Cuba (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

22-3-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Hồi đầu năm 2016 thì phải, tivi mậu dịch VTV phát cái phóng sự của nhà báo Chử Trường Sơn quay và hỏi trực tiếp từ Cuba. Phim của VTV tức là bảo đảm không có “thế lực thù địch” chen vào. Phóng viên Trường Sơn cho biết, hiện tại dù Cuba đã có những cải cách nhất định nhưng đời sống vẫn rất khó khăn thiếu thốn, dân chúng rất khổ. Dù anh Sơn không nói ra nhưng người xem tivi đều hiểu chính quyền trung ương – đám cai trị Cuba suốt nhiều chục năm qua, vẫn rất tham lam, bố láo, coi dân như cỏ rác.

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương: Trần chậm hay Tô nhanh?

Blog RFA

Gió Bấc

21-3-2024

Tính đến nay mới hơn nửa nhiệm kỳ, kể cả Võ Văn Thưởng thì đã có 18 ủy viên trung ương đảng trong đó có đến 4 ủy viên bộ chính trị khóa 13 bị ngã ngựa bằng nhiều hình thức: Cho thôi giữ chức, về hưu theo nguyện vọng; bị kỷ luật cách chức, khai trừ, bị đình chỉ…

Cuba (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-3-2024

Tiếp theo kỳ 1

Cuba, đảo quốc nhỏ bé nằm sát nước Mỹ, theo cách nói bây giờ, có vị trí địa chính trị đặc biệt. Một thời gian khá dài, nó được nhóm cộng sản phong danh hiệu “tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa” (gồm 13 nước), ngọn cờ đầu chống chủ nghĩa tư bản bóc lột, chống đế quốc.

Từ vụ ông Võ Văn Thưởng, nghĩ về công tác cán bộ

Trần Đình Triển

22-3-2024

Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vai trò cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Bác khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Chuyện bình thường và bất thường xung quanh vụ Võ Văn Thưởng bị phế truất

Jackhammer Nguyễn

22-3-2024

Võ Văn Thưởng bị cách chức, Võ Văn Thưởng chủ tịch nước trẻ nhất, Võ Văn Thưởng chủ tịch nước ngắn nhất…

Vụ Võ Văn Thưởng: Cộng Sản nói và Cộng Sản làm, là khác nhau (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

21-3-2024

“Nhà nước XHCN” chủ động dựng lên Chủ tịch Nhà nước và chỉ trong vòng một năm “nhất trí” thay hai cá nhân đảm nhận trọng trách ấy. Nguồn: AP

Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng: Lát cắt trong show diễn ngàn đại cảnh

Blog VOA

Lê Quốc Quân

20-3-2024

Ông Thưởng phải ra đi trong tủi nhục đắng cay, bởi hệ thống chính trị Việt Nam không được thiết kế để cho nhân dân được chọn, giám sát và sửa sai cho họ từ khi còn ở vị trí nhỏ nhất, tham nhũng ít nhất. Nguồn ảnh: AFP

Nén hương cuối cùng của Chủ tịch Võ Văn Thưởng

Hiệu Minh

21-3-2024

Khi tôi đang viết những dòng này thì Quốc hội vừa miễn nhiệm các chức vụ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Chợt nhớ chuyện nho nhỏ liên quan đến vị Chủ tịch này.

Nói thẳng

Nguyễn Thông

21-3-2024

Dân chúng chờ đợi từng ngày và vui vẻ khi có quan lớn bị kỷ luật, đó mới là điều khiến nhà cai trị phải suy nghĩ (tại sao lại thế, vì đâu, lý do gì…) chứ không phải chỉ một chiều ca ngợi chống tham nhũng không có vùng cấm này nọ. Làm quan to cai trị, cần tự soi mình vào cái gương/ kính dân mà thấy mình thế nào, chứ đừng để dân mong có… quốc tang.

Điển hình thao túng thị trường giáo dục

Mai Bá Kiếm

21-3-2024

Phụ huynh căng băng rôn đòi nợ tại Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam. Ảnh: PHCC

Từ tháng 9/2023, các phụ huynh nhà giàu phải khổ sở, ngồi xế hộp đến Nhà Bè, căng biểu ngữ đòi nợ chủ trường (giống như chủ hụi) “quất té” Mỹ Việt Nam AISVN Nguyễn Thị Út Em. Bà Út Em cứ xin hoãn nợ với phụ huynh, trong khi bà hết tiền trả lương 200 giáo viên ngoại và vài trăm nhân viên nội, nên 95% giáo viên đình công, xe không đón học sinh đến trường. Phụ huynh thưa Sở GD&ĐT TP.HCM và Tòa án thành phố thì bà Út Em cho xe đón học sinh đến trường, để ngồi trong canteen vì không có giáo viên dạy.

Không biết vì sao đêm nay tôi buồn?

Mai Bá Kiếm

20-3-2024

Trước năm 1975, khán, thính giả miền Nam đều thích bài vọng cổ bi hùng tráng “Tần Quỳnh khóc bạn” của soạn giả Viễn Châu, do Thanh Hải ca. Sau năm 1975, Diệu Hiền cũng ca bài này, dù chị nhấn nhá, gằng giọng ở những đoạn bi hùng nhưng không hay và hợp ngữ điệu như giọng ca Thanh Hải.

Phải biết hổ thẹn để thay đổi căn bản tư duy và hành động chính trị

Trần Văn Chánh

20-3-2024

Mấy năm gần đây, qua việc đại phát động chống tham nhũng quyết liệt, được hầu hết thường dân hoan nghênh, trong giới quan chức từ cấp trung ương trở xuống và giới doanh nghiệp đại gia, hầu như ngày nào cũng có kẻ “vô lò”, gây chóng mặt cho một số người quan tâm, theo dõi thời cuộc. Họ đi sóng đôi với nhau, trong một xã hội tiền và quyền vốn có mối quan hệ rất chặt chẽ, thời nào cũng vậy, nhưng trong hiện tại phổ biến là bất chấp pháp luật và văn hóa-đạo đức.

Hai Chủ tịch nước bị phế truất trong một năm: Triển vọng chính trị nào cho Việt Nam?

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Dương Lệ Chi, biên dịch

20-3-2024

Ảnh: Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương chụp ngày 16-11-2023. Nguồn: JOSH EDELSON/ AFP

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ bị thay thế Nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo đất nước hiện nay là tìm người thay thế ông và ổn định chính trị.

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Dân Trí

Hoài Thu

20-3-2024

Lời bình của Tiếng Dân: Báo chí cách mạng sao cứ phải lẽo đẽo chạy theo … báo mạng! Tin này báo mạng đã đưa từ tuần trước, riêng Tiếng Dân đã có hai bài phân tích của tác giả Lê Văn Đoành, cây viết độc quyền của Tiếng Dân, vào ngày 15-3-2024: Vì sao Võ Văn Thưởng sẽ phải rút lui khỏi chính trường? Và ngày 18-3-2024: Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng. Ai chưa đọc thì tìm đọc nhé!

***

Xét nguyện vọng cá nhân và những vi phạm của ông Võ Văn Thưởng, Trung ương đồng ý để ông thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh.

Cuba (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

20-3-2024

Những gì đang xảy ra ở Cuba “hòn đảo lửa đảo say” khiến chúng ta phải có đôi lời về nó. Nửa thế kỷ trước mà dân chúng kéo nhau đi biểu tình đòi cơm ăn áo mặc thì còn hiểu được, chứ thời buổi này vẫn phải bồng bế nhau đi đòi cơm, quả là đại bi kịch.

Reisner: “Cuộc tấn công mùa đông của Nga sắp đạt đến đỉnh điểm”

NTV

Hubertus Volmer, thực hiện

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

18-3-2024

Đại tá Markus Reisner cho biết trong bài phân tích hàng tuần về tình hình ở Ukraine, với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc vượt qua biên giới của Quân đoàn Tự do Nga chống Putin, Ukraine đã cố gắng đánh lạc hướng tình hình khó khăn ở mặt trận trong cuộc bầu cử tổng thống Nga. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nói riêng, cũng có khía cạnh chiến lược. Về cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, Reisner nói: “Người ta tin rằng Putin, với gần 90% phiếu tán thành, sẽ cho chuẩn bị một cuộc tấn công mùa xuân mới”.

‘Loại trừ vĩnh viễn’

Blog VOA

Trân Văn

20-3-2024

Đại diện Viện Kiểm sát TP.HCM vừa đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát “loại trừ vĩnh viễn” bà Trương Mỹ Lan khỏi đời sống xã hội…

Liu điu lại nở ra dòng liu điu

Võ Xuân Sơn

19-3-2024

Lâu lắm rồi không xem TV. Hôm nay, qua phòng ăn hơi trễ, cô giúp việc đang mở TV, đoạn nói về vụ luận tội và đề nghị mức án đối với bà Trương Mỹ Lan. Thấy TV nói, bà Lan đã sử dụng các biện pháp tinh vi để lũng đoạn ngân hàng SCB, tham ô tài sản, chiếm đoạt tài sản…

Ngồi buồn mở quẻ giúp quan

Nguyễn Huy Cường

19-3-2024

Đã có một thời ở Hà Nội, trong khu tập thể các cơ quan, cư dân là người ăn lương nhà nước, mua được con gà về làm bữa tươi nhưng không dám chặt mạnh, dao thớt kêu kênh kếch sẽ tố cáo bạn đang ăn như bọn …tư bản, coi chừng.

Ơn Trời, nó đã lộ ra!

Nguyễn Huy Cường

18-3-2024

Câu cảm thán này thường phát ra từ tâm cảm vui vẻ khi nhận được ơn huệ hay kết quả gì đó sau bao nhiêu hy vọng, khát vọng mà nay hé mở ánh sáng của sự tốt lành.

Nhục? Vấn đề là những ai cảm thấy nhục?

Blog VOA

Trân Văn

18-3-2024

Qua vụ án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát – SCB, ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư đảng CSVN, mới than “Nhục” kèm lời bình như thế này…

Qua tòa, được nghe bà Lan và nhớ… Vingroup!

Blog VOA

Trân Văn

18-3-2024

Bà Lan làm người ta nhớ đến Vingroup vì đây không phải là lần đầu tiên thiên hạ thấy bóng dáng Vingroup phảng phất quanh các đại án.

Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng

Lê Văn Đoành

18-3-2024

Suốt tuần vừa qua, chính trường Việt Nam nóng như lửa đốt, với nhiều đồn đoán xoay quanh số phận chính trị của nhân vật Võ Văn Thưởng, đương kim chủ tịch nước.

Tuyên thệ

Nguyễn Huy Cường

17-3-2024

Bỗng tôi nhớ lại hồi nhỏ, bạn ngồi cùng bàn học bị mất chiếc bút máy kim tinh của China, khóc tức tưởi. Bạn bị mất trong giờ nghỉ một tiết vì cô giáo vắng, phải trống giờ 45 phút, bạn này chạy nhảy vui chơi ngoài đồi vì hồi đó học sơ tán trong ngôi đình, xóm gò.

Thời sự linh tinh: Ngã ngựa

Nguyễn Thông

17-3-2024

– Trong vòng hơn một tuần rồi, tên ngố Putin hai lần đe dọa dùng vũ khí hạt nhân, đe phát động chiến tranh hạt nhân. Trước, y thường giao việc này cho thằng đàn em Medvedev, thậm chí có lần báo quốc doanh An Nam bênh Pu ngố, bảo rằng cho tới lúc ấy Pu chưa khi nào đề cập tới dùng vũ khí hạt nhân. Bố khỉ, thách kẹo thằng Medvedev cũng không dám tự ý, thế mà cũng tin.

Vài chuyện nhỏ tí về Đài Loan

Tạ Duy Anh

17-3-2024

Một trạm dừng nghỉ trên cao tốc ở Đài Loan. Ảnh: FB tác giả

Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới… thì hầu như ai cũng đã biết qua. Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để “chỉ đường” cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.

Biếm: Phật tổ hiển linh

Chu Mộng Long

16-3-2024

Ảnh chụp màn hình từ clip Lương Trường Sơn

Sau khi thuyết pháp cho đại chúng, Thích Cúng Dường vơ cả đống tiền cúng dường vào bao bố rồi lui gót về trai phòng. Ngài đếm tiền đến mỏi tay, méo miệng rồi lăn ra ngủ. Trong giấc nồng, ngài lảm nhảm câu: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.

Lãi suất và ngân hàng

Võ Xuân Sơn

15-3-2024

Dư luận bàn tán về việc một người nợ thẻ tín dụng gần 8,5 triệu đồng, sau 11 năm lên thành hơn 8,8 tỉ đồng. Hầu hết đều cho là vô lý. Có người tính ra, lãi suất khoảng 65% một năm. Và cho đó là điều rất vô lý.

Ngân sách

Nguyễn Thông

15-3-2024

Tôi không quan tâm tới đảng, kể cả viết hoa nó hay không, tôi cũng mặc kệ, nhưng có những thứ liên quan tới nó thì cứ phải nhắc.

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ cuối)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Giảm căng thẳng 2.0

Xét đến những rắc rối mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt hồi đầu năm 1969, tình trạng hòa hoãn như Kissinger quan niệm về nó là hợp lý. Không thể đánh bại Bắc Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ, và phân hoá sâu đậm về mọi thứ, từ quan hệ chủng tộc đến nữ quyền, Washington không thể chơi trò cứng rắn với Moscow.

Thật vậy, nền kinh tế Mỹ trong thập niên 1970 không có điều kiện để duy trì kinh phí quốc phòng tăng trong tổng thể. (Giảm căng thẳng cũng có lý do về tài chính, mặc dù Kissinger hiếm khi đề cập đến vấn đề này).

Việc hoà hoãn không có nghĩa là – như giới chỉ trích Kissinger cáo buộc – chấp nhận, tin tưởng hay xoa dịu Liên Xô. Điều đó cũng không có nghĩa là cho phép họ đạt được ưu thế về hạt nhân, kiểm soát thường trực Đông Âu hoặc là một đế chế ở thế giới thứ ba. Điều đó có nghĩa là, nhận ra giới hạn về sức mạnh của Mỹ, giảm nguy cơ chiến tranh nhiệt hạch bằng cách sử dụng kết hợp cả hai chính sách dùng cà rốt và cây gậy, kéo dài thời gian để cho Mỹ phục hồi.

Việc này đã vận hành. Đúng vậy, Kissinger đã không bảo đảm “khoảng thời gian thích hợp” giữa việc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam và cuộc chinh phục miền Nam của miền Bắc, một khoảng thời gian mà ông hy vọng sẽ đủ dài để hạn chế thiệt hại cho uy tín và thanh danh của Washington.

Nhưng việc hòa hoãn cho phép Mỹ tập hợp lại các vấn đề trong nước và ổn định chiến lược của Mỹ về Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế Mỹ sớm đổi mới theo cách mà Liên Xô không bao giờ có thể, tạo ra các tài sản kinh tế và công nghệ, cho phép Washington giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh.

Giảm căng thẳng cũng cho Liên Xô sợi dây thòng lọng để tự treo cổ tự tử. Được khuyến khích bởi những thành công của họ ở Đông Nam Á và Nam Phi, họ đã thực hiện một loạt các can thiệp sai lầm và tốn kém trong thế giới kém phát triển, mà đỉnh điểm là cuộc xâm lược Afghanistan vào năm 1979.

Với sự thành công hiếm khi được thừa nhận của việc hòa hoãn trong các điều kiện này, vấn đề đáng để đặt ra là, liệu có những bài học nào mà Hoa Kỳ ngày nay có thể học được mà nó có liên quan đến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc không. Kissinger chắc chắn tin như vậy.

Trong khi phát biểu tại Bắc Kinh hồi năm 2019, ông tuyên bố rằng Mỹ và Trung Quốc đã “ở chân đồi của một cuộc chiến tranh lạnh”. Năm 2020, giữa lòng trận đại dịch COVID -19, Kissinger đã nâng cấp nó thành “lối thoát trên núi”. Và một năm trước khi qua đời, ông cảnh báo rằng, cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ nguy hiểm hơn cuộc chiến đầu tiên vì những tiến bộ trong công nghệ, chẳng hạn như về trí tuệ nhân tạo, đe dọa chế tạo vũ khí không chỉ nhanh hơn và chính xác hơn mà còn có tiềm năng tự động. Ông kêu gọi cả hai siêu cường hợp tác bất cứ khi nào có thể được để hạn chế những nguy cơ sinh tồn của cuộc chiến tranh lạnh mới này – và đặc biệt là để tránh một cuộc hạ màn đầy thảm khốc trong tiềm tàng về tình trạng tranh chấp của Đài Loan.

Như trong thập niên 1970, nhiều chuyên gia chỉ trích phương cách này trong cuộc tranh luận hiện nay về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

Elbridge Colby, người có suy nghĩ sâu sắc nhất trong thế hệ mới của các chiến lược gia bảo thủ, đã khuyến khích chính quyền Biden áp dụng “chiến lược phủ nhận” để ngăn chặn Trung Quốc thách thức về mặt quân sự trong hiện trạng mà Đài Loan được hưởng quyền tự trị trên thực tế và một nền dân chủ thịnh vượng.

Đôi khi, dường như chính quyền Biden tự đặt vấn đề về chính sách mơ hồ trong chiến lược về Đài Loan kéo dài nửa thế kỷ, trong đó không rõ liệu Mỹ có sử dụng quân lực để bảo vệ hòn đảo này không. Và gần như có một sự đồng thuận trong lưỡng đảng rằng, kỷ nguyên cam kết trước đây với Bắc Kinh là một sai lầm, dựa trên giả định lầm lạc rằng, tăng cường thương mại với Trung Quốc sẽ tự do hóa hệ thống chính trị một cách kỳ diệu.

Tuy nhiên, không có lý do chính đáng là tại sao các siêu cường của thời đại chúng ta, giống như những người tiền nhiệm của họ trong thập niên 1950 và 1960, phải chịu đựng 20 năm bên miệng hố của chiến tranh trước khi có giai đoạn giảm căng thẳng của Chiến tranh Lạnh.

Giảm căng thẳng 2.0 chắc chắn sẽ được yêu chuộng hơn là chạy theo một phiên bản mới như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba hay đối với Đài Loan, nhưng với vai trò đảo ngược: Nhà nước cộng sản phong tỏa hòn đảo tranh chấp gần đó và Hoa Kỳ phải tiến hành phong tỏa, với tất cả các rủi ro kèm theo. Đó chắc chắn là những gì mà Kissinger tin tưởng trong năm cuối cùng của cuộc đời dài của mình. Đó là động lực chính cho chuyến thăm cuối cùng của Kissinger tới Bắc Kinh ngay sau sinh nhật lần thứ 100 của ông.

Giống như tình trạng hòa hoãn 1.0, một sự hòa hoãn mới sẽ không có nghĩa là xoa dịu Trung Quốc, càng không mong đợi đất nước này thay đổi. Điều đó có nghĩa là, lại một lần nữa, tham gia vào vô số cuộc đàm phán: Về kiểm soát vũ khí (rất cần thiết khi Trung Quốc điên cuồng xây dựng lực lượng của mình trong mọi lĩnh vực); về thương mại; về chuyển giao công nghệ, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo; và trên không gian. Giống như SALT, các cuộc đàm phán này sẽ kéo dài và tẻ nhạt – thậm chí có thể không có kết quả. Nhưng chúng sẽ là “cuộc chạm trán” mà Thủ tướng Anh Winston Churchill thường thích là có chiến tranh hơn. Đối với Đài Loan, các siêu cường có thể làm tồi tệ hơn là phủi sạch lời hứa cũ của họ, do Kissinger đưa ra, là đồng ý các vấn đề không đồng ý.

Tất nhiên, tình trạng giảm căng thẳng không làm nên điều kỳ diệu. Trong thập niên 1970, nó đã bị bán đổ bán tháo và mua với giá quá mắc. Chính sách này chắc chắn đã mang lại cho Hoa Kỳ nhiều thời gian, nhưng đó là một chiến lược cờ vua có lẽ đòi hỏi quá nhiều sự hy sinh nhẫn tâm của các quân cờ nhỏ hơn trên bàn cờ.

Bối rối trước sự phản đối của Hoa Kỳ đối với sự can thiệp của đất nước ông vào Angola, một nhà phân tích Liên Xô đã nhận xét: “Người Mỹ các bạn đã cố gắng bán việc hòa hoãn như chất tẩy rửa và tuyên bố rằng nó sẽ làm mọi thứ mà một chất tẩy rửa có thể làm”.

Cuối cùng, giới phê bình đã thành công trong việc đầu độc thuật ngữ này. Vào tháng 3 năm 1976, Ford đã cấm sử dụng nó trong chiến dịch tái tranh cử của ông. Nhưng không bao giờ có một sự thay thế khả thi.

Khi được hỏi liệu ông có một thuật ngữ thay thế không, Kissinger đưa ra một câu trả lời dí dỏm đặc trưng. Ông nói: “Tôi đã nhảy múa xung quanh mình để tìm một người, giảm căng thẳng, giảm căng thẳng. Chúng ta cũng có thể kết thúc với từ cũ một lần nữa”.

Hiện nay, chính quyền Biden đã giải quyết vấn đề bằng cách dùng từ riêng của mình: “giảm rủi ro”. Nó không phải là tiếng Pháp, nhưng nó hầu như cũng không phải là tiếng Anh. Mặc dù khởi điểm của cuộc chiến tranh lạnh này là khác biệt, vì sự tương thuộc về kinh tế ngày nay lớn hơn nhiều giữa các siêu cường, về cơ bản, chiến lược tối ưu có thể trở nên giống như trước đây.

Nếu sự hòa hoãn mới bị chỉ trích, thì giới phê bình không nên giải thích sự sai lầm của nó theo cách mà sự hòa hoãn của Kissinger thường bị xuyên tạc bởi nhiều kẻ thù của ông – kẻo họ thấy mình giống như Reagan trước đây, về cơ bản cũng làm như vậy khi họ ngồi ở Phòng Phân tích Tình hình.

_______

Tác giả: Naill Ferguson là thành viên nghiên cứu cấp cao của Học viện Hoover, Đại học Standford. Ông là tác giả cuốn sách Kissinger: 1923–1968; The Idealist.

Bài liên quan: Đánh giá Henry KissingerDi sản của Henry KissingerHenry Kissinger đã bỏ rơi miền Nam như thế nào?Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền NamHồ sơ tội trạng của Henry Kissinger

(Hết)