Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương vừa bị bắt giữ đã nối dài thêm danh sách quan chức trong chính quyền lẫn trong CDC cả nước bị tống giam vì liên quan đến vụ tai tiếng Việt Á. Đến mức, trong hệ thống CDC, công chúng không hỏi quan chức nào đã bị bắt, mà họ phải hỏi quan chức nào chưa bị bắt thì có lẽ câu trả lời sẽ nhanh hơn. Chưa hết, trước đó, ông cựu bộ trưởng y tế và ông cựu chủ tịch thủ đô bị tước đảng tịch, bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội, cách chức và tống giam đều là hệ quả từ cuộc điều tra vụ đại án Việt Á.
Đất đô thị trong mắt bọn có quyền có tiền là mồi ngon. Như trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, khu vực Hồ Tây v.v… thuộc thành phố Hà Nội đã bị liên minh quyền – tiền giành lấy để chuyển hóa thành tài sản cho chúng. Bọn có quyền thì không ngần ngại băm nát quy hoạch giao đất cho bọn tư bản thân hữu làm dự án rồi đẩy giá lên bán kiếm tiền. Kết quả, không còn đất cho công trình công cộng phục vụ dân sinh.
Thậm chí khi ông Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Hà Nội bị khởi tố, bị truy tố, bị Tòa án phạt tù rồi vứt ra 25 tỉ để được giảm ba năm tù, bộ máy chính trị…
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính có thể dính líu trong vụ tham nhũng của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC mà Chủ tịch là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang trốn truy nã. Vụ này bị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đưa vào tầm ngắm đặc biệt. Mạng báo IntelligenceOnline loan tin vừa nêu vào ngày 30/8.
Tin nhắc lại, vào ngày 18/8, Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam thông báo diễn tiến mới của vụ việc đó là ra quyết định khởi tố vụ án ‘vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’ xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh hồi năm 2012. Lúc đó ông Phạm Minh Chính là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh.
Chủ tịch AIC, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng bị khởi tố trong một vụ án khác hồi tháng Tư. Bà này trốn truy nã và bị phát hiện đang ẩn mình ở Châu Âu. Bản thân bà Nhàn từng là trung gian cho các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và những nhóm quốc phòng Phương Tây. Trong đó có thương vụ mua bán một vệ tinh quân sự cho Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) hồi năm 2018. Và trong những ngày sắp đến, một quan chức cấp cao Việt Nam dự kiến sẽ đến Tel Aviv để thương thảo những hợp đồng quân sự mới giữa Hà Nội và IAI.
Trong vụ án mới bị khởi tố hồi 18/8, điều tra ban đầu cho thấy UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, tổng mức kinh phí hơn 238 tỷ đồng. Dự án do Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Viên chức Sở Y tế được giao nhiệm vụ trong dự án này thông đồng với đơn vị tư vấn thẩm định giá đưa ra chứng thư thẩm định với giá cao hơn giá thị trường và móc ngoặc với nhà thầu và AIC cũng như các công ty có quan hệ với AIC. Mục đích để AIC và Công ty Mopha trúng toàn bộ các gói thầu trị giá 232 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước là 73 tỷ đồng.
Đương kim thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh từ năm 2011 đến năm 2015. Nguồn tin của IntelligenceOnline cho biết mối quan hệ thân thiết giữa ông Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh lúc bấy giờ và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn dẫn đến việc nhiều hợp đồng cho AIC được ký kết với tỉnh Quảng Ninh.
Cuộc điều tra đang được thực hiện có thể làm hé lộ những sai phạm qua mối quan hệ này.
Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được tổ chức ngày 30/6 vừa qua, không chỉ đánh giá lại một chặng đường mà còn mở ra nhiều hướng đi càng ngày càng cụ thể và quyết liệt.Tuy nhiên, ý kiến về việc cho phép các trường hợp sai phạm khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự, vẫn tiếp tục được bàn tán xôn xao trong nhiều giới, nhiều ngành.
Trong nước, nội xâm đang hoành hành, đấy chính là nạn tham nhũng tràn lan khắp các tỉnh thành, khắp các bộ, ban ngành. Vấn đề là không có biện pháp quyết liệt và triệt để để chặn đứng nạn này, chỉ là hô hào chung chung, xử lý theo vụ việc.
Chiều ngày 20-6-2022, Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam Tôn Thất Thạnh, giám đốc CDC Đà Nẵng và hai nhân viên dưới quyền, với tội danh “Tham ô tài sản”. Như vậy, đến thời điểm này, vụ án mà dư luận xã hội chờ đợi nhất, liên quan đến test kit Việt Á với các tội danh nghiêm trọng “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, dính đến các quan chức Đà Nẵng, vẫn chưa được khởi tố.
Mấy hôm nay đang nổi lên một luồng dư luận đòi công bằng cho Việt Á, rằng 3 triệu kit mà Việt Á nhập từ Trung Quốc là test nhanh chứ không phải RT- PCR; rằng giá PCR 470 nghìn là không cao trong thời điểm đó; rằng tiền lại quả 20% vốn là tiền lệ trước nay, không phải là hối lộ gì ghê gớm v.v… Tôi cũng đồng ý như vậy.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và cả trên báo chí thường nhắc đến từ “Trùm cuối”. Từ này gợi cho người ta hình ảnh của tập đoàn mafia, của giới giang hồ, xã hội đen. Bởi “Trùm cuối” là kẻ cầm đầu, là đầu đàn, là đầu sỏ, là kẻ giấu mặt sai khiến tay chân, bộ hạ, thuộc cấp thực hiện những âm mưu, những kế hoạch. Đó là kẻ có quyền lực rất lớn, có sức mạnh khủng mới điều binh, khiển tướng được.
Từ xưa, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã xem nạn tham ô, tham nhũng là nguyên nhân gây tổn hại tiềm lực của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy vận nước.
“Việc xử lý vừa qua là nhanh chóng, kịp thời, lấy lại niềm tin của nhân dân rất lớn trong vấn đề kỷ luật đảng viên vi phạm.” Đấy là lời của luật sư Nguyễn Tường Linh trong cuộc phỏng vấn với VOV.
Nhân dân có trong lời cửa miệng của nhiều lãnh đạo, quan chức. Tất nhiên, chính nhân dân thật khó phân biệt đó là lời khuôn sáo hay thật lòng. Cá nhân tôi nghĩ rằng, số thật lòng rất ít. Bởi vì, nhân dân vẫn đứng ngoài guồng quay chính trị, đứng ngoài tâm thức của cán bộ.
Đang truy cập thông tin về vị sự biểu Chu Văn An thì gặp lời ngợi ca có cánh thế này: Đó là một cán bộ cao cấp, được đào tạo, học hành bài bản, có tư tưởng, đạo đức lối sống trong sáng, gần gũi, mẫu mực…
Lãnh đạo của xứ ta thời nay dù xuất thân nguồn gốc khác nhau, nhưng khi ngồi được vào ghế lãnh đạo cũng như lúc sa cơ, ra toà, đều xử sự giống nhau của một lũ hèn. Từ Bộ trưởng cho đến Thứ trưởng, từ Cục trưởng cho đến Chủ tịch, Bí thư. Lúc đương chức thì hét ra lửa, nịnh trên nạt dưới, thái độ ngông nghênh, xem dân bằng nửa con mắt. Khi còn ghế, tìm mọi cách vơ vét, chiếm đất, chiếm nhà của dân. Xây nhà to, đào hầm chứa bạc vàng. Mặt lúc nào cũng nghếch lên trời, đi đứng khệnh khạng.
Dù đang là đảng viên đảng Cộng sản nhưng hai ông quan này biết mình đang làm chuyện ác nhơn trời khó dung, đất không tha, nên đành tin vào tâm linh, rủ nhau đến đền chùa, miếu mạo hay trong lễ thương tiếc đồng bào đã chết vì dịch, thắp nén nhang cầu xin được yên ổn, leo cao hơn và tha cho tội lỗi đã phạm. Nhưng thần linh, Phật tổ, oan hồn làm sao chứng hạng người này bởi tội ác của chúng quá khủng khiếp. Lợi dụng trong lúc dân tình khổ đau, nheo nhóc, bi đát vì tai ương dịch bệnh, chúng hút máu dân lành kiếm tiền bỏ túi.
Tham nhũng tại Việt nam đã có sự tiến hoá vượt bậc. Nó không hề giống cách hiểu của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng tham nhũng ở Việt Nam trong 3 năm (2012-2014) có tính chất ổn định.
Hội nghị bất thường của trung ương đảng đã ra một quyết định hết sức… bình thường. Việc khai trừ đảng đối với hai ông ủy viên trung ương chỉ là quả. Quả thì thường có địa chỉ, chủ nhân hẳn hòi. Nó hẳn nhiên phải đến. Tất yếu.
Một bộ test kit giá nhập chỉ 21.560 đồng/bộ nhưng bán ra gấp chục lần. Tổng giá trị nhập khẩu bộ test kit của Công ty Việt Á là 65 tỷ đồng nhưng bán ra được 4000 tỷ đồng. Có như vậy mới dám ngắt 800 tỷ đồng chỉ để … bôi trơn.
Hai ông này được/ bị rơi vào tình huống là Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ) xem xét, quyết định hình thức kỷ luật. Xét mặt tiêu cực, có nghĩa là hai ông đã “bị” rơi vào tầm ngắm là có thể bị cách chức, khai trừ đảng (thường dễ bị xử lý hình sự). Trường hợp này BCHTƯ ra quyết định, chắc để tránh Bộ Chính trị (BCT) “xử ép” theo hướng “tập trung dân chủ” tức là dân chủ với nhóm lãnh đạo, BCH TƯ biểu quyết tức là một bước dân chủ trong nội bộ đảng, nó thể hiện ý chí của đa số Uỷ viên trung ương (UVTƯ).
Nguyên thứ trưởng Trương Quốc Cường ký duyệt cấp số đăng ký lưu hành tại VN cho thuốc trị ung thư giả mà chỉ bị phạt 4 năm tù, nên đáng tiếc cho bà Trưởng khoa Dược – Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Đồng Tháp phải tự tử tại nhà riêng, vào sáng ngày Quốc tế Thiếu nhi, bỏ lại hai con!