Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 sáng ngày 23.07.2017 giữa thủ đô Belin, tại công viên Tiergarten, gần khách sạn Sheraton. Một vài nhân chứng đã thấy Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ Việt Nam đi cùng, đã bi một số người dùng vũ khí cưỡng bức đẩy lên một chiếc xe mang biển số CH Séc. Đó là chiếc xe 7 chỗ ngồi, hiệu Volkswagen (VW) của Đức, kiểu xe: Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140.
Việc Trịnh Vĩnh Bình đang kiện CSVN tại Paris để đòi hơn 1 tỉ dollars là bài học quý báu để xiển dương công lý, quyền pháp lý và định chế xã hội. Cho nên, dù có tốn VN 1 tỉ hay 100 tỉ dollars thì đó cũng là giá quá rẻ cho 1 bài học để đời về việc nâng cao dân trí, nhất là dân trí của giới trí thức được CSVN đào tạo cũng như những nhà dân chủ trong nước – hai trong những thành phần cốt lõi cho dân chủ hóa nước ta.
Bộ Giao thông vận tải đối mặt với các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng liên tiếp đội vốn ngàn tỷ mà vẫn chậm tiến độ, chất lượng thấp và các bê bối lớn về các dự án BOT gây bức xúc trong cả nước.
Bộ Công thương thì liên tiếp các sự việc rúng động về công tác nhân sự và tham nhũng kinh tế, chính sách. Và một loạt các cán bộ, công chức đã và đang chờ bị xử lý. Vụ cách chức trong quá khứ cũng là một phát minh táo bạo trong cách giải quyết các khối u tham nhũng ở bộ này.
Nếu Lịch sử biết nói thì thời gian 43 năm lặng lẽ trôi qua sẽ bảo các Nhà viết sử Cộng sản Việt Nam rằng: ”Vì kiêu ngạo và nhát gan mà đảng cầm quyền đã lỡ một chuyến tầu”.
Tại sao?
Vì rằng đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã để mất chính nghĩa chủ quyền quốc gia ở Biển Đông ngay khi quần Hoàng Sa bị quân Trung Cộng đánh chiếm từ tay Hải quân của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974.
Một trong những nguy hiểm của cuộc đời là bị lừa; hoặc nói cách khác là bị mắc bẫy. Về việc này tôi có một số kiến thức và kinh nghiệm, có thể trao đổi với các bạn trẻ, nếu các bạn thích thú tôi sẽ viết vài bài. Nay chỉ xin phân tích một trong những cái bẫy mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã mắc phải.
Trong quá trình thương lượng về điều khoản của thỏa thuận Singapore , ông Bình đòi được trả lại toàn bộ tài sản đã bị tịch thu. Hai bên nhất trí. Thế nhưng trong văn bản ký kết có câu sau: “Chính phủ VN sẽ trả lại cho ông Bình toàn bộ tài sản hợp pháp”.
Sau vụ bắt cóc một người Việt Nam ở Bá-linh: Tiệp dẫn độ một nghi can
Hùng Hà chuyển ngữ
23-8-2017
Tiệp dẫn độ một người Việt Nam sang Đức. Người đàn ông này dường như đã tham gia vào một vụ bắt cóc đình đám ở Tiergarten, Bá-linh.
Praha dpa | Sau vụ bắt cóc đình đám một thương gia Việt Nam ở Bá-linh, Tiệp đã dẫn độ một kẻ bị cáo buộc đồng phạm đến Đức. Toà Sơ thẩm ở Praha dã chuẩn y việc này dựa trên một lệnh bắt giam cấp châu Âu, một phát ngôn viên đã cho biết vào ngày thứ Tư và qua đó xác nhận một bài tường thuật của Thông tấn xã CTK. Theo đó, việc bàn giao phải được thực hiện trong ngày hôm nay.
Như một câu chuyện thần thoại, bụt đã hiện ra lôi một nhà cầm quyền đầy quyền lực, nắm quyền sinh sát 90 triệu con người trong tay, qua tận Paris xa xôi để hầu tòa, bình đẳng với một cá nhân bé nhỏ mà trước đây suýt bị họ giày chết như giày một con kiến nếu muốn.
Nếu ông Trịnh Vĩnh Bình không phải là người có quốc tịch nước ngoài và nếu không có thế giới bên ngoài tự do văn minh thì không hề có phiên tòa xét xử vụ kiện của một cá nhân bé nhỏ đối với một nhà nước có bộ máy cầm quyền khổng lồ.
Một loạt sự kiện diễn ra từ tháng 4 – 5 – 6 – 7 làm Việt Nam “mất điểm” trong nhìn nhận của thế giới, khiến ta có thể nghĩ đến một âm mưu xuyên suốt. Đó là:
1. Vụ “khủng hoảng”tại xã Đồng Tâm, đã được ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đến đối thoại, tháo gỡ ngòi nổ và ký, điểm chỉ vào Bản cam kết, nói rõ 03 điểm (tháng 4/2017). Dư luận quan tâm ở trong nước và quốc tế đều thở phào nhẹ nhõm, coi cách xử lý của chính quyền Hà Nội là hợp lý, hợp tình, mở ra hướng mới: Đối thoại để đi đến đồng thuận giữa chính quyền và người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội đang rất căng thẳng ở khắp các địa phương hiện nay. Nhưng tiếc thay, chính quyền Hà Nội, không biết vì sao đã lật ngược lại tất cả những điều ông Chung đã cam kết? Giờ đây liên tục gây căng thẳng với dân Đồng Tâm, có thể dẫn tới những bất ổn mới… Điều đó đi ngược lại với với mong đợi của những người còn thiện chí với Việt Nam…(1)
Câu chuyện di dời bức tượng của tướng Robert Lee ở Charlottesville, vị tướng bại trận của miền Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng nô lệ giữa hai miền Nam-Bắc Mỹ, gây ra cái chết của một luật sư Mỹ và 2 cảnh sát viên, cùng hàng chục người bị thương hôm 12/8/2017, vẫn tiếp tục căng thẳng vì những tuyên bố và cách hành xử của Tổng thống Donald Trump. Đó là sự bộc phát cao trào kỳ thị, phân biệt chủng tộc của các nhóm Thượng Tôn Da Trắng, Klu-Klux-Klan và Tân Quốc Xã.
Vụ án nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chính quyền Việt Nam được Tòa án trọng Tài Quốc tế (Tòa án TTQT) của ICC – International Chambre de Commerce – Phòng Thương mại Quốc tế, xét xử tại Paris từ ngày 21/8, đang làm xôn xao dư luận nước Pháp.
Báo chí Pháp cho biết ICC được thành lập gần 100 năm, từ năm 1923, cùng với cơ quan phụ thuộc là Tòa án Trọng tài Quốc tế do ICC chỉ định Hội Đồng Trọng tài để xét xử các vụ án liên quan đến buôn bán và kinh doanh quốc tế theo Luật quốc tế và các hợp đồng thỏa thuận giữa các quốc gia và các nhà kinh doanh của 137 quốc gia đã chính thức tham gia ICC. Việt Nam là một nước tham gia ICC.
VOA – Giáo sư Joris Voorhoeve, trong tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan (1994 – 1998), đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy Chính phủ Hà Lan yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải quyết vụ án Trịnh Vĩnh Bình.
Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.
Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.
Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải.
Ngày 04/8/2017 ĐCSVN ban hành Quy định số 90- QĐ/TW: Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư. Về QĐ này tôi đã đọc được một số phản biện và nhận xét rất hay của Tô Văn Trường, Lê Phú Khải, Hòa Ái, Hạ Đình Nguyên, Bùi Quang Vơm đăng trên trang Boxitvn. Chỉ xin có vài ý kiến bổ sung.
Vô minh là khái niệm thường dùng trong Phật giáo để chỉ tình trạng không hiểu biết thấu đáo về bản chất của sự việc, tạo ra nhận thức nhầm lẫn và hành động sai trái, dẫn đến kết quả lợi ít hại nhiều. Vô minh là cách nói văn hoa, còn theo dân giả, nói trắng ra là sự ngu tối. Trong tác phẩm “Thất bại lớn”, Brzezinski chỉ ra rằng Chủ nghĩa cộng sản chắc chắn sụp đổ, mà nguyên nhân cơ bản là “ Thiếu trí tuệ”, hoặc nói cách khác là vô minh.
Một nhà quan sát ở Hà Nội bình luận với BBC rằng “vấn đề không phải là tiêu chuẩn cho tứ trụ mà là việc bầu chọn những người này có đảm bảo tính dân chủ, phù hợp và tuân thủ hiến pháp hay không.”
Truyền thông Việt Nam hôm 22/8 cho hay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ban hành tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.
Cái tên Trịnh Xuân Thanh (TXT) sẽ đi vào lịch sử. Song không phải vì tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng“, hay vì tội tham nhũng. Dù đã gây ra những hậu quả rất tệ hại, nhưng trong hàng ngũ các đồng chí thi đua phá phách – vơ vét, thì tầm vóc của Thanh vẫn còn khá khiêm tốn. So với các đại ca thì Thanh mới như “trẻ nhỏ đua đòi“. Còn so với mấy bố già thì Thanh càng chưa thể sánh ngang vai trên con đường hại dân hại nước. Bởi thế, khi các đại ca và bố già vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn vắt vẻo trên đỉnh cao quyền lực, thì chắc Thanh cũng khó cam lòng “đầu thú“.
Ông Trần Ðại Quang, chủ tịch nước CSVN, nhân vật đang được đồn đoán là “sang Nhật chữa bệnh” từ tối 25 Tháng Bảy 2017, và cho đến nay chưa có hình ảnh hay video clip nào cho thấy ông xuất đầu lộ diện.
Tuy nhiên hệ thống truyền thông nhà nước ở Việt Nam hôm 20 Tháng Tám đồng loạt đưa lên một bài viết với tựa đề “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới,” cuối bài đề tên tác giả là “Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Ðại Quang, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.”
Cách đây không lâu, dư luận xôn xao về việc Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh cho đăng một bài viết xúc phạm GS Ngô Bảo Châu bằng những lời lẽ thô bỉ, thóa mạ. Một tờ báo chính thống chuyên về văn học nghệ thuật mà lại dùng những lập luận xáo mòn, những lời lẽ khiếm nhã công kích GS Ngô Bảo Châu. Đây là một bằng chứng cho thấy một sự xuống cấp nghiêm trọng về văn hóa của xã hội Việt Nam.
Không dừng ở đó, mới đây tờ Văn Nghệ TP. HCM lại đăng một bài báo nhục mạ Chính phủ Đức với tựa đề “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.
Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) bỗng nhiên mất hút từ ngày 25/7, đến nay gần một tháng.
Hoạt động cuối cùng của ông là đến thăm và đưa quà cho thương binh liệt sỹ nhân dịp Ngày Thưong binh 27/7, một bài báo «Uống nước nhớ nguồn» ký tên ông trên báo Nhân Dân và Quân đội Nhân dân; và gần nhất là ngày 20/8 lại có thêm một bài đăng báo, cũng được ký tên ông, nhan đề “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới,” trên VietnamNet.
Tình hình chính trị trong nước đang căng thẳng. Kẻ thù ngoại xâm lấn lướt, đe dọa, khiêu khích, ngang nhiên đưa dàn khoan vào vùng biển, ráo riết xây căn cứ tên lửa trên các đảo chúng lấn chiếm, cho các tàu húc chìm tàu đánh cá của ngư dân ta.
Công cuộc chống tham nhũng do ông Tổng Bí thư đích thân chỉ đạo dậm chân tại chỗ, 12 vụ đại án xét xử kéo dài như 12 mớ bòng bong, kéo thêm 2 vụ việc cực nóng, đều mang tên 2 ông họ Trịnh, làm cho tình hình thêm rối loạn. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vi phạm luật quốc tế và vụ xử của Tòa Trọng Tài Quốc tế do nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình kiện chính quyền Việt Nam diễn ra ngày 21/8 tại Paris, làm cho tình hình thêm gay go, phức tạp.
Ông Trần Đại Quang có bài viết đăng báo tựa đề “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới”.
Đọc xong bài viết mọi người sẽ hiểu vì sao bấy lâu nay người ta ai cũng lộ vẻ vui mừng khi nghe tin ông Quang vì lý do sức khỏe phải ra nước ngoài trị bịnh. Ai cũng trù ông Quang “chết phức cho rồi”.
Đáng lẽ tình hình của ông Quang, phải ly hương, bỏ xứ ra nước ngoài chữa bịnh thật là tội nghiệp. Mọi người phải nguyện cầu cho sức khỏe của ông mới phải!
Một đất nước muốn phát triển trước tiên phải đầu tư vào lĩnh vực giao thông. Một xã hội muốn phát triển thì phải huy động được nguồn lực của cả nước.
Luật Đầu tư công ra đời phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội theo quy luật kinh tế thị trường. Mô hình hợp tác theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên thế giới đã áp dụng từ lâu để huy động đầu tư xã hội nhưng vẫn bảo đảm hài hòa các lợi ích nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Ngày 30/4/2015, Tòa án Quốc Tế thông báo đến Nhà nước CSVN về việc ông Trịnh Vĩnh Bình (Hà Lan) kiện ra tòa vì những bội ước đã ký tại Singapore, mà nội dung là Nhà nước CSVN đã nhìn nhận sai khi ngụy tạo tội trạng và cướp tài sản của ông Bình hơn 30 triệu USD.
Ngày 21/8/2017 là mở đầu cho vụ xử mà nguyên đơn, ông Bình, đã mướn Tổ hợp luật Covington & Burling của Mỹ đòi nhà nước CSVN phải bồi thường cho ông ít nhất là 1,25 tỷ USD.
Rõ ràng củi khô là Trịnh Xuân Thanh, củi vừa vừa là Đinh La Thăng, và củi tươi chính là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ GTVT – theo kết luận của Thanh Tra Chính phủ và Đoàn giám sát của UBTV Quốc Hội chỉ ra là chỉ định chủ đầu tư yếu và thu ai quy định. Ngoài ra, thông tin thêm cho biết, từ tháng 9/2015 đến nay, Bộ GTVT triển khai 78 dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT với chiều dài khoảng 2.200 km, tổng mức là 219.000 tỷ đồng, trong đó 202.000 tỷ đồng là dự án BOT.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã có thêm nhiều thông tin thú vị. Khoảng 17h30 ngày 17/8/2017 nhiều xe cảnh sát Séc (cả công vụ lẫn dân sự) đã ập vào chợ Sapa Praha và tiến hành kiểm tra văn phòng chuyển tiền Quang Minh MoneyGram. Cũng trong ngày, từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều 9 cảnh sát điều tra và 2 phiên dịch Séc-Đức hỏi cung liên tục không nghỉ với ông Bùi Quang Hiếu, chủ nhân xe chở Trịnh Xuân Thanh nghi bị bắt cóc tại Đức.
Biến cố kỳ thị chủng tộc xảy ra vào ngày thứ Bảy 12-08-2017 tại Charlottesville, bang Virginia, làm thiệt mạng cô Heathet Heyer 32 tuổi đã trở thành một chấn thương tâm lý nặng nề, gây thêm chia rẽ trong xã hội Mỹ, vốn đã bùng phát mạnh từ sau khi ông Donald Trump đắc cử tống thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Hợp đồng đầu tư xây dựng hạ tầng theo dạng BOT thường dành cho các nước nghèo, kém phát triển để thu hút và sử dụng vốn vay của các quốc gia khác nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho đất nước mình. Nhưng hậu quả sẽ là phải gánh chịu những bất lợi (về kinh tế) đối với các điều khoản trong hợp đồng giữa nhà đầu tư và phía chính phủ nước sở tại.
BOT là hợp đồng Xây dựng – Vận hành (khai thác) – Chuyển giao. Với đồng vốn chủ yếu của nhà đầu tư nước ngoài, một phần nhỏ là vốn đối ứng của phía chính phủ. Nếu chủ đầu tư là nhà thầu trong nước thì các điều khoản hợp đồng dễ được điều chỉnh và giải quyết hơn các trường hợp của nhà đầu tư nước ngoài.
Truyền thông Việt Nam dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ rằng “công an sẽ vào cuộc điều tra” người nhắn tin đe dọa ông và “mọi việc sẽ được làm sáng tỏ”.
Ông Đào Tấn Bằng, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, xác nhận tin người anh của ông, ông Đào Tấn Cường bị bắt vì đe dọa ông Huỳnh Đức Thơ, theo báo Trí Thức Trẻ.
Báo này dẫn lời ông Bằng: “Đó là anh ruột tôi. Anh ấy cũng đã lớn rồi. Đây là sự việc cá nhân của anh ấy thì anh ấy chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ biết sao bây giờ.”
Ông Cường, phó giám đốc công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng, bị bắt khẩn cấp “để điều tra về hành vi đe dọa giết người,” báo Việt Nam cho hay.
Kết quả điều tra ban đầu xác định ông Cường “nhắn tin gửi đến số điện thoại của ông Huỳnh Đức Thơ, với lời lẽ ám chỉ sẽ gây ra việc nguy hiểm đến cá nhân ông Thơ và người thân trong gia đình ông,” Tuổi Trẻ tường thuật.
Ông Thơ được báo Dân Trí hôm 20/8 dẫn lời: “Việc đó công an sẽ điều tra và mọi việc sẽ được làm sáng tỏ.”
‘Có vấn đề’
Hôm 20/8, ông Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC: “Vụ dọa giết quan chức ở Đà Nẵng cho thấy sự bế tắc và là dấu hiệu không lành mạnh, không bình thường.”
“Đáng nói là lời đe dọa này xuất phát từ một người từng là cán bộ nhà nước.”
“Không biết rằng người này có làm đơn tố cáo, khiếu nại theo pháp luật không mà lại chọn cách đe dọa kiểu xã hội đen.”
“Qua vụ này, người ta thấy, trật tự kỷ cương, hiệu lực của bộ máy nhà nước có vấn đề đáng suy nghĩ khi có bức xúc thì họ lại chọn cách tự xử ngoài pháp luật như vậy.”
“Đó là một sự bế tắc.”
“Người ta thấy diễn biến mới nhất ở Đà Nẵng là tiếp theo sau những vụ ồn ào ở thành phố này từ nhiều tháng qua như quy hoạch khu du lịch Sơn Trà, đất đai, điều tiếng qua lại giữa các quan chức… Những vụ việc ở Đà Nẵng không được thanh tra, kiểm tra chưa được làm rõ nên bây giờ người ta thấy Đảng và Nhà nước không xử được thì quan chức tự xử thôi.”
“Tình trạng này là không chỉ ở Đà Nẵng mà có thể là còn tại những tỉnh thành khác.”
“Và nếu hiệu lực của bộ máy nhà nước không được tăng cường thì sẽ dẫn đến rối loạn xã hội.”
VOA – Vụ án Trịnh Vĩnh Bình, từ vụ việc mang tính địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã mau chóng lên đến trung ương, cả Bộ Chính trị. Người biết chuyện lúc ấy nhận định, “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan thời ấy, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA ngày 18 tháng Tám, cũng nói “vấn đề là từ các cá nhân. Đó là một vụ tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Bình ở Việt Nam.” Sau khi ký thỏa thuận ngoài tòa tại Singapore, ông Bình nói rằng mình bị lừa trong một tiêu chí của một điều khoản liên quan đến việc trả lại tài sản của mình tại Việt Nam. Chính điều này đưa đến vụ kiện lần thứ hai, tại Paris vào ngày 21 tháng Tám, với số tiền bồi thường ông Bình đòi “ít nhất 1,25 tỷ đô la.” Xin theo dõi phần cuối dưới đây.
Việc kê khai tài sản của ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Yên Bái) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có sự giúp đỡ tận tình của vợ.
Gửi ông Phạm Sỹ Quý!
Là một người luôn đau đáu “khát vọng đại gia”, ngay từ khi biết được vợ chồng ông sở hữu một khối tài sản khổng lồ, tôi đã luôn dõi theo sự việc. Vừa phần tò mò giống như bao người, vừa phần muốn học mót kinh nghiệm làm giàu của ông.