Hình như đang phấn khởi vì cái lò nhóm mãi nó mới nóng và đang cháy, ông Nguyễn Phú Trọng tiện tay sờ luôn đến Nguyễn Xuân Anh, bí thư Tp Đà Nẵng. Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận “ông Nguyễn Xuân Anh đã sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô và 2 nhà do doanh nghiệp biếu” (báo Tuổi trẻ).
Khi công luận đang hồi hộp theo dõi vụ đại án Ngân hàng Đại Dương với đề nghị cả án tử hình hoặc đang “quan ngại” một số vụ gần đây có vẻ như chìm xuống thì việc đột ngột công bố kết luận của UBKTTW về Nguyễn Xuân Anh khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Tuy nhiên, đây lại là biểu hiện đáng mừng.
Một chuyên gia thường theo dõi chính trị Việt Nam cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang dùng chiến dịch chống tham nhũng để “làm yếu đi các đối thủ chính trị và sắp xếp người cùng phe cánh trước Đại Hội Đảng kỳ sau”.
Tiến sĩ Zachary Abuza, giáo sư tại National War College, Washington, DC, Hoa Kỳ, nói với BBC rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng muốn lập lại kỷ luật trong Đảng Cộng sản, duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng với Chính phủ.
Hơn một tháng qua, công chúng Việt Nam hết xôn xao về dự án BOT đường tránh thị xã Cai Lậy lại đến bàn tán về các dự án BOT giao thông trên khắp Việt Nam.
Và càng ngày, khi sự thật về các dự án BOT càng được phanh phui, người ta càng nhận thấy sai phạm trong loại hình đầu tư công này không hề mang tính chất ngẫu nhiên, đơn lẻ. Ngược lại, chúng diễn ra một cách có hệ thống, từ trên xuống dưới.
Bộ phim dài 10 tập (18 tiếng đồng hồ) của 2 đạo diễn Mỹ Ken Burns và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên TV cũng như trên internet.
Nhiều người chăm chú xem, thưởng thức và bình luận. Người khen khá nhiều, cho rằng các tác giả đã dày công sưu tầm, tuyển chọn những đoạn phim, hình ảnh tiêu biểu, quý giá nhất, có được cách nhìn khách quan, đa chiều.
Một lần nữa để thấu câu nói để đời của ông Thiệu, “đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”. Một lần nữa để hiểu rằng việc nâng cao dân trí, khơi nguồn tri thức cho sự phát triển của dân tộc là điều vô cùng khó khăn trong xã hội Cộng Sản.
Một chính quyền lúc nào cũng muốn dân ngu để dễ bề quản lý, một chính quyền thù hằn, căm ghét và nghi ngờ mọi thứ về tri thức, chúng ta tin rằng nó sẽ đưa chúng ta thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, chúng ta tin rằng nó sẽ đưa Việt Nam “sánh bước cùng năm châu”. Chúng ta khờ dại hay tự bịt mắt, bịt tai trước những điều đang thấy?
Cuối phần 2, tôi có nhắc đến câu thơ trong bài “Anh chủ nhiệm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Ông thi sĩ này có khá nhiều bài được đưa vào sách giáo khoa, có thể kể ra Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại, Cửa Tùng, Anh chủ nhiệm, Những cánh buồm… nhưng người ta biết đến ông nhiều nhất có lẽ từ bài thơ “Anh chủ nhiệm”.
Ông cũng như các nhà văn Nguyễn Khải, Đào Vũ, Nguyễn Kiên, Bùi Hiển, Nguyễn Địch Dũng, Nguyễn Thành Long… sau mỗi chuyến đi thực tế ở nông thôn lại cho ra đời tác phẩm về “cuộc sống mới, con người mới”. Thời ấy, các nhà văn nhà thơ rất muốn chứng tỏ cho đảng và nhà nước thấy họ đã lột xác, đã cải tạo triệt để như thế nào nên tác phẩm thường tô vẽ khá lòe loẹt, xa thực tế (nhưng gần với ý đồ của đảng), ca ngợi lộ liễu.
Có một vụ mà nếu sự nghiêm minh của nó không được thực hiện thì 60 triệu người Việt sẽ chịu thiệt thòi lớn. Lớn đến mức có người sẽ phải tan nhà nát cửa. Những nảy sinh bất ổn xã hội sẽ diễn ra. Dĩ nhiên, những nhà báo từng phản ánh vụ việc sẽ cay đắng nhận ra họ bất lực trước các thế lực lớn.
Vụ công ty phân bón Thuận Phong sản xuất phân bón giả nhưng có lẽ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Đổng Nai “không nghĩ vậy”? Ban Nội chính tỉnh này có lẽ cũng “không biết”? Bộ Công an cũng có văn bản cho rằng vụ việc này không đủ cơ sở xử lý hình sự.
Dưới đây là nguyên bản thông cáo báo chí của người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức hôm 22.09 về những diễn tiến mới đối với vụ Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo khẳng định, “ngày 21.09.2017, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tới trao đổi và thông báo tạm ngừng quan hệ chiến lược với Việt Nam“, “do mọi yêu cầu (của họ) tới nay Việt Nam không hề đáp ứng dưới bất kỳ hình thức nào“, “không thừa nhận vấn đề niềm tin và pháp lý bị vi phạm, buộc (họ) phải xử lý hệ quả“. Đồng thời “(họ) đã buộc một nhân viên tiếp theo của Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức cùng với gia đình về nước trong vòng 4 tuần“.
Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng chú ý, nếu nhà đầu tư đó đúng là nhỏ lẻ, không mang tên Đỗ Thị Huyền Tâm – cựu đại biểu quốc hội và biến thành vợ sau của Nông Đức Mạnh sau khi ông Mạnh trở thành cựu tổng bí thư.
Mẩu tin nhỏ nhưng lại gây tính thời sự và nghi ngờ lớn là với tư cách chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group), bà Đỗ Thị Huyền Tâm vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.
Cộng hòa liên bang Đức (CHLBĐ) với 83 triệu dân là một quốc gia pháp trị, tam quyền phân lập có thể chế dân chủ nghị viện đảm bảo dân quyền và nhân quyền. Bầu cử được thực hiện trên mọi bình diện từ địa phương tới trung ương, tạo cơ hội cho công dân tham gia sinh hoạt chính trị của quốc gia. Quốc hội liên bang Đức được bầu theo thông lệ 4 năm, nghị viện Âu châu 5 năm, nghi viện tiểu bang và thị xã thường 5 năm. Quốc hội bầu ra chính quyền. Chính quyền liên bang hiện tại là một liên hiệp bảo thủ-xã hội của hai chính đảng lớn Liên minh dân chủ/ xã hội (CDU/CSU) và đảng dân chủ xã hội (SPD).
Chuyến đi của ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư và Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương của ĐCS Trung Quốc tới Việt Nam (từ 18-19/9/2017) ít liên hệ tới Hội nghị 6 của ĐCSVN hơn là tới Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt – Trung đưa ra giải thích vì Trung Quốc ‘cần một không khí đối ngoại’ thuận lợi trước Đại hội này, trong khi Hội nghị TƯ6 của ĐCSVN đã được điều chỉnh thời gian nhi lần từ trước, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.
Trong tâm bão Đà Nẵng mấy ngày này, tự dưng thiên hạ hay nói mấy từ “giú ép, chín non” Nguyễn Xuân Anh.
Tuổi tứ thập, vị này mới nhậm chức bí thư thành ủy Đà Nẵng. Xét về nhân sinh học, thì Xuân Anh đã bước qua đỉnh núi và đang trên đường lê bước xuống dốc.
Những tuần gần đây, cuộc khủng hoảng sắc tộc ở Miến Điện đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Bà Aung San Suu Kyi, một trong những biểu tượng của dân chủ Miến Điện, đã hứng chịu rất nhiều sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Nhìn vào bài học của Miến Điện có thể thấy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam cũng có thể sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn mới tới đích.
Tổng quan về tình hình Miến Điện
Về vị trí địa lý, Miến Điện nằm giữa hai cường quốc tranh giành ảnh hưởng là Ấn Độ và Trung Quốc, với nhiều rừng núi hiểm trở. Ngoài ra Thái Lan cũng có ảnh hưởng. Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc) thậm chí còn huấn luyện các nhóm dân quân ở biên giới Miến Điện – Trung Quốc để gây rối.
Cập nhật ngày 28/9/2017: Bài viết này của LS Lê Hòa, đăng ngày 23/9/2017, nhưng TS Hoàng Ngọc Giao đăng lại mà không dẫn nguồn, nên chúng tôi tưởng là của ông. Hiện ông Hoàng Ngọc Giao đã gỡ bỏ bài viết này khỏi Facebook.
Có lẽ điển hình nhất về sự bi hài của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương (Cơ quan tham mưu, thường trực của Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng) lại tham nhũng và “chỉ đạo án” trái pháp luật trắng trợn nhất:
1- Ban Nội chính trung ương tham nhũng trắng trợn nhất:
Năm 2004-2007, Ban Quản lý Dự án của Ban NCTW đã tham ô tập thể một số tiền lớn do nước ngoài tài trợ để nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đấu tranh phòng, chống tham nhũng” – Mỉa mai thay, cái được gọi là “Công trình khoa học” này được kỳ vọng làm cơ sở để Bộ Chính trị lãnh đạo công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên đất nước ta!
Khi chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 12, được tổ chức hồi tháng Giêng năm ngoái, những người bên ngoài có thể nhận thấy một cuộc tranh đua quyết liệt giữa phe cải cách và phe bảo thủ. Những người bảo thủ dán nhãn cho phe cải cách là những kẻ ‘cơ hội’ và họ thường nói đúng. Phe cải cách cười to khi người bảo thủ lập luận rằng hệ tư tưởng (theo Lenin, chứ không phải Marx) sẽ giữ cho Việt Nam an toàn trong một thế giới hỗn loạn và đe dọa.
Đại hội đã kết thúc với thắng lợi rõ rệt về phe bảo thủ. Kết thúc cuộc đấu đá nội bộ đảng công khai một cách bất thường là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu và thông báo một Bộ Chính trị mới bị chi phối bởi những kẻ mù quáng, các tướng công an và đặc biệt bởi Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng.
Để khất thuế, giọng chị Dậu, con mẹ nhà quê, mới thảm thương, bi thiết làm sao. Có cảm giác bảo chị làm con chó liếm chân cho quan, chắc chắn chị cũng sẽ liếm, chỉ cốt sao chồng chị đang đau ốm không bị bắt, bị trói có thể dẫn đến chết. Mà nếu chẳng may anh Dậu chết vì đòn, thì với cái đám quan lại ngu, đểu và tham còn hơn chó ấy, làm sao vạch được trời mà kêu oan.
Việc nước Đức tuyên bố tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị ‘mật vụ’ Việt Nam tới Đức ‘bắt cóc’ theo quan điểm của phía Đức là một điều ‘hết sức đáng tiếc’ cho quan hệ hai nước và đây là lần đầu tiên xảy ra một việc hệ trọng như vậy với Việt Nam, theo một cựu thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 23/9/2017, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức công bố tạm dừng quan hệ trên và đồng thời trục xuất một nhà ngoại giao thứ hai của Việt Nam ra khỏi Đức, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:
“Cho đến nay tôi được biết là có lẽ đây là lần đầu tiên mà có một nước đối tác chiến lược đã đơn phương dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và đấy là một điều rất đáng tiếc, bởi vì Việt Nam hiện nay đang rất cần có những người bạn chân thành và thông cảm và hiểu biết đứng bên cạnh Việt Nam trong công cuộc phát triển bền vững cũng như là trong việc thực hiện chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
Khi được hỏi liệu động thái của phía Đức đơn phương dừng quan hệ như vậy liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu cán bộ có vẻ chưa hẳn là hết sức cao cấp và quan trọng của nước này, có là một quyết định ‘xứng tầm, đáng làm’ của Đức so với ‘tải sản’ chung là quan hệ đối tác chiến lược khá tốt đẹp được xây dựng từ nhiều năm nay giữa hai nước, Tiến sỹ Doanh bình luận tiếp:
“Theo tôi được biết, phía Đức phản ứng không phải là vì ông Trịnh Xuân Thanh có phải là một cán bộ cao cấp hay không, mà phía Đức coi rằng đây là một sự vi phạm luật pháp của Đức và vi phạm công pháp quốc tế và đấy là điều mà trong mỗi một tuyên bố, tôi thấy là Bộ Ngoại giao Đức đã luôn luôn nhắc lại.”
Trước câu hỏi nếu những điều mà phía Đức nói là có cơ sở trong vụ Đức coi ông Trịnh Xuân Thanh đã bị ‘bắt cóc’, trong khi phía Việt Nam khẳng định là ông đã về nước và ‘đầu thú’, thì ai ở phía Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc gây ra ‘đổ vỡ’ trong quan hệ hết sức quan trọng này giữa Đức với Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nói:
“Điều ấy tôi cũng rất muốn biết và có lẽ nên hỏi những người nào hiện nay đang còn cầm quyền ở trong chính quyền, hiện nay với thông tin chính thức của phía Việt Nam, phía Việt Nam hoàn toàn im lặng và không có bất kỳ thông tin nào, kể cả việc có thừa nhận việc Trịnh Xuân Thanh như thế hay không.”
Có quan điểm cho rằng quan hệ Đức – Việt lâu nay, đặc biệt là quan hệ đối tác chiến lược khá tốt đẹp trong nhiều năm trở lại đây, có thể được ví như là một ‘chiếc bình quý’, song đã ‘bị vỡ’ do việc ‘đánh một con chuột’ nào đó, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, người đã có nhiều năm học tập và tu nghiệp tại nước Đức trước đây, bình luận:
“Dĩ nhiên tôi đã luôn luôn nói rằng đấy là một điều rất đáng tiếc và như lần trước đã trả lời phỏng vấn [BBC] ở Budapest, tôi nghĩ đấy là một thiệt hại rất đau đớn đối với quan hệ của hai bên, còn việc qui trách nhiệm hoặc sẽ xác định như thế nào, tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời cho chúng ta.”
Theo dự kiến, trong vòng vài tuần lễ nữa sẽ diễn ra Hội nghị Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trước câu hỏi liệu việc chịu trách nhiệm về các diễn biến quan hệ Đức – Việt bị rạn nứt, đổ vỡ có liên quan vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, có nên và có thể được nêu ra ở Hội nghị này hay không, Tiến sỹ Doanh cho biết quan điểm:
“Điều đó cho tới nay vẫn chưa hề có thông tin gì chính thức, nhưng theo như thông lệ, Hội nghị Trung ương đã có nội dung đã được ấn định từ trước, trong Hội nghị 2 của Ban chấp hành Trung ương đã có ấn định rõ những Hội nghị Trung ương nào sẽ bàn về những chủ đề gì.
“Còn ngoài ra, Trung ương sẽ nghe Bộ Chính trị báo cáo về các vấn đề mà Trung ương quan tâm và tôi nghĩ chắc chắn đây sẽ là một trong những nội dung mà Trung ương sẽ quan tâm và sẽ thảo luận và cho ý kiến trong Hội nghị quan trọng ấy,” ông Lê Đăng Doanh nói với BBC Tiếng Việt.
Hôm 22/9, Bộ Ngoại giao Đức đã công bố phát biểu của người phát ngôn về các diễn biến mới trong vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’ tại Berlin, thông báo có đoạn:
“Cho tới nay, yêu cầu xin lỗi của chúng tôi kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai đã không được Chính phủ Việt Nam đáp ứng. Phía Việt Nam cũng không khẳng định rõ rằng sẽ xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc.
“Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế.
“Vì lí do cho tới nay phía Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cũng như không thừa nhận việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin nên chúng tôi buộc phải áp dụng các biện pháp tiếp theo. Vì vậy, ngày hôm qua, trong buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại trụ sở Bộ Ngoại giao chúng tôi đã thông báo với phía Việt Nam về việc sẽ tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi đã quyết định trục xuất thêm một cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam. Người này có 4 tuần để cùng gia đình rời khỏi nước Đức.
“Chúng tôi mong đợi rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện các yêu cầu của phía Đức.
“Phía Việt Nam biết làm thế nào để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin,” trang Web của Cơ quan đại diện của CHLB Đức tại Việt Nam thông cáo.
Nhân vụ Cục Xuất bản lệnh “đình chỉ” tiểu thuyết “Mối chúa” của Đãng Khấu (tức Tạ Duy Anh), nhớ lại 2 việc:
1. Năm 2007, khi Cục XB ra lệnh cho NXB Hội Nhà văn “tự thu hồi” tiểu thuyết “Cọng rêu dưới đáy ao” của Võ Văn Trực, tôi đã viết trên talawas về nghịch lý hay thế “tiến thoái lường nan” này:
“Có điều, tôi thực sự không hiểu chiêu thức trên có lợi gì cho “định hướng xã hội chủ nghĩa” một khi lệnh thu hồi chẳng bao giờ khả thi mà chỉ giúp cho các cuốn sách bị thu hồi được săn tìm và một số người in sách lậu vớ bở, còn nhà nước tiếp tục mang tiếng là hẹp hòi, thiếu dân chủ trong lĩnh vực văn hoá? Nó có gì khá giống cái dòng… (toà báo tự ý đục bỏ) nhan nhản trong báo chí chế độ Sài Gòn một thời tồn tại Nha Kiểm duyệt.
Chính phủ được tuyên xưng “liêm khiết, kiến tạo và hành động” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang phải “mộng du” với những di họa tài chính khủng khiếp để lại từ thời “phá chưa từng có” của thủ tướng đời trước là Nguyễn Tấn Dũng: bội chi ngân sách không phải là dưới 5% GDP mà có thể vọt đến 9% GDP, hụt thu ngân sách so với dự toán có thể lao dốc đến 11% mà đang khiến tình thế xã hội cùng dân chúng lâm vào cảnh thảm thương đọa đày – chẳng khác gì bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh cách đây 72 năm đã mô tả về thực dân Pháp: “chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy”.
Đã có tổng kết trên thế giới là chính quyền cộng sản xưa nay đều kiêu ngạo, tự phụ, coi thường luật pháp quốc tế, không có nền văn hóa biết xin lỗi dù cho phạm sai lầm và tội lỗi rõ ràng.
Staline từng ký giấy tiêu diệt hàng vạn – cụ thể là gần 22.000 sỹ quan Ba lan – bị Hồng quân Liên Xô bắt làm tù binh năm 1939 – trong khu rừng Katyn vào tháng 5/1940, rồi đổ tội cho phát xít Đức, cho đến năm 1989 mới bị phát hiện. Quan hệ Nga – Ba Lan hiện vẫn còn nhức nhối cay đắng bởi cuộc tàn sát khủng khiếp này, khi Putine đến nay vẫn ngoan cố ám chỉ Gorbachov đã có dã tâm cố tình khơi lên vụ thảm sát cũ ở Katyn nhằm bôi đen và lật đổ chế độ xô viết.
Khi đưa ra một số sự thật, từ vụ Năm Cam, vụ PMU18 đến vụ các nhóm lợi ích lũng đoạn TP. Đà Nẵng trên facebook này, lão hủ được cảnh báo phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm:
Thứ nhất, nguy hiểm đến từ một số “dư luận viên” và đồng bào làm nghề chỉ điểm. Các đồng bào này cho rằng lão hủ nói “đồng chí X” xé bỏ pháp quyền, nói các anh em an ninh bắt 2 nhà báo trong vụ PMU18 sai pháp luật, tức là lão hủ vẫn nhất mực bôi đen chế độ, bản chất trước sau không thay đổi.
Sau khi chiếm được miền Nam bằng vũ lực viện trợ từ Liên Xô và Trung Cộng, vào ngày 30.04.1975, CSVN đã tổ chức những buổi học tập chính sách, đường lối của chế độ trên toàn miền Nam.
Không kể đến các sĩ quan, cán bộ, viên chức hành chánh … VNCH bị tập trung cải tạo – một mỹ danh cho việc giam giữ tù nhân không có án – các binh sĩ, hạ sĩ quan trong quân đội cũng phải trình diện học tập 3 ngày. Một đề tài trong những bài học chính trị cho toàn thể người dân miền Nam lúc đó là: Đế Quốc Mỹ Là Con Đỉa Hai Vòi.
Trên nhiều mạng tự do truyền đi lá thư của ông Hữu Thỉnh chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam gửi nhà văn – nhà báo Phan Nhật Nam thời Việt Nam Cộng hòa hiện sống ở Hoa Kỳ, và lá thư công khai trả lời của tác giả «Mùa hè đỏ lửa.»
Cuộc vận động chống tham nhũng của người đứng đầu đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã làm rối loạn hệ thống chính trị độc đảng thường rất yên bình, và làm bộc lộ sự hủ bại sâu sắc trong hệ thống ngân hàng mờ ám.
Dù đang phải nghỉ để điều trị bệnh nhưng sau khi Báo Infonet đăng bài “Đà Nẵng: Bức xúc “vấn nạn” người Trung Quốc hướng dẫn du lịch trái phép”, nữ hướng dẫn viên tiếng Trung Mai Trần Thị Tưởng vẫn gửi bức “tâm thư” để phản ánh rõ thêm thực trạng.
Sau khi đăng bài “Đà Nẵng: Bức xúc “vấn nạn” người Trung Quốc hướng dẫn du lịch trái phép”, báo điện tử Infonet nhận được “tâm thư” của nữ hướng dẫn viên (HDV) tiếng Trung Mai Trần Thị Tưởng (số thẻ HDV du lịch quốc tế: 148130797). Qua 5 năm hành nghề, nữ HDV này đã góp thêm tiếng nói nêu rõ thực trạng đang diễn ra ở Đà Nẵng, và cũng là tình hình chung ở nhiều nơi khác.
Sau khi đề xuất tăng thuế VAT, mới đây Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất tăng giá xăng, với lý do “bảo vệ môi trường”. Mức tăng tối thiểu mà bộ này đưa ra bằng mức thuế đang áp dụng và tối đa là gấp đôi khung thuế hiện hành, tức sẽ tăng từ 3.000-8.000 đồng cho mỗi lít xăng.
Từ lâu, đảng Cộng sản Việt Nam khoe chuyện nhờ có đoàn kết nhất trí trong đảng nên Đảng đã “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Nhưng riêng chuyện nhiều đảng viên đã chán đảng đến tận mang tai nên bỏ sinh hoạt và nghỉ chơi luôn với đảng thì các dư luận viên lại giấu đi để xuyên tạc và mạ lỵ.
Bằng chứng như báo Quân đội Nhân dân (QĐND) viết ngày 18/09/2017: “Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cò”, thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu “bới lông tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là những người có danh dự”…”
Đọc các bài báo đánh ông Nguyễn Xuân Anh, bí thư đảng ủy Đà Nẵng và ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Đà Nẵng, người dân có thể thấy rất rõ thói “giậu đổ bìm leo” và “cơ hội chính trị” trong quan trường của đảng cộng sản.
Đọc lại những lời tuyên bố rất kêu về đạo đức, về chống tham nhũng của ông Xuân Anh, hay bây giờ là đọc những lời chỉ trích ông, có lẽ những ai còn bản tính lương thiện trong người không thể không kinh ngạc về thói đạo đức giả trong những lời nói đó.
Suy thoái chính trị của đảng diễn ra nhanh chóng trong độ hơn 10 năm nay. Nhất là khi ban lãnh đạo đảng xụi lơ để con trai Nông Đức Mạnh làm quan cùng triều với cha mình. Cái lạ là hầu như ai có biết cũng đều dè bĩu tài năng đức độ của vị thái tử này.
Ai cũng biết chỉ Trung ương một mực không hiểu?
Rồi đến con trai Thủ tướng rớt thành uỷ viên lại trúng Trung ương dự khuyết cùng khoá. Chưa có một tiền lệ nào như thế trong lịch sử đảng thì phải. Từ đó khắp chốn con quan leo lẹ làng lên các vị trí lãnh đạo.
Người sáng lập một trường đại học ở Mỹ, hiện là tâm điểm trong “cơn bão chính trị” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, đã lên tiếng “bảo vệ danh dự” và cho biết “từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp bằng ở Việt Nam”.
Tiến sĩ Donald Hecht, hiện còn là chủ tịch của California Southern University (CSU), nói với VOA Việt Ngữ rằng “chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên chúng tôi”, “nhất là hàng trăm cựu sinh viên đang sống ở Việt Nam”.