24-4-2022
Tiếp theo Phần 1
“Nhiều cuộc cưỡng chế để lại những dư âm rất xót xa” – Đấy là tiêu đề bài đăng trên báo Dan Trí ngày 13/5/2012.
24-4-2022
Tiếp theo Phần 1
“Nhiều cuộc cưỡng chế để lại những dư âm rất xót xa” – Đấy là tiêu đề bài đăng trên báo Dan Trí ngày 13/5/2012.
24-4-2022
Mười năm trước, vào lúc mờ sáng ngày 24/4/2012, hàng nghìn cảnh sát cơ động đã tiến hành cuộc cưỡng chế đất tại Văn Giang, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước.
Tác giả: Thuận
Joaquin Nguyễn Hòa, biên dịch
22-4-2022
Lời người dịch: Chủ Nhật, ngày 24/4/2022, cử tri Pháp sẽ bầu chọn tổng thống vòng cuối, chọn lựa giữa hai ứng viên Emmanuel Macron và Marine Le Pen. Bà Le Pen có khuynh hướng cực hữu, chống di dân. Nhiều cử tri Pháp cũng ghét Macron và nói họ sẽ không đi bầu, và điều đó tạo thêm cơ hội cho bà Le Pen.
Hà Sĩ Phu
21-4-2022
1/ Trước năm 81 tuổi:
Tôi vốn không quan tâm đến việc kỷ niệm ngày sinh của mình. Nhưng từ khi viết những bài phản biện cái lý thuyết Mác-Lê và bị nhà nước CS bắt đi tù, thậm chí năm 2000 còn bị khởi tố tội “PHẢN QUỐC” (sic) (vì đã dám phê phán mặt trái của cả ĐCSVN và nhân dân VN!), bị đủ kiểu hình phạt và khống chế mấy chục năm, thì từ đó bầu bạn khắp nơi đem lòng thương mến, và cứ đến ngày sinh là thường tổ chức một tiệc vui nho nhỏ để chúc mừng.
19-4-2022
Tâm tư sau phiên toà cô Trần Thị Ngọc Xuân ngày 18/4/2022
Vụ án hình sự nào cũng có “chim mồi”. Họ có thể là một Judas bán Chúa, cài cắm, “zic”, hoặc giác ngộ cách mạng,… Nếu hoạt động của họ hợp pháp thì miễn bàn, nhưng có nhiều loài chim lại xúi người ta làm bậy để có cớ cho cơ quan chức năng bắt bớ.
Nguyễn Tuấn Khoa
18-4-2022
Ngày đầu tiên đi học lại sau biến cố lịch sử 30/04, lớp chưa chia Ban nên dễ biết ai đi, ai ở. Lớp tôi vắng nửa lớp. Đứa nào vắng tức là đã rời khỏi Việt Nam rồi. Không khí ngột ngạt. Cuối giờ học H lù lù xuất hiện trước cửa lớp. Nó kêu tôi ra ngoài hành lang và nói nó rút hồ sơ, không học ở đây nữa mà đi về quê ở Tây Nguyên.
Nguyễn Đình Cống
17-4-2022
Từ tháng 3/2022 đến nay, các phương tiện truyền thông ra sức tuyên truyền cho cuộc thi “Viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới”. Đây là cuộc thi lần thứ hai. Cuộc thi lần thứ nhất từ năm 2020, đã kết thúc và trao giải vào tháng 10 năm 2021. Các cuộc thi này là để triển khai việc thực hiện Nghị quyết 35-Nghị quyết Trung ương (NQ35-NQTW) ngày 22/10/2018 về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cuộc thi lần thứ nhất được đặt tên “Viết chính luận khoa học”. Lần này không hiểu vì sao lại bỏ từ ‘khoa học’, chỉ giữ lại từ ‘chính luận’. Phải chăng trong lần thi trước chẳng có bài dự thi nào có được tính khoa học như mong ước hão huyền của ai đó. Mà hình như nhiều bài lại chứa đầy nội dung và phương pháp phản khoa học.
Tôi phát hiện rằng, người ta đã phạm sai lầm lớn khi dùng một số biện pháp phản khoa học, phản đạo lý trong việc tổ chức cuộc thi như thế. Họ tưởng rằng cuộc thi sẽ có đóng góp tích cực vào việc thực hiện NQ35, nhưng thực chất không phải vậy, nó chỉ lừa dối được một số ít người mà thôi. Đại đa số đảng viên và dân chúng không khó khăn gì để nhận thấy những điều dối trá, những thủ đoạn trong cuộc thi này. Tuy cuộc thi được tuyên truyền rất mạnh, rất rộng nhưng nó thiếu mất tính chất “Chính nghĩa”. Có thể vạch ra nhiều điều sai, nhưng chỉ xin nêu ba điều chính.
Thư nhất là nhận định “Đảng càng thành công, càng thắng lợi thì thế lực thù địch càng chống phá”. Đó là một phán đoán giả dối. Đảng cho rằng họ gắn chặt với dân tộc, thành công của họ là của dân tộc. Nhưng không hẳn như vậy. Dân tộc là cây chủ còn Đảng là cành tầm gửi bám vào đó. Có những việc làm lợi cho dân tộc thì cũng có lợi cho Đảng, nhưng có những việc lợi cho Đảng thì lại hại cho dân. Những việc như thế bị một số người tinh hoa trong dân phản biện và bị cho là thù địch, chống lại. Phải chăng đa số thù địch là do Đảng dựng lên. Tại sao Đảng không tự hỏi rằng mình tốt đẹp mà trong Đảng có lắm kẻ thoái hóa biến chất, mà nhiều người dân mất lòng tin. Hình như lãnh đạo Đảng rất ngại đặt ra câu hỏi này.
Thứ hai là nền tảng tư tưởng của Đảng phải chăng là Chủ nghĩa Mác – Lê, một thứ đã quá lỗi thời. Nếu Đảng tin chắc chính nghĩa của Mác – Lê thì sao không để cho dân có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Hãy để cho các trường phái tư tưởng tháo luận công khai xem nào. Tại sao lại độc quyền về tư tưởng, áp đặt quan điểm?
Thứ ba là hình thức tổ chức cuộc thi mang tính áp đặt, thiếu khoa học, chỉ lôi kéo được một số người biết lợi dụng, hướng theo chiều gió để mưu cầu danh lợi.
Nếu Đảng có tự tin, muốn chiến thắng vẻ vang thế lực phản biện thì sao không triệu tập vài người, đối thoại công khai, dùng thực tế và lý luận làm cho họ “Tâm phục khẩu phục”. Việc tổ chức cuộc thi để một mình một diễn đàn, không cho ai nói chen vào thì đó chỉ là sự huênh hoang của kẻ có quyền mà thiếu trí tuệ. Còn kèm thêm việc vu cáo, bắt bớ, khủng bố, bỏ tù một số người vô tội thì chỉ chứng tỏ sự độc ác của những kẻ mất nhân tính.
Vậy phải làm thế nào?
Để trở thành một Đảng chính trị, đảng cầm quyền thì phải đổi mới, phải cải cách cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ chứ không phải bảo vệ những nền tảng tư tưởng đã lỗi thời. Tổ chức và việc làm trong quá khứ là của một Đảng Cách mạng, nó không còn thích hợp với một Đảng Chính trị cầm quyền. Nếu lãnh đạo Đảng không nhận thức ra để tiến hành những cải cách cần thiết thì chỉ tốn công vào những chuyện có tính chất gãi ngứa để tuyên truyền. Như vậy, không chóng thì chầy, tất yếu sẽ bị sụp đổ, sẽ bị đào thải.
Sẽ có người phản bác, cho rằng Trung Quốc vẫn theo Mác – Lê mà phát triển vượt bậc, đang muốn làm bá chủ. Không phải, Trung Cộng giương Mác – Lê lên chỉ để lừa bịp, còn bản chất của họ là độc tài Đại Hán. Còn một số lãnh đạo cao cấp Cộng sản Việt Nam thì mê muội, cố kiên trì Mác – Lê vì bị nhồi sọ quá nặng, số khác, tuy biết Mác – Lê sai nhưng chưa dám nói vì còn chờ đợi thời cơ.
Xin cầu mong cho những cán bộ lãnh đạo còn có thiện lương được tiếp thêm trí tuệ và lòng dũng cảm, nhận ra và nói lên được những sai lầm của Mác – Lê để mạnh dạn từ bỏ nó, chứ không phải xem nó như nền tảng tư tưởng cần bảo vệ.
9-4-2022
Báo chí nhà nước đưa tin và gọi là “Tin vui với người lao động”:
“Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 đã khống chế khung làm thêm 200 giờ mỗi năm, và nới số giờ tối đa trong tháng lên đến 40 giờ. Tuy nhiên, dựa vào “nhu cầu thực tế,” tại phiên họp thứ 9, chiều ngày 23/3, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt nhất trí thông qua Quy định người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ/năm.
Về số giờ làm thêm trong một tháng, Nghị quyết nêu rõ trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong một năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động, được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong một tháng.”
Cựu chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng khi nghe tin vui trên đã lập tức viết trên facebook của mình với tít: TIN VUI MÀ RƠI NƯỚC MẮT.
“Nghe xong, tôi rụng rời cả tay chân. Không hiểu sao cả.
Thành quả cuộc đấu tranh của công nhân toàn thế giới, của những người lao động toàn thế giới mới có được ngày làm việc 8g, thế mà ở đất nước này các ông chủ lại được QH trao cho quyền được sử dụng lao động của thợ thuyền thêm 60giờ/tháng. (tức là mỗi ngày ông chủ có thể sử dụng sức lao động của người lao động thêm 2 giờ hoặc người lao động không có cả ngày nghỉ chủ nhật nữa).
Ôi các vị đại biểu Quốc hội ơi, các vị hãy đặt mình là người lao động: Các vị có đồng ý làm việc tất cả ngày thứ 7 trong tuần? Có đồng ý mỗi năm làm tăng thêm 300 giờ như người lao động vì mưu sinh và lợi nhuận của các ông chủ đang làm?
Các vị có biết mỗi năm trượt giá bao nhiêu? Và mấy năm rồi lương tối thiểu của người lao động không được tăng? Việc này đồng nghĩa với giảm lương, lương trả cho nld quá thấp, không đủ sống. Các vị có biết cuộc sống khốn khó của người lao động trong các khu công nghiệp trên cả nước đang trải qua mùa đại dịch này?
Các vị nói đây là tin vui đối với người lao động, nhưng đúng là “tin vui rơi nước mắt”.
Theo cựu chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN thì vấn đề bảo đảm cuộc sống của người lao động là phải tăng phúc lợi xã hội, tăng giá trị lao động mỗi giờ chứ không phải bù đắp trượt giá bằng tăng giờ lao động.
Tôi trân trọng phản ứng và giọt nước mắt của ông Tùng, người gã biết khi là thủ lĩnh công đoàn luôn đứng về quyền lợi của người lao động, tôi xin góp thêm lời: Xu thế giảm giờ làm, tăng ngày nghỉ ngơi, xum vầy gia đình đang là xu thế chung của thế giới. Rất tiếc, thực ra là quá đau lòng khi ở VN đang đi ngược lại xu thế đó.
6-4-2022
Hơn 25 năm trước tôi nhận một cú điện thoại. Người ở đầu dây bên kia là Luật sư Nguyễn Xuân Phước.
6-4-2022
Sau bao nhiêu tháng ngày không được thăm gặp do dịch bệnh Covid thì đến nay nhà cháu mới được gặp Bố, gặp chú bằng xương bằng thịt. Nhưng hôm nay cháu mới đăng bài được vì bận việc gia đình.
Tác giả: Denis Trubetskoy, từ Lviv
Vũ Ngọc Chi, dịch
3-4-2022
Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nga, tôi đến từ Krym (Crimea). Tôi là một trong những người mà Putin nói rằng ông ấy muốn bảo vệ ở Ukraine. Nhưng những gì binh lính của ông ta mang tới không phải là sự bảo vệ mà là sự hủy diệt.
Tôi không phải là anh hùng trong câu chuyện này, nhưng nó bắt đầu với tôi. Năm 1993, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, tôi sinh ra ở bán đảo Krym – ở Sevastopol, thành phố của những anh hùng. Sevastopol đã nhận được danh hiệu này sau Thế chiến Thứ hai vì thành phố đã ghi tên mình vào sử sách Nga trong cuộc chiến chống lại quân Đức, như đã từng làm trong Chiến tranh Krym giữa Nga và Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ 19 – mặc dù cả hai thành tựu trong việc phòng thủ thực sự là những việc làm anh hùng của người dân thành phố chứ không phải của quân đội Nga, như nhà nước Nga thường rêu rao.
Sevastopol đã và vẫn là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga, ngay cả vào năm 1993, hai năm sau khi Ukraine độc lập, một đất nước mà tôi cảm thấy thoải mái và bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình khi còn là một thiếu niên – lúc đó là một nhà báo thể thao ham mê giải bóng đá Đức Bundesliga.
Khi Vladimir Putin sáp nhập bán đảo của tôi vào nước Nga vào tháng 3 năm 2014, với lý do được cho là cần phải bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga khỏi “cuộc đảo chính phát xít” ở Kyiv, tôi thuộc nhóm thiểu số ở Sevastopol đã chống lại hành vi vi phạm luật pháp quốc tế này. Nhưng tôi không đơn độc với thái độ này. Một trong những người, giống như tôi, đã đưa ra quyết định khó khăn khi rời Krym là thủy thủ Wladyslaw. Anh ấy đã bỏ nửa năm du hành tại các đại dương trên thế giới, nửa năm còn lại ở nhà.
Tôi biết anh ấy qua một người bạn học, con trai của một sĩ quan Nga, người sau này đóng vai trò then chốt trong việc sáp nhập Krym. Chúng tôi chỉ biết nhau nhiều hơn khi tôi đã sống ở Kyiv và anh ấy đã mua một căn hộ ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Irpin. Đó là một khoản đầu tư, mà nhiều khoản đầu tư khác sẽ tiếp nối như vậy. Có thể thấy trước rằng Irpin cuối cùng sẽ được nhập vào thủ đô, vì vậy số tiền bỏ ra dường như là một đầu tư tốt.
Chúng tôi thường dành những ngày cuối tuần vào mùa hè năm 2020 lúc có đại dịch Corona ở con đường đi dạo mới ở Irpin, nơi có cây cầu đường sắt bắc ngang qua, hiện đã bị phá hủy, cũng như ở thị trấn Butscha lân cận ở phía bắc, ngay cạnh Irpin. Chúng tôi thường uống bia và rượu cognac. Khi đó, Wladyslaw nói với tôi lý do tại sao anh ấy lại mua các căn hộ ở Irpin: “Chúng sẽ sớm thực sự đắt đỏ, chúng có thể được cho thuê với giá cao. Và trong trường hợp xấu nhất, người Nga sẽ không đến đây – vì nó nằm phía bên trái bờ sông Dnipro”.
Wladyslaw lúc nào cũng coi mối đe dọa từ Nga nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều. Điều duy nhất mà anh ta không bao giờ tính đến là khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ Belarus. Anh cũng đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự, mặc dù lẽ ra anh không phải làm điều đó: “Một lúc nào đó họ sẽ tấn công, ví dụ như để Krym được cung cấp nước. Có rất nhiều lý do. Và sau đó tôi muốn chiến đấu”. Đó là vào tháng 8 năm 2020, các nhân viên của cơ quan nghĩa vụ quân sự ở Odessa cho là anh ta điên.
“Tôi không nhớ tôi đã làm việc đó như thế nào”
Sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, Wladyslaw sẽ là một trong những người đầu tiên được gọi ra mặt trận. Tuy nhiên, anh ta đang ở Mỹ với tư cách là một thủy thủ và sẽ không trở lại trong vài tuần tới. Nhiều người thân của anh, những người mà anh muốn tổ chức cuộc di tản ra nước ngoài, đã ở lại Irpin.
Tôi có cuốn nhật ký của Weronika, một người bạn thân của Walerija, em họ của anh, kể về cuộc chạy trốn của họ vào những ngày đầu tháng Ba, khi Butscha đã trở thành địa ngục và là khu vực nguy hiểm nhất trong toàn bộ khu vực Kyiv. Cây cầu tại Irpin đã bị phá hủy và sẽ mất quá nhiều thời gian và đơn giản là quá nguy hiểm để lái xe quanh nó. Tuy nhiên, hai người đàn ông đến từ Kyiv đã đồng ý đón Weronika, Walerija và Anastassija, một người bạn của hai người. Nhưng mà họ phải tự mình băng qua cây cầu đã bị phá hủy vì những người đàn ông không thể đến đó bằng xe hơi của họ.
Weronika viết trong nhật ký: “Chúng tôi nghe thấy hàng loạt vụ nổ và phát súng kỳ lạ từ hướng chúng tôi đang đi. Lần này chúng đang ở rất gần, tôi sợ chết khiếp”. Cô đã đảm nhận vai trò lãnh đạo trong số ba người phụ nữ, vì vậy cô không được phép tỏ ra sợ hãi. “Tôi đã cố để dành nước mắt lại cho sau này. Chúng tôi đi bộ dưới cây cầu bị phá hủy và thực sự mọi thứ xung quanh chúng tôi bị phá hủy hoàn toàn. Nó có vẻ giống như bộ phim tồi tệ nhất về ngày tận thế. Chúng tôi muốn vượt qua đống đổ nát để sang phía bên kia, và chúng tôi cùng lúc mang hàng cứu trợ nhân đạo tới đó. Chúng tôi băng qua sông qua một số ống hơi chìm trong nước. Tôi không nhớ mình đã làm như thế nào. Và tôi không biết tại sao mình không bị ngã”.
Họ đã qua được phía bên kia, nhưng không rõ liệu những người đàn ông có thực sự đến hay không. Những người phụ nữ tính đến việc đi bộ đến Kyiv. Việc đó sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi và sẽ rất nguy hiểm. Nhưng rồi thì chiếc xe đã đến và đưa họ đến Kyiv, từ đó Weronika, Walerija và Anastassija đón tàu qua Lviv đến Ba Lan. Hiện thời, họ đã tìm được chỗ cư trú ở gần München. Cha của Wladyslaw ở lại Irpin, ông chỉ chạy trốn vào khoảng ngày 10 tháng 3, khi chiến sự ở đó gia tăng. Wladyslaw viết cho tôi: “Ông ấy đã thoát được như thế nào, tôi không biết vì ở xa quá. Nhưng thật may mắn vì chúng tôi đã mua được những căn hộ rất gần Kyiv”.
Nga phải thua cuộc chiến này
Theo những gì Wladyslaw được biết, các căn hộ của anh ta vẫn chưa bị phá hủy. Anh ta không thể kiểm tra điều đó, cha anh ta muốn trở lại Irpin đã được giải phóng trong vài ngày tới. “Đó không phải là điều quan trọng nhất bây giờ”, Wladyslaw nói. Tuy nhiên, rất có thể binh lính Nga cũng đã cướp phá căn hộ của anh ta – đối với Irpin và Butscha, tiếc rằng đây là quy luật nhiều hơn là ngoại lệ.
Vào năm 2020 – 2021, tôi đã tham dự các bữa tiệc đêm giao thừa của Wladyslaw, gần đây nhất tôi đã đến thăm anh ấy vào mùa thu năm 2021. Hôm qua, khi tôi nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp từ Irpin và Butscha, tôi đã phải bật khóc trong giây lát – tôi biết qua những người bạn từ Borodyanka, một vùng ngoại ô Kiev khác xa hơn một chút, những gì đang xảy ra trong khu vực, nhưng tôi không thể tin được rằng, nó thật sự kinh khủng như vậy. Nhưng nó đã thật sự khủng khiếp như vậy. Tôi rất vui vì gia đình của Wladyslaw tương đối an toàn. Nhưng tôi vẫn không thể tin rằng những nơi mà chúng tôi đã cùng nhau vui đùa lại thực sự diễn ra nạn diệt chủng. Làm thế nào khác để đặt tên cho những điều quân đội Nga đã làm ở đó?
Wladyslaw và tôi cùng chung số phận. Chúng tôi đến từ một thành phố nói tiếng Nga ở Krym, nhưng chúng tôi cảm nhận mình là người Ukraine. Đó là những người như chúng tôi mà Putin tuyên bố ông ấy muốn bảo vệ lần thứ hai. Nhưng thực tế, ông ta đang phá hủy cuộc sống của chúng tôi – giống như của nhiều người khác, những người phải trải qua những điều khủng khiếp hơn nhiều so với Wladyslaw, Weronika hay tôi.
Tôi phải thừa nhận rằng: Tôi thù ghét ông ta. Nhân danh tiếng mẹ đẻ của tôi, nhân danh nền văn hóa nói tiếng Nga của tôi, nhân danh quá khứ của ông bà tôi, những người đã trải qua Thế chiến Thứ hai ở Sevastopol khi còn nhỏ, ông [Putin] đã phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất đối với đất nước tôi. Điều đó không thể tha thứ được.
Chừng nào Putin còn nắm quyền, chừng nào nước Nga còn chưa vượt qua được chế độ này, thì thế giới văn minh không nên trở lại quan hệ bình thường với Nga. Bởi vì đây không chỉ là cuộc chiến của Putin, chủ nghĩa man rợ này có sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nga. Nga phải thua trong cuộc chiến này để cứu Ukraine khỏi kẻ xâm lược này. Nhưng không chỉ có vậy: Nga cũng phải thua trong cuộc chiến này nếu nó muốn có một tương lai nào đó.
***
Cho đến nay 340 thi thể đã được tìm thấy ở Butscha
Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông Ukraine, hơn 300 thi thể dân thường đã được tìm thấy sau vụ thảm sát ở thành phố Butscha gần Kyiv. Báo Ukrajinska Pravda, trích dẫn một dịch vụ tang lễ, viết: Vào tối Chủ nhật, 330 đến 340 thi thể đã được gom lại. Việc tìm kiếm thêm nạn nhân sẽ được tiếp tục vào sáng thứ Hai. Một số thi thể được tìm thẫy chôn trong các sân sau nhà.
Phan Huy
3-4-2022
Sáng nay, theo Giấy mời, chúng mình rủ nhau đến trụ sở của VUSTA, 53 Nguyễn Du, leo bộ lên tận tầng ba, dự Toạ đàm học thuật. Đề tài: “Cuộc chiến Nga – Ukraine và tác động đến cục diện quốc tế”. Giấy mời còn kèm theo cả đề cương ba gạch đầu dòng: i) Nhận diện cuộc chiến: “Chiến dịch quân sự đặc biệt” hay “chiến tranh xâm lược”; ii) Tác động đối với thế giới/ khu vực; iii) Tác động đối với Việt Nam.
Trịnh Hữu Long
29-3-2022
Nhưng lại rất cấp thiết để bảo vệ quyền lực độc tôn của chính quyền Đảng Cộng sản.
Có hằng hà sa số điều luật có vấn đề nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự nói riêng và luật Việt Nam nói chung, nhưng Điều 331 của Bộ luật Hình sự là một điều luật có vấn đề… đặc biệt nghiêm trọng.
Nó đặc biệt nghiêm trọng vì nó hoàn toàn thừa thãi.
Ta hãy đọc nguyên văn điều luật này: [1]
Thoạt nghe, điều luật này có vẻ… có lý. Xâm phạm lợi ích của người khác thì phải bị trừng phạt chứ.
Vậy thì ta hãy xem lý do tại sao cần phải có luật.
Về cơ bản, luật được sinh ra để làm hai việc: quy định những gì công dân không được làm và những gì chính quyền được làm.
Pháp luật hiện đại được xây dựng dựa trên giả định rằng “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, như Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776 đã nói và được Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập 1945 do chính ông soạn thảo và đọc. Giả định này xuất phát từ thuyết luật tự nhiên, do các triết gia Khai Sáng ở châu Âu phát triển vào thế kỷ 17 – 18. [2] Theo đó, chỉ cần là con người được sinh ra là đã nghiễm nhiên có quyền tự do chứ không cần ai ban phát. Ban phát quyền là giả định phổ biến trong các xã hội quân chủ – một loại hình xã hội xoay quanh một cá nhân hay một dòng họ.
Vì con người có sẵn quyền tự do như vậy, họ có thể lạm dụng quyền đó để gây hại cho người khác. Nếu ai cũng có quyền tự do tuyệt đối thì hậu quả là một xã hội loạn lạc. Nhà nước vì vậy được sinh ra để thiết lập trật tự xã hội thông qua một khế ước xã hội (social contract), hoặc ít nhất là các triết gia Khai Sáng đã nghĩ như vậy và đặt nền tảng cho nhà nước hiện đại. [3] Cái nhà nước đó sẽ ban hành ra pháp luật để hạn chế bớt quyền tự do của mỗi cá nhân, đặt ra những điều cấm, biến tự do thành những quyền tương đối.
Chẳng hạn, anh/ chị có quyền tự do ngôn luận, nhưng quyền đó sẽ bị giới hạn trong các trường hợp vu khống, tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, kích động bạo lực tức thì, v.v.
Hoặc, anh/ chị có quyền biểu tình, nhưng phải thông báo/ đăng ký với chính quyền và chỉ được biểu tình ở ngoài những khu vực cấm.
Hoặc, anh/ chị có quyền sở hữu tài sản, nhưng tài sản đó có thể bị nhà nước trưng dụng cho những mục đích an ninh, quốc phòng khi có lý do hợp lý và có bồi thường thỏa đáng; việc sử dụng tài sản cũng bị giới hạn trong trường hợp gây ảnh hưởng tới môi trường; và, gần gũi nhất, nhà nước có quyền khám xét mảnh đất, ngôi nhà bạn sở hữu khi điều tra tội phạm, v.v.
Nếu bạn vi phạm những điều cấm hoặc không tuân thủ những giới hạn trên, bạn có thể phải chịu chế tài (và chế tài này cũng không nhất thiết phải là tù tội trong luật hình sự).
Mọi giới hạn và can thiệp của nhà nước, về nguyên tắc, phải thỏa mãn tiêu chí cần thiết, tức là có thể biện minh được bằng những lý do hợp lý. [4] Chẳng hạn, nhà nước có quyền triệu tập nhân chứng để phục vụ việc xét xử tại một phiên tòa hình sự.
Đó là cách tiếp cận của những người theo trường phái nhà nước tối thiểu (minimal state). Dần dần, người ta xây dựng những mô hình nhà nước lớn hơn, có mức độ can thiệp sâu hơn vào xã hội, giới hạn nhiều quyền hơn, đánh thuế cao hơn và cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Pháp luật khi đó không còn chỉ là để ngăn chặn và trừng phạt các hành vi gây hại, bảo vệ tự do của người dân, mà còn để phân phối của cải và cung cấp những phúc lợi gia tăng cho người dân. Đó là mô hình nhà nước phúc lợi (welfare state). [5]
Nhưng dù là nhà nước tối thiểu hay nhà nước phúc lợi, căn bản pháp luật vẫn dựa trên nguyên lý đã nêu ở đầu bài: mọi người đều nghiễm nhiên có quyền tự do, luật được đặt ra để giới hạn các quyền tự do đó, ngăn chặn hoặc trừng phạt những hành vi xâm hại đến lợi ích của người khác hoặc của xã hội.
Và đó chính là nội dung của… Điều 331.
Ta hãy đọc lại điều luật đó: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị…”.
Nói cách khác, Điều 331 này cõng trên lưng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của cả một hệ thống pháp luật. Bản thân nó không giải quyết một vấn đề xã hội nào cụ thể cả, mà nó chính là triết lý chung đằng sau tất cả những đạo luật. Nó là tuyên ngôn chung của mọi hoạt động lập pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý của xã hội, chứ nó không phải là một điều luật như điều khoản về tội giết người, tội cướp tài sản, hay tội gây rối trật tự công cộng.
Đó cũng chính là lý do mà nhiều người đã nhận xét rằng điều luật này mơ hồ, không rõ ràng. Làm sao rõ ràng được khi nó không giải quyết một vấn đề cụ thể mà chỉ có ý nghĩa tuyên ngôn về triết lý lập pháp?
Đến đây, ta sẽ thấy vì Điều 331 không giải quyết một vấn đề cụ thể nào nên nó không có lý do để được sinh ra. Nó hoàn toàn thừa thãi.
Tôi xin đề xuất hai điều để lý giải chuyện này.
Một, chính quyền Việt Nam và Đảng Cộng sản cần một công cụ hình sự để bảo vệ quyền lực của chính nó khỏi những mối đe dọa từ xã hội, chẳng hạn như những lời chỉ trích, những cuộc biểu tình, những hội đoàn độc lập. Chính vì thế, họ đặt ra những tội an ninh quốc gia như tội tuyên truyền chống nhà nước, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Nhưng những điều luật an ninh quốc gia này nặng tính chính trị, thường bị quy cho là tội chính trị, và do đó, những ai bị truy cứu theo những tội danh này cũng được gọi là tội phạm chính trị, và những vụ án đó được gọi là vụ án chính trị. Là một đảng từng tranh đấu để loại bỏ ách nô lệ và những vụ án chính trị như vậy, Đảng Cộng sản không muốn mang tiếng là một kẻ cai trị tương tự như người Pháp. Do đó, họ cần tạo ra một điều luật ít tính chính trị hơn, nằm ngoài nhóm tội an ninh quốc gia. Và tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ ra đời, nằm trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính – nghe nhạt nhẽo hơn nhiều.
Hai, chính quyền và Đảng Cộng sản cần một điều luật có phạm vi áp dụng đủ rộng để họ muốn diễn giải thế nào cũng được, phù hợp với nhiều mục đích. Vì thế, họ tạo ra một điều luật có phạm vi rộng tới mức không thể rộng hơn, như tôi đã trình bày ở bên trên: nó cõng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của hệ thống pháp luật. Với phạm vi điều luật lớn như vậy, về lý thuyết, họ có thể diễn giải nó thành bất kỳ cái gì và lấn át cả chức năng của các điều luật khác.
Chẳng hạn, muốn trừng phạt một người vì bịa chuyện nói xấu một người khác, họ có thể dùng Điều 331 và như vậy vô hình trung vô hiệu hóa một điều luật sẵn có là tội vu khống.
Hoặc, muốn trừng phạt những người biểu tình bên ngoài các khu vực cho phép, gây tắc nghẽn giao thông, họ cũng có thể dùng Điều 331 và phớt lờ một tội danh sẵn có là tội gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên, bằng cách gom tất cả những hành vi và khái niệm này với nhau, nhà nước Việt Nam có một tập hợp những vi phạm không lằn ranh, không giới hạn, không cần phân biệt mà cũng không thể giải thích.
“Bịa chuyện nói xấu sai sự thật” hay đơn thuần chỉ là vài ngôn từ thô lỗ vô thưởng vô phạt?
“Gây tắc nghẽn giao thông” hay đơn thuần chỉ là một buổi tuần hành trên vỉa hè gây chướng mắt nhà chức trách?
Tất cả là tùy hứng của cơ quan chức năng. Luật pháp vốn dĩ cần phải định nghĩa rõ ràng những gì công dân không được làm và những gì nhà nước được làm – với triết lý ngầm định là nhằm bảo vệ quyền tự do của người dân và giới hạn quyền lực nhà nước – thì nay biến thành một công cụ vạn năng với khả năng diễn giải vô hạn cho nhà nước.
Và sự thật cho thấy Điều 331 đang đóng vai trò gần như tương tự Điều 117 – tội tuyên truyền chống nhà nước và Điều 156 – tội vu khống. Nó được dùng để truy cứu những ai chỉ trích chính quyền/ quan chức chính quyền/ những ai thân cận với chính quyền.
Như vậy, Điều 331 có thể thừa thãi với công dân, chứ không thừa thãi với quan chức. Đó là khi ta biết quan chức và chính quyền nói chung có địa vị pháp lý cao hơn thường dân. Trong lịch sử, đó chính là triết lý cốt lõi, nền tảng để xây dựng nên các chính quyền quân chủ.
_____
Chú thích:
1. thuvienphapluat.vn. (2017). Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự. Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-VPQH-2017-Bo-luat-Hinh-su-363655.aspx
2. natural law | Definition, Theory, Ethics, Examples, & Facts | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannica. https://www.britannica.com/topic/natural-law
3. social contract | Definition, Examples, Hobbes, Locke, & Rousseau | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannica. https://www.britannica.com/topic/social-contract
4. 4 Permissible limitations of the ICCPR right to freedom of expression | Australian Human Rights Commission. (2013). Humanrights.gov.au. https://humanrights.gov.au/our-work/4-permissible-limitations-iccpr-right-freedom-expression
5. neoliberalism | Definition, Ideology, & Examples | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannica. https://www.britannica.com/topic/neoliberalism
Lý Trần
26-3-2022
Với những cái đầu mà trong đó chỉ có đất sét và rác rưởi, lãnh đạo chế độ CSVN không thể giúp xã hội có những phát minh khoa học, phục vụ đời sống và phát triển đất nước, nhưng có thể “sáng chế” ra những cách bẩn thỉu và hèn hạ mà không một bộ óc bình thường nào, không chế độ tử tế nào khác trên thế giới có thể nghĩ ra để chống lại người dân, đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người lên tiếng bảo vệ môi trường, chống tham nhũng…
23-3-2022
Sáng ngày 23/03/2022, Tòa án TP.Hà Nội đưa vụ án ông Lê Văn Dũng (Dũng VOVA) ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm với tội danh bị truy tố gọi tắt là “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tác giả: David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
15-3-2022
Hè năm ngoái, cơ quan năng lượng Việt Nam tìm cách phớt lờ các chỉ đạo của cấp cao nhất trong việc đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc ngày càng tăng vào than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác. Tất nhiên, vì quyền lợi và kiểm soát các ngân khoản lớn sẽ bị đe dọa.
13-3-2022
Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình mở cửa tiếp người dân Lộc Hưng khiếu kiện vào sáng ngày 15-3-2022 – Thấy gì qua động thái mới của chính quyền?
Văn Việt
7-3-2022
Ngày 2/3/2022, an ninh tỉnh Thanh Hoá lấy cớ kiểm tra giao thông để chặn đường và dung túng cho một số kẻ mặc thường phục vô cớ tấn công tàn bạo gây chấn thương cho nhà thơ Thái Hạo khi nhà thơ vào Sài Gòn gặp mặt các thân hữu diễn đàn Văn Việt. Thái Hạo là một cây bút mới về thơ, nguyên là nhà giáo, một cộng tác viên quen biết của báo chí chính thống chuyên viết về văn hoá – giáo dục, đã được Giải Thơ Văn Việt lần thứ Bảy (2022).
5-3-2022
Yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu về quyền đất đai gồm chồng tôi – Trịnh Bá Phương; mẹ tôi – Cấn Thị Thêu; em tôi – Trịnh Bá Tư đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ oan sai đến nay đã 20 tháng.
3-3-2022
Tôi đã im lặng và định im lặng hẳn, nhưng vì càng lúc càng có nhiều bạn bè lo lắng gọi điện, nhắn tin hỏi thăm tôi về việc vì sao không thể có mặt tại lễ trao giải Thơ của Văn Việt, rồi có cả những thông tin đây đó chưa thật sát thực tế về sự việc của tôi, nên tôi viết mấy dòng này, như một lời phân trần, cho bạn bè đồng nghiệp thầy cô và cũng như một lời xin lỗi vì đã lỡ hẹn cùng nhau, cả vì không có thời gian để trả lời từng bạn một được.
Phạm Đình Trọng
25-2-2022
Từ hơn năm nay biết sức khoẻ của người Anh, đại tá Phạm Quế Dương mỗi ngày một kém đi, tôi đã nhờ một người thân cũng rất quí trọng Anh Phạm Quế Dương cùng ở phố Lý Nam Đế, thường xuyên đến thăm Anh Phạm Quế Dương, thường xuyên cho tôi biết tin về người Anh thân yêu Phạm Quế Dương của tôi.
18-2-2022
Đình công là một hình thức đấu tranh rất bình thường để đòi quyền lợi chính đáng cho công nhân, vậy mà tác giả bài báo lại đòi: “Nghiêm khắc xử lý hành vi kích động ngừng việc tập thể với động cơ xấu.”
17-2-2022
Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sỹ Nhổn – Hà Nội, để thắp hương cho các liệt sỹ.
Mạc Văn Trang
17-2-2022
“Ngày 15.2, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước xảy ra 28 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, giảm 7 cuộc so với cùng kỳ năm 2021”. (1)
16-2-2022
Lý do chính khiến tôi hay phê phán chính quyền trong nước xuất phát từ việc không đồng ý với vô số các chính sách đối nội và đối ngoại của họ, đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc. Từ các chính sách ấy, toát lên một điều: Họ không biết cách lãnh đạo, không có khả năng lãnh đạo. Đó là điều mà rất nhiều học giả nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới đều đồng ý: Đảng cộng sản chỉ biết cai trị chứ không biết lãnh đạo. Để cai trị, rất đơn giản, chỉ cần ba thứ: Công an, quân đội và nhà tù. Để lãnh đạo, người ta cần cái đầu và con tim. Cái đầu để biết nhìn xa, nghĩ rộng; và con tim để biết bao dung với những cái khác, từ đó, tạo nên sức mạnh bằng sự đồng thuận chung trong xã hội. Hơn nữa, lãnh đạo cũng cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như một số đức tính phù hợp với một văn hóa chính trị dân chủ lành mạnh.