“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam

“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam sau hành trình tranh đấu gian khổ

Hate Change

Trần Khả Minh

27-7-2017

Các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng, đòi các quyền tự do và trách nhiệm giải trình minh bạch của chính quyền tại Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, câu lưu và đối mặt với việc bị bỏ tù. Nhưng họ vẫn can đảm tiếp tục con đường mình đã chọn. Trong rất nhiều tấm gương về những nhà hoạt động ở Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 3 nhà hoạt động nữ đã đánh đổi sự an toàn, cuộc sống yên ổn và giờ đây là tự do cho những hoạt động đấu tranh ôn hòa với cái xấu, các ác của họ. Mỗi người trong họ đang có những “thời điểm tạm nghỉ ngơi” dài ngắn khác nhau, nhưng điểm chung là những kỳ nghỉ ấy đang diễn ra lúc này.

1. Trần Thị Nga: Hành trình từ công nhân xuất khẩu lao động tới Người tranh đấu vì dân chủ, nhân quyền, và môi trường ở Việt Nam.

Những cái lưỡi gỗ ngụy ngôn

Phạm Trần

27-7-2017

Hai cái lưỡi gỗ to nhất của ĐCSVN. Ảnh: internet

Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra sai lầm của đảng cầm quyền.

Bằng chứng là từ sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, nhiều bài viết của Tuyên giáo và Tổng cục chính trị Quân đội đã chĩa mũi dùi tấn công “một bộ phận cán bộ, đảng viên” không còn tuân thủ những quy định viết trong Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết đảng. Thậm chí còn có tài liệu được phát tán phê bình chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh phải kiên định và tuyệt đối trung thành.

Báo Văn Nghệ đánh GS Ngô Bảo Châu

LTS: Tuần báo Văn Nghệ, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 459 ra ngày 26-7-2017, có bài: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“, của tác giả An Chiến. Bài viết nói rằng GS Ngô Bảo Châu hành xử như “một kẻ vô lại, không có học thức…” Không rõ GS Ngô Bảo Châu sẽ phản ứng thế nào sau khi đọc bài báo này?

Hiện có nhiều lời đề nghị của cư dân mạng, rằng GS Ngô Bảo Châu nên mời các luật sư trong và ngoài nước, khởi kiện tác giả và tờ báo này ra toà về tội lăng nhục ông. Facebooker Ky Mai bình luận: “Hôm nay họ có thể dùng ngôn từ bẩn thỉu hạ nhục một người như ông thì một ngày đẹp trời nào đó… bất cứ ai cũng có thể thành nạn nhân của họ“.

___

Tuần báo Văn nghệ TPHCM

Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình

An Chiến

26-7-2017

Sau khi giải được cái bài toán về Bổ đề gì đó mà đa số dân Việt Nam có khi không mấy ai biết là để dùng vào việc gì, Ngô Bảo Châu đạt giải Toán học Fields. Sau đó, với tinh thần ưu đãi người tài, Ngô Bảo Châu được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở tòa nhà Vincom, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán… Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá trên, đến nay hầu như bản thân GS. Ngô Bảo Châu chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy, thời gian của một GS Toán dường như không dành cho nghiên cứu về Toán học mà lại dành cho việc chõ mồm để đá xéo chế độ – một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Cái này, người ta thường gọi là Ngô Bảo Châu đang phản bội người nuôi dưỡng mình, dân tộc mình.

Hoa Kỳ có thể đặt một chân ở cánh cửa của Việt Nam?

Sephard

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Song Phan

25-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Sephard/ internet

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể ít phức tạp hơn Washington mong muốn, bất chấp việc Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực buộc Hà Nội ngưng khoan trên biển Đông mới đây.

Điều thú vị là trong tuyên bố chung ngày 31 tháng 5 của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng Hoa Kỳ sẽ không cam kết giúp đỡ Hà Nội trong việc đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.

Biến cố Đồng Tâm: Hãy giữ đúng cam kết đối ngoại!

Nguyễn Đăng Quang

27-7-2017

Bên ngoài xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Ảnh chụp hôm 21/4/2017. Ảnh: RFA

Sáng 20/4/2017, trả lời câu hỏi về biến cố Đồng Tâm sau khi người dân bắt 38 quan chức Đảng, Chính quyền và CSCĐ làm con tin khi lực lượng này được phái đến để cưỡng chế, giải tỏa phần đất đang tranh chấp giữa người dân với Tập đoàn Viettel, nhằm đòi chính quyền phải thả 5 người dân bị các cơ quan chức năng đánh đập dã man và bắt đưa đi trái phép, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố, “các cơ quan chức năng của Hà Nội đang giải quyết tình hình theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan”!

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017

Ông Pedro Argüelles Salaverria, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chịu trách nhiệm về QP, gặp Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh năm 2013. Nguồn: internet

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

“Đồng minh Việt Nam nên sớm cắt đứt quan hệ với Ấn Độ”

LTS: Bài báo này đưa những thông tin quan trọng nhưng không thấy nó xuất hiện trên những tờ báo “lề phải” lớn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VnExpress…, chỉ thấy báo Pháp Luật đăng bài này. Cứ tưởng đây là báo của “thế lực thù địch”, tung tin thất thiệt, nhưng thấy tờ báo có ghi, “cơ quan chủ quản: Sở Tư Pháp Thành phố Hà Nội“. Tiếng Dân xin được giới thiệu bài này để quý độc giả có thêm thông tin.

____

Pháp Luật

Huy Nam

25-7-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016. Ảnh: báo PL

Trong khi căng thẳng biên giới giữa Trung- Ấn kéo dài từ tháng 6 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, báo chí Trung Quốc như thường lệ, liên tục xuất hiện các luận điệu đe dọa dùng vũ lực với Ấn Độ. Đồng thời có những lời lẽ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ngày 24/7 xuất hiện bài viết: “Đồng minh Việt Nam nên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ấn Độ trước khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh”.

Khi nào phiên tòa thất bại?

FB Luân Lê

26-7-2017

Phiên tòa xử bà Trần Thị Nga ngày 25/7/2017 tại tỉnh Hà Nam. Ảnh chụp từ clip của TTXVN

Với bất kỳ một lý lẽ nào, trong các phiên toà xét xử các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia, không có chuyện thắng thua trước tình cảnh bị cáo bị cáo buộc chống lại một nhà nước với đầy đủ mọi thứ trong tay. Ở đó chỉ có việc, tồn tại hay không tồn tại một bản án đúng luật, mà việc chứng minh tội phảm phải trở thành hợp pháp.

Luật sư trong những vụ án ấy, bảo vệ những gì luật pháp cho phép và tạo nên. Và khi một chu trình kết tội một con người trở nên bất hợp pháp, thì nhà nước đó thua, vì Hiến pháp và pháp luật đều khẳng định giá trị của việc kết tội chỉ có hiệu lực khi bản án của toà có hiệu lực và thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp.

Sức khỏe của ông Đinh Thế Huynh

Huy Đức

26-7-2017

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: internet

Từ sau Hội nghị Trung ương 5, tháng 5-2017, ông Đinh Thế Huynh chưa một lần xuất hiện trước công chúng cũng như trước các hoạt động của Đảng.

Ông cũng không tiếp xúc cử tri hay tham gia kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Chưa ai thấy ông trở lại làm việc sau một thời gian khá dài chữa bệnh ở Nhật và an dưỡng ở Phú Quốc.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận thanh tra (kỳ 21)

Nguyễn Văn Tung

26-7-2017

Ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐ thành viên Mobifone. Ảnh: internet

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Văn phòng Trung ương Đảng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư đến Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc thanh tra làm rõ nghi án tham nhũng Mobifone mua AVG (ngày 28/7/2016), cho đến nay, các sai phạm đã quá rõ ràng, mức giá thẩm định cũng đã được xác định. Tuy vậy, các nhóm lợi ích đang chi phối mạnh Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ để trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra. Chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone đã bị bỏ trống gần 2 tháng mặc dù Điều lệ có quy định phải bổ nhiệm Chủ tịch mới trong vòng 2 tháng kể từ khi Chủ tịch hiện tại bị miễn nhiệm.

Xã luận: Đồng Tâm, dân chủ và những ông bà nghị

Luật khoa Tạp chí

Vi Yên

26-7-2017

Các đại biểu Quốc hội được cử tri Đồng Tâm bầu ra. Ảnh: Tổng hợp.

Quan sát vụ việc ở Đồng Tâm, có lẽ không ít người cảm thấy lạ kỳ khi chẳng thấy đâu bóng dáng của những ông bà nghị. Rốt cuộc thì, những người mà dân Đồng Tâm đã bầu lên từ đợt bầu cử năm ngoái, họ đã ở đâu và đã làm gì trong suốt ba tháng vừa qua?

Hèn với giặc, ác với dân

FB Huỳnh Ngọc Chênh

26-7-2017

Không biết nhà cầm quyền sử dụng lực lượng như thế nào để đối đầu với Tàu cộng ở ngoài khơi Vũng Tàu mà chỉ nghe chúng nó hù một tiếng đã cụp đuôi ngưng hết các hoạt động thăm dò dầu khí đã ký kết với công ty nước ngoài ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cạn kiệt

Mạnh Kim

26-7-2017

Cạn kiệt là “từ khóa” của mọi từ khóa miêu tả ngắn gọn hiện tình đất nước Việt Nam. Mọi thứ đang cạn kiệt. Công bố Ngân hàng Thế giới trung tuần tháng 7-2017 cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất thế giới. Nợ công Việt Nam hiện lên đến 2,68 triệu tỷ đồng, tăng từ 36,5% GDP năm 2001 lên 62,2% GDP năm 2015. Tính đến giữa tháng 7-2017, nợ công Việt Nam tương đương khoảng 94,8 tỷ USD.

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!

Hà Sĩ Phu

26-7-2017

Mao Trạch Đông – Hồ Chí Minh – Chu Ân Lai. Ảnh: internet

Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc ông cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một “thần tượng” cứu nước mà vô tình hóa ra… Cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc ít ra cũng là “rước rắn vào nhà”, thì không có lý do gì một người VN yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).

Bản tuyên cáo về việc ông Lê Đình Lượng bị đánh đập, bắt giam trái pháp luật tại Nghệ An

Thanh niên Công giáo

26-7-2017

Nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng. Ảnh: Facebooker Lỗ Ngọc

Hôm nay, ngày 25 tháng 7 năm 2017, Hội cựu Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo công bố bản tuyên cáo này để bày tỏ quan điểm về việc nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng đã bị đánh đập và bị bắt giam trái pháp luật tại Nghệ An.

Tiếm danh ‘xã hội dân sự’, chính quyền đang toan tính gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017


Một tổ chức xã hội dân sự độc lập.
Một tổ chức xã hội dân sự độc lập. Ảnh: VOA/ internet

Đang có những dấu hiệu khá rõ cho thấy sau một thời gian “lúng túng như gà mắc tóc”, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam có thể đã phát ra chủ trương thừa nhận không chỉ khái niệm mà cả thực thể hoạt động của “xã hội dân sự” (XHDS).

Nhưng chưa có gì đáng vui cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, bởi thái độ thừa nhận trên mới chỉ áp dụng cho đối tượng “XHDS quốc doanh”.

Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn về bản án của bà Trần Thị Nga

Trần Quang Thành

26-7-2017

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

Sau gần một ngày xét xử, lúc 16 giờ 30 chiều nay 25/7/2017 phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhà hoạt đông nhân quyền Trần Thị Nga, do tòa án tỉnh Hà Nam tiến hành, đã kết thúc.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bà Trần Thị Nga 9 năm tù giam, 5 năm quản chế về cái gọi là tôi “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Cchủ nghĩa Việt Nam”, theo khoản 1, điều 88 BLHS.

Luận cứ bào chữa cho bà Trần Thị Nga của LS Hà Huy Sơn

25-7-2017

LS Hà Huy Sơn. Ảnh: internet

Luận cứ Ls Hà Huy Sơn trình bày tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 25/07/2017, TAND tỉnh Hà Nam.

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn là người bào chữa cho bị cáo Trần Thị Nga xin trình bày luận cứ bào chữa như sau:

I. Tóm tắt vụ việc:

Ngày 21/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hà Nam tiếp nhận 01 DVD gồm 11 video clip do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam chuyển đến thu được từ FB “Thuy Nga”, “Tran Thi Nga” và Youtube “Trần Thúy Nga”.

Việt Nam rút dự án khoan dầu Repsol: ‘hành động bất lực, hèn nhát’

VOA

25-7-2017

Bản đồ Biển Đông. Ảnh: VOA

Các nhà bình luận và phân tích nhận định rằng nếu thực sự Việt Nam đã yêu cầu công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận lời đe dọa từ Bắc Kinh, thì điều này vô cùng bất lợi đối với Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã ‘lùi bước’ và tỏ thái độ ‘hèn nhát’ trong vụ tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Đất nước còn gì?

FB Bạch Hoàn

25-7-2017

Người Việt bỏ nước ra đi không chỉ trong chiến tranh, mà cả khi đất nước hòa bình. Ảnh: internet

Mấy hôm nay, có rất nhiều vấn đề ồn ào dư luận. Trong số đó, tôi thực sự quan tâm đến con số 3,06 tỉ USD. Đó là số tiền người Việt Nam bỏ ra để mua nhà tại Mỹ, xin nhấn mạnh là chỉ tại Mỹ, chưa kể đến Úc, Canada… Và xin nhấn mạnh rằng, đó là số ngoại tệ chỉ dùng để mua nhà và chỉ trong một năm thôi.

Đừng nhìn câu chuyện này chỉ là vấn đề tiền bạc. Bởi đây là tổn thất nguồn lực quốc gia, là vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước.

Về sự kiện GS Ngô Bảo Châu: Chớ tin tâm mình

Hạ Đình Nguyên

24-7-2017

GS Ngô Bảo Châu

Dư luận đang sôi nổi trên diện rộng về vụ GS Ngô Bảo Châu. Trên truyền thông lề phải, báo chí nhà nước và một số youtube đã lên án GS Châu, rầm rộ như vào “chiến dịch”, là kẻ phản quốc, đã chống lại “đảng và nhà nước ta’. Dù không nhân danh chính thức là cơ quan tuyên huấn hay đơn vị nào, nhưng cách lên án, đồng thời là phỉ báng, rất gay gắt với khí lực hứa hẹn đầy quyền cước, hẳn là phái chính thống.

Rùm beng trên dư luận, vì GS Châu là nhà khoa học có uy tín lớn trong giới học thuật quốc tế, được sự ngưỡng mộ rộng rãi của người dân trong nước, đặc biệt là giới trí thức, sinh viên học sinh. Một thời, ông được nhà nước trải thảm khi đón về, với sự vinh danh hoành tráng ít có, và cả sự ưu đãi nhiều mặt, cả về cơ sở vật chất cho ông hoạt động.

Chiến dịch bắt người trước phiên xử bà Trần Thị Nga

Tâm Ngọc

24-7-2017

Ông Lê Đình Lượng. Ảnh: Facebook

Nghệ An – Khoảng 16h ngày 24.07.2017, công an huyện Hoàng Mai đã bắt giữ hai nhà hoạt động xã hội là ông Lê Đình Lượng có Facebook Lỗ Ngọc và ông Thái Văn Hòa – anh trai của cựu TNLT Thái Văn Dung.

Theo Facebook Thanh niên Công giáo cập nhật cho biết “sáng nay các ông này đi thăm và động viên gia đình TNLT Nguyễn Văn Oai bị nhà cầm quyền Nghệ An bắt giữ, sắp đưa ra xét xử tại tòa án Hoàng Mai trong tháng 8 này”.

Thế tiến thoái lưỡng nan của CSVN

FB Nguyễn Anh Tuấn

24-7-2017

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận lực lượng nào nắm quyền thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.

Việt Nam: Những mối đe dọa mới đối với cộng đồng mạng đang gia tăng

Human Rights Watch

24-7-2017

Trần Thị Nga phản đối vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm hồi tháng Mười năm 2016. © 2016 Private

Cần hủy bỏ vụ án chống lại người bảo vệ nhân quyền Trần Thị Nga

(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần lập tức phóng thích nhà hoạt động vì nhân quyền Trần Thị Nga và hủy bỏ mọi cáo buộc về bà. Trần Thị Nga, còn được gọi là Thúy Nga, sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam vào ngày 25 tháng Bảy. Nhà cầm quyền bắt giữ bà vào ngày 21 tháng Giêng năm 2017 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của bộ luật hình sự.

Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

Tủ sách Nghiên cứu

Tấn Đức

Nguồn: internet

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp”, “mật thám cho phát-xít Nhật”…

Xã hội Việt Nam, niềm tin giữa người dân với chế độ bị mất trắng

Kông Kông

23-7-2017

Bà Phúc, một trong 2 người phụ nữ bị đánh vì nghi bắt cóc trẻ em. Ảnh: Soha

Xem mấy phút đoạn clip được phát tán rộng trên mạng xã hội, ngày 22/7/2017, xảy ra tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thấy 2 người đàn bà nhà quê bị đánh bầm dập thật nao lòng. Lý do 2 bà bị đánh vì nghi ngờ “bắt cóc trẻ em”. Không cần phải suy nghĩ lâu, người làng chỉ cần vài chục giây bình tĩnh thôi, chắc chắn kết quả sẽ khác. Khác hẳn! Vì, nếu 2 bà thực sự bắt cóc trẻ em họ sẽ đem em bé đi bằng cách nào? 2 bà đang đi bộ, mang dép lẹp xẹp, không có ô tô hoặc xe máy. Mà nếu có, thì xe phải đang nổ máy để chộp được thì nhanh chân tẩu thoát. Đó là chưa kể việc 2 bà vô làng xóm chứ không phải giữa đám đông. Vì bắt cóc thường chỉ giữa đám đông xô bồ để dễ lẩn trốn.

Phóng sự: Nhà Cầm Quyền Xử Tù Trần Thị Nga Là Vô Nhân Đạo

Paulus Lê Sơn

24-7-2017

Vào ngày 25, 26.7.2017 tại Tòa án tỉnh Hà Nam, nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga sẽ bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nam đưa ra xét xử theo cái điều gọi là “Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” quy định tại khoản 1 Điều 88 BLHS 1999.

Bà Trần Thị Nga đã cống hiến những gì cho xã hội Việt Nam, việc bà bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giam và xét xử có phù hợp với các nguyên tắc quyền con người hay là ràng buộc sự tự do của con người, xâm phạm các giá trị căn bản về quyền tự nhiên của con người?

Người dân nói gì về bà Nga và những việc làm của bà, và họ nhận định như thế nào về việc nhà cầm quyền bắt giam, xét xử một người mẹ có hai con nhỏ.

Tượng đài cộng sản, một gia tài không ai muốn nhận

FB Trần Trung Đạo

23-7-2017

Tổng Bí Thư CS Nguyễn Văn Linh và quốc tổ Hùng Vương, ai đáng kính trọng hơn? “Đó là câu hỏi ngu!” Những người có chút ít nhận thức chính trị và lịch sử, chẳng những không trả lời mà còn mắng ngược kẻ đặt ra câu hỏi.

Làm thế nào Nguyễn Văn Linh, một trong những người đã ký mật ước Thành Đô quy thuộc Trung Cộng lại có thể đem so với vị vua đã sáng lập nên nước Văn Lang của dòng giống Lạc Việt?

Nghịch lý vai trò “quốc khách” của tổng bí thư

Trương Nhân Tuấn

23-7-2017

Ảnh ông Trọng được đặt như một quốc vương. Nguồn: Vũ Quang Minh/ MOFA/ VN Diplomacy

Kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt-Kampuchia được phía “bạn” tổ chức khá trọng thể. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là khách mời ở cấp độ “nhà nước” của Quốc vương Sihamoni. Tức ông Trọng thăm Campuchia với tư cách là ”quốc khách”. Ở đây ông được vị chủ tể vương quốc Campuchia, cùng các đại diện nhà nước Campuchia, tiếp đón với đầy đủ nghi lễ dành cho người “nguyên thủ” đại diện quốc gia.

Vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách pháp nhân “đại diện nhà nước” để được đối đãi ở hàng “quốc khách”.

100 năm Cách mạng tháng Mười (7/11/1917 – 7/11/2017)

Lê Phú Khải

I) Bối Cảnh

Ngày 7-11-2017 năm nay, loài người tiến bộ trên toàn thế giới muốn hay không cũng phải để thời gian suy ngẫm, hồi tưởng về cái ngày “rung chuyển thế giới” này. Ký ức tập thể của nhân loại không bao giờ phai lạt về một cuộc cách mạng đã để lại những dấu ấn hào hùng cùng những chấn thương vô cùng nặng nề cho nhân loại và còn để lại những di hại đến ngày nay, chưa biết đến bao giờ mới hết di căn…

Cách mạng Tháng 10 không phải là một “ngẫu nhiên lịch sử”. Nước Nga trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một nước tư bản trung bình với rất nhiều yếu tố lạc hậu. Với dân số 174 triệu người, Nga chỉ đạt 7,5 tỷ đô la tổng thu nhập quốc dân và 43 đô la bình quân đầu người. Trong khi đó, Mỹ với dân số hơn 97 triệu người đã đạt 34.4 tỷ đô la, gấp 5 lần Nga về bình quân thu nhập theo đầu người, các nước Anh (10,9 tỷ đô la và 237 đô la), Đức (10,5 tỷ đô la và 154 đô la), Pháp (7,3 tỷ đô la và 183 đô la).