Ngày mai chắc gì còn gặp lại

FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Vũ Hoàng Trương

11-9-2017

Một buổi tri ân Thương phế binh VNCH. Ảnh: FB TMCNN.

“Hôm nay chúng ta gặp nhau đây và ăn với nhau một bữa cơm là quý lắm rồi, vì không biết ngày mai có còn cơ hội gặp nhau không!” Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, linh mục điều phối chương trình Tri Ân TPB – VNCH, mở lời như trên trong buổi khám sức khỏe tổng quát lần thứ 10 trong năm 2017 dành cho các ông TPB – VNCH vào sáng thứ Hai 11/09/2017 tại DCCT Sài Gòn.

Cha Vinhsơn Thành có lý để nói điều đó vì trong tháng qua, có nhiều ông TPB đã từ giã cõi trần. Ngoại lệ, có trường hợp khi nhân viên văn phòng gọi điện mời ông về Sài Gòn để khám chữa bệnh thì mới hay ông đã vĩnh viễn ra đi! Phận người quá mong manh. Với các ông TPB vốn đã thương tật và mang đủ thứ bệnh trong người thì sự sống lại càng mong manh như mành treo trước gió.

Tôi đã khóc… giữa trời thu Hà Nội

FB Nguyễn Thượng Long

10-9-2017

Tác giả Nguyễn Thượng Long trong một lần biểu tình tại Hà Nội. Ảnh: internet

Tôi còn nhớ vào hồi 19h 42 phút ngày 07/12/2007 trong lúc tôi đang thả bộ trên đường Lê Văn Lương thì điện thoại của tôi nhận được một tin nhắn của một số máy lạ có nội dung: “Sẽ có cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc vào 9h ngày 9/12/2007”. Ai đã nhắn tin này cho tôi? Người thì bảo đó là nhân vật X, người khác lại bảo đó là nhân vật Y! Lại có người lí giải chẳng phải là X là Y gì hết, chính công an đã ngấm ngầm làm việc này.

Con gái Nguyễn Tấn Dũng chi $300,000 làm từ thiện, gây tranh cãi

Người Việt

10-9-2017

Giáo Sư Ngô Bảo Châu (bìa trái) và bà Nguyễn Thanh Phượng (thứ ba từ trái). (Hình: Fanpage Phoenix Foundation)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội đang có tranh cãi về việc Giáo Sư Ngô Bảo Châu nhận 6 tỷ đồng (gần $300,000) làm từ thiện từ Quỹ Phượng Hoàng của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, để xây một trường mẫu giáo và tiểu học cho các em học trò nghèo ở tỉnh Thái Nguyên.

Bốn sai lầm lớn của Ngô Bảo Châu

LTS: Một người quen gửi tới bài viết của nhà văn Đào Hiếu (tác giả của cuốn tự truyện “Lạc Đường”) phê bình GS Ngô Bảo Châu. Với chủ trương phổ biến thông tin khách quan, đa chiều, chúng tôi xin được đăng bài viết này ở đây, để quý độc giả tham khảo.

_____

Đào Hiếu

11-9-2017

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: internet

Khi viết: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”, rõ ràng là giáo sư Ngô Bảo Châu muốn dùng thứ ngôn ngữ lịch sự cho dễ nghe, bởi vì: có hay không có hai chữ “đặc biệt” thì đó vẫn là một lời chê. Một sự biểu lộ không đồng tình.

Ông Châu là người đã từng ký vào kiến nghị phản đối vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên vậy mà khi ông Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bauxite thì ông Châu lại thấy là “không có tính thuyết phục”. Vậy là sao? Chúng ta có cần phải xem lại nhân cách của vị giáo sư trẻ tuổi này không?

Vì sao CSGT công khai làm luật? (tiếp theo)

Nguyễn Hoài Nam

11-9-2017

Tiếp theo bài trước

Ảnh: internet

Hai quán cà phê rất đông khách, nhưng để có chứng cứ rõ trong một thời gian dài từ ngoài mùng 10 đến 20 hằng tháng ngày nào mình cũng ghé uồng cà phê. Cái khó là không biết người đàn ông kia nhận tờ báo cũ của mấy người lạ vào giờ nào, chả lẽ ngồi suốt này chỉ với ly cà phê? Hơn nữa đây sát nhau có hai quán, vì thế lúc thì họ ngồi quán này, lúc thì ngồi quán bên. Có hôm tôi đang ngồi quán này thấy người đàn ông tới vào quán bên, biết chắc vài phút sau mấy người đàn ông lạ mặt sẽ tới, tôi trả tiền sang quán bên ngồi gọi cà phê tiếp để bí mật đặt máy ghi hình…

Việt Nam không phải là Miến Điện

FB Trần Trung Đạo

11-9-2017

Cuộc biểu tình vì môi trường ngày 8/5/2016 tại Sài Gòn. Ảnh: internet

Mỗi khi có một cuộc cách mạng dân chủ hay thắng lợi của phong trào dân chủ tại một nước độc tài nào đó, những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước thường ngậm ngùi tự hỏi tại sao không phải là Việt Nam.

Tương Lai: Thế Sự Du Du

Tương Lai

10-9-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi. Số 12

GS Tương Lai. Ảnh: internet

Chuyện đời, thì còn dài lắm. Biết thế nào mà nói hay nói dở một cách quyết đoán chỉ bằng vào cảm tính và mong muốn chủ quan. Thế giới đang biến đổi quá nhanh vượt khỏi mọi tính toán của những cái đầu thông minh nhất, khiến cho một phương thức vừa tạo nên thành công hôm nay thì cũng bằng chính nó có thể sẽ dẫn đến thất bại khi đem vận dụng cho một toan tính sắp tới.

Mà thật ra, chịu khó ngẫm lại thì do thấm nhuần triết lý phương đông, các cụ ta xưa cũng từng đưa ra những lời răn liên quan xa gần đến điều này còn thâm thúy hơn nhiều:

Thư của tổ chức “Diễn đàn Việt Nam 21” gửi Ngoại trưởng Đức Gabriel về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Thời Báo

10-9-2017

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: internet

Theo ý kiên chúng tôi, sự tham dự của Liên minh Âu châu tại Hội nghị hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào tháng 11.2017 cũng là một câu hỏi cần được đặt ra và xét lại. 

Khi Việt Nam khinh thường chủ quyền một quốc gia hội viên của Liên minh Âu châu, chối cãi đã vi phạm luật pháp của một quốc gia hội viên Liên minh, bắt và kết án tù nhiều năm những nhà hoạt động dân chủ và đàn áp tự do báo chí, tư tưởng và tôn giáo thì việc Liên minh Âu châu không nên tham gia Hội nghị APEC không phải là môt đòi hỏi quá đáng.

Bắt Sơn, bắt Quỳnh mà không bắt Thăng thì coi như chỉ đánh “thủ túc”, tha kẻ chủ mưu

FB Huy Đức

10-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Khoản tiền 246 tỷ – “phần nổi của tảng băng” – mà Nguyễn Xuân Sơn cầm về đưa Ninh Văn Quỳnh có thể phần nào giải thích vì sao Đinh La Thăng lại cho phép góp 800 tỷ, tương đương 20% vốn điều lệ, vào OceanBank [Cho dù khoản tiền 100 tỷ sau cùng được góp khi Đinh la Thăng “vắng mặt kỹ thuật” hai ngày, 12-5-2011, thì lúc đó ông ta vẫn là Chủ tịch Hội đồng thành viên và kiểm soát mọi quyền lực ở PVN].

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại đi Nhật chữa bệnh

Ngọc Thu

10-9-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Cuba, Herminio Lopez Diaz, hôm 28/8/2017. Nguồn: báo Tuổi Trẻ.

Một nguồn tin khả tín từ Nhật, báo cho Tiếng Dân biết: Tối thứ Năm 7/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bay qua Nhật chữa bệnh. Chuyến đi này dự định kéo dài khoảng một tuần, đến ngày 14/9 ông Quang sẽ trở về Việt Nam, nhưng không rõ lần này ông Quang có về được không.

Đâu là sự thật?

FB Nguyễn Đình Cống

9-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tháng 12 năm 1958 có một sự kiện động trời ở Miền Bắc Việt Nam mà những người hồi đó đã có trí khôn (hiện nay, năm 2017, trên 70 tuổi), và có trí nhớ bình thường chắc là không thể quên. Đó là vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi do Mỹ Diệm gây ra tại Miền Nam, đầu độc chết hàng ngàn tù nhân là người yêu nước. Điều này nhiều báo và đài tuyên truyền trong nhiều ngày. Các nơi tổ chức mít tinh, biểu tình phản đối, lên án. Không khí sục sôi căm thù trong mọi cơ quan, trường học, khu vực dân cư. Tố Hữu viết bài thơ: Thù muôn đời muôn kiếp không tan”, được phổ biến rộng rãi (in trong tập thơ Gió Lộng). Mấy câu đầu như sau:

Những tháng u ám cuối năm

Blog VOA

Bùi Tín

9-9-2017

Ở Việt Nam thì ngay cả Tết cổ truyền cũng bị “chính trị hoá”, và Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Ảnh: internet

Năm 2017 đang đi vào những tháng cuối. Tình hình nổi bật là có nhiều vấn đề cần giải quyết rõ ràng minh bạch, khi có cuộc họp Quốc hội cuối năm để tổng kết năm nay và chuẩn bị năm 2018, đặc biệt là có cuộc họp Trung ương VI giữa nhiệm kỳ sẽ họp trong vài tuần.

Tình hình kinh tế tài chính ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có.

Đừng đi xa, hãy nhìn quanh mình

Tuấn Khanh

9-9-2017

Ảnh: internet

Những bức ảnh gợi nhớ thật nhiều về hàng cây cao và bóng mát đã chạy suốt trung tâm Saigon, mà đã bị đốn hạ cho một ước mơ bay cao bay xa về tuyến metro hiện đại Saigon – Suối Tiên. Tôi bồi hồi tìm thấy lại những hình ảnh mà mình loanh quanh ở Sài Gòn vào những ngày đáng nhớ ấy, ngay khi được nhắc bằng những dòng tin cho hay việc hoàn thành được công trình này có lẽ còn xa, vì nợ cũ ngập ngụa mà tiền mới để thi công chẳng biết lấy đâu ra.

Trần Đại Quang đang đóng vai gì?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

9-9-2017

Số phận ông Quang đã an bài? Ảnh: Reuters

Cuộc “tái xuất” bất ngờ

Sau đúng 1 tháng 3 ngày vắng bóng trên truyền thông, ông Trần Đại Quang đã xuất hiện trong một loạt sự kiện liên tiếp: tiếp Đại sứ Cuba và Chánh án Toàn án Tối cao Hàn Quốc ngày 28/8; tham dự Hội nghị Quân uỷ Trung ương và tiếp Đại sứ Slovakia và Đại sứ Áo ngày 29/8, v.v.

Nhà cầm quyền đang diễn lại vụ Tiên Lãng ở Đồng Tâm?

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

8-9-2017

Sai cả lý lẫn tình

Những năm 2010 giá đất ở thành phố Hải Phòng còn khá cao, tháng 9/2009 bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng về công tác Hải Phòng, lãnh đạo địa phương yêu cầu chuyển sân bay Cát Bi ra huyện Tiên Lãng vì “Cát Bi hẹp, ô nhiễm… ” được bộ trưởng đồng ý dù kế hoạch phát triển ngành HKVN đến 2020, tầm nhìn 2030 không hề có dự án sân bay Tiên Lãng.

Tháng 4/2011 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1448/QĐ- TTg cho phép nghiên cứu làm sân bay Tiên Lãng thuộc các xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Tây Hưng dẫn đến hai hệ quả:

Vài suy nghĩ về đoàn kết trong phong trào dân chủ

Trung Nguyễn

9-9-2017

Ông Hồ Chí Minh phát biểu tại một kỳ họp QH 1946.

Sự kiện Giáo sư Tương Lai tuyên bố trung thành với đảng Lao Động của ông Hồ Chí Minh đã thu hút được rất nhiều sự chú ý những ngày gần đây. Nhiều người đã sinh hoạt lâu năm trong phong trào dân chủ đã viết bài, nêu quan điểm về sự kiện này.

Đa số các bài viết trách GS Tương Lai đến giờ này vẫn còn ca tụng “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Các bài viết khác thì bênh vực GS Tương Lai, cho rằng tác giả những bài viết trên không đoàn kết, và cho rằng trong chính trị thì “mục đích biện minh cho phương tiện”: không cần biết đảng Lao Động của GS Tương Lai trung thành với “tư tưởng Hồ Chí Minh” như thế nào nhưng chỉ cần có đảng ngoài đảng cộng sản một cách công khai là tốt rồi.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt

BBC

8-9-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8. Nguồn: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Cần tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp trong nước, nước sở tại cũng như quốc tế là những bài học ‘đau đớn’ cho Việt Nam sau vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam và vụ bắt ông Trịnh Xuân Thanh đem về, hai nhà quan sát Việt Nam nói với BBC.

Từ Budapest, tiến sỹ Nguyễn Quang A và tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt về hệ lụy của hai vụ việc này hôm 31/8.

Một quyết định đúng lúc của người quân tử

Phan Lê Vũ

8-9-2017

GS Tương Lai. Ảnh: internet

GS Tương Lai vừa tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản vào ngày 2 tháng 9, đúng ngày kỷ niệm ông Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, đồng thời cũng là ngày ông Hồ từ trần, để đánh thức mọi người nhớ về 6 chữ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc còn đang thực hiện dở dang. Mọi người đều trân trọng đón nhận tin này nhưng không ai ngạc nhiên.

Đinh La Thăng chuẩn bị vô nhà đá?

FB Huy Đức

8-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Vô sớm đỡ đau tim, anh Thăng

“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài” nhưng một ngày thấp thỏm nằm chờ lại cũng bằng nghìn thu ở tù.

Sau buổi làm việc hôm nay của C46, hàng chục quan chức Dầu khí chắc sẽ cân não lắm. Nếu cứ luật mà làm, lại có tầm 3 chục anh em đi theo Ninh Văn Quỳnh ngay trong tháng 9 này. Anh em, chắc biết, một năm anh Quỳnh chống đỡ bên ngoài là năm anh ấy vừa phải sống trong sợ hãi, vừa vô cùng tốn kém.

Khởi tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình

Dân Trí

Phương Thảo – Tuấn Hợp

8-9-2017

Ngày 08/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1954, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự.

Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Đặng Thanh Bình. Nguồn: Người lao động

“Dân” và “Bịp Dân Chủ Nghĩa”

Thời Đại Mới

Cao Huy Thuần

Số 36 – Tháng 9/2017

Ba nhân vật mỵ dân nổi tiếng: Donald Trump ở Mỹ, Marine Le Pen ở Pháp và, Viktor Orban ở Hungary. Ảnh: David Parkins

(Tham luận tại Hội Thảo Hè, Budapest, 31-8-2017)

“Dân”, tiếng Pháp là “peuple”, tiếng Anh là “people”. Rõ ràng. Nhưng “Bịp dân chủ nghĩa” là chữ của tôi bịa ra để tạm dịch chữ “populisme” – “populism”. Tại sao tôi bắt buộc phải bịa? Tại vì tiếng Việt không có từ. Cái nạn “populisme” đang bành trướng tại Âu Mỹ này, ta chưa biết. Ta chỉ biết, và quá biết, bà con của nó thôi: “démagogie”, ta dịch là mỵ dân; “xénophobie”, ta dịch là bài ngoại.

Bắc Việt Nam cũng có phong trào phản chiến!

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả: Lien-Hang Nguyen

Biên dịch: Vũ Đức Liêm

5-9-2017

Tổng Bí thư Lê Duẩn, người chỉ đạo chiến dịch “chống phản cách mạng”, tại một buổi mít tinh. Ảnh: Nehon Denpa News/ AP/ NYT

Khi nghĩ về các sự kiện tiêu biểu của phong trào phản chiến năm 1967, chúng ta nhớ về bài diễn thuyết lên án chiến tranh đầy sức mạnh của Mục sư, TS. Martin Luther King Jr. vào ngày 4 tháng 4, sự kiện hàng ngàn người trả lại thẻ đăng ký quân dịch trong tuần lễ đấu tranh “Ngừng quân dịch” (Stop the Draft), và cuộc diễu hành đến Lầu Năm Góc với số lượng kỷ lục người tuần hành tại thủ đô Washington.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Phản ứng của các tổ chức nhân quyền

Hiếu Bá Linh

8-9-2017

Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tổ chức nhân quyền Đức GfbV yêu cầu thay đổi cách nghĩ về quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam phải giữ một vai trò lớn hơn trong những cuộc gặp gỡ trao đổi với các đại diện chính phủ Việt Nam.

Lên tiếng phê bình hôm thứ Tư, tại Göttingen, ông Ulrich Delius, Giám đốc tổ chức nhân quyền GfbV đã nói: “Thay vì khen ngợi kinh tế nhảy vọt, ca tụng Việt Nam đang trên đường tiến đến dân chủ và trở thành một đối tác chiến lược, thì cần phải nhìn thẳng vào hiện thực nhiều hơn“.

Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế, một lịch sử đen (phần 3)

FB Hoàng Hải Vân

7-9-2017

Ông Trương Quốc Cường (người ôm hoa), trong ngày nhận chức Thứ trưởng Bộ Y tế tháng 11/2016. Nguồn: SK & ĐS

Tiếp theo phần 1phần 2

Những gì đã diễn ra tại Cơ quan quản lý Dược Bộ Y tế 13 năm về trước nhiều chuyện đã trở thành lịch sử, như trường hợp Zuellig Pharma, nhưng cốt lõi của vấn đề là cơ chế cấp số đăng ký thuốc (số visa) đã tạo ra những hậu quả không thể khắc phục được thì vẫn đang là một câu chuyện thời sự. Hậu quả đó đã và đang đổ lên đầu hàng chục triệu người Việt Nam.

AI TẠO THẾ CHO DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN TĂNG GIÁ THUỐC ?

Những lớp người công cụ

Phạm Đình Trọng

7-9-2017

Trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ngày khai giảng 5/9. Nguồn: Báo Dân Trí

Từ bao giờ ngành giáo dục chỉ chăm chăm biến thế hệ trẻ thành công cụ của chính trị, không biết đến sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của những người thầy là đánh thức những tâm hồn của lớp người đang hình thành nhân cách, gieo những hạt mần nhân văn vào những mảnh hồn được đánh thức đang khát khao cái đẹp, khát khao lí tưởng.

Từ bao giờ một ngày hội vui hồn nhiên, náo nức biến thành một ngày làm việc khô khan, tẻ nhạt, nặng nề.

Giáo dục: Hỏng hệ thống nhưng nên sửa từ tuyển sinh

FB Huy Đức

7-9-2017

Tranh của họa sĩ Mai Sơn

Thiếu một triết lý giáo dục thì rất khó cải cách nhưng ngay cả khi đã có triết lý rõ ràng, vẫn phải thiết kế được lộ trình và lựa chọn đúng thứ tự ưu tiên để lộ trình đó thành hiện thực. Chỉ nhìn các bậc phụ huynh vạ vật chờ con ở các thành phố lớn trong các “kỳ thi quốc gia”, đủ thấy tuyển sinh phải nên được Bộ Giáo dục chọn là bước đi đầu tiên của lộ trình cải cách.

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Lịch sử

Nguyên tác: Từ Song Minh

Dịch và giới thiệu: Nguyễn Duy Chính

6-9-2017

Lời nói đầu: Theo điện thư của một bằng hữu, chúng tôi đọc được một bài báo trong Võ Hán Văn Sử Tư Liệu (武漢文史資料) [số 99 ra tháng 1 năm 2001], nguyên tác của Từ Song Minh (徐雙明) do Khổng Khả Lập (孔可立trích lại trên http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm  viết về cuộc đời bà Tăng Tuyết Minh (曾雪明), người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh.

Tác giả của bài báo này có liên hệ gia tộc, vợ ông ta gọi bà Tăng Tuyết Minh là bà cô. Tăng Tuyết Minh là em út (cùng cha khác mẹ) của Tăng Cẩm Tương, ông nội của vợ Từ Song Minh. Để có thêm một số chi tiết về cuộc đời bí mật của người lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi lược dịch những điểm chính. Bài viết nguyên thủy có chỗ không được minh bạch lắm, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho rõ ràng hơn. Nguyên tác vốn từ Võ Hán nên quan điểm chính trị rập theo đường lối Hoa lục. Phần viết về tiểu sử và văn thơ của Hồ Chí Minh chúng tôi cắt bỏ vì thấy không cần thiết. Những chữ trong ngoặc vuông là của người dịch phụ thêm.

Đại sứ quán VN tại Séc và ông Hoàng Đình Thắng đã nhúng tay vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh như thế nào?

Dân Luận

7-9-2017

Dân Luận: Mới đây một nhân vật bí ẩn tự xưng là Cô Cô đã xuất hiện với một loạt bài thâm cung bí sử liên quan đến những nhân vật người Việt có tên tuổi đình đám ở Cộng Hòa Séc, trong loạt bài viết đó có một bài liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà hiện nay dư luận rất đang quan tâm bởi vậy Dân Luận mạn phép xin được phổ biến nội dung bài viết này tới bạn đọc.

Ông Hoàng Đình Thắng, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch hội Người Việt tại Cộng Hòa Séc, tại buổi lễ nhận huân chương lạo động hạng III. Ảnh: internet

Cô Cô (viết tắt: CC) nói về vụ Trịnh Xuân Thanh như đã hứa nhé.

Ngày 12.8 vừa rồi thằng Long cháu gọi thằng Oai “đất” (Chủ quầy đổi tiền Quang Minh) bằng Cậu bị công an vào xích ngược lên trên Tổng hãng vì tội đứng ra thuê xe của một văn phòng trong chợ Sapa và chiếc xe đó đã được sử dụng vào việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên lãnh thổ nước Đức. Trong xe chở đầy Đặc vụ từ Việt Nam qua.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: các pha trình diễn ngoạn mục dường như chỉ mới bắt đầu

Nguyên Đại

7-9-2017

TXT xanh “bóng loáng” trong một công viên ở Đức, và TXT “đỏ tơi bời” trên truyền hình CSVN sau khi “tự nguyện trở về đầu thú”.

Hầu như tất cả các hãng thông tấn quốc tế quan trọng đều đưa tin về Trịnh Xuân Thanh (TXT) bị bắt cóc từ Berlin, hôm 23/7/17, và đưa về Việt Nam sau đó (BBC News, USA Today, CNN, New York Times, Deutsche Welle, Voice of America, CBS News, Reuters, …); ngoại trừ truyền thông CSVN nói rằng TXT đã “tự nguyện trở về đầu thú”. Trong khi thông tin trước đây từ phía CSVN rằng TXT đã làm thất thoát 150 triệu Mỹ Kim không được nhiều báo chí quốc tế quan tâm lắm, bởi các bằng chứng đưa ra không rõ ràng, và chỉ là việc nội bộ của Việt Nam.

Chỗ đứng nào cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam?

Phạm Trần

7-9-2017

Những người trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên thệ trong ngày thành lập Mặt trận 20-12-1960. Nguồn: internet

Trong một bài viết trên báo Giáo dục Việt Nam (GDVN) ngày 31/08/2017, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), Tiến sĩ Trần Công Trục viết rằng: “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.