ tục cứu xét đơn yêu cầu dẫn độ này.
1- Chẳng cứ Việt Nam, nước nào cũng thế, thông tin về sức khỏe của nguyên thủ quốc gia ở các nước độc tài, luôn được đóng dấu “Tối mật”. Tuy sức khỏe của các ông lớn ấy, không quyết định vận mệnh của Quốc gia, nhưng lắm lúc, nó có ảnh hưởng vô cùng lớn, đến cục diện của đất nước. Lịch sử, đã đem đến cho chúng ta vô số những bài học xương máu:
– Thời Tam quốc, Khổng Minh vâng mệnh Vua, nhiều lần đem quân đi đánh Ngụy. Đường xá xa xôi, bởi thế, lương thảo mang theo, chẳng bao giờ được dồi dào. Lúc nào, ông cũng phải dùng cách đánh gấp. Tư Mã Ý biết vậy, nên chẳng vội vàng. Cứ đóng chặt cửa thành, không ra. Trong một lần tiếp sứ giả của Khổng Minh, ông khéo léo hỏi thăm tình trạng sức khỏe của đối thủ. Sứ giả vô tình, nói ra sạch. Biết Khổng Minh ôm đồm công việc, ngày nào cũng ăn ít – làm nhiều, ông mừng lắm và kiên trì đợi cái ngày tàn của Khổng Minh. Khổng Minh, tức lắm. Cuối cùng, hộc máu mồm ra, mà chết. Đến nước này, quân Thục, buộc phải rút quân. Theo bạn, chuyện gì sẽ xảy ra, nếu quân Thục vừa rút quân – vừa phèng phèng nói ra cái tin: Khổng Minh, đã tạ thế?
Lời nói đầu: Trong những ngày tháng Tám này các phương tiện truyền thông của ĐCSVN lại rùm beng tuyên truyền về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thiết lập nên chính thể cộng hòa đầu tiên ở VN. Nhân dịp này chúng tôi xin gửi đến bạn đọc tư liệu về một cuộc cách mạng mùa Thu diễn ra trong năm 1989 làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
Trong khi cuộc cách mạng này góp phần giúp người dân các nước Đông Âu thoát khỏi vòng kim cô của chế độ cộng sản độc tài thì làn sóng địa chấn của nó đã làm rơi mặt nạ của nhà cầm quyền cộng sản VN, chúng xóa bỏ trong điều lệ đảng và trong hiến pháp việc coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất chuyển sang ký mật ước Thành Đô, coi 16 chữ vàng thiên triều ban tặng là phương châm gìn giữ bang giao cùng với lời bao biện ngu xuẩn của Nguyễn Văn Linh: ”Đi với Trung Quốc thì có thể mất nước, đi với Mỹ thì có thể mất đảng, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng”.
Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì ngại mình chỉ là phó thường dân, đâu có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ đang nhan nhản trong thiên hạ, lại càng chẳng có chức trọng quyền cao cứ gái hóa lo việc triều đình. Nhưng tự an ủi may ra vào giờ khắc dở hơi nào đấy mọi người khi đọc, thấy nhiều chuyện phải bàn.
Người Thượng là cư dân bản địa của Tây Nguyên Việt Nam, một trong những vùng núi Việt Nam được biết đến với đồn điền cà phê. Chủ yếu là chuyển sang đạo Tin Lành, người Thượng nói rằng họ đã phải đối mặt với sự áp bức và kỳ thị tôn giáo vì chính quyền cộng sản Việt Nam nắm quyền năm 1975.
Con số người Thượng tỵ nạn ở Thái Lan đang tăng lên trong những năm gần đây vì họ tiếp tục trốn tránh sự khủng bố tôn giáo, cướp đoạt đất đai, và bắt giữ tùy tiện bởi chính quyền CS Việt Nam.
Năm 2015 đến 2017, Campuchia đã hợp tác với Việt Nam, đưa gần 200 người Thượng về hồi hương. Nhiều người đã tiếp tục trốn sang Thái Lan, bất chấp hiểm nguy và khó khăn.
Bài kỳ trước viết về đám mây đen đeo đẳng ứng viên rồi chính quyền Trump, những “thông đồng/collusion” mỗi ngày một rõ rệt giữa mặt trận tranh cử Trump với chính quyền Nga Vladimir Putin. Ông Putin cùng đám “oligarch/đầu sỏ chính trị” bị giới tình báo, trí thức và truyền thông Mỹ xem là đồng lõa với mặt trận Trump triệt hạ ứng viên Hillary Clinton (nắm chắc phần thắng) để ông Trump (không chút hy vọng) đắc cử. Những đi lại và đồng lõa nói trên bị giới tình báo và truyền thông, thêm Quốc Hội và nhất là “special counsel/công tố viên đặc nhiệm” Robert Mueller III điều tra ráo riết.
Trong suốt chiều dài 63 năm lịch sử đen tối của Việt Nam kể từ khi đảng duy nhất cầm quyền độc tài Cộng sản cai trị miền Bắc (1954-2017), họ đã không ngừng ban hành các biện pháp kiểm soát Tôn giáo, chiếm đoạt tài sản của của Giáo hội và kiềm chế nhà tu hành không chịu chui đầu vào rọ cho đảng nắm đầu.
Vì vậy, nếu tính từ Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về “Bảo Đảm Quyền Tự do Tín ngưỡng” do ông Hồ Chí Minh ký ban hành cho tới Nghị Định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” (NĐXPHC) sắp công bố, sau khi đã có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới năm 2016 thì sẽ thấy bàn tay của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bóp cổ Tôn giáo đến chỗ gần chết tươi.
HÀ TĨNH (NV) – Có 3 trong số 4 viên chức cao cấp được xác định là phải chịu trách nhiệm trong vụ Formosa gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư năm 2016 chỉ bị… tước “hàm” cũ.
Truyền thông Việt Nam loan báo, thủ tướng Việt Nam vừa ký quyết định kỷ luật bốn viên chức cao cấp dính líu đến vụ Formosa thử xả nước thải khiến môi trường của vùng biển chạy dọc bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị hủy diệt và đến nay vẫn chưa hồi phục. Dân chúng nhiều tỉnh vẫn còn bất bình và tìm nhiều cách để đòi đóng cửa nhà máy thép của Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), đòi xem lại cả phương thức lẫn mức bồi thường thiệt hại.
Sáng 16/8, thêm 5 tàu cá của ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã vừa cập bến trình báo với Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu lạ áp sát cướp phá ngư lưới cụ khi đang hành nghề trên biển.
Trước đó, chủ tàu QNg 90513TS (thuyền trưởng Phạm Minh) trình báo bị tàu lạ cướp phá tài sản.
Vài dẫn chứng về “chuyện đã rồi” mà chế độ cộng sản từng áp dụng thành công.
Nga bất ngờ đánh chiến Crimea của Ukraine tạo nên “chuyện đã rồi”. Ngay sau đó thế giới phương Tây phản ứng gay gắt. Nga bị cô lập, bị cấm vận… đời sống người Nga gặp vô vàn khó khăn nhưng dựa vào tinh thần dân túy nên vị thế Tổng thống Putin vẫn vững vàng trong lúc đồng minh phương Tây đối địch càng ngày càng bị chia rẽ.
Với số tiền gần 2,5 triệu đô la và 96 kg vàng mang về Việt Nam đầu tư, ông Trịnh Vĩnh Bình kinh doanh ở mọi lãnh vực: khách sạn, thủy sản, hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng… Nhưng chiến lược nhất, có lẽ là lãnh vực đất đai, vì theo như lời ông, “tôi có những bài toán lâu dài chứ không phải như Việt Nam nói là kinh doanh địa ốc.”
Trịnh Vĩnh Bình, “Vua Chả Giò” tại Hà Lan, vào năm 1990 quyết định về Việt Nam “khảo sát thị trường” sau khi được giới chức ngoại giao Việt Nam tại Châu Âu khuyến khích. Sau gần 60 lần nhập cảnh, ông mang về nước gần 2,5 triệu đô la và 96 ký vàng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp bằng cách đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau, thành công rất nhanh, theo như nhận định của cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời đó, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: “Nhờ tính năng động và chủ động như vậy mà giai đoạn đầu, ông Bình trở nên thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam.” Và cũng chính sự thành công vượt bậc này đặt ông Bình vào thế rủi ro. Mời độc giả theo dõi sau đây.
Một trang web không rõ nguồn gốc mang tên của Chủ tịch Trần Đại Quang nằm trong “top” những trang web được nhiều người đọc nhất Việt Nam, giữa lúc có nhiều đồn đoán về sức khỏe của nhân vật trong “tứ trụ” đầy quyền lực ở Hà Nội.
Theo trang web xếp hạng Alexa thuộc công ty bán hàng trực tuyến Amazon, trandaiquang.org hiện đứng thứ 32 trong danh sách các trang mạng “ăn khách” nhất, vượt qua cả các trang tin chính thống như Đài tiếng nói Việt Nam.
Từ khi Việt Nam được gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977 – 40 năm nay, sự hội nhập với thế giới ngày càng mở rộng. Việt Nam tham gia ASEAN năm 1995, tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu ASEM năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 1998, tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2006.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội « bắt cóc » ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp Việt Nam đang xin tị nạn tại Đức, tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi, đặc biệt trên hậu quả của vụ này đối với Việt Nam.
Ngày 11/08/2017, báo Mỹ Forbes đăng bài viết của cộng tác viên David Hutt, cho rằng vụ này có nguy cơ « đánh sập » Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Trước đó một hôm, ngày 10/08, trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute, nhà báo Helen Clark cũng cho rằng vụ bắt cóc này « phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam ».
Ngày 8/8/17 lúc 1 giờ chiều Nguyễn Hồ Châu Linh chào đời. Lẽ ra em được chào đón bằng nụ cười hạnh phúc của mẹ và vòng tay ấm áp, chở che của bố. Thế nhưng Châu Linh đã cất tiếng khóc đầu tiên trong nỗi cô đơn và những giọt nước mắt can đảm của mẹ. Cả hai mẹ con sẽ phải chào đón một bản án bất công sắp giáng xuống người chồng, người cha thân yêu của họ. Ngày 21/8 tới đây sẽ là phiên tòa xử cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai. Anh bị gán ghép với hai tội danh “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành án quản chế”.
Ngay khi chỉ mới là một một mầm sống trong bụng mẹ, đêm đêm Châu Linh đã từng được nghe bố nói chuyện với em. Đây là một mái ấm nho nhỏ vừa mới bắt đầu. Mẹ em, chị Linh Châu đã chia sẻ trên facebook rằng chị cảm thấy hạnh phúc mỗi tối khi chồng về, sờ tay lên bụng nói chuyện với con và chị rất tự hào về người chồng của mình.
Bài báo chủ yếu nói về ông Hồ Ngọc Thắng, một công chức của Cục Liên bang về Nhập cư và Người Tị nạn (Bamf) (viết tắt là BAMF), bị lọt vào tầm ngắm của các cơ quan điều tra Liên bang Đức vì bị tình nghi làm gián điệp.
Trước năm 1975, gia đình ông Trịnh Vĩnh Bình có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Gia đình ông còn làm thêm nghề nuôi tằm, dệt vải.
Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con và vài anh em vượt biên ra nước ngoài. Sống tại trại tạm cư Songkhla, Thái Lan, hơn 4 tháng thì gia đình được sắp xếp đi định cư theo diện tị nạn tại Hà Lan.