Sách báo Trung Quốc và một số tài liệu nước ngoài nêu lại thường cho rằng Việt Nam đã từng ba lần “công nhận” Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ nhất, có lẽ vào năm 1956, qua lời Thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ung Văn Khiêm và quyền Vụ Trưởng Vụ Châu Á Lê Lộc, rằng các quần đảo này về mặt lịch sử là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ hai, có lẽ vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thông qua công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng, chiều rộng lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý. Tuyên bố của Trung Quốc nói sự mở rộng lãnh hải này áp dụng cho tất cả lãnh thổ nước cộng hòa kể cả “Các quần đảo Đài Loan, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa bằng tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965, phản kháng lại việc chính phủ Mỹ ấn định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ tại Đông Dương. Hà Nội có lẽ đã tuyên bố rằng khu vực này xâm phạm vào “vùng biển Tây Sa” của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Các sự kiện này gắn vào với hiệu ứng estoppel (mặc nhiên thừa nhận) trong luật quốc tế.
Kênh VTV1 – chuyên về thời sự chính luận của Đài truyền hình Việt Nam – đã sử dụng bản đồ Việt Nam có hình lưỡi bò của Trung Quốc trong Bản tin thời tiết ngày 13/09/2017.
Đường lưỡi bò – hay còn gọi là đường chín đoạn – là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Trung quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông đã bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague (Hà Lan) tuyên bố bác bỏ.
Sau những ngày “Nước sôi, lửa bỏng” vụ công an Hà Nội và sĩ quan Bộ Quốc phòng hành hung bắt cóc cụ Kình và một số dân làng dẫn đến dân cầm giữ 38 cán bộ, chiến sĩ CSCĐ rồi rào làng như thời chiến… chúng tôi về Đồng Tâm.
Từ tỉnh lộ 429 rẽ vào thôn Hoành theo GPS chỉ dẫn hỏi thăm một phụ nữ nhà bên vệ đường, lúc đầu chị tỏ ra nghi ngờ nhưng sau khi quan sát và hỏi vào nhà ai, chúng tôi nói vào nhà cụ Kình thì chị bảo: “Cứ theo đường này, rẽ đường kia… không hỏi ai nữa. Nay ở đây nhiều an ninh chìm”.
Theo tin của Bộ Giáo dục, một giáo trình giảng dạy về Nhân quyền sẽ được thực hiện từ cấp mẫu giáo cho đến cấp đại học, được thí nghiệm kể từ năm 2018 cho đến năm 2025 thì hoàn chỉnh.
Đây là một tin làm dư luận xã hội bàn tán theo các xu thế khác nhau. Có ý kiến hoan nghênh, vì cho đó là một tiến bộ, một thiện chí của chế độ muốn hội nhập với thế giới văn minh hiện đại.
Ông Đinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính trị CSVN bị thất sủng sau nhiều tai tiếng bị bới móc từ khi cầm đầu Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) đến thời làm Bộ trưởng GTVT, hiện có thể đang sống trong những ngày phập phồng bất an.
LTS: Nhân ngày Quốc tế về Dân chủ 15/9, ông Giles Lever, Đại sứ Anh ở Việt Nam có bài: “Dân chủ không chỉ là hình thức“. Trong bài viết này, Đại sứ Lever đã sử dụng câu nói của ông Hồ Chí Minh: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”. Tác giả kết luận: “Tôi nghĩ không có tuyên ngôn nào mạnh mẽ và phù hợp hơn cho Ngày Quốc tế dân chủ năm nay“.
____
Dân chủ không chỉ là hình thức
Giles Lever, Đại sứ Anh ở VN
15-9-2017
Hôm nay là ngày Quốc tế về Dân chủ (QTDC) của Liên Hiệp quốc. Thời gian trôi thật nhanh – mới đấy mà đã gần hai năm khi tôi kỷ niệm ngày QTDC 2015 bằng cuộc gặp mặt với các đại diện xã hội dân sự và thảo luận sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt nam.
Năm nay, ngày QTDC lại là dịp mỗi người dành một khoảng lặng giữa những công việc hàng ngày để nhắc nhở bản thân về những lý do chúng ta cần một chính phủ minh bạch và có trách nhiệm, một nền báo chí hiệu quả và bám sát cuộc sống, một chế độ pháp quyền và tôn trọng quyền con người để xây dựng một xã hội cởi mở và thịnh vượng.
Lại thêm một bài xã luận có tựa “Vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng hiện nay” trên tạp chí Cộng sản với nội dung kêu gọi các đảng viên cộng sản phải có “đạo đức”, phải học tập “tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, và thêm một cái là “kỷ luật thép”.
Mấy chục năm qua trên đất nước này, người dân như chúng tôi phải liên tục nghe các lãnh đạo đảng cộng sản rao giảng về đạo đức, vậy mà bây giờ tạp chí Cộng sản cho rằng “Xây dựng Đảng về đạo đức” là “tư duy mới trong xây dựng Đảng”. Có lẽ tác giả bài xã luận quan trọng này của đảng cộng sản được đăng vào ngày 2/9 là … Việt kiều mới về nước hay người nước ngoài mới học tiếng Việt, nên không biết gì về chuyện chính trị trên đất nước này mấy chục năm qua?
LTS: Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.
_____
THƯ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thư gửi: Nhà văn Phan Nhật Nam
Thưa anh,
1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.
Nhân xem lại bộ phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, bắt đầu trình chiếu ngày 17-9-2017 (*)
6-1-1969: Tổng-trưởng giáo dục Lê Minh Trí và vệ-sĩ bị thương nặng, tài-xế thiệt mạng, xe hơi bị cháy trên đường Hai Bà Trưng-Nguyễn Du Sài Gòn: 3 kẻ lạ mặt cỡi Honda ném lựu-đạn rồi tẩu thoát. Tổng-trưởng từ trần tại bệnh-viện Grall sau một cuộc giải-phẫu vô hiệu.
Chuyện xẩy ra đã khá lâu mà cứ ám ảnh nhà cháu mãi, kỳ này mới được giải thoát. Số là vào đầu năm 2012, nghe PGS TS đại tá Trần Đăng Thanh giảng cho các lực lượng nòng cốt ở các trường đại học tại Hà Nội, một bài giảng quan trọng, có thể tóm lại là về “Tình hình biển Đông và bảo vệ chế độ”.
Sau bài giảng đó, đại tá bị cư dân mạng “ném đá” túi bụi và câu chuyên phai mờ theo thời gian. Tuy nhiên với nhà cháu, lời răn đe “MẤT CHẾ ĐỘ LÀ MẤT SỔ HƯU” của đại tá, cứ ngấm vào tiềm thức, cứ ám ảnh mãi.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội hôm 14/9 đề nghị với tòa án mức án tử hình đối với ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN).
Cựu ĐBQH Đỗ Thị Huyền Tâm thoái hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm
14-9-2017
Tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm tại Tập đoàn Minh Tâm giảm từ 81% về 0% theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 22/8/2017.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, bà Đỗ Thị Huyền Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group) – vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.
Trước hết, xin mượn tên quyển tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Hải Thủy để làm tựa đề cho bài phiếm này. Chỉ mượn tên thôi, còn nội dung hoàn toàn không dính dáng, liên hệ gì đến cuốn tiểu thuyết mà ông Thủy đã dịch ra từ nguyên bản Après moi, le déluge.
Việc mượn tên quyển tiểu thuyết của ông Hoàng Hải Thủy cũng có lý do. Tôi đã “động não” mấy ngày liền để tìm ra một cụm từ diễn tả căn bệnh thủ dâm bằng ngôn ngữ mà các nhà lãnh đạo chế độ CSVN đang mắc phải một cách trầm kha, không có thuốc nào chữa cho nổi, nhưng không cách gì nghĩ ra nên đành phải phạm thượng, cuỗm cái tựa đề quyển truyện của ông.
“Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.”
Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên – Huế) là một nhà nghiên cứu xã hội học, văn hóa, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1988 – 1999, ông là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam. Từ năm 1990 – 2006, ông là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
LTS: Theo tin từ Tân Hoa xã, ông Lưu Vân Sơn, quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam tuần tới, chúng tôi xin đăng lại bài viết: “Thường ủy Lưu Vân Sơn tìm đường rút lui trước Đại hội 19“, để độc giả hiểu thêm về nhân vật đứng vị trí thứ 5 trong Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc.
Thường ủy Lưu Vân Sơn tìm đường rút lui trước Đại hội 19
Lê Hiếu biên dịch
13-9-2017
Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn trong bài phát biểu tại lễ khai giảng của trường Đảng Trung ương, đã bày tỏ “lòng trung thành” với ông Tập Cận Bình. Đây được cho là hành động nhằm tìm con đường rút lui trước Đại hội 19.
Nguyễn Văn Bình – cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và được tạp chí Global Finance có uy tín quốc tế về phân tích tài chính liệt vào “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới” vào năm 2012 – có phải chịu “một số phận vinh quang và cay đắng” như Đinh La Thăng hay không, đây vẫn là một dấu hỏi rất lớn cho tới thời điểm này.
Cửa thoát mong manh
Trong khi số phận của Đinh La Thăng đã trở nên rất chông chênh từ tháng Chín năm 2016 khi Bộ Công an bắt Vũ Đức Thuận là trợ lý của Thăng, và số phận này đã chính thức an bài vào cuối tháng Tư năm 2017 khi Tổng bí thư Trọng bật đèn xanh cho Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với trách nhiệm chính thuộc về ông Thăng, thì đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình lại được báo giới nhà nước ưu ái không đả động gì, cho dù vào thời gian đó đã xảy ra hàng loạt vụ ra tòa của hai đại án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – và Hà Văn Thắm – Ngân hàng Đại Dương.
Cũng vào thời gian trên, có dư luận cho rằng Nguyễn Văn Bình đã “thoát”.
Khách quan mà nói, có một cửa thoát cho ông Bình. Tại đại hội 12 vào đầu năm 2016 của đảng cầm quyền, cả Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng đều bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị, cho dù hai nhân vật này được nhiều dư luận khẳng định là người của “anh Ba Dũng”. Tuy nhiên sau đó, đường công danh của hai nhân vật này lệch hẳn nhau: Đinh La Thăng về “trấn” ở TP.HCM – một cứ điểm kinh tế – chính trị quan trọng hàng đầu ở miền Nam và ảnh hưởng cả một phần Trung Nam Bộ, nhanh chóng trở thành “sao” với tần suất xuất hiện trên báo chí dày đặc hơn hẳn các ủy viên bộ chính trị khác. Còn Nguyễn Văn Bình lại về Ban Kinh tế trung ương – một cơ quan đảng mà trong nhiều năm đã năm lần bảy lượt bị đảng đe dọa đóng cửa vì thực ra chẳng có tác dụng gì ngoài chuyện “định hướng” và trà lá nhậu nhẹt, về thực chất chẳng có thực quyền gì. Về đây, xem ra Nguyễn Văn Bình đã được “đá lên” và vĩnh viễn xa rời cái ghế thống đốc quyền lực của Ngân hàng nhà nước – địa chỉ có thể chi phối toàn bộ huyết mạch tín dụng và tài chính của nền kinh tế, kể cả thế giới ngầm. Về thực chất, Bình bị xem là “đã cháy”.
Hẳn đó là nguồn cơn mà Đinh La Thăng được Nguyễn Phú Trọng soi xét hơn nhiều trong chiến dịch “chống tham nhũng – thanh lọc nhân sự” của đảng. Vậy là Thăng “đi” trước.
Chỉ có cách “đi” là còn có vẻ gây khó hiểu. Hóa ra Tổng bí thư Trọng đã quyết định tạo ra một màn bi hài kịch: Đinh La Thăng được “luân chuyển” từ ghế bí thư thành ủy TP.HCM về làm phó ban kinh tế trung ương, hay nói cách khác là ông Trọng đã “nhốt quyền lực vào lồng” cả Bình chung với Thăng.
“Đi” như thế nào?
Ngay sau khi xảy ra kết quả “Trịnh XuânThanh đầu thú” ở Hà Nội vào cuối tháng Bảy cho dù Bộ Ngoại giao Đức tố cáo mật vụ Việt Nam đã ra tay bắt cóc Thanh, số phận Đinh La Thăng một lần nữa nổi sóng. Khi đó đã rộ lên tin đồn về việc ông Thăng không còn đi làm ở Ban Kinh tế trung ương mà bị quản thúc. Cùng lúc đó, một số tờ báo nhà nước bắt đầu làm “nhiệm vụ”: lần đầu tiên sau nhiều năm cấm khẩu, đặc biệt dưới thời Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng, giờ đây báo chí trở nên “dũng cảm” hơn nhiều để bắt đầu hé miệng về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước khi để xảy ra quá nhiều sai phạm và tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần. Dù chưa thấy nêu tên Thống đốc Nguyễn Văn Bình…
Nhưng căng thẳng và nguy hiểm là thấy rõ. Chỉ ít ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh “về”, một đại gia mà trước đó ít ai nghĩ là có thể bị hề hấn gì – Trầm Bê – đã bị Bộ Công an bắt. Trầm Bê lại được xem là người thân, thậm chí là “tay hòm chìa khóa” của “nhà anh Ba Dũng” và có mối quan hệ thân thiết không kém với Nguyễn Văn Bình.
Mạch truyện lướt nhanh và hấp dẫn hơn hẳn. Lần đầu tiên từ sau đại hội 12, Nguyễn Văn Bình dường như bị hất khỏi thế “an phận”, để cho dù có thực tâm an phận cũng đã muộn. Vấn đề đang trở thành ý đồ tái sắp xếp cả bàn cờ chính trị chứ không còn thuần túy là những vụ án lẻ tẻ và những cá nhân quan chức đơn lẻ, do vậy bất kỳ con cờ nào cũng có thể được những ý đồ tính toán nào đó móc xích lại với nhau, cho một vụ án chung. Thậm chí có thể dẫn đến một “phiên tòa lịch sử”.
Trầm Bê – nhân vật có thời được xem là “bất khả xâm phạm” và nghe nói đã từng thoát bắt bớ ít ra vài lần, khi đã bị bắt thật thì Nguyễn Văn Bình – nhân vật bị xem là phải chịu trách nhiệm về rất nhiều hậu quả trong các chiến dịch sáp nhập thâu tóm ngân hàng, mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, điều hành thị trường vàng và đô la, gắn với nhiều dư luận về “trùm tài phiệt Bình Ruồi”… đương nhiên khó mà thoát.
Chỉ còn là chuyện Bình có “đi” như Thăng, hay sẽ khác Thăng.
“Dê tế thần”?
Vào đầu tháng 9/2017, một loạt quan chức cấp cao của PVN bị bắt, càng xác nhận khả năng Đinh La Thăng khó mà giữ được ghế ủy viên trung ương, ngay cả khả năng được “tại ngoại hậu tra” cũng khó.
Một tuần sau biến động “bắt PVN”, đến lượt một cựu quan chức Ngân hàng nhà nước – phó thống đốc Đặng Thanh Bình và là cấp phó trước đây của Nguyễn Văn Bình – bị khởi tố.
Chưa bao giờ Nguyễn Văn Bình lại “gần” với vòng tố tụng hình sự như lúc này. Dù cả hai đều là Bình, nhưng một khi Nguyễn Phú Trọng đã không còn muốn “giữ bình nguyên vẹn” nữa thì sẽ có những con chuột bị đập, thậm chí bị đập chết tươi.
Vào tháng 9/2017, tướng Lê Quý Vương – thứ trưởng bộ công an – bất chợt toát ra một phán ngôn hiếm có “đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước”.
“Thời kỳ trước” là thời kỳ nào? Những gì mà tướng Vương đề cập về các vụ án tham nhũng đều rơi vào thời gian mà Nguyễn Tấn Dũng còn tại vị thủ tướng. Bộ sậu khi đó của Thủ tướng Dũng lại là những cái tên quá quen thuộc như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Trầm Bê…
Vào năm 2016, cũng tướng Lê Quý Vương đã chỉ như ấp úng về vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, và như thể “năn nỉ” Thanh về để được hưởng lượng khoan hồng của đảng và chính phủ.
Còn giờ đây, sau khi Thanh về thật, có vẻ vai trò ủy viên thường vụ trong Đảng ủy công an trung ương của Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Những vụ bắt giam giới đại gia ngân hàng và quan chức dầu khí theo lệnh ông Trọng được thi hành nhanh hơn và rốt ráo hơn hẳn năm ngoái. Cũng có vẻ ông Trọng, sau một thời gian chật vật, đã bắt đầu “nắm” được ngành công an.
Giờ đây, số phận Nguyễn Văn Bình như đang gắn chặt với cảm xúc và những tính toán riêng của ông Trọng.
Nếu Đinh La Thăng đã từng trở thành mối đe dọa đối với Tổng bí thư Trọng trong trường hợp Thăng nắm được địa bàn TP.HCM – không chỉ là một trung tâm kinh tài mà còn như một “thể chế chính trị riêng”, Nguyễn Văn Bình có thể phần nào an toàn, được cho “rửa tội” ngay tại Ban Kinh tế trung ương nếu Bình vẫn chấp nhận vai trò trưởng ban ở đây mà không còn dám đoái hoài gì đến cái ghế ủy viên bộ chính trị.
Đã có bài học nhãn tiền đẹp như mơ. Ngay cả “Trai Kim Cự, gái Kim Tiêm; kẻ thì giết biển, ả chuyên giết người” mà còn được “cụ tổng” bỏ qua êm ái, dù bị dân chửi không còn thiếu từ nào…
Tuy nhiên như đã đề cập, không chỉ Đinh La Thăng đóng vai trò một “trục” mà cả Nguyễn Văn Bình cũng đặc trưng cho một “trục” khác – hai con đường này đều dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng mà Nguyễn Phú Trọng sẽ khó lòng bỏ qua. Bàn cờ chính trị cũng vì thế sẽ tùy thuộc phần lớn vào quyết định cuối cùng của ông Trọng.
Nếu đưa được Đinh La Thăng ra tòa và do đó có thể “rửa mặt’ trước Nguyễn Tấn Dũng, xóa được hình ảnh tổng bí thư phải rơi lệ tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012, không chừng Nguyễn Phú Trọng sẽ cảm thấy thỏa mãn mà “buông” Nguyễn Văn Bình.
Nhưng nếu Đinh La Thăng vẫn là chưa đủ, sẽ cần thêm ít nhất một “con dê” nữa phải chịu “tế thần”. Khi đó, không chỉ bị loại khỏi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, mà cách “đi” sắp tới của Nguyễn Văn Bình có khi cũng sẽ giống hệt Đinh La Thăng vào thời điểm hiện nay: “một đi không trở lại”.
Võ Kim Cự là một trong những nhân vật chính đứng đằng sau thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung năm 2016.
Dưới áp lực của dư luận, ngày 21/4/2017 nhân vật đầy tai tiếng này đã bị Ban Bí thư kỷ luật bằng hình thức xoá bỏ tư cách ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nhiệm kỳ 2010 – 2015 (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định), trước khi buộc phải xin thôi nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết cho thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa 14 vào ngày 15/5/2017) rồi bị Thủ tướng Chính phủ xoá tư cách nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 – 2015 vào ngày 16/8/2017.
Thông thường, những chợ truyền thống ở Thị trấn, Thị xã, Thành phố có vị trí đất đai đắc địa, thuận lợi cho việc giao lưu mua bán hàng hoá. Chính vì lẽ đó mà luôn có kẻ nhòm ngó muốn nuốt chửng chợ.
Với nhiều lý do khác nhau: mất vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, xây dựng mới cho khang trang hơn, phục vụ mua bán được nhiều hơn,… Thế là nhóm lợi ích nhảy bổ vào lập dự án chiếm lĩnh chợ hoặc giải tán chợ cũ buộc tiểu thương thuê điểm kinh doanh của chúng. Có chợ hàng ngàn hộ tiểu thương sống dở chết dở ngửa mặt lên trời mà than.
Đất nước đang đứng trước những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Các đại án tham nhũng được hứa hẹn giải quyết dứt điểm trong năm 2017 vẫn kéo dài vô hạn định, dậm chân tại chỗ. Vụ án Trịnh Xuân Thanh, theo lệnh tổng bí thư, bị băt cóc về để xét xử vẫn đình trệ. Thanh bị tống giam, cách ly triệt để tuy chưa bị tuyên án, vì sợ ra trước tòa anh ta sẽ khai tung hê tất cả các quan tham các cấp. Do đó vụ đại án số 1 của PetroVN có thể bị treo vô thời hạn.
Vụ án Formosa vẫn nóng bỏng, khi công ty tội ác hủy hoại môi trường vẫn ngang nhiên họat động, tiền bồi thường nửa tỷ đô la vẫn chưa đến tay tất cả ngư dân bị hại. Hàng triệu ngư dân ven biển miền Trung phẫn uất mất niềm tin ở chế độ.
Ông Trịnh Xuân Thanh, người mà chính phủ Đức nói đã bị Hà Nội bắt cóc tại thủ đô Berlin và đưa về nước xử lý, đã được chính phủ tiền nhiệm bỏ qua, không kỷ luật về cáo buộc gây thiệt hại tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PetroVietnam (PVC).
Phiên xử sơ thẩm lần hai vụ Hà Văn Thắm và 47 cá nhân bị cáo buộc “tham ô tài sản”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, khiến Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng đã bước sang ngày thứ 11.
Toàn cảnh phiên tòa xử đại án Oceanbank. Ảnh Bảo Thắng/ báo LĐ
Gặp chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái rượu của Cụ Vĩnh, hỏi chuyện về Cụ rất hay. Cụ năm nay 102 tuổi, vẫn chưa bị lú lẫn. Những chuyện ngày xưa, Cụ nhớ rõ lắm, chuyện vừa nói thì Cụ hay quên. Nhưng Cụ vẫn chăm chú nghe chuyện thời sự và đưa ra những nhận định sáng suốt, minh mẫn… Thì ra nhận thức của Cụ cũng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo quá trình, có tính quy luật…
Người dân Đồng Tâm vừa báo tin: Chiều qua, 11/9/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra CAHN lại tống đạt Giấy Triệu tập đến người dân. Lần này không phải là giấy triệu tập chung chung, mà là “Giấy triệu tập BỊ CAN” đối với 3 công dân xã Đồng Tâm, trong đó có ông Lê Đình Công là trưởng thôn Hoành, con trai cụ Lê Đình Kình.
Ngày 2/9/2017 GS Tương Lai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản (ĐCS) của Nguyễn Phú Trọng và “tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh”. Điều này tạo ra dư luận ủng hộ và phản bác.
Thật khó tưởng tượng được rằng, khi chứng kiến đồng loại với những dấu vết bị trói và đánh đập đến chết nhưng ông Nguyễn Tiến Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận lại nhanh chóng đưa ra một kết luận đơn giản rằng “đã xảy ra một vụ đánh nhau” tại nhà tạm giữ công an của TP Phan Thiết.
Cai Lậy xả trạm, Quốc lộ 5 “thất thủ”, Biên Hòa cũng bị các tài xế “chiếu tướng”.v.v… Những nỗ lực mang tính vô vọng của các chủ BOT khi nhờ công an địa phương (đa phần không nhờ được) mời hoặc triệu tập người dân lên, không làm dịu tình hình. Bộ Công an hoàn toàn cùng là không có chủ trương nào “giải cứu” BOT.
Ngay cả người trong ngành công an cũng nói về sự bất cập của BOT. Và chỉ có thể nói “chưa” chẳng có nghĩa là “không”, về việc nhóm lợi ích sẽ bị sờ đến. Đừng “quên” mất lý do vì sao có “cuộc chiến tiền lẻ”. Mức phí cao chưa đủ mà lý do lớn là trạm BOT đặt sai vị trí khiến người dân phải trả thứ họ không xài. Vấn đề bản chất của BOT cần phải được đưa ra và phá vỡ nó: “mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu”.
Những chữ trên không phải do tôi nghĩ ra, cũng không phải do thế lực thù địch nào vu cáo, mà là chữ dùng của ông Phan Diễn. Ông Diễn người Quảng Nam, con cụ Phan Thanh – một nhân vật nổi tiếng thời Mặt trận Dân chủ 1936-1939.
Ông Diễn từng là Ủy viên Bộ Chính trị, đóng đến chức Thường trực Ban Bí thư (tức nhân vật số 2 của đảng, chỉ sau Tổng bí thư). Họ hàng ông Diễn còn có những người là yếu nhân của chế độ, chẳng hạn ông Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam), em ông Phan Thanh, là Thứ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền sau cách mạng tháng 8, Chánh văn phòng chính phủ, người được cụ Hồ hết sức tin cậy…
Trong khi phong trào diệt trừ tham nhũng đang được lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy, Tạp chí Cộng sản nói tới nhu cầu thiết lập ‘kỷ luật thép’.
LTS: Một người quen gửi tới bài viết của nhà văn Đào Hiếu (tác giả của cuốn tự truyện “Lạc Đường”) phê bình GS Ngô Bảo Châu. Với chủ trương phổ biến thông tin khách quan, đa chiều, chúng tôi xin được đăng bài viết này ở đây, để quý độc giả tham khảo.
_____
Đào Hiếu
11-9-2017
Khi viết: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”, rõ ràng là giáo sư Ngô Bảo Châu muốn dùng thứ ngôn ngữ lịch sự cho dễ nghe, bởi vì: có hay không có hai chữ “đặc biệt” thì đó vẫn là một lời chê. Một sự biểu lộ không đồng tình.
Ông Châu là người đã từng ký vào kiến nghị phản đối vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên vậy mà khi ông Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bauxite thì ông Châu lại thấy là “không có tính thuyết phục”. Vậy là sao? Chúng ta có cần phải xem lại nhân cách của vị giáo sư trẻ tuổi này không?